Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SỞ THỦY SẢN QUẢNG NINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/HD-BVNL&TYTS | Hạ Long, ngày 09 tháng 10 năm 2007 |
TRIỂN KHAI CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ các nghị định 59/2005/NĐ-CP , ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh, một số ngành nghề thủy sản; Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Nghị định 123/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về quản lý các hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Thủy sản Hướng dẫn thực hiện nghị định 59/2005/NĐ-CP ;
Chi cục BVNL và Thú y thủy sản Quảng Ninh hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc cấp Giấy phép khai thủy sản như sau:
1. Khai thác thủy sản là ngành nghề phải có Giấy phép;
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trên các vùng biển và các vùng nước tự nhiên khác của Việt Nam, phải có Giấy phép khai thác thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Thủ tục và trình tự cấp Giấy phép;
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm:
- Đơn xin cấp phép;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
- Giấy chứng nhận an toàn tàu cá (đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên)
- Sổ danh bạ thuyền viên (đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên).
- Có bằng thuyền trưởng, máy trưởng (đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên)
- Có nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định.
b. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép:
- Đơn xin gia hạn Giấy phép:
- Giấy chứng nhận an toàn tàu cá;
- Giấy phép đã được cấp;
c. Trường hợp đổi và cấp lại Giấy phép
- Các trường hợp sau đây được xét đổi Giấy phép:
+ Giấy phép cũ bị rách nát trong quá trình sử dụng;
+ Giấy phép bị mất trong trường hợp có lý do chính đáng và phải có xác nhận của địa phương.
- Các trường hợp sau đây được xét đổi lại Giấy phép:
+ Có sự thay đổi về tàu cá, ngư cụ, khu vực, thời gian hoạt động.
+ Giấy phép đã được gia hạn 3 lần.
- Hồ sơ xin đổi và cấp lại Giấy phép bao gồm:
+ Đơn xin đổi hoặc cấp lại Giấy phép (có xác nhận của địa phương)
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với trường hợp xin đổi Giấy phép do thay đổi tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm;
- Thời hạn của Giấy phép cấp lại như thời hạn của Giấy phép đã cấp; đối với Giấy cũ phải được thu lại khi đã cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản.
1. Phạm vi và đối tượng được cấp Giấy phép;
* Tại tuyến bờ:
Là vùng biển gần bờ được tính từ bờ biển (tức là ngấn nước khi thủy triều xuống thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 6 hải lý.
Đối tượng cấp Giấy phép khai thác thủy sản là:
- Thuyền có chiều dài nhỏ hơn 15 m.
- Tàu có tổng công suất nhỏ hơn 20 cv.
* Tại tuyến lộng:
Là vùng biển được tính từ đường cách bờ 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ 24 hải lý.
Đối tượng cấp Giấy phép là:
- Thuyền có chiều dài lớn hơn 15 m.
- Tàu có công suất từ 20 cv trở lên đến 89 cv.
* Tại tuyến khơi:
Là tuyến xa bờ được tính từ đường cách bờ biển là 24 hải lý ra ngoài khơi.
Đối tượng cấp Giấy phép là:
- Tàu có tổng công suất từ 90 cv trở lên.
- Tàu cá có tổng công suất 50 cv trở lên làm nghề câu, lưới rê, vây, chài chụp;
Một số chú ý.
- Tàu thuyền được cấp Giấy phép khai thác phải có nghề nghiệp và kích thước mắt lưới ngư cụ phù hợp với quy định của thông tư 02/2006/TT-BTS .
- Tàu cá được cấp Giấy phép hoạt động tại tuyến nào thì chỉ được phép hoạt động tại tuyến đó.
- Tàu cá tuyến bờ đăng ký tại tỉnh nào chỉ được hoạt động trong tuyến bờ của tỉnh đó mà không được phép di chuyển đến ngư trường của tỉnh khác.
- Khai thác thủy sản bằng tàu cá có tải trọng dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không áp dụng việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản;
2. Những hoạt động không được cấp Giấy phép khai thác
Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản không được cấp Giấy phép trong các trường hợp sau đây.
a. Khai thác thủy sản tại khu vực cấm khai thác của các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; các khu vực cấm khai thác, các khu vực cấm khai thác trong năm theo thông tư 02/2006/TT-BTS .
b. Khai thác các loài thủy sản mà Bộ thủy sản công bố trữ lượng nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng trong thời hạn còn hiệu lực của quyết định công bố; khai thác các loài sống trong vùng nước tự nhiên làm giống có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác được quy định tại thông tư 02/2006/TT-BTS , trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh cho phép.
c. Những hoạt động khai thác thủy sản bị cấm.
- Các hoạt động khai thác sử dụng chất nổ, xung điện và hóa chất độc hại.
- Sử dụng các nghề hoặc công cụ chuyên khai thác cá nóc;
- Các nghề sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định theo thông tư 02/2006/TT-BTS
- Nghề lặn khai thác thủy sản tự nhiên;
- Các nghề và loại tàu khai thác thủy sản bị cấm hoạt động tại một số tuyến khai thác:
* Tại tuyến bờ cấm:
+ Nghề lưới kéo (trừ lưới kéo tầng mặt);
+ Các nghề kết hợp ánh sáng có tổng công suất nguồn sáng vượt quá 500w
+ Các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá lắp máy có công suất máy chính lớn hơn 20cv và thuyền không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế lớn hơn 15 m.
* Tại tuyến lộng cấm:
+ Các nghề kết hợp ánh sáng làm nghề lưới vó, câu mực, chụp mực, pha xúc có công suất nguồn sáng vượt quá 5.000 w. Đối với nghề pha xúc công suất của mỗi bóng đèn không được vượt quá 2.000 w.
+ Các nghề khai thác thủy sản sử dụng tàu cá có tổng công suất máy chính lớn hơn 90 cv.
d. Các tàu khai thác thủy sản đóng mới có công suất máy chính hoặc sử dụng các nghề bị cấm phát triển theo quy định của Bộ Thủy sản hoặc quyết định UBND cấp tỉnh đã được đồng ý của Bộ Thủy sản.
Bộ Thủy sản quy định cấm phát triển:
- Các nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng;
- Các nghề, te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển;
- Tàu lắp máy có công suất dưới 90 cv làm nghề lưới kéo cá;
- Tàu lắp máy dưới 30 cv làm các nghề khác;
III. HƯỚNG DẪN GHI GIẤY PHÉP KHAI THÁC
1. Mặt trước của Giấy phép
* Tên tàu:
- Nếu tàu có tên thì ghi tên của tàu: Hải Âu, Trường Giang …
- Nếu tàu không có tên thì bỏ trống
* Số đăng ký của tàu: Ghi đầy đủ các ký tự ví dụ: QN 8888 TS hoặc QN 90888 BTS…
2. Mặt sau của Giấy phép
- Tên chủ tàu: ghi đầy đủ họ tên chủ tàu.
- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ tàu ghi đầy đủ các thông tin như: thôn (khu phố) xã (phường), huyện (thị xã, thành phố) và tỉnh.
- Điện thoại: điện thoại bàn và di động (nếu có).
- Tên tàu và số đăng ký: ghi như mặt trước của Giấy phép.
- Số lượng thuyền viên ghi đầy đủ số lượng thuyền viên đăng ký trên tàu.
- Tần số liên lạc: ghi rõ tần số liên lạc của đài tàu như: Băng gì, kênh bao nhiêu hoặc tần số Icom (nếu có) …
- Vật liệu vỏ tàu ghi rõ vỏ tàu đóng bằng gỗ hay bằng sắt.
- Kích thước chính của tàu: ghi theo sổ đăng kiểm các kích thước lớn nhất tàu. Đối với dưới 20 cv ghi kích thước trong giấy đăng ký tàu cá (không cấp Giấy phép khai thác cho tàu cá trên 20 cv chưa đăng kiểm và đã hết hạn đăng kiểm hoặc không có giấy đăng ký tàu cá.
- Tổng tải trọng của tàu cá và sức trở tối đa ghi theo sổ đăng kiểm. Đối với tàu cá dưới 20 cv ghi theo Giấy đăng ký tàu cá.
- Máy chính: ghi số lượng máy và tổng công suất của số máy có gắn chân vịt.
- Cảng, bến đăng ký cập tàu: ghi rõ bến cặp tàu chính và bến phụ.
* Về điều kiện được cấp Giấy phép.
- Nghề khai thác: ghi đầy đủ nghề chính, nghề phụ 1, nghề phụ 2…. Các nghề này được xếp trong danh mục ở bảng số 2 sổ theo dõi cấp Giấy phép khai thác thủy sản. Nếu trong danh mục chưa có tên nghề thì ghi cụ thể nghề đó và bổ sung vào danh sách trong bảng 2 ở dòng cuối của bảng.
Lưu ý: Nghề được cấp Giấy phép khai thác phải phù hợp với các tuyến theo quy định và phù hợp với công suất tàu.
- Vùng, tuyến hoạt động:
+ Tại tuyến bờ: Phải ghi rõ là tuyến bờ Quảng Ninh và dòng dưới phải ghi (trừ vùng cấm có thời hạn)
+ Tại tuyến lộng: ghi là tuyến Lộng và cần chú ý tàu cá có tổng công suất 50 cv trở lên làm nghề câu, lưới rê, vây, chài chụp phải đăng ký rõ hoạt động tại tuyến lộng hay tuyến khơi thì ghi vào Giấy phép theo tuyến mà chủ tàu đăng ký.
+ Tuyến khơi: Tàu cá đăng ký hoạt động tại tuyến này thì ghi là tuyến khơi.
- Thời gian hoạt động: ghi là khoảng thời gian từ tháng nào đến tháng nào làm nghề chính và từ tháng mấy đến tháng mấy làm nghề phụ 1; phụ 2…
- Giấy phép có giá trị: Thời gian cụ thể của Giấy phép khai thác căn cứ vào thời hạn của sổ đăng kiểm; tàu dưới 20 cv Giấy phép chỉ có thời hạn 6 tháng.
IV. HƯỚNG DẪN BÁO CÁO TỔNG HỢP
- Các giấy phép KTTS đã cấp phải cập nhật vào “Sổ theo dõi cấp Giấy phép khai thác thủy sản” do Chi cục cấp. Yêu cầu phải ghi đầy đủ các thông số trong sổ để tiện cho việc thống kê và kiểm tra.
- Các địa phương tổng hợp kết quả triển khai công tác cấp Giấy phép khai thác thủy sản và gửi về Chi cục ngày 30 hàng tháng theo nội dung sau: Số lượng tàu thuyền, nghề nghiệp được cấp Giấy phép khai thác thủy sản (theo bảng 1 sổ theo dõi cấp Giấy phép khai thác thủy sản).
- Hàng quý tổng hợp số lượng tàu thuyền, nghề nghiệp đã cấp Giấy phép và thống kê số tàu thuyền chưa cấp Giấy phép (theo bảng 2 sổ theo dõi cấp Giấy phép khai thác thủy sản) gửi về cho Chi cục vào ngày 20 của tháng thứ 3.
Lệ phí thu theo quyết định số: 31/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thanh toán theo Hợp đồng đã ký với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi và thú y thủy sản Quảng Ninh.
Nơi nhận: | CHI CỤC TRƯỞNG |
KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA CÁC NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN BIỂN
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản)
Số TT | Các loại ngư cụ | Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn |
1 | Rê trích | 28 |
2 | Rê thu ngừ | 90 |
3 | Rê mòi | 60 |
4 | Rê tôm he (1 lớp, 3 lớp lưới) | 44 |
5 | Rê tôm hùm | 120 |
6 | Vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm | 18 |
7 | Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm) | 10 |
8 | Lưới kéo cá: |
|
| - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 90 cv | 28 |
| - Tàu lắp máy từ 90 cv đến dưới 150 cv | 34 |
| - Tàu lắp máy từ 150 cv trở lên | 40 |
10 | Lưới kéo tôm: |
|
| - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 45 cv | 20 |
| - Tàu lắp máy từ 45 cv trở lên | 30 |
11 | Các loại đăng | 20 |
12 | Đáy hàng cạn, đáy cửa sông, te, xiệp, xịch | 18 |
13 | Đáy biển hàng khơi | 20 |
14 | Lưới chụp mực | 30 |
KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG CÁ CỦA CÁC NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản)
Số TT | Các loại ngư cụ | Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn |
1 | Lưới vây (lưới giựt, bao cá …) | 18 |
2 | Lưới kéo (thủ công, cơ giới) | 20 |
3 | Lưới kéo cá cơm | 10 |
4 | Lưới rê (lưới bén …) | 40 |
| Lưới rê (cá cơm) | 10 |
| Lưới rê (cá linh) | 15 |
5 | Vó (càng, gạt) | 20 |
6 | Chài các loại | 15 |
7 | Đăng | 18 |
8 | Đáy | 18 |
KHU VỰC CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản)
TT | Khu vực cấm | Thuộc tỉnh | Tọa độ | Thời gian cấm | Độ sâu (m) |
1 | Hòn Mỹ - Hòn Miếu | Quảng Ninh | 21018’N - 21024’N 107042’E - 107050’E | 15/4 - 31/7 |
|
2 | Quần đảo Cô Tô | Quảng Ninh | 20056’N - 21006’N 107040’E - 107053’E | 15/2 - 15/6 |
|
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản)
STT | Tên Việt Nam | Tên Khoa học |
1 | Trai ngọc | Pteria maxima |
2 | Cá cháy | Tenualosa toli |
3 | Cá chình mun | Anguilla bicolor pacifica |
4 | Cá còm | Chitala Chitala |
5 | Cá Anh vũ | Semilabeo notabilis |
6 | Cá Tra dầu | Pângsianodon gigas |
7 | Cá Cóc Tam Đảo | Paramesotriton deloustali |
8 | Cá Sấu hoa cà | Crocodylus porosus |
9 | Cá Sấu Xiêm | Crocodylus siamlnis |
10 | Cá Heo | Lipotes vexillifer |
11 | Cá voi | Balaenoptera musculus |
12 | Cá Ông sư | Neôphcaen phocaenoides |
13 | Cá Nàng tiên | Dugong dugon |
14 | Cá Hô | Catlocarpio siamensis |
15 | Cá Chìa vôi sông | Crenlolens sarissophorus |
16 | Vích và trứng | Lepidochelys olivacea |
17 | Rùa đa và trứng | Dermochelys coriacea |
18 | Đồi mồi dứa mà trứng | Chelonia mydas |
19 | Đồi mồi và trứng | Eretmochelys imbrricata |
20 | Bộ San hô cứng | Scleractinia |
21 | Bộ san hô sừng | Gorgonacea |
22 | Bộ san hô đen | Pennatulacea |
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác |
A | Tôm, cá biển |
|
|
1 | Tôm hùm ma | Panulirus penicillatus | Từ 1/4 - 3/17 |
2 | Tồm Hùm sỏi | P.homarus | nt |
3 | Tôm Hùm đỏ | P.longipes | nt |
4 | Tôm Hùm lông | P.stimpsoni | nt |
5 | Tôm hùm bông | P.omatus | nt |
6 | Cá Măng biển | Chanos chanos | Tư 1/3 - 31/5 |
7 | Cá Mòi dầu | Nematalusa nasus | nt |
8 | Cá Mòi cờ hoa | Clupanodon thrrissa | nt |
9 | Cá Mòi chấm | Konoirus punctatus | nt |
10 | Cá đường | Otolithoides biauritus | nt |
11 | Cá Gộc | Polidactylus plebeius | nt |
12 | Cá nhụ | Elêuthironema tetradactylum | nt |
B | Nhuyễn thể |
|
|
13 | Sò lông | Anadara antiquata | Tứ 1/4 - 31/7 |
14 | Điệp dẻ quạt | Chlamys senatoria | nt |
15 | Dòm nâu | Modiolus philippinarum | nt |
16 | Bàn mai | Pinna vexillum | nt |
17 | Nghêu trắng | Meretrix lyrata | Tứ 1/6 - 30/11 |
18 | Nghêu lụa | Paphia undulata | Tứ 1/6 - 30/11 |
19 | Trai tai tượng | Tridacna maxima | Từ 1/4 - 31/7 |
|
| Tridacna crocea | Từ 1/4 - 31/7 |
|
| Tridâcn squamosa | Từ 1/4 - 31/7 |
C | Tôm, cá nước ngọt |
|
|
20 | Cá lóc | Channa striata | Từ 1/4 - 1/6 |
21 | Cá lóc bông | Channa micropeltes | nt |
22 | Tôm càng xanh | Macrobracchium rosenberrgii | Tứ 1/4 - 30/6 |
23 | Cá sặc rôn | Trichogaster pectoralis | Từ 1/3 - 1/6 |
24 | Cá rô đồng | Anabas testudineus | nt |
25 | Cá trê vàng | Clarias macrocephalus | nt |
26 | Cá Thát lát | Notopterrus notopterrus | Từ 1/4 - 1/6 |
27 | Cá Linh | Cirrhinus jullieni | nt |
- 1Quyết định 48/2004/QĐ-UB Quy định trình tự thủ tục hành chính cấp các loại giấy phép hoạt động nghề thủy sản theo cơ chế "một cửa" tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2017 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thủy sản và thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 128/2005/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
- 3Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 4Nghị định 123/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 5Quyết định 31/2007/QĐ-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 48/2004/QĐ-UB Quy định trình tự thủ tục hành chính cấp các loại giấy phép hoạt động nghề thủy sản theo cơ chế "một cửa" tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Tháp
- 7Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2017 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thủy sản và thú y thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
Hướng dẫn 187/HD-BVNL&TYTS về triển khai cấp giấy phép khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh do Chi cục Bảo vệ nguồn lợi và Thú y thủy sản tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 187/HD-BVNL&TYTS
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 09/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Vũ Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra