- 1Quyết định 60/QĐ-BNN-TY năm 2009 phê duyệt kế hoạch tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 47/QĐ-BNN-TY năm 2009 phê duyệt Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn III (2009-2010) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 487/TY-DT | Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT SAU TIÊM PHÒNG VÀ GIÁM SÁT LƯU HÀNH VI RÚT CÚM GIA CẦM NĂM 2009
Thực hiện Quyết định số 47/QĐ-BNN-TY ngày 07/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Dự án «Sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm, giai đoạn III (2009-2010)» và Quyết định số 60/QĐ-BNN-TY ngày 09/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt «Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm năm 2009», Cục Thú y hướng dẫn thực hiện chương trình giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trong năm 2009 với các nội dung cụ thể như sau:
A. GIÁM SÁT BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA TRUNG ƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH
- Tiếp tục theo dõi, kiểm soát hiệu quả của vắc xin dựa trên việc đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch của gia cầm được tiêm phòng;
- Kiểm tra, giám sát kết quả tiêm phòng vắc xin của các địa phương;
- Giám sát lưu hành vi rút và xác định các đặc tính biến đổi của vi rút nhằm giúp cho việc chủ động phòng chống dịch bệnh;
- Giám sát lâm sàng nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch có khả năng phát sinh.
II. CÁC NỘI DUNG GIÁM SÁT
2.1. Giám sát sau tiêm phòng tại các trại giống do Trung ương quản lý
a/ Đối tượng lấy mẫu: Gia cầm giống đã được tiêm phòng đầy đủ theo quy định.
b/ Địa điểm lấy mẫu: 16 trại gia cầm giống do Trung ương quản lý, gồm 9 trại phía Bắc và 7 trại phía Nam.
c/ Loại mẫu: Huyết thanh của gia cầm đã tiêm phòng
d/ Số lượng mẫu cần lấy:
Số lượng đàn gia cầm cần lấy của một trại là: 03 đàn/trại
Số lượng mẫu cần lấy của mỗi đàn là: 30 mẫu/đàn
Tổng số lượng mẫu cần lấy của mỗi trại là: 90 mẫu/trại
Số lần lấy mẫu trong 1 năm là: 2 lần
Tổng số mẫu cần lấy trong 1 năm là: 180 (2 lần x 90 mẫu)
Tổng số mẫu cần lấy của 16 trại giống: 2.880 (180 mẫu x 16 trại)
đ/ Cách thức lấy mẫu: Đánh số thứ tự 1, 2, 3,… cho tất cả các đàn gia cầm trong cùng một trại, sau đó mỗi trại chọn ngẫu nhiên 03 đàn để lấy mẫu.
e/ Thời điểm lấy mẫu: sau 01 tháng kể từ khi gia cầm được tiêm phòng đầy đủ số mũi theo quy định, trong đó:
- Đợt 1: Tập trung vào đầu tháng 5-6;
- Đợt 2: Tập trung vào đầu tháng 11-12.
g/ Phương pháp xét nghiệm và tiêu chí đánh giá:
+ Sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để xác định hiệu giá kháng thể của gia cầm được tiêm phòng.
+ Tiêu chí đánh giá: Hiệu giá HI ≥1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥1/16 (4log2).
h/ Kinh phí thực hiện: Do các trại giống gia cầm chịu trách nhiệm chi trả theo các quy định hiện hành.
2.2. Giám sát sau tiêm phòng tại các địa phương:
a/ Đối tượng lấy mẫu: Gà, vịt được tiêm phòng lần đầu hoặc được tiêm phòng nhắc lại theo quy định.
b/ Địa điểm lấy mẫu: 28 tỉnh, thành phố, gồm: 21 tỉnh, thành phố thuộc diện tiêm phòng bắt buộc (các tỉnh nằm trong chương trình tiêm phòng toàn tỉnh): Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau và 7 tỉnh thuộc khu vực miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
c/ Loại mẫu: Huyết thanh của gia cầm đã tiêm phòng
d/ Số lượng mẫu cần lấy:
Số lượng đàn gia cầm cần lấy của một tỉnh là: 40 đàn/tỉnh
Số lượng mẫu cần lấy của mỗi đàn là: 30 mẫu/đàn
Tổng số lượng mẫu cần lấy của mỗi tỉnh là: 1.200 mẫu/tỉnh/lần
Số lần lấy mẫu trong 1 năm là: 2 lần
Tổng số mẫu cần lấy trong 1 năm là: 2.400 (2 lần x 1.200 mẫu)
Tổng số mẫu cần lấy của 28 địa phương là: 67.200 (2.400 mẫu/tỉnh x 28 tỉnh)
đ/ Cách thức lấy mẫu:
+ Đánh số theo thứ tự 1, 2, 3,…. cho tất cả các đàn gia cầm được tiêm phòng của các xã thuộc phạm vi tiêm phòng bắt buộc sau đó chọn ngẫu nhiên 40 đàn, gồm: 20 đàn gà, 20 đàn vịt. Đối với địa phương có chăn nuôi vịt là chủ yếu thì lấy số lượng đàn vịt nhiều hơn đàn gà tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương, nhưng phải đảm bảo tổng số đàn được lấy mẫu là 40 đàn.
+ Mỗi đàn lấy 30 mẫu huyết thanh
e/ Thời điểm lấy mẫu: sau 01 tháng kể từ khi gia cầm được tiêm phòng đầy đủ số mũi theo quy định, trong đó:
- Đợt 1: Tập trung vào đầu tháng 5-6;
- Đợt 2: Tập trung vào đầu tháng 11-12.
g/ Phương pháp xét nghiệm và tiêu chí đánh giá:
+ Sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để xác định hiệu giá kháng thể của gia cầm được tiêm phòng.
+ Tiêu chí đánh giá: Hiệu giá HI ≥1/16 (4log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥1/16 (4log2).
2.3. Giám sát lưu hành vi rút ở thuỷ cầm
2.3.1. Các tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) thuộc dự án VAHIP thì thực hiện giám sát theo kế hoạch của dự án.
Dự án VAHIP thực hiện việc giám sát lưu hành vi rút tại các chợ buôn bán gia cầm sống và các lò, điểm giết mổ gia cầm và các đàn thủy cầm của địa phương.
Yêu cầu các phòng thí nghiệm và Dự án VAHIP báo cáo đầy đủ kết quả giám sát, cũng như tập hợp các mẫu vi rút để gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để gửi đi nước ngoài phân tích gen của vi rút.
2.3.2. Các tỉnh thuộc Dự án ACIAR (Tiền Giang và Đồng Tháp - thuộc cả dự án VAHIP, Bến Tre và Vĩnh Long): Thực hiện theo chương trình nghiên cứu dịch tễ học của cúm gia cầm tại các địa phương này.
2.3.3. Các tỉnh thuộc Dự án NZAID (Cần Thơ và Bạc Liêu): Thực hiện theo chương trình nghiên cứu dịch tễ học của cúm gia cầm tại các địa phương này.
2.3.4. Các địa phương khác không thuộc các dự án án nêu trên: việc giám sát được thực hiện như sau:
a/ Đối tượng lấy mẫu: Gia cầm, đặc biệt là thuỷ cầm (vịt, ngan) chưa tiêm phòng, đặc biệt là các đàn vịt nuôi chạy đồng.
b/ Loại mẫu cần lấy: Mẫu swab.
c/ Địa điểm lấy mẫu: Lấy mẫu tại 16 tỉnh trọng điểm, có nguy cơ cao, gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Cà Mau.
d/ Thời điểm lấy mẫu:
- Đợt 1: Tập trung vào đầu tháng 4-5 (từ ngày 01-15 hàng tháng);
- Đợt 2: Tập trung vào đầu tháng 11-12 (từ ngày 01-15 hàng tháng).
đ/ Cách thức lấy mẫu:
+ Tại mỗi tỉnh: lựa chọn các chợ, điểm giết mổ hoặc các đàn gia cầm của hộ gia đình chưa tiêm phòng, có nguy cơ cao để lấy mẫu.
+ Lấy 20 mẫu swab (tập trung vào đàn thuỷ cầm)/đợt tại mỗi chợ, điểm giết mổ hoặc các đàn gia cầm của hộ gia đình để xét nghiệm xác định sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm.
e/ Số lượng mẫu cần lấy:
- Tổng số mẫu mỗi tỉnh cần lấy trong một lần là: 30 chợ, điểm giết mổ x 20 mẫu = 600 mẫu/tỉnh.
- Tổng số của 16 tỉnh được lựa chọn trong một đợt là: 600 x 16 = 9.600 mẫu.
- Tổng số mẫu trong cả hai đợt giám sát là: 9.600 x 2 lần = 19.200 mẫu swab.
Lưu ý :
+ Nếu đàn được lấy mẫu có số lượng gia cầm nhỏ hơn 20 con thì có thể lấy gộp với các đàn thuỷ cầm khác chưa tiêm phòng ở khu vực xung quanh cho đủ 20 con.
+ Các đơn vị được giao giám sát chỉ được phép lấy đúng số lượng mẫu theo bảng «Phân công trách nhiệm giám sát» tại mục 3.1, phần III.
g/ Số lượng mẫu xét nghiệm: 4.608 mẫu gộp, cụ thể như sau:
- Tổng số mẫu xét nghiệm vi rút cúm subtype H5 là: 19.200/5 = 3.840 (gộp 5 mẫu được lấy thành một mẫu xét nghiệm). Như vậy, tổng số mẫu xét nghiệm subtype H5 của mỗi tỉnh là: 3.840/16 = 240 mẫu gộp.
- Tổng số mẫu xét nghiệm vi rút cúm N1 là: 3.840 x 20% = 768 mẫu. Như vậy, tổng số mẫu cần xét nghiệm subtype N1 của mỗi tỉnh là: 768/16 = 48 mẫu.
Như vậy, tổng số mẫu xét nghiệm của mỗi tỉnh là: 249 + 48 = 288 mẫu.
f/ Cách thức triển khai:
- Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và các Cơ quan Thú y vùng chủ trì chủ động phối hợp với các Chi cục Thú y trong việc xác định và lựa chọn các chợ, các điểm giết mổ, các đàn gia cầm chưa tiêm phòng nguy cơ cao để lấy mẫu theo bảng phân công trách nhiệm.
- Việc lấy mẫu được thực hiện theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Cán bộ được giao trách nhiệm lấy mẫu phải thu thập thông tin và ký xác nhận theo Biên bản lấy mẫu được đính kèm.
- Xét nghiệm mẫu giám sát: Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, các Cơ quan Thú y vùng (trừ vùng V) và Phân viện Thú y miền Trung trực tiếp thực hiện việc xét nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả xét nghiệm.
g/ Phương pháp xét nghiệm và tiêu chí đánh giá: Sử dụng phương pháp Real-time RT-PCR theo quy trình hiện hành.
2.4. Giám sát lâm sàng
a/ Đối tượng lấy mẫu: gia cầm bệnh, chết (kể cả chim hoang) tại các ổ dịch nghi cúm gia cầm.
b/ Địa điểm lấy mẫu: tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt tập trung vào 12 tỉnh miền núi phía Bắc và 4 tỉnh Tây Nguyên không bắt buộc tiêm phòng và 6 tỉnh tự chi trả kinh phí tiêm phòng.
c/ Loại mẫu: Mẫu bệnh phẩm để phát hiện vi rút.
d/ Cách lấy mẫu: Lấy mẫu bất cứ khi nào phát hiện gia cầm chết và được nghi là do cúm gia cầm.
đ/ Số lượng mẫu cần lấy: Theo tình hình dịch bệnh thực tế tại địa phương, cũng như việc gửi chẩn đoán xét nghiệm của các tổ chức, cá nhân.
e/ Phương pháp xét nghiệm và tiêu chí đánh giá: Theo quy trình hiện hành về chẩn đoán cúm gia cầm.
g/ Kinh phí thực hiện: Đây là hình thức giám sát lâm sàng thuộc phạm vi chẩn đoán thường xuyên. Vì vậy, các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên để thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
3.1. Phân công trách nhiệm xét nghiệm
TT | Đơn vị giám sát | Địa phương được giao trách nhiệm theo dõi, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm | Tổng số mẫu | |||
Mẫu huyết thanh | Mẫu swab để xét nghiệm subtype H5 | Mẫu swab để xét nghiệm subtype N1 | Tổng số mẫu các loại | |||
1 | Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ | - 09 trại giống gia cầm ở phía Bắc do Trung ương quản lý | 1440 |
|
| 11616 |
- Giám sát sau tiêm phòng tại 04 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. | 9600 |
|
|
| ||
- Giám sát lưu hành vi rút tại 02 tỉnh: Nam Định, Bắc Giang |
| 480 | 96 |
| ||
2 | Cơ quan Thú y vùng I (Hà Nội) | - Giám sát sau tiêm phòng 03 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình | 7200 |
|
| 8064 |
- Giám sát lưu hành vi rút tại 03 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình |
| 720 | 144 |
| ||
3 | Cơ quan Thú y vùng II (Hải Phòng) | - Giám sát sau tiêm phòng 03 tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình | 7200 |
|
| 8064 |
- Giám sát lưu hành vi rút tại 03 tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh |
| 720 | 144 |
| ||
4 | Cơ quan Thú y vùng III (Vinh) | - Giám sát sau tiêm phòng 03 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế | 7200 |
|
| 7488 |
- Giám sát lưu hành vi rút tại Nghệ An |
| 240 | 48 |
| ||
5 | Cơ quan Thú y vùng IV (Đà Nẵng) | - Giám sát sau tiêm phòng 02 tỉnh, thành: Quảng Nam, Quảng Ngãi | 4800 |
|
| 5376 |
- Giám sát lưu hành vi rút tại 02 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi |
| 480 | 96 |
| ||
6 | Cơ quan Thú y vùng VI (Tp Hồ Chí Minh) | - 07 trại giống gia cầm ở phía Nam (CP, Hồng Sanh, Vigova, Bình Thắng, Jaffa, Emivest, Topmill) | 1440 |
|
| 12.828 |
- Giám sát sau tiêm phòng tại 04 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An | 9600 |
|
|
| ||
7 | Cơ quan Thú y vùng VII (Cần Thơ) | - Giám sát sau tiêm phòng tại 07 tỉnh, thành: Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau | 16800 |
|
| 17952 |
- Giám sát lưu hành vi rút tại 04 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Cà Mau. |
| 960 | 192 |
| ||
8 | Phân viện Thú y Nha Trang | - Giám sát sau tiêm phòng tại 02 tỉnh: Bình Định và Phú Yên | 4800 |
|
| 5088 |
- Giám sát lưu hành vi rút tại Phú Yên |
| 240 | 48 |
| ||
Tổng cộng | 28 tỉnh, thành phố + 16 trại giống gia cầm quốc gia thuộc diện giám sát sau tiêm phòng + 16 tỉnh thuộc diện giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm | 70080 | 3840 | 768 | 63661 |
3.2. Tổ chức lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm mẫu
3.2.1. Tổ chức lấy mẫu:
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Cục Thú y, các đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát sau tiêm phòng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc lấy mẫu, hướng dẫn bảo quản mẫu và xét nghiệm mẫu, cụ thể như sau:
- Căn cứ kế hoạch giám sát được giao, đơn vị xây dựng kế hoạch lấy mẫu, cử cán bộ phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực tiếp lấy mẫu;
Trong trường hợp phòng thí nghiệm không có đủ nhân lực trực tiếp đến từng địa phương lấy mẫu thì có thể hợp đồng với Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố để lấy mẫu. Đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn, quán triệt yêu cầu trong việc lấy mẫu để đảm bảo đối tượng được lấy mẫu, chất lượng mẫu, thời gian, kỹ thuật bảo quản và vận chuyển mẫu theo đúng quy định.
- Việc lấy mẫu được thực hiện theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Người trực tiếp lấy mẫu có trách nhiệm thu thập thông tin theo Biên bản lấy mẫu đính kèm (Phụ lục 1), photo một bản gửi kèm mẫu xét nghiệm.
3.2.2. Bảo quản và vận chuyển mẫu:
Mẫu trong quá trình lấy và vận chuyển đến phòng thí nghiệm cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (4oC và cần được chuyển tới phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Trường hợp mẫu được lấy nhưng không có điều kiện gửi ngay đến các phòng thí nghiệm thì mẫu cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (4oC), tối đa trong vòng 3 ngày sau đó phải gửi ngay đến phòng thí nghiệm được chỉ định.
3.2.3. Giao nhận mẫu:
- Được áp dụng trong trường hợp các phòng thí nghiệm có hợp đồng lấy mẫu với Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố.
- Khi giao nhận mẫu, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố và phòng thí nghiệm phải lập Biên bản bản giao mẫu theo mẫu đính kèm (Phụ lục 2).
3.2.4. Xét nghiệm mẫu và trả lời kết quả xét nghiệm:
- Các đơn vị được giao trách nhiệm giám sát sau tiêm phòng phải thực hiện việc xét nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả xét nghiệm.
- Chậm nhất trong vòng 01 tuần kể từ khi nhận được mẫu xét nghiệm, cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện phải trả lời kết quả cho cơ sở được lấy mẫu theo mẫu “Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm” được đính kèm (Phụ lục 3).
3.3. Tập hợp mẫu vi rút để phục vụ cho công tác nghiên cứu:
Tất cả các phòng thí nghiệm khi triển khai giám sát sự lưu hành của vi rút hoặc trong quá trình chẩn đoán xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm nếu có kết quả dương tính thì phải tập hợp và gửi các mẫu vi rút về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để tổng hợp, phân lập vi rút và trình Cục Thú y gửi đi nước ngoài phân tích các đặc tính của vi rút. Đơn vị nào không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc thì sẽ không được phê duyệt kết quả về mặt kỹ thuật để hoàn thiện việc thanh quyết toán.
3.4. Tổng hợp và báo cáo kết quả giám sát
Các phòng thí nghiệm cần thực hiện những nội dung sau:
- Nhập thông tin từ Biên bản lấy mẫu vào cơ sở dữ liệu của mình, gán mã số mẫu, quản lý số liệu, phân tích và đánh giá kết quả xét nghiệm.
- Các phòng thí nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, cụ thể: Hàng tuần, báo cáo bằng văn bản về kết quả phân tích, đánh giá giám sát sau tiêm phòng. Đồng thời với báo cáo kết quả xét nghiệm qua hệ thống mạng (LabNet) về Cục Thú y vào lúc trước 15h00 ngày Thứ 6. Trong vòng 01 tuần sau khi kết thúc chương trình giám sát phải có báo cáo tổng hợp.
3.4. Hội nghị sơ, tổng kết đánh giá chương trình giám sát sau tiêm phòng
Cục Thú y tổ chức hội nghị với các đơn vị và thông báo về kết quả giám sát sau tiêm phòng vào cuối mỗi đợt giám sát.
3.5. Phân bổ kinh phí thực hiện giám sát sau tiêm phòng
Căn cứ số mẫu được giao, Cục Thú y sẽ giao dự toán chi tiết và nguồn kinh phí để các đơn vị thực hiện.
Các đơn vị được giao trách nhiệm giám sát phải hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
IV. BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT
4.1. Đối với giám sát sau tiêm phòng
Trong trường hợp giám sát sau tiêm phòng cho kết quả xét nghiệm đàn gia cầm có hiệu giá kháng thể bảo hộ thấp thì phòng thí nghiệm phải phối hợp, chỉ đạo và hướng dẫn Chi cục Thú y hoặc thú y địa phương tiến hành kiểm tra việc tiêm phòng; đồng thời lấy thêm mẫu của 1-3 đàn gia cầm xung quanh, mỗi đàn lấy 30 mẫu để xét nghiệm, nếu vẫn cho kết quả tỷ lệ bảo hộ thấp thì cần tiêm nhắc lại tất cả các đàn gia cầm tại địa phương đó.
4.2. Đối với giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm:
Trong quá trình thực hiện giám sát sự lưu hành của vi rút và giám sát lâm sàng, nếu kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút H5, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, các Cơ quan Thú y vùng thực hiện những việc sau:
- Thông báo ngay cho Chi cục Thú y bằng điện thoại và bằng văn bản về kết quả chẩn đoán và đề nghị Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện ngay việc vệ sinh, tổng tẩy uế tiêu độc khử trùng liên tục 03 ngày tại nơi có mẫu dương tính, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống như ở ổ dịch cúm gia cầm.
- Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Giám đốc các Cơ quan Thú y vùng chịu trách nhiệm về mẫu chẩn đoán xét nghiệm, kết quả phân tích, đánh giá giám sát cũng như việc chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo những quy định nêu trên.
- Nếu phát hiện gia cầm dương tính với vi rút H5 tại chợ thì Chi cục Thú y kết hợp với Cơ quan Thú y vùng tiến hành điều tra nguồn gốc gia cầm, khoanh vùng gia cầm có kết quả xét nghiệm dương tính, đồng thời thực hiện biện pháp can thiệp đối với chợ như vệ sinh, sát trùng 2 lần/ngày, liên tục trong vòng 03 ngày.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì các phòng thí nghiệm, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố có trong bảng “Phân công trách nhiệm giám sát” tại Mục 3.1 báo cáo bằng văn bản về Cục Thú y để kịp thời xử lý và điều chỉnh nhằm triển khai thực hiện chương trình giám sát đạt hiệu quả cao.
B. GIÁM SÁT BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG:
Do chương trình giám sát của Trung ương hạn chế về phạm vi và quy mô giám sát, vì vậy Cục Thú y đề nghị tất cả Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố (kể cả các tỉnh, thành phố có triển khai chương trình giám sát bằng nguồn ngân sách của Trung ương) xây dựng kế hoạch giám sát sau tiêm phòng, giám sát lưu hành vi rút để trình các cấp chính quyền và cơ quan các cấp địa phương phê duyệt, cấp kinh phí và triển khai thực hiện. Nội dung giám sát thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 850/TY-DT ngày 13/6/2007 của Cục Thú y hoặc tham khảo các nội dung kỹ thuật của văn bản này.
C. KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
Các đơn vị thuộc Cục Thú y chủ trì, phối hợp cùng các Chi cục Thú y chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các chương trình giám sát hoặc nghiên cứu nêu trên, đồng thời báo cáo Cục Thú y về kế hoạch, tiến độ thực hiện. Cục Thú y sẽ thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
----------
(Địa danh),……..ngày…….tháng………năm……
BIÊN BẢN LẤY MẪU XÉT NGHIỆM GIÁM SÁT SAU TIÊM PHÒNG CÚM GIA CẦM
1/ Thông tin về cán bộ thú y trực tiếp lấy mẫu:
- Họ và tên: …………………………………………………………..
- Cơ quan: ……………………………Điện thoại (nếu có):…….…..
2/ Thông tin về chủ gia cầm:
- Họ và tên : …………………………………………………………..
- Địa chỉ:…………………………………Điện thoại (nếu có):….….…..
3/ Thông tin về đàn gia cầm và tiêm phòng:
Loài gia cầm | Hướng sản xuất | Nhóm tuổi | Tổng số gia cầm | Số được tiêm phòng | Thời gian tiêm phòng | Loại văc xin | Ghi chú | |
Lần 1 | Lần 2 | |||||||
Gà |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vịt |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngan (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Loài khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
4/ Thông tin về mẫu:
- Loại mẫu:………………………… Tổng số mẫu:…………………….
- Chủ gia cầm có được nhận tiền lấy mẫu không?:
Có O Không O Nếu có thì nhận bao nhiêu?:………..
5/ Những điều lưu ý khác (nếu có):
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...
XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ GIA CẦM | XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI
|
| XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẤY MẪU* |
* Ghi chú:
+ Nếu đơn vị thuộc Cục Thú y tổ chức lấy mẫu thì do thủ trưởng đơn vị đó ký, đóng dấu
+ Nếu Chi cục Thú y tổ chức lấy mẫu theo hợp đồng thì Lãnh đạo Chi cục Thú y ký, đóng dấu
PHỤ LỤC 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
----------
(Địa danh),……..ngày…….tháng………năm……
BIÊN BẢN BÀN GIAO MẪU XÉT NGHIỆM CÚM GIA CẦM
1/ Đại diện bên giao mẫu:
- Họ và tên: ……………………………………………………………..
- Cơ quan: ………………………...……Điện thoại (nếu có):…….…..
2/ Đại diện bên nhận mẫu:
- Họ và tên : ………..…………………………………………………..
- Địa chỉ:………………………………Điện thoại (nếu có):….….…..
3/ Thông tin về mẫu:
Loại mẫu | Tổng số mẫu | Loài gia cầm | Thời gian lấy mẫu | Ghi chú | |||
Gà | Vịt | Ngan | Loài khác | ||||
Huyết thanh |
|
|
|
|
|
|
|
Phủ tạng |
|
|
|
|
|
|
|
Phân |
|
|
|
|
|
|
|
Loại khác |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
- Hình thức bảo quản, vận chuyển mẫu khi bàn giao (đề nghị gạch chéo vào một trong các ô sau đây):
Thùng đá O Xe lạnh O Phương tiện khác O
- Chất lượng chung của mẫu khi bàn giao (dựa vào cảm quan để nhận xét): …….……...…………………………………………………………………...
4/ Những lưu ý khác (nếu có):
……………………...................................................................................
……………………...................................................................................
XÁC NHẬN CỦA BÊN GIAO MẪU | XÁC NHẬN CỦA BÊN NHẬN MẪU
|
| CƠ QUAN CỤC THÚ Y |
PHỤ LỤC 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
----------
(Địa danh),……..ngày…….tháng………năm……
PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
(Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu nhận)
Kính gửi: ……………………………............................
Nơi gửi mẫu:................................................................................................................
Chủ gia súc, gia cầm (khi người chăn nuôi trực tiếp gửi mẫu):...................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................
Loài động vật được lấy mẫu:........................................................................................
Loại mẫu:..................................... Số lượng mẫu:..............................................
Tình trạng bệnh phẩm khi nhận :……………………........…………………….................
Ngày lấy mẫu:.................................. Ngày, giờ nhận mẫu............................................
Yêu cầu xét nghiệm:......................................................................................................
KẾT QUẢ
1/ Chỉ tiêu xét nghiệm huyết thanh : ..............................................................................
Phương pháp xét nghiệm: .........................................................................................
Ngày xét nghiệm:........................................................................................................
Số lượng mẫu xét nghiệm:................. Số mẫu dương tính (+):....................
TT | Ký hiệu mẫu | Thời gian mẫu được lấy sau tiêm phòng (tháng) | Chi tiết về mẫu ** | Số mẫu xét nghiệm | Kết quả hiệu giá kháng thể HI, Log2 | GMT | ||||||
<3 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2/ Những chỉ tiêu xét nghiệm khác: .................................................................
Phương pháp xét nghiệm: ...........................................................................
Ngày xét nghiệm:..........................................................................................
Số lượng mẫu xét nghiệm:.................... Số mẫu dương tính (+):.....................
TT | Ký hiệu mẫu | Số mẫu xét nghiệm **** | Chi tiết về mẫu ** | Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3/ Kết luận:......................................................................................................
*Ghi chú: Đây là mẫu phiếu dùng chung cho các loại xét nghiệm, các phòng thí nghiệm căn cứ vào yêu cầu cụ thể để có phiếu trả lời riêng biệt cho từng loại chỉ tiêu hoặc gộp các chỉ tiêu vào trong cùng một phiếu trả lời kết quả xét nghiệm.
** Phần chi tiết về mẫu: Áp dụng trong trường hợp mẫu được lấy từ nhiều chủ hộ. Ghi tên chủ hộ, địa chỉ....
**** Số mẫu xét nghiệm:
- Các mẫu Âm tính hoặc Dương tinh từ 1 hộ thì chỉ ghi 1 dòng theo ký hiệu mẫu. Thí dụ: số mẫu xét nghiệm: 6 ; Kết quả : tất cả đều âm tính .
- Các mẫu dương tính phải ghi riêng một dòng theo Ký hiệu mẫu.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị xét nghiệm |
- 1Quyết định 60/QĐ-BNN-TY năm 2009 phê duyệt kế hoạch tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 47/QĐ-BNN-TY năm 2009 phê duyệt Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn III (2009-2010) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1847/TY-DT về lưu hành vi rút cúm và hiệu lực vắc xin cúm gia cầm năm 2012 do Cục Thú y ban hành
- 4Công văn 31/TY-DT năm 2014 về lưu hành vi rút cúm gia cầm và lở mồm long móng do Cục Thú y ban hành
Hướng dẫn 487/TY-DT về giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm năm 2009 do Cục Thú y ban hành
- Số hiệu: 487/TY-DT
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 01/04/2009
- Nơi ban hành: Cục Thú y
- Người ký: Hoàng Văn Năm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết