- 1Quyết định 21/2005/QĐ-BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT/BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường-Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 05/2011/TT-BXD về quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật xây dựng 2003
- 2Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 31/2009/TT-BXD ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông tư 32/2009/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 09/2010/TT-BXD quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Thông tư 17/2010/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Quyết định 420/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch triển khai rà soát, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên
UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 399/SXD-HD | Điện Biên Phủ, ngày 02 tháng 08 năm 2012 |
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Bộ Tài chính, Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt chương trình, mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng, V/v hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Quy định việc Lập, Thẩm định, Phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt chương trình, mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông Vận tải, Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 20/4/2010 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt kế hoạch triển khai rà soát, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên;
Thực hiện văn bản số 880/UBND-NN ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và văn bản số 1762/UBND-NN ngày 15/12/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Sở Xây dựng hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1.1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Hướng dẫn này quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên (gọi tắt là quy hoạch nông thôn mới).
b) Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
1.2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, quản lý quy hoạch nông thôn mới.
2. Nguyên tắc lập quy hoạch và lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
2.1. Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Quy hoạch nông thôn mới phải phù hợp với Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đồ án quy hoạch nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt (quy hoạch vùng Huyện, vùng Tỉnh, Quy hoạch chung đô thị, các đồ án dự án quy hoạch khác...)
- Đối với những xã đã có quy hoạch đáp ứng các tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới thì không phải phê duyệt lại; đối với những xã đã và đang lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 cần phải rà soát, bổ sung để phù hợp với việc lập quy hoạch theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011.
- Công tác lập quy hoạch NTM thống nhất thực hiện theo Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011. Quy hoạch nông thôn mới được duyệt là cơ sở để quản lý sử dụng đất, lập dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
2.2. Lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
- Do quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới có sự liên quan mật thiết giữa các xã với nhau như các khu xử lý rác, các hệ thống đấu nối hạ tầng kỹ thuật...vv, vì vậy UBND cấp huyện cần lựa chọn 1 đơn vị tư vấn có năng lực thiết kế nhiều đồ án quy hoạch cho các xã nằm giáp ranh với nhau nhằm đảm bảo việc nghiên cứu thiết kế đồ án quy hoạch có tính tổng thể và khớp nối hạ tầng kỹ thuật giữa các xã hợp lý.
- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch phải có đủ tư cách pháp nhân và năng lực thực hiện đồ án quy hoạch theo quy định.
3. Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch nông thôn mới.
3.1. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, UBND xã chủ trì cùng với tổ chức tư vấn lập quy hoạch lấy ý kiến của cộng đồng dân cư theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu ý kiến để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý trước khi thông qua Hội đồng nhân dân xã.
3.2. Nội dung lấy ý kiến: những định hướng cơ bản về phát triển dân cư, các công trình hạ tầng công cộng, phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, môi trường...
4. Trình tự lập và quản lý quy hoạch nông thôn mới:
4.1. Trình tự lập quy hoạch
a) Trước khi tiến hành lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
b) Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập đồ án quy hoạch, quy định quản lý theo quy hoạch và thông qua Hội đồng nhân dân xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án.
c) Trên cơ sở hồ sơ, nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và kết quả lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, hội đồng nhân dân xã và tham khảo ý kiến của UBND huyện để quyết định lựa chọn phương án quy hoạch nông thôn mới.
d) Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới và ban hành Quy định quản lý theo quy hoạch dược duyệt. Sau khi đồ án được phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch.
e) Tổ chức lập đồ án quy hoạch nông thôn mới chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán Kinh tế - Kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh, hồ sơ bản vẽ của đồ án được trình duyệt.
4.2. Công bố, cung cấp thông tin và Quản lý thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
a) Tổ chức công bố, công khai quy hoạch.
- Tổ chức công bố, công khai: Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, UBND xã quyết định công bố quy hoạch được duyệt theo các hình thức sau:
+ Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch có sự tham gia của đại diện các tổ chức, đoàn thể, mặt trận tổ quốc, đại diện nhân dân các thôn, xóm, bản.
+ Trưng bày công khai pano, bản vẽ tại nơi công cộng như trụ sở UBND xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản.
+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh tại các thôn, bản trong xã).
b) Cung cấp thông tin quy hoạch.
Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện hoặc UBND xã có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về đầu tư, xây dựng trên địa bàn xã.
c) Quản lý quy hoạch.
- Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân khu chức năng.
- Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực địa.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch, UBND xã có trách nhiệm cập nhật các thông tin quy hoạch đã thực hiện hoặc có biến động vào đồ án để tổng hợp điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
d) Lưu trữ hồ sơ quy hoạch nông thôn mới:
- Hồ sơ đồ án quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được lưu trữ tại Sở Xây dựng (01 bộ), Văn phòng Điều phối CTMTQG XDNTM tỉnh (01 bộ), UBND huyện và Ủy ban nhân dân xã. Hồ sơ lưu trữ phải được đóng dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện.
- Hồ sơ lưu trữ bao gồm: Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm định nhiệm vụ và dự toán kinh phí quy hoạch, Tờ trình đề nghị thẩm định và phê duyệt quy hoạch, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, nội dung nhiệm vụ quy hoạch, thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.
5. Quản lý, thanh quyết toán kinh phí quy hoạch.
5.1. Kinh phí quy hoạch nông thôn mới do Ngân sách Nhà nước cấp;
5.2. Chi phí kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu bản đồ khảo sát địa hình thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 về hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.
5.4. Dự toán lập Quy hoạch nông thôn mới theo hướng dẫn tại Phụ lục 1
5.5. Việc quản lý, thanh quyết toán kinh phí quy hoạch thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
I. LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
1. Lập nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới.
Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu đối với việc lập đồ án quy hoạch nông thôn mới; sau khi có nhiệm vụ quy hoạch, Ủy ban nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt bằng quyết định. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch gồm:
1.1. Tên đồ án; Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch;
1.2. Mục tiêu yêu cầu về nội dung nghiên cứu của đồ án;
1.3. Dự báo quy mô dân số, đất đai, quy mô xây dựng;
1.4. Nhu cầu tổ chức không gian (sản xuất, sinh sống, trung tâm; phát triển mới và cải tạo chỉnh trang thôn, bản).
1.5. Yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1.6. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu:
1.7. Hồ sơ sản phẩm của đồ án;
1.8. Kinh phí; Tiến độ, trách nhiệm thực hiện đồ án:
2. Lập đồ án quy hoạch nông thôn mới
Nội dung đồ án quy hoạch nông thôn mới bao gồm:
- Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp.
- Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển.
- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.
- Quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch sản xuất.
- Quy hoạch xây dựng.
- Đánh giá hiệu quả của quy hoạch nông thôn mới về kinh tế - xã hội và môi trường.
2.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp:
- Phân tích và đánh giá tổng hợp hiện trạng về điều kiện tự nhiên (đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên: nước, rừng...), môi trường và các hệ sinh thái để từ đó xác định nguồn lực và tiềm năng phát triển.
- Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có.
- Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, di tích, danh thắng du lịch.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.
(Hướng dẫn chi tiết nội dung tại phụ lục 2)
2.2. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển
2.2.1. Dự báo tiềm năng.
a) Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất. Dự báo quy mô đất, xây dựng cho từng loại công trình cấp xã, thôn, bản và đất ở;
b) Dự báo loại hình, tính chất kinh tế chủ đạo như: kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; du lịch hoặc định hướng phát triển đô thị; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường định hướng giải quyết đầu ra;
c) Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ theo các giai đoạn quy hoạch;
2.2.2. Định hướng phát triển dân số, hạ tầng, kinh tế (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), môi trường trên địa bàn xã:
a) Xác định những tiềm năng của xã về nhân lực, nguồn lực kinh tế - xã hội; điều kiện tự nhiên.
b) Xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực theo hướng phù hợp với tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.
(Hướng dẫn chi tiết nội dung tại phụ lục 3)
2.3. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.
- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã cần nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.
- Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ: Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu đất cho từng nhóm hộ, quy mô chiếm đất và nhu cầu đất của toàn thôn. Đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống cho người và gia súc.
- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử, xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng cấp xã; các khu vực có tính đặc thù khác;
- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nối các thôn, bản với vùng sản xuất, với trung tâm xã và vùng liên xã (bao gồm hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống); đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống.
2.4. Quy hoạch sử dụng đất.
2.4.1. Lập quy hoạch sử dụng đất.
a) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ.
b) Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển, cụ thể: diện tích đất lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác.
c) Trong quá trình lập quy hoạch nông thôn mới, cần xác định diện tích những loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo quy định của pháp luật hiện hành. Xác định diện tích các loại đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
2.4.2. Lập kế hoạch sử dụng đất: Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
a) Phân kỳ sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2011 - 2015 và 2016 - 2020.
b) Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho giai đoạn 2011 - 2015.
2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu và biểu quy hoạch sử dụng đất (theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT).
2.5. Quy hoạch sản xuất.
2.5.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp:
a) Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; dự báo khả năng sản xuất, sản lượng theo từng giai đoạn; Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao, có giá trị trên thị trường).
b) Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt (lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả); khu chăn nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng bảo quản, chế biến; công nghiệp và dịch vụ. Hạng mục quy hoạch phải rõ vị trí theo thôn, bản.
c) Xác định mạng lưới hạ tầng gồm: giao thông nội đồng (thể hiện đường đến lô diện tích 1ha trở lên); thủy lợi (kênh mương tự nhiên và nhân tạo đến kênh cấp 3). Hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất, hệ thống cấp và thoát nước thải khu ao nuôi thủy sản.
d) Giải pháp chủ yếu để phát triển đạt yêu cầu của quy hoạch.
2.5.2. Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
a) Tiềm năng phát triển công nghiệp - dịch vụ: Tài nguyên, đất đai, lao động.
b) Lựa chọn loại ngành công nghiệp, dịch vụ cần phát triển và giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
c) Xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ của xã (tỷ trọng giá trị công nghiệp, dịch vụ trên giá trị tổng sản lượng sản xuất trên địa bàn).
d) Giải pháp chủ yếu để đạt yêu cầu phát triển theo quy hoạch.
2.6. Quy hoạch xây dựng.
2.6.1. Đối với thôn, bản và khu dân cư mới:
a) Xác định quy mô dân, số hộ theo đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa; công trình công cộng từng thôn, khu dân cư mới.
b) Xác định hệ thống thôn, bản và khu dân cư mới.
c) Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian; Yêu cầu, nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, xác định vị trí, quy mô khu trung tâm thôn, dân cư tập trung; khu sản xuất, các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, khu vực không xây dựng và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù, các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng;
d) Cải tạo chỉnh trang thôn, bản, nhà ở: Định hướng giải pháp tổ chức không gian ở, các quy định về kiến trúc, màu sắc, hướng dẫn cải tạo nhà, tường rào, cổng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kiến trúc, vật liệu truyền thông của địa phương.
e) Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất, công trình công cộng thôn, khu dân cư cũ và xây dựng mới;
2.6.2. Đối với trung tâm xã:
a) Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, dự báo quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng công trình công cộng cấp xã;
b) Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, tầng cao, giải pháp kiến trúc công trình công cộng và dịch vụ, cây xanh, các vùng phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn;
c) Các chỉ tiêu về quy hoạch đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã.
d) Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch.
2.6.3. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, rác thải, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất và liên xã, xác định hệ thống, vị trí, quy mô danh mục công trình, định hướng giải pháp cải tạo chỉnh trang, tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt cắt chính đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.
2.6.4. Về lập quy hoạch xây dựng thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BXD , ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện: tại trung tâm xã; các thôn, bản; vùng sản xuất và khu vực được lập quy hoạch; Khái toán nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cho giai đoạn 2012-2015.
2.7. Đánh giá hiệu quả của quy hoạch nông thôn mới về Kinh tế - Xã hội và Môi trường.
Trong đồ án quy hoạch nông thôn mới cần thuyết minh, làm rõ hiệu quả của định hướng phát triển không gian và các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
2.8. Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch nông thôn mới.
2.8.1. Thuyết minh tổng hợp kèm theo các bản vẽ thu nhỏ khổ A3, các phụ lục tính toán, hướng dẫn thiết kế và minh họa.
- Tờ trình của UBND xã đề nghị phê duyệt đồ án quy hoạch.
- Nghị quyết của HĐND xã thông qua đồ án quy hoạch.
- Tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân về đồ án quy hoạch.
2.8.2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch được thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất có tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/10.000, riêng đối với các xã có diện tích từ 20.000 ha trở lên thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, bao gồm:
a) Bản vẽ hiện trạng tổng hợp;
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
c) Bản vẽ định hướng quy hoạch phát triển không gian xã nông thôn mới.
d) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Bản vẽ quy hoạch nông nghiệp; bản vẽ quy hoạch xây dựng.
đ) Bản vẽ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
e) Đối với các khu trung tâm, khu dân cư, khu vực sản xuất nông nghiệp thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000. Cần thể hiện rõ: Hệ thống giao thông nội khu (đến lô 1 ha trở lên); Hệ thống cấp điện; Hệ thống cấp nước sản xuất và thoát nước thải; Khu vực xử lý môi trường.
2.8.3. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch và dự thảo quyết định phê duyệt đồ án.
2.8.4. Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ
2.8.5. Ký hiệu bản vẽ thống nhất theo quy định tại Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng về hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch.
2.9. Đối với quy hoạch các xã dự kiến chia tách địa giới hành chính để thành lập xã mới.
Nội dung lập, thành phần hồ sơ theo như từ mục 1 đến mục 8, phần II của hướng dẫn này nhưng UBND các huyện cần có phương án chia tách xã; căn cứ vào phương án chia tách xã để rà soát, đánh giá hiện trạng xã theo địa giới hành chính dự kiến chia tách để lập dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2.10. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
2.10.1. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 2 xã vừa được phê duyệt quy hoạch chung xong nên việc hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch chung là không cần thiết.
Có 11 xã đã được quy hoạch TTCX theo chương trình 135 từ những năm 2001, 2002. Đối với những xã này cần phải được điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với các chỉ tiêu, tiêu chí của quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiện nay.
2.10.2. Khi điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới cần tập trung vào những nội dung điều chỉnh, xác định rõ các yêu cầu, giải pháp để đề xuất nội dung điều chỉnh như sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, nguồn lực và yêu cầu phát triển, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
2.10.3. UBND cấp huyện quyết định việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM theo quy định của pháp luật.
2.10.4. Hồ sơ điều chỉnh: Chỉ thực hiện điều chỉnh đối với các nội dung bản vẽ, thuyết minh có thay đổi cần điều chỉnh, bổ sung.
II. THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
1. Thẩm định, phê duyệt công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch.
Sở Xây dựng tổ chức thẩm định các bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch xây dựng theo Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 09/6/2011 về Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng.
UBND cấp huyện phê duyệt phương án kỹ thuật, dự toán lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch xây dựng sau khi có Tờ trình của UBND cấp xã và thẩm định của phòng Công thương (hoặc phòng quản lý đô thị).
UBND cấp xã tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả bản đồ khảo sát lập bản đồ địa hình.
2. Thẩm định quy hoạch.
- UBND xã lập Tờ trình trình UBND huyện thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch.
- UBND huyện gửi văn bản và hồ sơ quy hoạch kèm theo đề nghị Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường tham gia ý kiến vào đồ án quy hoạch.
- Phòng công thương (hoặc phòng quản lý đô thị) chủ trì phối hợp với phòng nông nghiệp cấp huyện thẩm định đồ án quy hoạch trình UBND huyện phê duyệt.
3. Phê duyệt đồ án quy hoạch.
3.1. Nội dung phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới.
3.1.1. Vị trí và quy mô quy hoạch:
a) Ranh giới, quy mô diện tích.
b) Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.
3.1.2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:
a) Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
b) Làm cơ sở pháp lý cho việc lập đề án, dự án đầu tư.
c) Định hướng sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.
3.1.3. Tiền đề, quy mô quy hoạch:
a) Quy mô, cơ cấu dân số, lao động.
b) Quy mô, nhu cầu đất xây dựng
3.1.4. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
a) Diện tích, cơ cấu các loại đất;
b) Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng;
c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
3.1.5. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian đồ án quy hoạch:
a) Cơ cấu phân khu chức năng, yêu cầu và nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc hệ thống trung tâm xã, hệ thống thôn, bản, các khu dân cư tập trung; khu sản xuất, các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù, các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng.
b) Trung tâm xã: Xác định vị trí, ranh giới quy mô diện tích, quy mô xây dựng; yêu cầu xây dựng, các chỉ tiêu cơ bản của các công trình công cộng, dịch vụ và cây xanh, được xây dựng mới hoặc cải tạo; (gồm các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo từng giai đoạn quy hoạch).
c) Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản, khu dân cư mới: Xác định quy mô dân số, số hộ, trung tâm thôn, định hướng cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, khuôn viên nhà ở; các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường của từng thôn hoặc khu dân cư mới;
d) Quy hoạch sản xuất: Xác định phạm vi ranh giới, quy mô từng loại hình sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, các chỉ tiêu về đất đai, bảo vệ môi trường của từng khu vực;
3.1.6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất.
3.1.7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung.
3.1.8. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.
3.1.9. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
3.1.10. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
3.2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch:
Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch sau khi có Tờ trình của UBND xã và Phòng Công thương; phòng nông nghiệp cấp huyện thẩm định nhiệm vụ quy hoạch.
Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch sau khi Phòng Công thương và phòng nông nghiệp cấp huyện thẩm định có ý kiến tham gia của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài nguyên & môi trường.
3.3. Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
- Đơn vị tư vấn lập dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
- UBND xã lập Tờ trình trình UBND cấp huyện thẩm định và phê duyệt dự toán quy hoạch.
- UBND cấp huyện phê duyệt dự toán sau khi được phòng công thương (phòng quản lý đô thị) thẩm dịnh dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch.
- Dự toán được phê duyệt phải đảm bảo theo Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành định mức chi phí lập quy hoạch nông thôn mới.
Trên đây là những nội dung hướng dẫn về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên và thay thế hướng dẫn số 651/HD-SXD ngày 03/11/2011 của Sở Xây dựng. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị tập hợp phản ánh về Sở Xây dựng để chỉnh lý cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI
1. Quy định chung:
1.1. Chi phí quy hoạch xây dựng nông thôn mới xác định theo định mức chi phí công bố tại Hướng dẫn này là mức chi phí cần thiết để hoàn thành toàn bộ các nội dung công việc lập nhiệm vụ, lập đồ án, thẩm định đồ án, phê duyệt đồ án và quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nội dung các công việc nói trên và các sản phẩm cần phải hoàn thành theo quy định của Nhà nước.
1.2. Trường hợp quy mô của đồ án quy hoạch nằm trong khoảng giữa hai quy mô công bố tại Hướng dẫn này thì sử dụng phương pháp nội suy để xác định định mức chi phí.
1.3. Chi phí lập đồ án quy hoạch tính theo định mức chi phí công bố đã bao gồm các khoản chi phí như: chi phí lập nhiệm vụ; chi phí thu thập các tài liệu có liên quan; chi phí văn phòng phẩm; chi phí chuyên gia; chi phí khấu hao máy, thiết bị; chi phí quản lý; chi phí hội nghị thông qua kết quả lập đồ án quy hoạch; chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Khi xác định dự toán lập đồ án quy hoạch theo định mức được công bố cần bổ sung thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành.
2. Xác định chi phí quy hoạch
Áp dụng theo Quyết định của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định mức chi phí lập quy hoạch nông thôn mới.
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP
1. Thu thập các thông tin, tài liệu, bản đồ
1.1. Nguyên tắc chung
Phải thống nhất nội dung, phạm vi, độ sâu của nhiệm vụ quy hoạch và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm quy hoạch.
Tài liệu cơ sở của các giai đoạn về cơ bản là kế thừa. Giai đoạn sau phải làm hoàn thiện kết quả của giai đoạn trước và là cơ sở căn cứ cho các giai đoạn tiếp sau.
1.2. Các tài liệu có liên quan
a) Về tài liệu tham khảo
Các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy phạm, điều lệ và các quy định hiện hành, để nghiên cứu quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần các tài liệu hướng dẫn về nông thôn mới và QH nông thôn của TW, Bộ NNPTNT, Bộ XD... và các yêu cầu đặc thù, các văn bản của địa phương.
b) Công tác thực địa và thu thập tài liệu hiện trạng cho Quy hoạch nông thôn mới
+ Các tài liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, KT-XH xã (sản xuất, sinh sống, trung tâm; phát triển mới và cải tạo chỉnh trang thôn, bản).
+ Các quy hoạch đã được phê duyệt của xã và các cấp cao hơn.
+ Các định hướng QH và phát triển của xã và các cấp cao hơn
+ Hệ thống bản đồ phục vụ quy hoạch và bản đồ QH sử dụng đất toàn xã (1/2.000-1/5.000)
+ Các bản đồ quy hoạch chuyên ngành khác.
+ Bộ album ảnh và phim (tự quay) về hiện trạng tự nhiên, dân cư, sản xuất, nhà ở, các công trình kiến trúc khác, môi trường, cảnh quan, công trình hạ tầng kinh tế... của xã. Các phong tục tập quán sinh hoạt và các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng có giá trị…vv
+ Nội dung các cuộc trao đổi, phỏng vấn (với lãnh đạo xã, các người dân đại diện cho các ngành kinh tế của xã) về các mong muốn cải tạo nông thôn theo 19 tiêu chí.
+ Các biên bản làm việc.
2. Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp.
2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý: Vị trí của xã và mối liên hệ vùng của xã với các vùng kinh tế khác.
- Phân tích và đánh giá tổng hợp hiện trạng về điều kiện tự nhiên (đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên: nước, rừng, Hồ, đập, sông suối...), môi trường và các hệ sinh thái để từ đó xác định nguồn lực và tiềm năng phát triển.
- Vấn đề thiên tai và dự báo nguy cơ có thể xảy ra thiên tai: Đối với xã chịu ảnh hưởng thiên tai cần nhấn mạnh thiên tai gì? Tình trạng thiên tai và nguyên nhân? Đánh giá nhận xét đầy đủ các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của điều kiện tự nhiên (sự thay đổi về địa hình ở trong xã, khí hậu...) tới phát triển của xã. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá bằng sơ đồ, bản đồ, hình ảnh. Khuyến khích lập bản đồ thiên tai GIS...
Trong đánh giá địa hình cần đánh giá theo các dạng địa hình chủ yếu sau:
- Địa hình núi cao và trung bình
- Địa hình đồi núi thấp và bán sơn địa
Trong 1 xã có nhiều dạng địa hình cần nêu từng dạng địa hình chiếm tỷ lệ (%) bao nhiêu diện tích xã và từng loại thổ nhưỡng.
Đánh giá về tình trạng thiên tai cần đề cập các vấn đề chủ yếu sau:
- Xảy ra khi nào? bao lâu xảy ra 1 lần?
- Xảy ra trong thời gian bao lâu?
- Thông số của thiên tai (ngập bao nhiêu (m),...)
- Phạm vi ảnh hưởng (vài hộ, 1 thôn, bản hay toàn bộ xã,....)
Và chú trọng các loại hình thiên tai sau: Thiên tai do bão, lũ ống; ngập lụt; sạt lở đất, ngập úng cục bộ; lũ quét...
2.1.2. Đánh giá về tài nguyên:
* Tài nguyên đất:
- Cần phải thể hiện được số lượng, sự phân bố các loại đất.
* Tài nguyên rừng: Cần nêu được diện tích, trữ, sản lượng rừng.
- Diện tích rừng tự nhiên.
- Diện tích rừng tái sinh.
- Diện tích rừng trồng.
* Tài nguyên Nước:
Các nguồn nước mặt, nước ngầm, Đập hồ, ao…vv (lưu lượng, dung tích chứa...)
* Đánh giá về môi trường sinh thái:
- Môi trường: Đất, nước, không khí, tiếng ồn, khói bụi... Các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
- Rác thải sinh hoạt và công nghiệp: thu gom và xử lý, biện pháp xử lý, công nghệ xử lý...
2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội
- Tổng dân số, dân tộc và lao động phân theo các ngành nghề kinh tế, trình độ lao động. Cơ cấu lao động, lao động trong độ tuổi lao động, nam, nữ; Học sinh các cấp: (Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, chuyên nghiệp cao đẳng và đại học...) tổng hợp ở các khối và tổng hợp số học sinh các khối tăng trung bình hàng năm; trình độ lao động qua đào tạo chưa qua đào tạo...vv.
- Thực trạng kinh tế: cần nêu cơ cấu các ngành kinh tế như: Nông, lâm nghiệp; thương mại dịch vụ; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Các chỉ tiêu chính: Các chỉ tiêu KT-XH chính thể hiện phản ánh tình trạng của xã (cơ cấu KT, tổng thu nhập xã, thu nhập /(người bình quân/năm), tỷ lệ hộ giàu, nghèo, y tế, giáo dục...)
- Kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp (điều tra đánh giá các vấn đề liên quan đến QHXD như nhu cầu đất đai cho sản xuất, các hình thức canh tác chính và điều kiện canh tác, các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất...). Đánh giá các thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế.
(Lưu ý các hình thức canh tác và điều kiện canh tác ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các điểm dân cư. Dân cư khu vực trồng lúa được hình thành khác với dân cư khu vực trồng cây ăn quả vùng đồi,... Các khía cạnh cần xem xét như sản xuất có yêu cầu gì đối với dân cư như về khoảng cách đi làm? cách thức canh tác? tổ chức khuôn viên đất ở? ảnh hưởng gì tới môi trường ở ? Yêu cầu gì đối với xây dựng cơ sở kinh tế và hạ tầng?...
- Xã hội: Dân số (tổng số và dân số theo các thôn, tỷ lệ tăng giảm tự nhiên và cơ học; người già, trẻ em...), số hộ (tổng số và số hộ theo các thôn, hộ làm nông nghiệp, hộ làm dịch vụ thương mại, hộ làm tiểu thủ công nghiệp...), lao động (trong độ tuổi, ngoài độ tuổi, lao động theo các ngành nghề, lao động làm việc ở trong xã và đi làm việc ở ngoài xã,....), dân trí (tỷ lệ học vấn phổ thông, mù chữ), thành phần dân tộc (tỷ lệ % người Kinh, Thái, Mông,..). Đánh giá lợi thế và hạn chế về các mặt dân số, lao động, việc làm trong xã.
- Văn hóa, giáo dục và môi trường:
+ Văn hóa: nêu các hoạt động văn hóa, tỷ lệ các bản, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán. Đánh giá khả năng khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng...
+ Giáo dục: Nêu số lượng học sinh các cấp, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học đồng thời đánh giá được lực lượng lao động đã qua đào tạo theo quy định.
+ Môi trường: Đánh giá việc thu gom xử lý rác thải, nước thải đồng thời nêu các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Hệ thống chính trị: Nêu tổng số đội ngũ cán bộ xã theo trình độ văn hóa, trình độ chính trị, các tổ chức trong hệ thống chính trị và đánh giá hoạt động của các tổ chức đó.
- Đánh giá các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn; nêu các dự án đã được triển khai và đánh giá tác động của các dự án đó đối với kinh tế, đời sống nhân dân cũng như sự tham gia của nhân dân.
- Những khó khăn, thuận lợi của thực trạng kinh tế so với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
(Đánh giá nhận định chung về phát triển KT-XH, các giá trị của các yếu tố VH-XH nổi trội và ảnh hưởng của nó tới phát triển. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá bằng sơ đồ, bảng, biểu đồ).
2.3. Hiện trạng sử dụng đất:
- Thống kê hiện trạng sử dụng đất đai theo biểu mẫu của thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT như sau:
STT | Chỉ tiêu | Mã | Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
| TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN |
|
|
|
1 | Đất nông nghiệp | NNP |
|
|
1.1 | Đất lúa nước | DLN |
|
|
1.2 | Đất trồng lúa nương | LUN |
|
|
1.3 | Đất trồng cây hàng năm còn lại | HNK |
|
|
1.4 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
|
|
1.5 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
|
|
1.6 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
|
|
| Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên | DBT |
|
|
1.7 | Đất rừng sản xuất | RSX |
|
|
1.8 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
|
|
1.9 | Đất làm muối | LMU |
|
|
1.10 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
|
|
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN |
|
|
2.1 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp | CTS |
|
|
2.2 | Đất quốc phòng | CQP |
|
|
2.3 | Đất an ninh | CAN |
|
|
2.4 | Đất khu công nghiệp | SKK |
|
|
2.5 | Đất cơ sở sản xuất kinh doanh | SKC |
|
|
2.6 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ | SKX |
|
|
2.7 | Đất cho hoạt động khoáng sản | SKS |
|
|
2.8 | Đất di tích danh thắng | DDT |
|
|
2.9 | Đất xử lý, chôn lấp chất thải | DRA |
|
|
2.10 | Đất tôn giáo, tín ngưỡng | TTN |
|
|
2.11 | Đất nghĩa trang, nghĩa địa | NTD |
|
|
2.12 | Đất có mặt nước chuyên dùng | SMN |
|
|
2.13 | Đất sông, suối | SON |
|
|
2.14 | Đất phát triển hạ tầng | DHT |
|
|
2.15 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
|
|
3 | Đất chưa sử dụng | DCS |
|
|
4 | Đất khu du lịch | DDL |
|
|
5 | Đất khu dân cư nông thôn | DNT |
|
|
| Trong đó: Đất ở tại nông thôn | ONT |
|
|
Nhận xét đánh giá về cơ cấu sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, các vấn đề về sử dụng đất đang tồn tại cần giải quyết. Đánh giá thuận lợi, không thuận lợi cho việc phát triển, xây dựng.
Đánh giá về sử dụng đất (sự hợp lý, bất hợp lý...) và các yêu cầu cần lưu ý trong QHXD. Minh họa nghiên cứu, phân tích, đánh giá bằng sơ đồ, bảng biểu.
2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
2.4.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội:
- Công trình công cộng: Cần nêu diện tích, chất lượng các công trình và đánh giá tình hình sử dụng các công trình công cộng (cơ quan, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa...). Kiến trúc cảnh quan các công trình, nhóm công trình nêu trên.
Đánh giá về khả năng phục vụ và khả năng đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí. Minh hoạ các kết quả nghiên cứu bằng sơ đồ, bản đồ, hình ảnh dễ hiểu.
- Thôn, bản và nhà ở: Hiện trạng không gian ở thôn, bản (mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan và đường làng ngõ xóm...), hiện trạng khuôn viên mỗi hộ (nhà ở thuần nông, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà ở kết hợp sản xuất;...), hiện trạng nhà ở (các loại nhà: Kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; kiến trúc; vật liệu;...). Các công trình tôn giáo tín ngưỡng (đình, đền chùa....). Cảnh quan, môi trường tự nhiên có giá trị (sông, núi, cây cổ thụ, giếng nước...).
Đánh giá các giá trị, tính đặc thù, tính phổ biến và khả năng khai thác các giá trị về kiến trúc, cảnh quan. Minh họa bằng hình ảnh tiêu biểu.
2.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
Nêu rõ các nội dung chính về hiện trạng hệ thống HTKT gồm cả công trình ngoài khu dân cư
+ San nền thoát nước mưa.
+ Giao thông: cần nêu được tổng chiều dài các cấp đường, chất lượng và tình hình quản lý (đường liên huyện, liên xã, đường thôn xóm, đường giao thông nội đồng).
+ Cấp nước: cần nêu được nguồn cấp nước, số hộ sử dụng nước, số hộ chưa sử dụng nước, tổng số km đường ống cấp nước.
+ Cấp điện: Cần nêu được nguồn cấp điện, số hộ sử dụng điện, số hộ chưa sử dụng điện, tổng số km đường điện, số trạm biến áp cần bổ sung, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cần sử dụng nước.
+ Thủy lợi: cần nêu tổng số km kênh mương, chất lượng, diện tích được tưới tiêu và đánh giá tình hình quản lý sử dụng.
+ Thoát nước và VSMT, nghĩa trang....
Đánh giá về khả năng phục vụ, khả năng đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí, các ưu điểm, các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần giải quyết trong đồ án QHXD nông thôn mới. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá mạch lạc, đơn giản, dễ hiểu.
- Các chương trình dự án ở địa bàn của xã đang triển khai (Dự án xây dựng; điện, đường, trường, trạm,...): Phân tích các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan về mối liên hệ và tác động đến khu vực quy hoạch. Tính hiệu quả và sự phù hợp của các chương trình, dự án với mục tiêu đặt ra có phù hợp không?.
- Các vấn đề khác: Tùy thuộc vào tính chất, đặc trưng của khu vực để bổ sung các nội dung nghiên cứu sâu hơn như: Các nội dung về thiên tai, về bảo tồn, về môi trường, về quản lý...
2.5. Đánh giá tổng hợp phần hiện trạng:
- Đánh giá tổng hợp về các mặt thuận lợi, khó khăn trong phát triển xã.
- Đánh giá về các mặt đạt được và chưa đạt được theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các vấn đề lớn cần giải quyết trong đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI
1. Xác định tiềm năng và định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội
- Dự báo các tiềm năng: Về các mặt cơ bản như vị trí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, con người, các giá trị văn hóa lịch sử và các lợi thế khác...
- Định hướng phát triển: xác định trên cơ sở tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế của xã.
2. Xác định mối quan hệ không gian giữa Xã với các đơn vị hành chính khác lân cận.
- Các mối liên hệ về giao thông, về vị trí như gần đô thị, thị trấn huyện lỵ, khu công nghiệp,..?.
- Các quy hoạch (khu công nghiệp, du lịch...), các dự án được duyệt có ảnh hưởng đến xã.
- Mối liên hệ của các đồ án quy hoạch khác trong vùng liên quan đến xã
3. Tính chất:
- Đề xuất theo định hướng phát triển kinh tế chủ đạo và các đặc trưng phát triển khác (nếu có) như về dân tộc, du lịch, ảnh hưởng thiên tai thường xuyên,...
4. Dự báo quy mô dân số, lao động và đất đai
- Dự báo dân số: Dự báo quy mô dân số, toàn xã và từng thôn, số hộ toàn xã và từng thôn cho các giai đoạn 2012-2015 và 2016 - 2020.
- Dự báo lao động: Dự báo quy mô lao động cho toàn xã và theo các ngành sản xuất kinh tế trong xã cho các giai đoạn 2012-2015 và 2016 - 2020. (Nông nghiệp, Công nghiệp - TTCN, Dịch vụ thương mại).
- Dự báo đất đai: Dự báo quy mô đất xây dựng cho các giai đoạn 2012-2015 và 2016 - 2020, trong đó phải chỉ rõ đất ở phát triển mới cho các giai đoạn nêu trên và được phân bổ cụ thể ở các thôn xóm nào.
5. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
- Theo Bộ tiêu chí Nông thôn mới đã được ban hành.
- Theo tiêu chí liên quan đến Quy hoạch xây dựng
- Theo hoàn cảnh thực tế để đề ra chỉ tiêu KTKT cho sát.
(Do đặc điểm của mỗi xã mà áp dụng các chỉ tiêu KTKT đáp ứng theo Bộ tiêu chí cho phù hợp; điều quan trọng là phải theo tình hình thực tế).
5..1 Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới (theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí |
1 | Quy hoạch và thực hiện quy hoạch | 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ |
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới | ||
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp | ||
2 | Giao thông | 2.1.Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT |
2.2.Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT | ||
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. | ||
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. | ||
3 | Thủy lợi | 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. |
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. | ||
4 | Điện | 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. |
4.2. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn | ||
5 | Trường học | Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. |
6 | Cơ sở vật chất văn hóa | 6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL |
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL. | ||
7 | Chợ nông thôn | Chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng |
8 | Bưu điện | 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông |
8.2. Có internet đến thôn. | ||
9 | Nhà ở dân cư | 9.1. Nhà tạm, dột nát |
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. | ||
10 | Thu nhập | Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh. |
11 | Hộ nghèo | Tỷ lệ hộ nghèo |
12 | Cơ cấu lao động | Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực, nông, lâm, ngư nghiệp |
13 | Hình thức tổ chức SX | Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả |
14 | Giáo dục | 14.1. Phổ cập giáo dục trung học. |
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) | ||
14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo | ||
15 | Y tế | 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế |
15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia | ||
16 | Văn hóa | Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL. |
17 | Môi trường | 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia |
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường | ||
17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp | ||
17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch | ||
17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định | ||
|
| 18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn |
18 | Hệ thống tổ chức chính trị XH vững mạnh | 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định |
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh | ||
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên | ||
19 | An ninh trật tự xã hội | An ninh trật tự xã hội được giữ vững |
5.2. Chỉ tiêu chung áp dụng cho Đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
STT | Tên công trình | Các chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật áp dụng tiêu chí nông thôn mới | Ghi chú |
1 | Trụ sở xã | - Diện tích đất: ≥ 3.000 - 4000 m2 - Tầng cao: 2-3 tầng | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
2 | Nhà ở dân cư | - Diện tích sàn ≥ 25 m2/người - Niên hạn sử dụng > 5 năm |
|
3 | Nhà văn hóa xã | - Diện tích đất: ≥ 2000 m2 - Hội trường ≥ 100 chỗ - Phòng truyền thống ≥ 200 m2 - Cụm các công trình TDTT ≥ 4000 m2 | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
4 | Nhà văn hóa thôn | - Diện tích đất tối thiểu: ≥ 200 m2 | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
5 | Trường mầm non | - Diện tích đất tối thiểu: 12 m2/cháu - Diện tích đất tối đa: 18 m2/cháu | Có thể bố trí thành các điểm trường |
6 | Trường tiểu học | - Diện tích đất tối thiểu: 10 m2/hs - Diện tích đất tối đa: 18 m2/hs - Tầng cao: 1- 2 tầng - Bán kính phục vụ tối đa: 2 km | Có thể bố trí thành các điểm trường |
7 | Trường THCS | - Diện tích đất tối thiểu: 10 m2/hs - Diện tích đất tối đa: 18 m2/hs - Tầng cao: 2-3 tầng - Bán kính phục vụ tối đa: 3 km |
|
8 | Trường phổ thông trung học | Phải định hướng theo cụm xã cho tương lai |
|
9 | Trạm y tế | - Diện tích đất: ≥1000 m2 - Tầng cao: 2 tầng | Có vườn thuốc nam |
10 | Sân bãi thể thao | - Diện tích đất sân, TDTT cơ bản trung tâm xã: ≥ 8000 m2 - Sân, bãi TDTT điểm dân cư nông thôn, chỉ tiêu đất: 2-3 m2/người | TCVN:4205-1986 |
11 | Chợ (Theo tiêu chuẩn chuyên ngành) | - Diện tích đất: ≥ 1600 m2 | TCXDVN361-2006 |
12 | Bưu điện, quỹ tín dụng | - Diện tích đất: ≥ 200 m2/CT - Tầng cao bình quân: 2 tầng | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
13 | Nghĩa trang | - Bán kính phục vụ: 5 km | Cách khu dân cư tối thiểu là 500m |
14 | Bãi chôn lấp rác thải | - Giai đoạn trước mắt: 1-2 khu/xã - Giai đoạn lâu dài: 2 - 3 xã/khu - Khoảng cách ly khu dân cư ≥ 3.000m, công trình xây dựng ≥1.000m | TT32-BXD-2009 |
15 | Cây xanh công cộng | - Chỉ tiêu đất tối thiểu: 2 m2/người | TT32-BXD-2009 |
16 | Đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn | - Lòng đường rộng 12m - Hành lang mỗi bên 15m | Nêu quy hoạch dân cư mới hoặc cụm công nghiệp thì phải xây dựng đường gom |
17 | Đường huyện đi qua trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn | - Nền đường tối thiểu: ≥ 6,5m (mặt đường 3,5m) - Vỉa hè mỗi bên t: ≥ 5m (Vận dụng) | Quyết định 315/QĐ-BGTVT (23/2/2011) |
18 | Đường từ xã xuống thôn, bản; liên thôn, bản; từ thôn, bản đi vùng sản xuất | - Nền đường tối thiểu: ≥ 4,0m - Vỉa hè (Hành lang) qua các điểm dân cư mỗi bên: ≥ 3m |
|
19 | Đường lối điểm dân cư thôn, bản | - Lòng đường tối thiểu: ≥ 3m - Vỉa hè (Hành lang) qua các điểm dân cư mỗi bên: ≥ 2m |
|
20 | Bờ vùng (giao thông chính nội đồng) | - Bề rộng: ≥ 3,5m | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
21 | Bờ thửa | - Bề rộng: 1,5m | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
22 | Cấp nước sinh hoạt | - Chỉ tiêu cấp nước: 100 lít/người/ngày đêm | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
23 | Thoát nước thải sinh hoạt | Có hệ thống thoát nước thu gom được tối thiểu 80% lượng nước cấp | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
24 | Cấp điện | - Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt tối thiểu là 200 KWh/người/năm - Phụ tải ≥ 150W/người - Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng tối thiểu là 15% điện sinh hoạt | (Trang 40,41,42) SỔ TAY HD-BNNPTNT |
- 1Hướng dẫn liên ngành 1154/SXD-NNPTNT-TNMT thực hiện Thông tư liên lịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Sở Xây dựng - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 2894/QÐ-UBND năm 2012 về hồ sơ mẫu lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Hướng dẫn 6375/HD-LS năm 2014 điều chỉnh, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của xã; Biện pháp huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 21/2005/QĐ-BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT/BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường-Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 31/2009/TT-BXD ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Thông tư 32/2009/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 09/2010/TT-BXD quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Thông tư 17/2010/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 13Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 05/2011/TT-BXD về quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 16Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Hướng dẫn liên ngành 1154/SXD-NNPTNT-TNMT thực hiện Thông tư liên lịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Sở Xây dựng - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 18Quyết định 2894/QÐ-UBND năm 2012 về hồ sơ mẫu lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 19Quyết định 420/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch triển khai rà soát, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên
- 20Hướng dẫn 6375/HD-LS năm 2014 điều chỉnh, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của xã; Biện pháp huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hướng dẫn 399/SXD-HD lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 399/SXD-HD
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 02/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Hoàng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực