- 1Chỉ thị 27/2004/CT-TTg về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1855/QĐ-TTg năm 2009 về việc thành lập, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1465/HD-UBND | Quảng Nam, ngày 15 tháng 3 năm 2022 |
VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 27/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Quán triệt và nâng cao hơn nữa quan điểm giới, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp về vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển đất nước.
- Tạo dựng cơ chế hoạt động hiệu quả để tiến hành lồng ghép các vấn đề giới trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện các quyền cơ bản của mình và tham gia đầy đủ, bình đẳng vào mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp. Củng cố bộ máy tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ theo hướng gọn nhẹ, thiết thực và hiệu quả.
Để giúp Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị, địa phương và cơ sở triển khai đúng yêu cầu, mục đích nêu trên, tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Nam hướng dẫn chi tiết một số vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ như sau:
II. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
Hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ của các ngành, đơn vị, địa phương và cơ sở bao gồm 5 nhiệm vụ sau đây:
- Quán triệt và thực hiện đầy đủ quan điểm bình đẳng giới.
- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện chủ trương của đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ trong ngành, đơn vị, địa phương và cơ sở.
- Tuyên truyền và phổ biến kịp thời chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ và Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
- Xây dựng và duy trì có hiệu quả bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
1. Đối với cấp tỉnh: Thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp tỉnh.
a) Số lượng và thành phần của Ban:
- Số lượng: 26 thành viên
* Thành phần như sau:
- Trưởng Ban: đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phó Trưởng Ban thường trực: đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các Phó Trưởng Ban:
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ;
Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Các Ủy viên:
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội;
Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo;
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế;
Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp;
đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính;
Đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông;
Đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ;
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Cục Thống kê;
Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
Đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh;
Đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Trưởng phòng Tổng hợp - Chính sách và đào tạo cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam;
Trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
01 Chuyên viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh.
Các Ủy viên Ban hoạt động theo Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh. Văn phòng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh (Bộ phận giúp việc của Ban) gồm có 02 chuyên viên.
b) Nhiệm vụ:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đưa vấn đề giới vào quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, chương trình và dự án tại địa phương; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ của tỉnh, giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc phối hợp thực hiện các mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đánh giá kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và đưa vào nội dung tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm và định kỳ của tỉnh.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, phối hợp với Mặt trận, đoàn thể của tỉnh và các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vận động cán bộ và nhân dân địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam yêu cầu.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban, trong đó quy định rõ lề lối làm việc và trách nhiệm của từng ủy viên. Duy trì, phát triển bộ máy và hướng dẫn hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các đơn vị, địa phương.
- Là đầu mối đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ; Kế hoạch Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; tình hình tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể và địa phương.
- Chủ trì hướng dẫn và giám sát hoạt động lồng ghép vấn đề giới trong hoạt động của các đơn vị, địa phương. Thực hiện các hoạt động phối hợp và kế hoạch công tác theo hướng dẫn của Ủy ban quốc gia.
- Định kỳ tổ chức khảo sát thực trạng bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ ở các đơn vị, địa phương làm căn cứ cho việc tham mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục bất bình đẳng giới và tăng cường năng lực cho phụ nữ.
- Là đầu mối cung cấp và cập nhật thông tin về hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của các đơn vị, địa phương.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng/1 năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam về tình hình hoạt động của Ban.
2. Đối với các Sở, ngành, Hội, đoàn thể: Thành lập Ban vì sự tiến phụ nữ ở các Sở, ngành, Hội, đoàn thể.
a) Thành phần của Ban:
- Số lượng: Ban có từ 5-7 ủy viên
- Thành phần như sau:
Trưởng ban: 01 đồng chí lãnh đạo cơ quan.
Phó Trưởng Ban: Lãnh đạo Phòng Tổ chức - Cán bộ hoặc tương đương.
Các Ủy viên: đại diện lãnh đạo các phòng, ban do Thủ trưởng cơ quan quyết định và một số đơn vị liên quan khác đến xây dựng, thực hiện chính sách về phụ nữ và bình đẳng giới do Thủ trưởng cơ quan quyết định;
Tùy thuộc vào tình hình thực tế của mình, các Sở, ngành cần cân nhắc, bố trí ủy viên là đại diện lãnh đạo các phòng, ban cũng như cán bộ thường trực cho phù hợp, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
b) Nhiệm vụ của Ban:
- Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trong việc đưa vấn đề giới vào quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án của Sở, ngành; xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; đánh giá kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và đưa vào nội dung tổng kết hàng năm của Sở, ngành.
- Giúp Thủ trưởng Sở, ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên chức thực hiện các luật pháp, chính sách liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.
- Là đầu mối giúp Thủ trưởng đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ tại Sở, ngành. đề xuất hướng khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới, vi phạm quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực chuyên môn do Sở, ngành phụ trách.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban, phân công thành viên, trong đó quy định rõ lề lối làm việc, trách nhiệm của từng ủy viên và duy trì hoạt động có hiệu quả.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng/1 năm tình hình hoạt động cho Thủ trưởng và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh để kịp thời theo dõi tổng hợp.
- Triển khai các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của Sở, ngành, thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ do Thủ trưởng và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh yêu cầu.
3. Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố: Thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp huyện, thị xã, thành phố.
a) Số lượng và thành phần của Ban:
- Số lượng: từ 15 - 18 ủy viên
- Thành phần như sau:
Trưởng Ban: 01 đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
Phó trưởng Ban thường trực: Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố.
Các Phó Trưởng Ban: Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Nội vụ, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, thị xã, thành phố.
Các Ủy viên: là đại diện lãnh đạo của các phòng, ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể (tùy theo điều kiện thực tế) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định danh sách (tương tự thành phần của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh).
- Thường trực Ban là chuyên viên trực thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Nhiệm vụ của Ban:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc đưa vấn đề giới vào quá trình xây dựng, thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, chương trình và dự án tại địa phương; xây dựng, thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện, thị xã, thành phố, giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ. Đưa kết quả thực hiện vào nội dung tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đôn đốc các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn trong việc phối hợp thực hiện các mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc đánh giá kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và đưa vào nội dung tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm và định kỳ của huyện, thị xã, thành phố.
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo giữa các phòng, ban, phối hợp với Mặt trận, đoàn thể của huyện, thị xã, thành phố và các xã/phường/thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vận động cán bộ và nhân dân địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố giao hoặc Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh yêu cầu.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban, trong đó quy định rõ lề lối làm việc và trách nhiệm của từng ủy viên. Duy trì, phát triển bộ máy và hướng dẫn hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương, cơ sở.
- Là đầu mối đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ; Kế hoạch Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; tình hình tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các ban, ngành, Hội, đoàn thể và địa phương.
- Định kỳ tổ chức khảo sát thực trạng bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ ở các ban, ngành, địa phương làm căn cứ cho việc tham mưu và đề xuất các giải pháp khắc phục bất bình đẳng giới và tăng cường năng lực cho phụ nữ.
- Là đầu mối cung cấp và cập nhật thông tin về hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của địa phương, cơ sở.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng/1 năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về tình hình hoạt động của Ban.
- Triển khai các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến vì sự tiến bộ của phụ nữ do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố giao hoặc Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh yêu cầu.
4. Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các xã, phường, thị trấn.
a) Số lượng và thành phần của Ban:
- Số lượng: từ 05 - 09 ủy viên
- Thành phần như sau:
Trưởng Ban: 01 đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Phó Trưởng Ban: Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, phường, thị trấn.
Các Ủy viên: là các cán bộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định danh sách lựa chọn trong số các chức danh phù hợp với cấp địa phương như: Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn hóa - Xã hội); cán bộ chuyên trách tổ chức Đảng ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Tư pháp - hộ tịch; Công an, Y tế, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
b) Nhiệm vụ của Ban:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn trong việc đưa vấn đề giới vào quá trình xây dựng, thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, chương trình và dự án tại địa phương; xây dựng, thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ xã/phường/thị trấn, giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.
- Giúp Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đôn đốc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; giúp Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn trong việc đánh giá kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và đưa vào nội dung tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm và định kỳ của xã/phường/thị trấn.
- Giúp Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn phối hợp với Mặt trận, đoàn thể của các xã/phường/thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vận động cán bộ và nhân dân địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban, trong đó quy định rõ lề lối làm việc và trách nhiệm của từng ủy viên. Duy trì, phát triển bộ máy và hướng dẫn hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương.
- Là đầu mối đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ; Kế hoạch Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ; tình hình tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các ban, ngành, Hội, đoàn thể và địa phương.
- Định kỳ tổ chức khảo sát thực trạng bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ ở các ban, ngành, địa phương làm căn cứ cho việc tham mưu và đề xuất các giải pháp khắc phục bất bình đẳng giới và tăng cường năng lực cho phụ nữ.
- Là đầu mối cung cấp và cập nhật thông tin về hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của địa phương, cơ sở.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng/1 năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về tình hình hoạt động của Ban.
- Triển khai các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ do Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn giao hoặc Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện yêu cầu.
IV. CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
1. Các Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người ký quyết định thành lập hoặc củng cố, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban do Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt, trong đó phân công rõ nhiệm vụ của các ủy viên và định kỳ họp ít nhất 2 lần/năm.
3. Các mối quan hệ công tác:
- Với cấp ủy Đảng và lãnh đạo cơ quan trong chỉ đạo các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Với Ủy ban quốc gia và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp trên trong định hướng công tác, báo cáo hoạt động.
- Với các bộ phận ngang cấp trong ngành, địa phương để phối hợp và giám sát hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Với các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ khác để cùng trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác.
4. Điều kiện hoạt động:
- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh có con dấu riêng, Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban được sử dụng con dấu của Ban.
- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố sử dụng con dấu Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các cấp do lãnh đạo kiêm Trưởng Ban ký.
- Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
- Ban được cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện công tác khác.
5. Kế hoạch công tác năm kèm theo dự toán kinh phí được Ban bàn bạc thống nhất và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt trong đó bao gồm các hoạt động trọng tâm:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025.
- Tuyên truyền, huấn luyện nhằm phổ biến luật pháp, chính sách đối với phụ nữ, chiến lược, kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, Công ước CEDAW, kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới…
- Kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
- Hội nghị, hội thảo, sơ tổng kết, thi đua khen thưởng.
6. Kế hoạch kiểm tra cần được xây dựng và phổ biến sớm cho các đơn vị trực thuộc. Nội dung kiểm tra gồm 4 vấn đề chính: tình hình thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ, tình hình thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, công tác lồng ghép giới và tình hình tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Sau khi hoàn thành chương trình kiểm tra, Ban cần làm báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm cả các kiến nghị gửi Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp trên để tổng hợp lên Ủy ban quốc gia gửi Thủ tướng chính phủ.
7. Chế độ báo cáo:
- Báo cáo sơ và tổng kết tình hình hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ của Sở ngành, địa phương, đơn vị được tiến hành theo định kỳ 6 tháng và cuối năm.
- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gửi báo cáo về Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh: trước ngày 15/6 đối với báo cáo sơ kết 6 tháng và trước ngày 15/12 đối với báo cáo tổng kết năm. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở đơn vị trực thuộc gửi báo cáo về đơn vị chủ quản để tổng hợp tình hình.
Trên đây là hướng dẫn tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đề nghị các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế để tiến hành củng cố bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ và triển khai hoạt động theo hướng dẫn này.
Sau khi triển khai kiện toàn bộ máy và hoạt động, báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh qua Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Hướng dẫn này thay thế cho Hướng dẫn số 09/HD-BTB ngày 08/5/2009 của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh về việc hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 147/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 2Kế hoạch 196/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Kế hoạch 66/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 1Chỉ thị 27/2004/CT-TTg về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1855/QĐ-TTg năm 2009 về việc thành lập, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Kế hoạch 147/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 6Kế hoạch 196/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Kế hoạch 66/KH-UBND thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Hướng dẫn 1465/HD-UBND năm 2022 về tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ do tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 1465/HD-UBND
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 15/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực