Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1244/HD-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2024

 

HƯỚNG DẪN

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC NGÀNH GIÁO DỤC LẦN THỨ VIII - NĂM 2025

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HĐTĐKT ngày 20/5/2024 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI - năm 2025; Hướng dẫn số 21/HD-HĐTĐKT ngày 27/8/2024 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tổ chức phong trào thi đua yêu nước và tôn vinh, khen thưởng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong 02 năm 2024 - 2025; Hướng dẫn số 2823/HD-BNV ngày 21/5/2024 của Bộ Nội vụ về tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI - năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII - năm 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước từ năm 2020 đến 2025, khẳng định những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại hạn chế cần khắc phục; tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm về tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến; phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào thi đua và nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng giai đoạn 2025 - 2030.

b) Ghi nhận, biểu dương những thành tích, đóng góp xuất sắc của các tập thể, cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tiêu biểu trong ngành Giáo dục trong 05 năm (2020 - 2025), qua đó khơi dậy và tạo động lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp bảo đảm trang trọng, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.

b) Việc tổ chức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng phải mang ý nghĩa tôn vinh, giáo dục truyền thống, đảm bảo an toàn, trang trọng.

II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU

1. Hình thức

a) Các học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức “Hội nghị điển hình tiên tiến” hoặc “Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt” cấp cơ sở.

b) Các đại học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các sở giáo dục và đào tạo tổ chức “Hội nghị điển hình tiên tiến” hoặc “Đại hội Thi đua yêu nước” cấp trên cơ sở.

2. Thời gian tổ chức

a) Cấp cơ sở: 01 buổi vào quý I năm 2025.

b) Cấp trên cơ sở: 01 buổi vào quý II năm 2025.

3. Đơn vị tổ chức điểm

a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo điểm “Hội nghị điển hình tiên tiến” tại 03 cơ sở giáo dục:

- Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

- Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Thời gian hoàn thành: Tháng 01 năm 2025.

Đối với các đơn vị tổ chức Hội nghị điểm, đơn vị thường trực giúp việc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ duyệt kế hoạch tổ chức của đơn vị và rút kinh nghiệm để các đơn vị khác tổ chức.

4. Thành phần, cơ cấu và số lượng đại biểu

a) Cấp cơ sở

- Đơn vị có dưới 300 công chức, viên chức và người lao động thì tổ chức Hội nghị toàn thể. Đơn vị có trên 300 công chức, viên chức và người lao động thì tổ chức Hội nghị đại biểu nhưng số lượng không quá 200 đại biểu. Số lượng đại biểu do đơn vị tổ chức quyết định trên cơ sở đề xuất của thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.

- Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp; tập thể và cá nhân Anh hùng, đại diện Chiến sĩ thi đua các cấp, các điển hình tiên tiến tiêu biểu xuất sắc là công chức, viên chức, người lao động giỏi, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, gương người tốt, việc tốt (đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%; đại biểu khách mời, đại biểu lãnh đạo các cấp có liên quan chiếm 30%).

b) Cấp trên cơ sở

- Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp; đại diện tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, các điển hình tiên tiến tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, gương người tốt, việc tốt (đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%; đại biểu khách mời, đại biểu lãnh đạo các cấp chiếm 30%).

- Số lượng: Tối đa 300 đại biểu.

III. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

1. Tên Hội nghị, Chương trình

a) Tên Hội nghị

Cơ quan chủ quản

Tên đơn vị

HỘI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

(HOẶC ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC)

Giai đoạn 2020 - 2025

Địa điểm, ngày  tháng  năm 2025

b) Chương trình

- Chào cờ (đối với trường hợp tổ chức Đại hội).

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và khai mạc.

- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2025 - 2030.

- Báo cáo tham luận của các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến (chú trọng lựa chọn điển hình thật sự tiêu biểu, có sức lan tỏa).

- Tổ chức các hoạt động giao lưu với các điển hình tiên tiến.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

- Phát động phong trào thi đua giai đoạn 2025 - 2030.

- Phát biểu hưởng ứng phát động phong trào thi đua.

- Thông qua danh sách đại biểu đi dự Hội nghị/Đại hội cấp trên.

- Tổng kết và bế mạc.

c) Đoàn chủ tịch Hội nghị có trách nhiệm tổ chức, điều hành Hội nghị từ lúc khai mạc đến khi bế mạc. Số lượng Đoàn chủ tịch khoảng từ 05 đến 09 người. Thành phần Đoàn chủ tịch gồm đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể và có 1/3 đại biểu là anh hùng, chiến sĩ thi đua và các điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc.

Trường hợp tổ chức Hội nghị với các hình thức khác (sân khấu hóa, giao lưu trực tiếp…) có thể không tổ chức Đoàn chủ tịch nhưng vẫn phải bảo đảm nội dung, chương trình Hội nghị.

2. Một số hoạt động trước và trong dịp tổ chức Hội nghị

- Đẩy mạnh tuyên truyền về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền, chào mừng.

3. Nội dung báo cáo

a) Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2025 - 2030 (theo mẫu gửi kèm).

Đây là nội dung quan trọng cần được chuẩn bị công phu, chất lượng, bám sát mục đích, yêu cầu của Hội nghị. Báo cáo phải nêu được những nét mới, sáng tạo, những phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, những mô hình mới, những đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội (có thể xây dựng phóng sự, video clip, hình ảnh để minh họa cho nội dung báo cáo).

Bố cục và nội dung chính của báo cáo gồm:

- Đặc điểm, tình hình.

- Phần tổng kết các phong trào thi đua yêu nước từ Hội nghị lần trước đến nay:

+ Công tác tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng: lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua, khen thưởng; triển khai, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng; hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; hoạt động của Hội đồng sáng kiến các cấp; tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

+ Công tác thi đua: Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và kết quả đạt được trong các phong trào thi đua; công tác phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến.

+ Công tác khen thưởng: Phân tích hồ sơ khen thưởng, việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, kết quả, chất lượng các hình thức khen thưởng, việc khen thưởng giáo viên, giảng viên, người trực tiếp lao động; kết quả khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về thi đua, khen thưởng.

+ Những tồn tại, hạn chế chủ yếu, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Phần phương hướng, nhiệm vụ:

+ Xác định phương hướng, mục tiêu chung của phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 05 năm tới.

+ Những nội dung chủ yếu đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và quản lý.

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và các giải pháp chủ yếu.

Yêu cầu chung của báo cáo là thông qua việc đánh giá kết quả của phong trào thi đua yêu nước để biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến; phân tích, đánh giá tác dụng của phong trào thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

b) Báo cáo tham luận của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

- Chú trọng lựa chọn các điển hình thật sự tiêu biểu, có sức lan tỏa để báo cáo tại Hội nghị để lại ấn tượng. Báo cáo điển hình phải được lựa chọn bảo đảm cơ cấu hợp lý; kết hợp giao lưu với điển hình tiên tiến, có minh họa bằng hình ảnh, video clip, phóng sự (nếu có điều kiện); nên lựa chọn những tập thể, cá nhân có mô hình mới, sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý.

- Số lượng báo cáo: Tùy thuộc thời gian tổ chức Hội nghị bảo đảm chất lượng, có tính đại diện cho các lĩnh vực, thành phần.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm không trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ Kế hoạch này và hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Mỗi sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu 01 tập thể và 01 cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến của đơn vị trong 05 năm qua, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị a) Văn bản báo cáo gồm:

- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2025 - 2030.

- Danh sách và trích ngang thành tích của tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc trong 05 năm qua (theo mẫu gửi kèm).

- Danh sách và trích ngang thành tích của tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc của đơn vị trong 05 năm qua (kèm theo bản trích ngang thành tích theo mẫu, có dán ảnh 4x6 đối với cá nhân).

b) Thời hạn nộp báo cáo và danh sách: Trước ngày 30/4/2025 đối với cấp cơ sở và trước ngày 30/6/2025 đối với cấp trên cơ sở, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kèm theo bản mềm khi gửi văn bản qua hệ thống eoffice để tổng hợp.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Ban TĐKTTW, Bộ Nội vụ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các bộ, ngành có cơ sở giáo dục (để phối hợp);
- Công đoàn GDVN (để phối hợp);
- Các đại học, học viện, trường đại học, trường CĐSP (để thực hiện);
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GDĐT (để thực hiện);
- Các sở GDĐT (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Chi

 

ĐƠN VỊ: .............................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..., ngày  tháng  năm 2025

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2025 - 2030

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Khái quát chung về đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị.

2. Thuận lợi, khó khăn.

Phần I

ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua, khen thưởng (việc ban hành các văn bản về thi đua, khen thưởng).

2. Việc triển khai, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng.

3. Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; hoạt động của Hội đồng sáng kiến các cấp.

4. Về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng.

5. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

6. Thực hiện cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

II. CÔNG TÁC THI ĐUA

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

2. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và kết quả đạt được trong các phong trào thi đua:

a) Các phong trào thi đua do Chính phủ phát động (số lượng, tên phong trào; tổ chức thực hiện và kết quả đạt được)

b) Phong trào thi đua của ngành Giáo dục

3. Hoạt động của cụm, khối thi đua (hình thức tổ chức, số lượng, tiêu chí hoạt động, bình xét).

4. Công tác tuyên truyền: Việc tuyên truyền, triển khai các phong trào thi đua được phát động trong đơn vị; việc tổ chức tôn vinh, trao thưởng.

5. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo Kế hoạch số 595/KH- BGDĐT ngày 10/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2023 - 2025” của ngành Giáo dục (số lượng gương điển hình tiên tiến đã tuyên truyền trên trang thông tin của đơn vị, trên phương tiện truyền thông…).

III. CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG

1. Thực trạng

Phân tích hồ sơ khen thưởng, việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, kết quả, chất lượng các hình thức khen thưởng, việc khen thưởng giáo viên, giảng viên, người trực tiếp lao động.

2. Kết quả khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025

b) Khen thưởng cấp Nhà nước

- Cờ thi đua của Chính phủ

- Chiến sĩ thi đua toàn quốc

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (tập thể, cá nhân)

- Anh hùng Lao động

- Huân chương các hạng (từng loại tổng hợp riêng)

- Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

c) Khen thưởng cấp tỉnh, bộ

- Cờ thi đua của tỉnh

- Tập thể lao động xuất sắc

- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

(Phân tích số liệu theo Biểu số 01, 02)

IV. CÔNG TÁC TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Tổng số tiền trích cho quỹ thi đua, khen thưởng cho từng năm.

2. Tổng số tiền xã hội hóa cho công tác thi đua, khen thưởng.

3. Tổng số tiền chi cho công tác thi đua, khen thưởng từng năm.

V. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, PHẢN ANH, KIẾN NGHỊ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Công tác thanh tra, kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về thi đua, khen thưởng.

a) Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về thi đua, khen thưởng.

b) Kết quả giải quyết.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

2. Tồn tại, hạn chế

3. Nguyên nhân

a) Chủ quan

b) Khách quan

4. Bài học kinh nghiệm

VII. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Khó khăn, vướng mắc

2. Đề xuất, kiến nghị

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2025 - 2030

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUNG

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Cần xác định phương hướng, mục tiêu chung của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 05 năm tới; những nội dung chủ yếu đẩy mạnh phong trào thi đua và công tác khen thưởng nhằm góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024 - 2030 và tầm nhìn 2045; công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và các giải pháp chủ yếu.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 

Các phụ lục

Phụ lục I

BẢNG TỔNG HỢP THỐNG KÊ SỐ LIỆU KHEN THƯỞNG

Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng tháng 5 năm 2025

(Khối sở giáo dục và đào tạo - Biểu số 1)

 

Phụ lục II

BẢNG TỔNG HỢP THỐNG KÊ SỐ LIỆU KHEN THƯỞNG

Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng tháng 5 năm 2025

(Khối các cơ sở giáo dục đại học - Biểu số 2)

 

Phụ lục III

BÁO CÁO PHONG TRÀO THI ĐUA “CẢ NƯỚC CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI”

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

Phụ lục IV

BÁO CÁO PHONG TRÀO THI ĐUA “VÌ NGƯỜI NGHÈO - KHÔNG ĐỂ AI BỎ LẠI PHÍA SAU”

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

Phụ lục V

BÁO CÁO PHONG TRÀO THI ĐUA “CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THI ĐUA THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ”

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

Phụ lục VI

BÁO CÁO PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ, HIỆN ĐẠI; THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ”

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

Phụ lục VII

BÁO CÁO PHONG TRÀO “CẢ NƯỚC THI ĐUA XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP, ĐẨY MẠNH HỌC TẬP SUỐT ĐỜI GIAI ĐOẠN 2023-2030”

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

Phụ lục VIII

BÁO CÁO PHONG TRÀO THI ĐUA CẢ NƯỚC CHUNG TAY “XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT”

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

Phụ lục IX

BÁO CÁO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC” GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức triển khai thực hiện

2. Kết quả đạt được

3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚI

 

ĐƠN VỊ: ..............................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..., ngày  tháng  năm 2025

 

DANH SÁCH

Trích ngang thành tích các tập thể và cá nhân đạt danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2020 - 2025

I. Anh hùng Lao động

TT

Tên tập thể/cá nhân

(chức vụ, đơn vị công tác)

Tóm tắt thành tích

1.

 

- Quyết định số …/QĐ-CTN ngày … tháng … năm … của Chủ tịch nước

- Tóm tắt thành tích đặc biệt xuất sắc được phong tặng danh hiệu

2.

 

 

 

II. Chiến sĩ thi đua toàn quốc

TT

Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác

Tóm tắt thành tích

1.

 

- Quyết định số …/QĐ-TTg ngày … tháng … năm … của Thủ tướng Chính phủ

- Tóm tắt thành tích nổi bật

2.

 

 

Danh sách trên có… tập thể và … cá nhân./.

 

ĐƠN VỊ: ...............................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..., ngày  tháng  năm 2025

 

DANH SÁCH

Giới thiệu các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 và trích ngang thành tích

TT

Tên tập thể/cá nhân

(chức vụ, đơn vị công tác)

Tóm tắt thành tích

1.

Khoa/Phòng/Bộ môn

Trường (mầm non, phổ thông…)

1. Thành tích tiêu biểu, xuất sắc nuôi dạy, giảng dạy, giáo dục, quản lý, thực hiện các phong trào thi đua trong 05 năm liền kề

2. Thành tích tiêu biểu, nổi trội, xuất sắc về hoạt động đoàn thể, xã hội, phục vụ cộng đồng

3. Một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng các cấp tiêu biểu trong 05 năm liền kề

2.

Họ và tên: Nguyễn Thị A

Năm sinh:

Chức vụ hiện tại:

Nơi công tác:

Trình độ, chuyên ngành đào tạo:

Học hàm, học vị:

Điện thoại, email:

1. Uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành, lĩnh vực hoặc cấp huyện, cấp tỉnh

2. Thành tích tiêu biểu, nổi trội, xuất sắc trong nuôi dạy, giảng dạy, giáo dục, quản lý, thực hiện các phong trào thi đua trong 05 năm liền kề

3. Thành tích tiêu biểu, nổi trội, xuất sắc về hoạt động đoàn thể, xã hội, phục vụ cộng đồng

4. Một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng các cấp tiêu biểu trong 05 năm liền kề

Danh sách trên có 01 tập thể và 01 cá nhân./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 1244/HD-BGDĐT năm 2024 tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII - năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 1244/HD-BGDĐT
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 23/09/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Chi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản