Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 12-HD/BTCTW | Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2012 |
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN VÀ LẬP BIỂU THỐNG KÊ CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG.
Căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định số 45 - QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về “Thi hành Điều lệ Đảng”, Hướng dẫn số 01 - HD/TW ngày 05-01-2012 của Ban Bí thư “Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng” khoá XI;
Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên và lập biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng như sau:
Phần thứ nhất
VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN
I. KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Quy trình kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức
1.1- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên.
a) Tỉnh uỷ và tương đương
- Căn cứ phương châm, phương hướng, tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp người vào Đảng của Trung ương để đề ra kế hoạch kết nạp đảng viên phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đảng bộ và những biện pháp chỉ đạo thực hiện.
- Chỉ đạo ban tổ chức cùng với các ban tham mưu của cấp uỷ xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên của đảng bộ.
- Thường xuyên kiểm tra cấp uỷ cấp dưới thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên; hằng năm sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
b) Huyện uỷ và tương đương
- Cụ thể hoá kế hoạch kết nạp đảng viên của cấp ủy cấp trên phù hợp với đặc điểm của đảng bộ; chỉ đạo hướng dẫn các cấp uỷ cấp dưới xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên.
- Định kỳ hằng tháng xét đề nghị của cấp uỷ cơ sở để bổ sung, điều chỉnh danh sách cảm tình Đảng; chỉ đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho cảm tình Đảng, nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì ban thường vụ cấp uỷ giao cho ban tổ chức cấp uỷ chủ trì, phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ tổ chức bồi dưỡng.
c) Cấp uỷ cơ sở.
- Cụ thể hoá kế hoạch kết nạp đảng viên của cấp uỷ cấp trên phù hợp với đặc điểm của đảng bộ;
- Định kỳ hằng tháng xét đề nghị của chi bộ để bổ sung, điều chỉnh danh sách cảm tình Đảng của đảng bộ; xét, đề nghị cho cảm tình Đảng đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
d) Chi bộ :
- Đánh giá, phân tích chất lượng quần chúng để xây dựng kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng viên; tổ chức tuyên truyền, giáo dục; chỉ đạo các tổ chức quần chúng, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục, lựa chọn đoàn viên, hội viên ưu tú giới thiệu với chi bộ
- Chi bộ giao nhiệm vụ cho cảm tình Đảng để thử thách và có nghị quyết phân công đảng viên chính thức giúp đỡ cảm tình Đảng phấn đấu vào Đảng.
- Định kỳ hằng tháng xem xét, ra nghị quyết lựa chọn quần chúng ưu tú vào danh sách cảm tình Đảng, đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh sách cảm tình Đảng; xét, đề nghị cho cảm tình Đảng đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; xét, quyết định cho cảm tình Đảng được làm thủ tục xem xét kết nạp vào Đảng.
1.2- Sử dụng đúng các mẫu tài liệu về kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (tại mục I, phụ lục I ).
2. Một số vấn đề liên quan đến công tác kết nạp đảng viên.
2.1- Thủ tục kết nạp đảng viên ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
- Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ thực hiện theo nội dung tại điểm 6 Quy định số 45-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban chấp hành Trung ương (sau đây gọi tắt là Quy định 45-QĐ/TW), cụ thể đối với một số trường hợp sau:
a) Ở thôn, ấp, bản, buôn, làng:
- Đảng uỷ xã giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ
người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ nơi đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp vào Đảng theo quy định. Nhiệm vụ này được thực hiện cho đến khi thôn, ấp, bản…có đủ số đảng viên chính thức để lập chi bộ.
- Nếu là chi bộ cơ sở xã thì chi bộ cử đảng viên tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ người vào Đảng, khi người đó có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
b) Ở trường học, cơ sở y tế:
- Trường học, cơ sở y tế do uỷ ban nhân dân xã (và tương đương) quản lý như trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường mầm non, trạm y tế…, thì đảng uỷ xã (và tương đương) thực hiện các thủ tục kết nạp đảng viên ở những trường, cơ sở y tế chưa có đảng viên như đối với thôn, ấp, bản, buôn, làng nêu trên.
- Trường học, cơ sở y tế do uỷ ban nhân dân cấp huyện và tương đương quản lý: (trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dân lập, trường tư thục, bệnh viện…) thì cấp uỷ huyện và tương đương chỉ đạo tổ chức đảng ở những cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý thực hiện việc kết nạp đảng viên.
- Trường học, cơ sở y tế do tỉnh, thành phố quản lý thì tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo cấp uỷ ở những cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý thực hiện việc kết nạp đảng viên.
c) Ở các doanh nghiệp:
Thực hiện tương tự như trường học, cơ sở y tế, cụ thể: nếu do cấp xã (và tương đương) quản lý thì giao cho cấp uỷ xã và tương đương thực hiện; nếu do cấp huyện (và tương đương) quản lý thì giao cho cấp uỷ ở những cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý thực hiện; nếu do tỉnh (và tương đương) quản lý thì giao cho cấp uỷ ở những cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý thực hiện; nếu do các bộ, ngành Trung ương quản lý thì giao cho đảng uỷ cơ quan các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo chi bộ có điều kiện thuận lợi thực hiện việc kết nạp đảng viên.
2.2- Thủ tục giải quyết những trường hợp kết nạp người vào Đảng hoặc công nhận đảng viên chính thức sai quy định.
Cấp uỷ cấp trên, qua kiểm tra, xác minh phát hiện việc kết nạp người vào Đảng hoặc công nhận đảng viên chính thức sai quy định xử lý theo quy định tại điểm 7.6 Quy định 45-QĐ/TW, thủ tục tiến hành như sau:
a) Trường hợp quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 1, Điều lệ Đảng và điểm 9 Quy định 45-QĐ/TW thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ đạo cấp uỷ ra quyết định phải huỷ bỏ quyết định của mình và thông báo cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt xoá tên đảng viên đó trong danh sách đảng viên.
- Trong văn bản chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên đối với cấp uỷ ra quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức phải huỷ bỏ quyết định cần nêu rõ các nội dung:
+ Không đủ tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1, Điều lệ Đảng về phẩm chất chính trị; hoặc phẩm chất đạo đức và lối sống; hoặc ý thức tổ chức, kỷ luật và đoàn kết nội bộ.
+ Không đủ điều kiện về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; hoặc chưa đủ tuổi đời; hoặc không thuộc diện được kết nạp lại vào Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Cấp uỷ ra quyết định kết nạp người vào Đảng hoặc công nhận đảng viên chính thức phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định của mình, trong quyết định cần nêu rõ:
+ Căn cứ và lý do ban hành quyết định.
+ Nội dung quyết định gồm 3 điều:
Điều 1: Huỷ quyết định kết nạp đảng viên số…, hoặc huỷ quyết định công nhận đảng viên chính thức số…, hoặc huỷ quyết định kết nạp lại đảng viên số…, của…..
Điều 2: Không công nhận……là đảng viên của Đảng và xoá tên đảng viên…..trong danh sách đảng viên.
Điều 3: Văn phòng, ban tổ chức…, Đảng uỷ cơ sở…, Chi bộ…... và người có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
- Khi nhận được quyết định, đảng uỷ cơ sở lưu văn bản chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và quyết định nêu trên vào hồ sơ của đảng viên bị xoá tên để quản lý theo quy định, chi bộ công bố và giao quyết định không được công nhận là đảng viên của Đảng và xoá tên trong danh sách đảng viên cho đảng viên trong cuộc họp chi bộ.
b) Trường hợp quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức không đúng thẩm quyền và không đúng thủ tục quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều lệ Đảng và điểm 7, điểm 9 Quy định 45-QĐ/TW thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp (của cấp uỷ ra quyết định) ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó và chỉ đạo các cấp uỷ cấp dưới làm lại các thủ tục; trong quyết định huỷ bỏ quyết định của cấp uỷ cấp dưới cần nêu rõ các nội dung:
+ Căn cứ và lý do ban hành quyết định (lý do cần nêu cụ thể như: quyết định kết nạp người vào Đảng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 4, Điều lệ Đảng; hoặc quyết định công nhận đảng viên chính thức không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 5, Điều lệ Đảng; hoặc quyết định kết nạp người vào Đảng không đúng thẩm quyền theo quy định tại điểm 7 Quy định 45-QĐ/TW; hoặc kết nạp lại người vào Đảng chưa xin ý kiến của Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương theo quy định tại điểm 9 Quy định 45-QĐ/TW…).
+ Nội dung quyết định gồm 4 điều:
Điều 1: Huỷ quyết định kết nạp đảng viên số…, hoặc huỷ quyết định công nhận đảng viên chính thức số…, hoặc huỷ quyết định kết nạp lại đảng viên số… của….
Điều 2: Công nhận………………. là đảng viên của Đảng, được kết nạp vào Đảng ngày…, được công nhận là đảng viên chính thức ngày…; hoặc được kết nạp lại vào Đảng ngày…. (căn cứ từng trường hợp cụ thể, xác định lại ngày được kết nạp (kể cả kết nạp lại), ngày được công nhận là đảng viên chính thức của đảng viên và ghi vào quyết định).
Điều 3: Được giữ nguyên các tài liệu trong hồ sơ kết nạp đảng viên và hồ sơ công nhận đảng viên chính thức của đảng viên…trước đây; đảng viên có trách nhiệm khai lại lý lịch đảng viên, phiếu đảng viên theo quy định; tổ chức đảng làm lại thẻ đảng viên cho đảng viên và sửa lại ngày kết nạp, ngày công nhận chính thức trong các tài liệu có liên quan của đảng viên.
Điều 4: Văn phòng, ban tổ chức…, ban thường vụ…., đảng uỷ …, chi bộ… và người có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
+ Sau khi nhận được quyết định, các cấp uỷ trực thuộc và đảng viên thực hiện các nội dung tại Điều 3 nêu trên, lưu quyết định của cấp ủy cấp trên, lý lịch đảng viên vào hồ sơ của đảng viên để quản lý theo quy định, chi bộ công bố và trao quyết định cho đảng viên trong cuộc họp chi bộ.
2.3 - Thời gian dự bị được Điều lệ Đảng quy định qua các kỳ đại hội của Đảng.
2.3.1- Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (thực hiện từ khi thành lập Đảng đến tháng 11-1951) quy định thời kỳ dự bị của đảng viên như sau:
Công nhân: 2 tháng, nông dân 4 tháng, trí thức và thành phần khác: 6 tháng, những người phụ trách các đảng phái khác: 12 tháng.
2.3.2- Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam khoá II (thực hiện từ tháng 12-1951 đến tháng 8-1960) quy định thời kỳ dự bị của đảng viên như sau:
a) Thợ thuyền, cố nông, bần nông, dân nghèo ở thành thị: 6 tháng.
b) Trung nông, tiểu tư sản trí thức và những người thuộc các tầng lớp tiểu tư sản khác: 1 năm.
c) Thuộc các tầng lớp khác: 2 năm
+ Binh sĩ cách mạng tuỳ theo thành phần giai cấp mà kết nạp. Những binh sĩ đã tham gia quân đội trên 3 năm, nếu thuộc thành phần giai cấp loại b (tức là trung nông, tiểu tư sản, trí thức) thì được hưởng điều kiện loại a (là thợ thuyền, cố nông, bần nông, dân nghèo ở thành thị ). Nếu thuộc thành phần giai cấp loại c thì được hưởng điều kiện loại b.
Những chiến sĩ cộng sản đặc biệt, khi được xét kết nạp vào Đảng thì có thể được rút ngắn thời gian dự bị. Việc rút ngắn thời gian dự bị này sẽ do chi bộ quyết định và cấp trên chuẩn y.
+ Những người đổi nghề trên 3 năm thì tính theo thành phần giai cấp mới. Khi hết thời kỳ dự bị thì xét chuyển thành đảng viên chính thức. Nếu thấy chưa đủ điều kiện thì có thể kéo dài thời kỳ dự bị, nhiều nhất là gấp đôi. Nếu hết thời gian ấy mà xét vẫn không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đưa ra khỏi Đảng.
2.3.3- Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam khoá III (thực hiện từ tháng 9-1960 đến tháng 12-1976) quy định thời kỳ dự bị của đảng viên như sau:
Công nhân: 9 tháng, các thành phần khác: 1 năm, thời kỳ dự bị tính từ ngày chi bộ tuyên bố kết nạp vào Đảng. Khi xét chuyển chính thức nếu chưa đủ điều kiện có thể kéo dài thời kỳ dự bị nhưng không quá 1 năm, hết thời gian kéo dài nếu không đủ điều kiện thì đưa ra khỏi Đảng.
Ở miền Nam, Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng quy định: Công nhân, cố nông, bần nông, dân nghèo thành thị phải qua 9 tháng dự bị; trung nông, học sinh, sinh viên, trí thức tiểu tư sản phải qua 1 năm dự bị.
2.3.4- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá IV, từ tháng 12-1976 đến tháng 2-1982 và khoá V, từ tháng 3-1982 đến tháng 11-1986) quy định:
Thời gian dự bị là 1 năm đối với công nhân đã trực tiếp sản xuất từ 5 năm trở lên; cán bộ, nhân viên và chiến sĩ hoạt động chuyên nghiệp từ 5 năm trở lên trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể cách mạng và trong lực lượng vũ trang nhân dân. 18 tháng đối với các thành phần và những trường hợp khác.
Hết thời kỳ dự bị nếu xét thấy không đủ tư cách để công nhận là đảng viên chính thức thì xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Thời kỳ dự bị tính từ ngày chi bộ tuyên bố kết nạp vào Đảng.
Tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày được chi bộ quyết định công nhận là đảng viên chính thức.
2.3.5- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VI, VII, VIII, IX và khoá X từ tháng 12-1986 đến tháng 12-2010) quy định:
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua một thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp kết nạp. Trong thời kỳ dự bị chi bộ tiếp tục giáo dục…; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
2.3.6- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI quy định:
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.
Tuổi đảng của đảng viên đã được công nhận chính thức tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
3. Hướng dẫn khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ), khai lý lịch đảng viên (Mẫu 1-HSĐV)
3.1- Yêu cầu:
Người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ rõ ràng các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
3.2- Lý lịch của người xin vào Đảng:
01. Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy chứng minh thư nhân dân, bằng chữ in hoa, ví dụ: NGUYỄN VĂN HÙNG.
02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
03. Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
04. Bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có)
05. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.
06. Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.
07. Quê quán: Ghi rõ nơi gia đình, họ hàng của cha đẻ sinh sống từ nhiều đời trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Ghi địa chỉ như cách ghi ở mục 06.
08. Nơi thường trú:
- Nơi thường trú: Ghi địa chỉ đăng ký thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, thị xã, quận, thành phố).
- Nơi tạm trú: Bản thân đang tạm trú ở đâu thì viết địa chỉ nơi tạm trú đó.
09. Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân như Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường… (nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
10. Tôn giáo: Trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì ghi rõ (ví dụ: Đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo hoà hảo…ghi cả chức vụ trong tôn giáo - nếu có), nếu không theo đạo nào thì viết chữ “không”.
11. Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ công việc chính đang làm (ví dụ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, bác sĩ ngoại khoa, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp nếu sống phụ thuộc vào gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm).
12. Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10,12 năm, học phổ thông hay bổ túc (ví dụ: 8/10 phổ thông 9/10 bổ túc).
- Giáo dục nghề nghiệp: (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp (ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp trung cấp Thú y…)
- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ…): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, chuyên tu (ví dụ: Cao đẳng sư phạm, Đại học nông nghiệp, cử nhân Luật tại chức, Kỹ sư cơ khí, Bác sĩ Ngoại khoa; Thạc sỹ Kinh tế, Tiến sỹ toán học, Tiến sỹ khoa học…) nếu có nhiều bẳng thì ghi tất cả.
- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó giáo sư).
- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; hệ chính quy hay tại chức.
- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp (ví dụ: đại học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…hoặc tiếng Anh trình độ A)
- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp (ví dụ: tin học văn phòng, tin học trình độ A, B, C…); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.
- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào ghi rõ tên dân tộc đó.
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có): Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có): Ghi như mục 14.
16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (nếu có): Ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác, hiện nay ở đâu của từng người giới thiệu mình vào Đảng, nếu ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu thì ghi rõ tên đoàn thanh niên cơ sở và tổ chức đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp (nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu thì cũng ghi nội dung tương tự).
17. Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội (như ngày vào đoàn thanh niên, ngày nhập ngũ, ngày thoát ly hoặc ngày vào hoạt động trong các tổ chức kinh tế, xã hội, ngày vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…).
18. Những công tác, chức vụ đã qua: Ghi đầy đủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội… (Ghi cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, đi học, đi chữa bệnh, đi nghỉ mát, tham quan nước ngoài, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc không hoạt động nếu có…).
19. Đặc điểm lịch sử: Ghi rõ lý do bị ngừng hoạt động đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu). Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu?). Đã tham gia các chức sắc gì trong các tôn giáo.
20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Ghi rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
21. Đi nước ngoài: Ghi rõ thời gian từ tháng năm đến tháng năm nào, đi nước nào (chỉ ghi các trường hợp đi học tập, lao động hợp tác, công tác… từ 3 tháng trở lên); do cấp nào cử đi.
22. Khen thưởng: Ghi rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng (từ giấy khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân…
23. Kỷ luật: Ghi rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật (về kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên). Cấp nào quyết định.
24. Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như:
- Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: Họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ:
+ Về hoàn cảnh kinh tế từng người: Ghi rõ thành phần giai cấp trước cách mạng tháng tám năm 1945, trong cải cách ruộng đất trong năm 1954 (ở miền Bắc) hoặc trong cải cách công, nông, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh, thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào như: Cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản…(nếu có sự thay đổi thành phần giai cấp cần viết rõ lý do). Nếu thành phần gia đình chưa được quy định ở các thời điểm nêu trên và
hiện nay thì viết như nội dung hướng dẫn ở mục 11 nêu trên.
+ Về lịch sử chính trị của từng người: Ghi rõ đã tham gia tổ chức cách mạng; làm công tác gì, giữ chức vụ gì? Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào… của đế quốc hoặc chế độ cũ; hiện nay, những người đó làm gì? Ở đâu? Nếu đã chết thì viết rõ lý do chết, năm nào? Tại đâu?
- Anh, chị ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi cư trú , nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.
- Đối với ông, bà nội, ngoại: Ghi rõ họ tên, tuổi, nơi cư trú, nghề nghiệp, lịch sử chính trị của từng người.
25. Tự nhận xét: Ghi những ưu, khuyết điểm chính của bản thân về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu vào Đảng đến nay; sự tín nhiệm của quần chúng và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào?
26. Cam đoan và ký tên: Ghi “ Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách trước Đảng về những nội dung khai trong lý lịch”, ngày, tháng, năm, ký tên, ghi rõ họ tên.
27. Nhận xét của chi uỷ chi bộ: Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng, chi bộ kết luận, chi uỷ chi bộ viết rõ bản lý lịch đã khai đúng sự thật chưa? Không đúng ở điểm nào? Có vi phạm tiêu chuẩn lịch sử chính trị và chính trị hiện nay không? Quan điểm, lập trường, phẩm chất đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng… của người xin vào Đảng?
28. Chứng nhận của cấp uỷ cơ sở: Sau khi thẩm định lại kết quả thẩm tra, xác minh và làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi vấn trong nội dung lý lịch của người xin vào Đảng; tập thể cấp uỷ cơ sở xem xét, kết luận thì đồng chí bí thư cấp uỷ viết rõ: “ chứng nhận lý lịch của đồng chí…….khai tại đảng bộ (hoặc chi bộ) cơ sở….là đúng sự thật; không (hoặc có) vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng theo quy định của Bộ chính trị; có đủ (hoặc không đủ) điều kiện về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để xem xét kết nạp đồng chí……..vào Đảng”, viết rõ ngày, tháng, năm, chức vụ, ký tên, họ và tên, đóng dấu của cấp uỷ cơ sở. Trường hợp cấp uỷ cơ sở chưa có con dấu, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký của bí thư cấp uỷ cơ sở, viết rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu của cấp uỷ.
29. Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng nơi đến thẩm tra lý lịch của người vào Đảng:
a) Nhận xét của ban thường vụ hoặc của ban chấp đảng bộ cơ sở nơi đến thẩm tra
Viết những nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục “ Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu của cấp uỷ.
b) Nhận xét của cơ quan tổ chức hoặc của thường trực cấp uỷ cấp trên cơ sở (nếu có)
Viết những nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể thường trực cấp uỷ hoặc lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục “ Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “ Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt trường trực cấp uỷ hoặc lãnh đạo ban tổ chức xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu của cấp uỷ hoặc ban tổ chức.
3.3- Lý lịch đảng viên
Sau khi được kết nạp vào Đảng, đảng viên khai lý lịch để tổ chức đảng quản lý, cách khai như sau:
- Các nội dung từ 1 (họ và tên đang dùng) đến 23 (kỷ luật) ghi như hướng dẫn về khai lý lịch của người xin vào Đảng; riêng mục 24 (hoàn cảnh gia đình) phần khai về anh, chị em ruột, các con và anh, chị em ruột vợ (hoặc chồng) chỉ cần ghi họ và tên, năm sinh (tuổi), chỗ ở, nghề nghiệp, công tác và thái độ chính trị hiện nay; phần khai về ông, bà nội ngoại chỉ ghi những người có đặc điểm chính trị ảnh hưởng tốt, xấu với bản thân. Ví dụ: Là Lão thành cách mạng, Anh hùng… hoặc có tội ác, bị cách mạng xử lý.
- Cam đoan - ký tên: Ghi như mục 26 trong lý lịch của người xin vào Đảng.
- Chứng nhận của cấp uỷ cơ sở: Có 2 mức chứng nhận:
+ Nếu cấp uỷ đã thẩm tra, kết luận đúng sự thật thì ghi: “Chứng nhận lý lịch của đồng chí…khai tại đảng bộ, chi bộ cơ sở…là đúng sự thật”
+ Nếu cấp uỷ chỉ đối khớp với lý lịch kết nạp Đảng hoặc lý lịch cũ của đảng viên thấy đúng thì ghi: “Chứng nhận lý lịch của đồng chí…theo đúng lý lịch kết nạp Đảng (hoặc lý lịch cũ).
Ghi ngày, tháng, năm, chức vụ, họ và tên đồng chí bí thư hoặc phó bí thư, ký tên, đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Trường hợp cấp uỷ cơ sở chưa có con dấu, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký, ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu.
3.4 Hướng dẫn khai phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
a) Khai các mục ở phần tiêu đề
- Ghi rõ tên đảng bộ tỉnh và tương đương, huyện và tương đương, đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận và chi đảng viên đang sinh hoạt đảng. Nếu là chi bộ cơ sở thì ghi tên chi bộ cơ sở vào dòng “ Đảng bộ, chi bộ cơ sở”, không ghi vào dòng “chi bộ”.
- Số lý lịch đảng viên: Do tổ chức đảng quản lý hồ sơ đảng viên ghi theo hướng dẫn ở mục 1, phần II.
- Số thẻ đảng viên: Ghi số thẻ đảng viên trong thẻ đảng đã được đổi hoặc phát từ khi thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW ngày 17-10-2003 của Ban Bí thư đến nay. Số thẻ đảng viên gồm 8 chữ số, mỗi chữ số được ghi vào một ô in sẵn trong phiếu đảng viên theo thứ tự từ trái sang phải. Ví dụ:
|
|
- Ảnh của đảng viên: Ảnh mầu, kiểu chân dung, 3x4 cm.
b) Khai các mục trong phần nội dung
1. Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ tên trong giấy khai sinh bằng chữ in hoa đậm nét, ví dụ: NGUYỄN VĂN HÙNG
2. Nam, nữ: Là nam thì ghi chữ “Nam”, là nữ thì ghi chữ “Nữ”.
3. Họ và tên đang dùng: ghi họ, chữ đệm và tên như trong lý lịch đảng viên.
Các mục: 4(sinh ngày), 5 (nơi sinh), 6 (quê quán), 7 (nơi cư trú), 8 (dân tộc, 9 (tôn giáo): Ghi như nội dung tương ứng các mục (5, 6, 7, 8, 9 ,10) trong lý lịch của người xin vào Đảng (nêu tại điểm 3.2 mục I, phần 1 Hướng dẫn này)
10. Thành phần gia đình: Ghi thành phần gia cấp của cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ theo cải cách ruộng đất năm 1945 (ở miền Bắc) hoặc trong cải cách công, nông, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh, thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào như: Cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản…(nếu có sự thay đổi thành phần giai cấp cần viết rõ lý do). Nếu thành phần gia đình chưa được quy định ở các thời điểm nêu trên và hiện nay thì viết như nội dung hướng dẫn ở mục 11 nêu dưới đây.
11. Nghề nghiệp bản thân hiện nay, ghi rõ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp; nếu sống phụ thuộc vào gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm
12. Công việc chính đang làm: Ghi rõ nghề nghiệp chính của mình hiện này đang làm như: công nhân tiện, lái xe…; nhân viên đáng máy, nhân viên văn phòng, tạp vụ…; thợ kỹ nghệ vàng bạc…; bác sỹ ngoại khoa, sỹ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng…; sinh viên đại học luật, đại học kinh tế quốc dân… Đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh với nước ngoài, hợp tác xã, hộ sản xuất cá thể, kinh tế hộ gia đình…
13. Ngày vào Đảng và ngày chính thức: Ghi ngày tháng năm được kết nạp vào Đảng và ngày công nhận đảng viên chính thức (như trong lý lịch đảng viên); tại chi bộ: ghi rõ tên chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc đảng bộ trực thuộc Trung ương.
Người giới thiệu vào Đảng: Ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người giới thiệu mình vào Đảng, hiện nay ở đâu; nếu ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu thì ghi rõ tên đoàn thanh niên cơ sở và tổ chức đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp (nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu thì cũng viết nội dung tương tự).
14. Ngày được tuyển dụng:
Ghi rõ ngày tháng năm, tên và địa chỉ cơ quan, đơn vị tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân…
- Tham gia cách mạng trước 19-8-1945: Ghi ngày tháng năm tham gia hoạt động trong một tổ chức hoặc một đoàn thể do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
- Từ 20-8-1945 đến 7-1954: Ghi ngày tháng năm vào hoạt động trong một cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương sau là Đảng Lao động Việt Nam, tham gia hoạt động trong trong hệ thống chính quyền, đoàn thể từ cấp cơ sở trở lên; ngày vào làm việc trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang.
- Từ 8-1954 đến 30-4-1975: Các tỉnh phía Bắc (từ Vĩnh Linh, Quảng Bình trở ra): ghi ngày tháng năm được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống của tổ chức Đảng Lao động Việt Nam, chính quyền, các đoàn thể chính trị, cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang…của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các tỉnh phía Nam ghi ngày tháng năm vào hoạt động trong một cơ quan, một tổ chức chính quyền, đoàn thể từ cấp cơ sở thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng nhân dân cách mạng miền Nam hay của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; hoặc ngày được cách mạng giao nhiệm vụ rõ ràng và hoạt động liên tục.
- Từ 01-5-1975: Ghi ngày tháng năm được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của đảng Lao động Việt Nam (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam), chính quyền, các đoàn thể chính trị, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với một số chức danh c hủ chốt của Đảng, chính quyền cơ sở ở xã, phường, thị trấn (sau 7-1954 ở miền Bắc và sau 4-1975 ở miền Nam đến ngày Nhà nước ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức (ngày 26-02-1998) như: Chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thư ký UBDN; Bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường trực đảng uỷ xã, phường; xã đội trưởng, xã đội phó, chính trị viên trưởng, chính trị viên phó xã đội; trưởng và phó ban công an , an ninh xã) liền sau đó được tuyển vào cơ quan, đơn vị thành công nhân, viên chức…thì ngày tuyển dụng được tính từ ngày được hưởng lương thuộc ngân sách Nhà nước.
- Từ ngày 26-02-1998 đến 31-12-2009: Ghi ngày tháng năm được tuyển dụng làm cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Từ ngày 01-01-2010 trở đi: Ghi ngày tháng năm được tuyển dụng làm cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức.
15. Ngày vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi ngày tháng năm được kết nạp vào Đoàn.
16. Ngày tham gia các tổ chức chính trị xã hội khác như: Công đoàn, hội nông dân, hội chữ thập đỏ, hội liên hiệp thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…
17. Ngày nhập ngũ, xuất ngũ: Ghi ngày quyết định nhập ngũ (tham gia quân đội, công an hoặc thanh niên xung phong, làm nghĩa vụ quân sự hoặc bảo đảm giao thông), quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội, công an, thanh niên xung phong. Nếu đã xuất ngũ thì ghi ngày phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu. Nếu tái ngũ thì ghi đầy đủ ngày tháng năm các lần xuất ngũ, tái ngũ.
18. Trình độ hiện: Ghi như nội dung mục 12 “ Trình độ hiện nay” trong lý lịch của người xin vào Đảng.
19. Tình trạng sức khoẻ: Ghi tình hình sức khoẻ bản thân hiện nay: tốt, trung bình, kém; bệnh mãn tính
- Thương binh loại: Ghi rõ thương binh loại nào. Nếu dược hưởng chế độ gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, đánh dấu “X” vào ô tương ứng.
20. Số chứng minh thư: Ghi số giấy chứng minh nhân dân đã được cấp, nếu đang là bộ đội thì ghi số chứng minh quân đội.
21. Được miễn công tác và sinh hoạt đảng thì ghi rõ ngày, tháng, năm, thời gian được miễn.
22. Tóm tắt quá trình công tác:
Ghi rõ từng giai đoạn: Từ tháng năm nào đến tháng năm nào; làm nghề gì, giữ chức vụ gì ở các cơ quan đơn vị nào…theo trình tự thời gian liên tục, nếu có thời gian giãn đoạn phải ghi rõ lý do.
23. đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…:
Ghi rõ học trường nào, chuyên ngành gì. Hình thức học là chính quy hay tại chức…; đã được cấp bằng tốt nghiệp hay chứng chỉ tốt nghiệp, tên văn bằng hoặc chứng chỉ.
24. Khen thưởng:, Ghi rõ tên, hạng huân chương, huy chương được Nhà nước tặng (kể cả huân chương, huy chương nước ngoài) và bằng khen được tặng; tháng năm được tặng.
25. Được tặng Huy hiệu Đảng: Được tặng Huy hiệu Đảng 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm, thì đánh dấu x vào các ô tương ứng.
26. Danh hiệu được phong: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân…, được phong năm nào.
27. Kỷ luật: Ghi rõ hình thức kỷ luật Đảng (khai trừ, cách hs chức, cảnh cáo, khiển trách); kỷ luật hành chính (buộc thôi việc, cách chức, cảnh cáo, khiển trách); tên cơ quan quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật. Nếu đã được sửa án kỹ luật thì ghi rõ lý do, cấp nào ra quyết định…
28. Đặc điểm lịch sử bản thân:
a) Bị xoá tên trong danh sách đảng viên: Thời gian, lý do, tại chi bộ, đảng bộ nào?
b) Được kết nạp vào Đảng: Ghi như mục 13 nêu trên.
c) Được khôi phục đảng tịch: Ghi rõ ngày tháng năm, tại chi bộ, đảng bộ nào? Lý do được khôi phục và cấp uỷ đảng ra quyết định.
d) Bị xử lý theo pháp luật (ghi rõ: Tạm giam, án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo…, cấp nào quyết định, do chính quyền nào, từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu)
đ) Bản thân có làm việc trong chế độ cũ (cơ quan, đơn vị nào, địa điểm, chức danh, chức vụ, thời gian làm việc…)
29. Quan hệ với nước ngoài:
a) Đã đi nước ngoài: Những nước nào, thời gian đi, đi làm gì, cấp nào cử đi (chỉ ghi những lần đi nước ngoài từ 3 tháng trở lên).
b) Tham gia hoặc hoặc có quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, trụ sở đặt ở đâu?...).
c) Có thân nhân (cha, mẹ đẻ; mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con, anh chị em ruột) ở nước ngoài (ghi rõ họ và tên, quan hệ, tên nước đang ở, làm gì, địa chỉ…).
30. Quan hệ gia đình:
Ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, nơi ở hiện nay (trong, ngoài nước) của ch, mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng (hoặc người nuôi dưỡng bản thân từ nhỏ); vợ hoặc chồng, anh chị em ruột và các con đẻ, con nuôi.
31. Hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình: Ghi tại thời điểm kê khai.
+ Tổng thu nhập của hộ gia đình (trong 1 năm): Gồm lương, các nguồn khác của bản thân và của các thành viên cùng sinh sống chung trong một hộ gia đình và kinh tế.
+ Nhà ở, đất ở, đất sản xuất, kinh doanh (ghi rõ nguồn gốc: nhà được cấp, được thuê, tự mua, tự xây dựng, nhà được thừa kế, nhà được tặng hoặc cho; đất được giao quyền sử dụng, đất được kế thừa, đất do chuyển nhượng, đất được thuê…tổng diện tích) của bản thân và của các thành viên cùng sinh sống chung trong một hộ gia đình (thành viên nào dã ra ở riêng thì không khai ở đây).
+ Hoạt động kinh tế: Ghi rõ kinh tế cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, chủ trang trại…, số lao động thuê mướn.
+ Những tài sản có giá trị lớn: Ghi những tài sản của bản thân và hộ gia đình có giá trị 50 triệu đồng trở lên như ô tô, tàu, thuyền…
3.5- Hướng dẫn khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên (mẫu 3-HSĐV)
a) Các mục ở phần tiêu đề ghi như nội dung tương ứng trong phiếu đảng viên.
b) Các mục trong phần nội dung: Chỉ ghi những mục có nội dung thay đổi so với năm trước, những mục không có thay đổi so với năm trước thì ghi vào mục đó chữ “K”. Các mục đã có chỉ dẫn thì ghi theo chỉ dân trong phiếu, các mục còn lại ghi như hướng dẫn khai phiếu đảng viên.
II. PHÁT THẺ ĐẢNG VIÊN, QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐẢNG VIÊN GIỚI THIÊU SINH HOẠT ĐẢNG
Tổ chức thực hiện các công tác: phát thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng theo đúng quy định tại Điều 6, Điều lệ Đảng, điểm 13, Quy định số 45 – QĐ/TW và điểm 7,8,9 Hướng dẫn số 01 – HD/BTCTW ngày 05 - 01- 2012 của Ban Bí thư “Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng” (sau đây gọi tắt là HD 01- HD/TW) . Cụ thể về nghiệp vụ như sau:
1. Quản lý hồ sơ đảng viên
a) Số lý lịch đảng viên
Số lý lịch đảng viên gồm 6 chữ số và từ 2 đến 3 chữ ký hiệu của đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương được tổ chức đảng nơi quản lý hồ sơ đảng viên ghi vào dòng “số LL” ở trang bìa lý lịch đảng viên và lý lịch của người xin vào đảng đã được kết nạp vào đảng.
- Cụm số lý lịch (6 chữ số của số lý lịch đảng viên) thực hiện theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, cụ thể:
63 đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương, đảng bộ Quân đội sử dụng cụm số từ 000 001 đến 999 999 cho mỗi đảng bộ.
Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương và đảng bộ Công an Trung ương sử dụng cụm số từ 000 001 đến 099 999 cho mỗi đảng bộ.
Căn cứ cụm số nêu trên, Ban Tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quy định cụm số cho các đảng bộ cấp huyện và tương đương (cho cụm số nhiều hơn 2-3 lần số lượng đảng viên của từng đảng bộ trực thuộc), số còn lại để dự phòng. Ví dụ: Đảng bộ quận Ba Đình, thành phố Hà Nội tại thời điểm cho cụm số có số lượng đảng viên là 13.000 đảng viên, thì cho cụm số có số lượng nhiều hơn 3 lần: 13.000 x 3 = 39.000, lấy tròn là 40.000.
Ban Tổ chức huyện uỷ và tương đương cho số lý lịch đảng viên trong đảng bộ theo trình tự liên tục từ nhỏ đến lớn trọng cụm số do Ban Tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quy định. Ví dụ: Đảng bộ quận Ba Đình có 13.000 đảng viên, cụm số Ban Tổ chức thành uỷ Hà Nội quy định cho quận Ba Đình là từ 000 001 đến 040 000 (40.000 số), Ban Tổ chức quận uỷ Ba Đình ghi số lý lịch đối với đảng viên trong đảng bộ theo trình tự từ 000 001 đến 013 000 (13.000 đảng viên) đang sinh hoạt đảng chính thức và được miễn sinh hoạt đảng của đảng bộ. Sau đó cho tiếp số lý lịch đối với đảng viên mới được kết nạp vào Đảng từ cụm số 013.001 cho đến 040.000.
Chỉ cấp số lý lịch đối với những đảng viên thuộc diện phải khai phiếu đảng viên tại đảng bộ gồm: những đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức, đảng viên được miễn sinh hoạt đảng và đảng viên mới được kết nạp.
- Ký hiệu trong số lý lịch đảng viên: Thực hiện theo Quy định số 01 – QĐ/TCTW ngày 26-12-2002 của Ban tổ chức Trung ương “quy định ký hiệu, số hiệu và cụm số các đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương”.
b) Cách ghi số lý lịch đảng viên
6 ô đầu ghi chữ số, mỗi ô ghi 1 chữ số theo thứ tự từ trái sang phải; 3 ô tiếp theo ghi ký hiệu bằng chữ in hoa, mỗi ô ghi một chữ theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ: đảng viên đầu tiên ở đảng bộ quận Ba Đình được cho số lý lịch 000 001, ký hiệu của đảng bộ thành phố Hà Nội được Ban Tổ chức Trung ương quy định là HN, số lý lịch của đảng viên này là:
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
| H | N |
|
* Các mẫu tài liệu về quản lý hồ sơ đảng viên tại mục III, phụ lục I.
2. Phát và quản lý thẻ đảng viên
2.1- Phát hành thẻ đảng viên
Mẫu thẻ đảng viên thực hiện theo theo Quyết định số 85-QĐ/TW ngày 6-10-2003 của Ban Bí thư (khoá IX). Thẻ đảng viên do Ban Tổ chức Trung ương in ấn, phát hành và quản lý thống nhất. Các cấp uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức làm thẻ, phát cho đảng viên và quản lý thẻ đảng viên theo chế độ mật.
2.2- Quy trình làm thẻ, phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên
a/ Số thẻ đảng viên
- Mỗi đảng viên mang một số thẻ đảng viên gồm 8 chữ số, chia làm 2 nhóm, ngăn cách bằng dấu (.) nhóm 1 là 2 chữ số số hiệu của các đảng bộ trực thuộc Trung ương, nhóm 2 gồm 6 chữ số nằm trong cụm số (từ 000.001 đến 999.999) theo Quy định số 01-QĐ/TCTW ngày 26 /02 / 2002 của Ban Tổ chức Trung ương quy định “Ký hiệu, số hiệu và cụm số của các đảng bộ tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương”. Ví dụ: Đảng viên A của tỉnh Hà Nam được ghi số thứ tự (thứ 10) trong danh sách đổi thẻ đảng viên kèm theo Quyết định của Ban Thường vụ Đảng uỷ Dân, Chính, Đảng tỉnh Hà Nam gửi về Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đầu tiên khi thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư “Về việc đổi thẻ đảng viên” thì Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tiến hành cho số thẻ đảng viên của đảng viên A trong danh sách đổi thẻ đảng viên nêu trên là: được cấp số thẻ 30.000010 (trong đó, hai chữ số đầu 30 là số hiệu của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, sáu chữ số tiếp theo là dãy số nằm trong cụm số từ 000 001 đến 999.999 được ghi trong Quy định số 01-QĐ/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương nêu trên).
- Ban Tổ chức của cấp uỷ trực thuộc Trung ương sử dụng bộ chương trình quản lý thẻ đảng viên duyệt, cho số thẻ đảng viên vào danh sách phát thẻ đảng viên (mẫu 1-TĐV) của huyện uỷ và tương đương, theo nguyên tắc liên tục từ nhỏ đến lớn theo thời gian nhận danh sách phát thẻ đảng viên không chia cụm số thẻ đảng viên cho các huyện uỷ và tương đương; hằng năm tổng hợp danh sách phát thẻ của đảng bộ trong máy tính, truyền theo mạng lên Ban Tổ chức Trung ương quản lý (gửi kèm theo 1 bản danh sách phát thẻ đảng viên).
b/ Làm thẻ đảng viên:
- Sau khi chi bộ ra nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên dự bị thành
đảng viên chính thức; chi uỷ gửi hồ sơ đề nghị chuyển đảng chính thức, danh sách đề nghị phát thẻ và 2 ảnh chân dung (cỡ 2x3cm) của đảng viên lên đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ cơ sở xét, gửi hồ sơ đề nghị chuyển đảng chính thức và danh sách (theo mẫu 1) đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền; ban tổ chức cấp uỷ có thẩm quyền tập hợp, lập danh sách đề nghị (theo mẫu 1 – TĐV) báo cáo ban thường vụ cấp uỷ; ban thường vụ xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức cùng với việc xét, quyết định phát thẻ đảng viên.
- Ban Tổ chức huyện uỷ và tương đương làm thẻ đảng viên theo trình tự sau:
+ Kết xuất danh sách phát thẻ đảng viên đã được ban thường vụ duyệt ra file, truyền qua mạng hoặc copy ra USB (ở nơi chưa nối mạng máy vi tính) lên Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương; Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương xét, cho số thẻ đảng viên theo nội dung tại điểm 2.2a nêu trên vào danh sách phát thẻ đảng viên, truyền qua mạng (hoặc copy ra USB) về máy tính của huyện uỷ tương đương, giao thẻ đảng viên cho Ban tổ chức huyện uỷ và tương đương.
+ Căn cứ danh sách phát thẻ đảng viên đã được Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương phê duyệt, sử dụng Bộ chương trình quản lý thẻ đảng viên nhập và in các yếu tố của đảng viên vào thẻ đảng viên; dán ảnh (cỡ 2x3cm) vào thẻ.
+ Mang thẻ đảng viên đến Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương đóng dấu nổi thu nhỏ của Tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương vào góc phải của ảnh đảng viên (vành ngoài của con dấu tính từ dưới cằm trở xuống trong ảnh đảng viên).
+ Ép nhựa bảo vệ (chú ý dấu bảo vệ in sẵn trong tấm nhựa phải đặt trước với vị trí ảnh của đảng viên trong thẻ đảng viên).
+ Đóng dấu kiểm tra kỹ thuật thẻ vào ô số 1
+ Căn cứ thẻ đảng viên và danh sách phát thẻ đảng viên, vào sổ phát thẻ đảng viên (mẫu 5 – TĐV); giao thẻ đảng viên cho cấp uỷ cơ sở (mẫu 6 – TĐV), người nhận thẻ ký vào sổ.
+ Trường hợp thẻ đảng viên bị làm sai, làm hỏng: Mang thẻ đảng viên làm sai, làm hỏng và ảnh đảng viên về Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương để kiểm tra, làm lại thẻ.
+ Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương dùng thẻ đảng viên không số in (màu đen) số thẻ đảng viên; nhập và in các yếu tố của đảng viên trên thẻ; dán ảnh, đóng dấu nổi và giao thẻ cho huyện uỷ và tương đương tiếp tục hoàn thiện thẻ đảng viên; thu lại thẻ làm sai, làm hỏng để quản lý.
c) Thủ tục xét, cấp lại thẻ đảng viên bị mất, đổi lại thẻ đảng viên bị hỏng:
- Chi bộ căn cứ lý do bị mất, bị hỏng thẻ trong bản kiểm điểm của đảng viên để xét và thu 2 ảnh chân dung (cỡ 2x3cm) gửi cùng danh sách đề nghị đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ cơ sở xét, gửi danh sách (theo mẫu 1A và 1B) đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền; ban tổ chức của cấp uỷ có thẩm quyền tập hợp danh sách (theo mẫu 1A – TĐV và 1B-TĐV) báo cáo ban thường vụ cấp uỷ xét, ra quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất (theo mẫu 4-TĐV), đổi lại thẻ đảng viên bị hỏng (theo mẫu 4A-TĐV).
- Sau khi có quyết định của cấp uỷ, ban tổ chức của cấp uỷ hoàn thiện danh sách cấp lại thẻ đảng viên bị mất và đổi lại thẻ đảng viên bị hỏng, kết xuất ra file , truyền theo mạng (hoặc copy ra USB) lên ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương; gửi ảnh của đảng viên và thẻ đảng bị hỏng của đảng viên lên ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương; ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương dùng thẻ đảng viên không số in (màu đen) số thẻ đảng viên; nhập và in các các yếu tố của đảng viên trên thẻ , dán ảnh , đóng dấu nổi và giao thẻ cho huyện uỷ và tương đương hoàn thiện thẻ, giao cho chi bộ để trao thẻ cho đảng viên.
d) Phát thẻ đảng viên
Cấp uỷ cơ sở, sau khi nhận thẻ đảng của đảng viên giao cho chi bộ, tổ chức trao thẻ đảng cho đảng viên trong cuộc họp chi bộ gần nhất.
d) Quản lý thẻ đảng viên:
- Tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện đúng quy định về sử dụng và bảo quản thẻ đảng viên nêu tại điểm 13.1 Quy định 45 – QĐ/TW và điểm 7 (7.2) Hướng dẫn số 01 – HD/BTCTW
- Cấp uỷ cơ sở và cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở sử dụng, bảo quản tốt sổ phát thẻ đảng viên (mẫu 5-TĐV), sổ giao nhận thẻ đảng viên (mẫu 6-TĐV); định kỳ hằng năm, chi bộ và cấp uỷ cơ sở tổ chức kiểm tra thẻ đảng viên, kịp thời xử lý thẻ đảng viên bị mất, bị hỏng của đảng viên.
- Hằng năm Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương gửi báo cáo kết quả phát thẻ đảng viên về Ban Tổ chức Trung ương.
* Các mẫu tài liệu về phát thẻ đảng viên trình bày tại mục II, phụ lục I
3- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên.
a) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên theo Quy định số 08-QĐ/TCTW ngày 9/7/2003 của Ban Tổ chức Trung ương, trong đó cần chú ý những vấn đề sau
- Về xây dựng cơ sở dữ liệu đảng viên:
+ Cơ sở dữ liệu đảng viên ở trong Đảng do Ban Tổ chức Trung ương quy
định thống nhất các thông tin nhập vào cơ sở dữ liệu đảng viên (phiếu đảng viên, phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, phiếu báo công nhận đảng viên chính thức, phiếu báo đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, phiếu báo đảng viên từ trần) và các biểu báo thống kê khai thác cơ sở dữ liệu đảng viên (thông qua 10 biểu thống kê) chung cho cả 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện và tương đương). Các cấp uỷ cấp dưới không được bổ sung, sửa đổi vào các mẫu thông tin đầu vào và các biểu báo cáo thống kê nêu trên.
+ Việc nhập và khai thác cơ sở dữ liệu đảng viên phải sử dụng Bộ Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên do Ban Tổ chức Trung ương quy định ở tất cả các cấp trong hệ thống tổ chức của Đảng, không được sử dụng Bộ Chương trình khác để quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên.
- Về quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên:
+ Cơ sở dữ liệu đảng viên là tài liệu mật của Đảng, các tổ chức đảng phải quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật.
+ Cơ quan tổ chức của cấp uỷ quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên của đảng bộ, chịu trách nhiệm trước cấp uỷ việc quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên.
+ Các cấp uỷ đảng và cơ quan tham mưu của cấp uỷ được sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên để thực hiện công tác xây dựng đảng; các cơ quan khác muốn sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên thì phải được cấp uỷ cùng cấp đồng ý.
- Về chế độ trách nhiệm:
+ Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin của cơ quan Đảng về xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên của toàn Đảng, phục vụ yêu cầu chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra các cấp uỷ cấp dưới tổ chức thực hiện.
+ Các Ban Tổ chức của cấp uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp cấp uỷ chỉ đạo thực hiện việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên của đảng bộ; hướng dẫn; kiểm tra các cấp uỷ cấp dưới thực hiện.
+ Cấp uỷ huyện và tương đương trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên của đảng bộ, hướng dẫn, kiểm tra các cấp uỷ trực thuộc thực hiện.
+ Cấp uỷ cơ sở tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên của đảng bộ theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên; kịp thời lập và
gửi phiếu đảng viên, phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, các phiếu báo về đảng viên lên cấp uỷ cấp trên theo quy định.
+ Chi bộ đảng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thu nhận phiếu đảng viên, phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên; thẩm tra, xác minh làm rõ những nội dung trong phiếu đảng viên trước khi gửi lên cấp ủy cơ sở.
+ Trách nhiệm của người sử dụng cơ sở dữ liệu đảng viên: những cá nhân có thẩm quyền khai thác cơ sở dữ liệu đảng viên theo quy định tại Điều 10 Quy định 08-QĐ/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, phải sử dụng đúng mục đích, bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức và cá nhân đảng viên; không được sử dụng vào các mục đích riêng.
b) Thực hiện chế độ nhập, cập nhật, đồng bộ và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu đảng viên theo Quy định số 02-QĐ/BTCTW ngày 03/7/2006 của Ban Tổ chức Trung ương, cần quan tâm những vấn đề sau:
- Các thông tin phải nhập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu đảng viên gồm: những thay đổi về mã số tổ chức của tổ chức đảng trực thuộc; phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV) của đảng viên mới kết nạp, được kết nạp lại và được khôi phục đảng tịch; các biến động về đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức (mẫu 11-SHĐ), đảng viên được công nhận chính thức (mẫu 4-HSĐV), đảng viên ra khỏi Đảng (mẫu 5-HSĐV), đảng viên từ trần (mẫu 6-HSĐV) và các thay đổi của đảng viên theo phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên (mẫu 3-HSĐV).
- Thực hiện đúng chế độ đồng bộ cơ sở dữ liệu đảng viên: hằng tuần huyện uỷ và tương đương đồng bộ về tỉnh uỷ và tương đương (theo lịch của ban tổ chức của cấp uỷ); hằng tháng tỉnh uỷ và tương đương đồng bộ về Ban Tổ chức Trung ương (theo lịch của Ban Tổ chức Trung ương) và đồng bộ cơ sở dữ liệu đảng viên đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên.
- Thực hiện chế độ khai thác cơ sở dữ liệu đảng viên:
+ Ban Tổ chức của cấp uỷ sử dụng Bộ Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên cung cấp các thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ theo định kỳ: hằng tháng tổng hợp các biểu thống kê số 1, số 2 và số 3-TCTW (thời điểm chốt số liệu báo cáo vào ngày cuối tháng); định kỳ 6 tháng tổng hợp các biểu thống kê số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 8 và số 9-TCTW (thời điểm chốt số liệu vào ngày 30-6 hằng năm); hằng năm tổng hợp tất cả các biểu từ số 1 đến số 9-TCTW (thời điểm chốt số liệu báo cáo vào ngày 31-12 , riêng biểu số 7A, 7B-TCTW là ngày 31-01 năm kế tiếp năm báo cáo); cung cấp các biểu thống kê trên và thông tin liên quan đến đội ngũ đảng viên của đảng bộ phục vụ yêu cầu đột xuất của cấp uỷ và cấp uỷ cấp trên.
+ Cấp uỷ cấp dưới báo cáo cấp uỷ cấp trên các biểu thống kê thông qua mạng thông tin của Đảng theo thời gian như sau: huyện uỷ và tương đương báo cáo về tỉnh uỷ và tương đương sau 3 ngày, tỉnh uỷ và tương đương báo cáo về Ban Tổ chức Trung ương sau 5 ngày kể từ thời điểm chốt số liệu tổng hợp báo cáo.
c) Trang bị kỹ thuật và bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên:
- Về bảo đảm hạ tầng kỹ thuật:
Căn cứ tình hình thực tế về trang thiết bị kỹ thuật, hằng năm Ban Tổ chức cấp uỷ xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định mua sắm, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên (việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo Quy định số 13 – QĐ/BTCTW ngày 19.5.2005 của Ban Tổ chức Trung ương).
- Về bố trí cán bộ:
Ban Tổ chức cấp uỷ có trách nhiệm bố trí đủ cán bộ có trình độ, năng lực thực tiễn để khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên.
Việc bố trí cán bộ kỹ thuật ở Văn phòng tỉnh uỷ (và tương đương), Văn phòng huyện uỷ (và tương đương) thực hiện theo Hướng dẫn số 03 – HD/BTCTW ngày 06.6.2011 của Ban Tổ chức Trung ương.
4. Giới thiệu sinh hoạt đảng
Đảng viên phải kịp thời xuất trình quyết định của cấp có thẩm quyền cho chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú, đi học tập, lao động, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên, đi công tác biệt phái hoặc đến làm hợp đồng ở các cơ quan, doanh nghiệp... và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên của năm trước và thời gian trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi uỷ, chi bộ xét làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng theo quy định.
4.1- Quy trình giới thiệu sinh hoạt đảng.
4.1.1- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (cắt đảng số ở đảng bộ):
a) Chuyển sinh hoạt đảng chính thức ở trong nước:
- Chi uỷ (kể cả chi uỷ cơ sở) nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức đi, sau khi kiểm tra kỹ (quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên chuyển công tác, học tập, thay đổi nơi cư trú..., bản tự kiểm điểm và thẻ đảng của đảng viên) viết ô số 1 trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng "Loại 10 ô" giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp như: đảng uỷ bộ phận hoặc đảng uỷ cơ sở, hoặc Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương (nếu chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ huyện và tương đương), hoặc Ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương (nếu chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ tỉnh và tương đương).
- Đảng uỷ bộ phận kiểm tra, viết ô số 2 giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở.
- Đảng uỷ cơ sở kiểm tra, viết nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên; viết ô số 3 giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp như: ban thường vụ huyện uỷ và tương đương, hoặc ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương (nếu đảng bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ tỉnh và tương đương), niêm phong hồ sơ đảng viên (nếu đã được giao quản lý hồ sơ đảng viên) giao cho đảng viên báo cáo cấp uỷ nơi đến.
- Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương kiểm tra, viết ô số 4 giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên sẽ chuyển đến như: ban thường vụ huyện uỷ và tương đương, hoặc ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương (nếu tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến trực thuộc đảng bộ tỉnh và tương đương; kiểm tra đầy đủ các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (, hồ sơ kết nạp, phiếu đảng viên và các tài liệu liên quan khác), niêm phong hồ sơ đảng viên giao cho đảng viên mang theo; viết 2 phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng, gửi bằng đường công văn (1 phiếu gửi cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến, 1 phiếu gửi cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên chuyển đến)
- Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương; cơ quan chính trị của đảng uỷ Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, các Tổng cục và tương đương trong Đảng bộ Quân đội, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân nơi đảng viên chuyển đi kiểm tra, viết ô số 5 giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên sẽ chuyển đến như: ban thường vụ huyện uỷ và tương đương, Ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương, kiểm tra và niêm phong hồ sơ đảng viên giao cho đảng viên mang theo; viết 2 phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng gửi theo đường công văn (1 phiếu đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến, 1 phiếu gửi cấp uỷ cơ sở đảng nơi đảng viên chuyển đến) viết ô số 6 để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về cấp uỷ cấp dưới trực tiếp như: ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cơ sở, hoặc đảng uỷ cơ sở hoặc chi uỷ cơ sở trực thuộc nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt; kiểm tra thu nhận quản lý toàn bộ hồ sơ đảng viên (nếu cấp uỷ cơ sở đã được giao quản lý hồ sơ đảng viên thì niêm phong hồ sơ đảng viên giao cho đảng viên mang theo).
- Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương nơi đảng viên chuyển đến, kiểm tra, viết ô số 7 để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về cấp uỷ cấp dưới trực tiếp như: đảng uỷ cơ sở, hoặc chi uỷ cơ sở nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt; kiểm tra, thu nhận quản lý hoặc chuyển hồ sơ đảng viên như trên.
- Đảng uỷ cơ sở nơi đảng viên chuyển đến: kiểm tra, thu nhận hồ sơ đảng viên để quản lý (nếu được giao quản lý), viết ô số 8 để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về đảng uỷ bộ phận (nếu có), hoặc chi uỷ chi bộ nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt.
- Đảng uỷ bộ phận nơi đảng viên chuyển đến, viết ô số 9 để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về chi uỷ chi bộ nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt.
- Chi uỷ (kể cả chi uỷ cơ sở) viết ô số 10 tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt và chuyển giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng viên lên đảng uỷ cơ sở để quản lý theo quy định; nếu là chi uỷ cơ sở thì trực tiếp quản lý giấy giới thiệu sinh hoạt đảng đó.
- Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng chính thức gồm:
+ Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (loại 10 ô).
+ Phiếu đảng viên (khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ huyện và tương đương).
+ Thẻ đảng viên.
+ Hồ sơ đảng viên.
+ Bản tự kiểm điểm đảng viên, có nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức.
b) Chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài nước:
- Đối với đảng viên đi học, được cơ quan, đơn vị cử đi công tác làm chuyên gia …
+ Đảng uỷ ngoài nước: kiểm tra hồ sơ đảng viên chuyển sinh hoạt đảng từ tổ chức đảng trong nước chuyển đến, dùng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng "loại 2 ô", viết ô số 1 để tiếp nhận đảng viên và lưu giữ giấy giới thiệu sinh hoạt đảng đó cùng với toàn bộ hồ sơ của đảng viên;
+ Đảng uỷ ngoài nước thông báo danh sách đảng viên đó đến cấp uỷ của ta ở ngoài nước nơi đảng viên đến theo dõi quản lý theo quy định; đảng viên ra ngoài nước, báo cáo với cấp uỷ nơi đến để được tiếp nhận sinh hoạt đảng và làm nhiệm vụ đảng viên.
+ Khi đảng viên trở về nước, cấp uỷ ở ngoài nước ghi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên trong thời gian ở ngoài nước, giao cho đảng viên để báo cáo với Đảng uỷ ngoài nước xét, làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về trong nước.
+ Đảng uỷ ngoài nước căn cứ bản kiểm điểm của đảng viên và nhận xét của cấp uỷ ở ngoài nước để viết tiếp vào ô số 2 giấy giới thiệu sinh hoạt đảng "loại 2 ô" của đảng viên để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên sẽ chuyển đến như: ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương (nếu tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên về trực thuộc đảng bộ tỉnh và tương đương), hoặc ban thường vụ huyện uỷ và tương đương, kiểm tra và niêm phong hồ sơ đảng viên giao cho đảng viên mang theo theo cùng với giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên lúc chuyển đi để báo cáo với cấp uỷ nơi chuyển đến.
+ Các cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng và chi uỷ chi bộ nơi đảng viên sẽ chuyển đến, sử dụng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên lúc chuyển đi để làm tiếp thủ tục tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt đảng tại chi bộ theo trình tự nêu ở điểm (a) nói trên.
Trường hợp đảng viên về trong nước, nhưng chưa có nơi tiếp nhận công tác thì Đảng uỷ ngoài nước làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú, khi có quyết định nhận công tác, cấp uỷ nơi đảng viên cư trú làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên đến đảng bộ nơi nhận công tác.
Trong thời gian đảng viên ở ngoài nước, nếu đảng viên được cơ quan chủ quản và Đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện của Nhà nước ta cho phép chuyển sang nước khác, thì cấp uỷ nơi đảng viên chuyển đi ghi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên trong thời gian ở tại nước đó, giao cho đảng viên để báo cáo với cấp uỷ nơi chuyển đến để tiếp tục sinh hoạt đảng và làm nhiệm vụ đảng viên. Cấp uỷ nơi đảng viên chuyển đi báo cáo danh sách đảng viên đó về Đảng uỷ ngoài nước để thông báo cho cấp uỷ nơi đảng viên sẽ chuyển đến.
Trường hợp đảng viên đã làm xong thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến Đảng uỷ ngoài nước, nhưng lại có quyết định không ra ngoài nước nữa, thì Đảng uỷ ngoài nước viết vào ô số 6 giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng viên để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên trở lại đảng bộ nơi giới thiệu đảng viên đi. Trường hợp đảng viên trở về tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh uỷ và tương đương thì Đảng uỷ ngoài nước không ghi vào ô số 6 giấy giới thiệu, làm công văn riêng theo hướng dẫn tại điểm 9 (9.3)c Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương để ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương viết ô số 6 tiếp nhận và giới thiệu đảng viên trở lại đảng bộ nơi giới thiệu đi.
- Đối với đảng viên đi làm việc theo thời vụ, lưu động thường xuyên theo công trình hợp tác ở nước ngoài, không cắt biên chế ở cơ quan, doanh nghiệp... thì tổ chức đảng nơi cử đảng viên đi thành lập chi bộ hoặc tổ đảng sinh hoạt theo hệ thống tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp... và thông báo cho Đảng uỷ ngoài nước biết để cùng phối hợp quản lý.
- Đối với đảng viên đi lao động, học tập tự túc ở ngoài nước:
+ Thực hiện các thủ tục chuyển sinh hoạt đảng theo quy trình chuyển sinh hoạt đảng chính thức trong nước từ chi bộ tới cấp uỷ huyện và tương đương.
+ Cấp huyện và tương đương tiếp nhận, viết phiếu công tác ngoài nước (mẫu số 3A-SHĐ), đồng thời gửi danh sách trích ngang của đảng viên về Đảng uỷ Ngoài nước để theo dõi và thông báo cho tổ chức đảng ở ngoài nước biết, tiếp nhận đảng viên đến sinh hoạt.
+ Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày chuyển ra ngoài nước, đảng viên phải báo cáo, nộp phiếu công tác ngoài nước cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (cấp ủy nước) để được tiếp nhận, bố trí sinh hoạt đảng.
+ Khi về nước, đảng viên làm bản kiểm điểm có xác nhận của đảng uỷ hoặc chi uỷ, báo cáo với cấp uỷ huyện và tương đương nơi đã giới thiệu đảng viên ra ngoài nước để được tiếp nhận, giới thiệu về cấp uỷ cơ sở bằng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng lúc chuyển đi.
c) Thủ tục xoá tên đảng viên vi phạm quy định chuyển sinh hoạt đảng
Cấp uỷ cơ sở nơi có đảng viên chuyển đến, qua kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng, cần liên hệ, thông báo để đảng viên đó kịp thời đến làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng. Nếu quá 3 tháng kể từ ngày nhận được phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng mà đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng thì làm văn bản báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền.
Cấp uỷ có thẩm quyền nơi đảng viên chuyển đến xem xét, nếu đảng viên chậm nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng quá 3 tháng mà không có lý do chính đáng thì ra quyết định xoá tên đảng viên đó theo thẩm quyền với lý do “tự ý bỏ sinh hoạt đảng”, đồng thời gửi thông báo việc xoá tên đảng viên tới chi bộ và cấp uỷ cấp trên trực tiếp của chi bộ nơi đảng viên chuyển đi biết.
4.1.2- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (không cắt đảng số ở đảng bộ):
a) Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ở trong nước:
- Chi uỷ (kể cả chi uỷ cơ sở) nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đi, sau khi kiểm tra quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên đi công tác, học tập..., bản tự kiểm điểm và thẻ đảng của đảng viên, viết ô số 1 giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời "loại 8 ô" để giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở; nếu là chi uỷ cơ sở thì giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở, hoặc chi uỷ cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinh hoạt đảng tạm thời.
- Đảng uỷ cơ sở nơi có đảng viên chuyển đi, kiểm tra, viết ô số 2 giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở hoặc chi uỷ cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinh hoạt đảng tạm thời.
- Đảng uỷ cơ sở nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời: kiểm tra, viết tiếp ô số 3 tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về chi uỷ chi bộ trực thuộc; chi uỷ hoặc chi uỷ cơ sở viết ô số 4 để tiếp nhận đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời.
- Khi đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở về: chi uỷ, hoặc chi uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời kiểm tra, ghi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên, viết tiếp ô số 5 giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở; nếu là chi uỷ cơ sở thì giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở, hoặc chi uỷ cơ sở nơi đảng viên sẽ trở về.
- Đảng uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời kiểm tra, viết tiếp ô số 6 giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở, hoặc chi uỷ cơ sở nơi đảng viên sẽ trở về.
- Đảng uỷ cơ sở nơi đảng viên trở về, kiểm tra, viết tiếp ô số 7 tiếp nhận và giới thiệu đảng viên trở về chi uỷ chi bộ trực thuộc. Chi uỷ hoặc chi uỷ cơ sở tiếp nhận đảng viên vào ô số 8 cho đảng viên sinh hoạt chi bộ, đồng thời chuyển giấy sinh hoạt đảng của đảng viên lên đảng uỷ cơ sở quản lý theo quy định.
- Tài liệu chuyển sinh hoạt đảng tạm thời gồm:
+ Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời (loại 8 ô).
+ Thẻ đảng viên hoặc quyết định kết nạp đảng viên (nếu là đảng viên dự bị).
+ Bản tự kiểm điểm đảng viên, có nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên chuyển đi và nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời khi trở về.
b) Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra ngoài nước:
- Chi uỷ chi bộ nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra ngoài nước, sau khi kiểm tra (quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên ra ngoài nước công tác, học tập... thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; bản tự kiểm điểm và thẻ đảng của đảng viên)”, giới thiệu đảng viên đến đảng uỷ cơ sở; đảng uỷ cơ sở kiểm tra, viết “Phiếu công tác tạm thời ngoài nước” giao cho đảng viên báo cáo với đảng uỷ hoặc chi uỷ cơ sở ở ngoài nước xét, tiếp nhận sinh hoạt đảng (đảng viên không phải qua Đảng uỷ ngoài nước), đồng thời gửi danh sách trích ngang của đảng viên đó đến Đảng uỷ ngoài nước để theo dõi và thông báo cho tổ chức đảng ở ngoài nước biết
- Khi đảng viên trở về nước, đảng uỷ hoặc chi uỷ cơ sở ở ngoài nước ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên để đảng viên báo cáo với đảng uỷ hoặc chi uỷ cơ sở nơi đã giới thiệu đảng viên đi xét, làm thủ tục tiếp nhận đảng viên trở về sinh hoạt;
- “Phiếu công tác tạm thời ở ngoài nước” và mẫu báo cáo danh sách đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra ngoài nước nêu ở phụ lục kèm theo.
c) Xét gia hạn thêm thời gian sinh hoạt đảng tạm thời:
Đảng viên đến ở với người thân (vợ, chồng, bố, mẹ, con, cháu...); đi công tác biệt phái, đi làm hợp đồng do yêu cầu công tác; đi học ở trong nước do yêu cầu học tập ; đảng viên nghỉ chờ việc làm; đang công tác, học tập, lao động, tham quan, chữa bệnh... ở ngoài nước do yêu cầu công tác hoặc việc riêng được cơ quan chủ quản ở trong nước, sứ quán, hoặc tổng lãnh sự quán, trưởng đoàn đại diện của Nhà nước ta ở nước sở tại đồng ý cho ở lại thêm một thời gian dưới 1 năm) thì phải làm văn bản báo cáo với cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời ở trong nước, hoặc đảng uỷ ngoài nước (đối với đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời ở ngoài nước) xem xét, viết thời gian gia hạn vào giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời của đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời ở trong nước hoặc phiếu công tác tạm thời ở ngoài nước của đảng viên sinh hoạt tạm thời ở ngoài nước; đảng viên có trách nhiệm báo cáo với cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt đảng chính thức để theo dõi.
4.1.3- Chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng giải tán, giải thể, sáp nhập hoặc chia tách:
a) Chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng bị giải tán, hoặc giải thể: thực hiện theo nội dung tại điểm 9 (9.3)d Hướng dẫn số 01-HD/TW nghiệp vụ cụ thể như sau:
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở bị giải tán không bị đưa ra khỏi Đảng, thì đảng uỷ cơ sở căn cứ vào hồ sơ đảng viên viết ô số 1 trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng (loại 10 ô) không ký tên, đóng dấu, viết tiếp vào ô số 3 để giới thiệu đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự thủ tục nêu ở điểm a (4.1.1) Hướng dẫn này để đảng viên được sinh hoạt đảng ở chi bộ nơi chuyển đến.
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng căn cứ hồ sơ đảng viên, viết ô số 1 trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng (loại 10 ô) không ký tên, đóng dấu; viết tiếp ô số 4 (nếu cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng đó là cấp uỷ huyện và tương đương) hoặc viết ô số 5 (nếu cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng đó là cấp uỷ tỉnh và tương đương) để giới thiệu đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự thủ tục nêu ở điểm (4.1.1) để đảng viên được tham gia sinh hoạt đảng ở chi bộ nơi chuyển đến.
- Tổ chức đảng giải thể thì cấp uỷ tổ chức đảng giải thể đó tiếp tục thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ngay sau khi có quyết định giải thể, sau khi giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng xong, thì giao nộp con dấu của cấp uỷ theo quy định. Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên thực hiện theo trình tự nêu ở điểm a (4.1.1)
b) Chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên ở những nơi thành lập mới chia tách hoặc sáp nhập: thực hiện theo nội dung tại điểm 9 (9.5) Hướng dẫn số 01 -HD/TW Cụ thể, sau khi cấp uỷ có thẩm quyền quyết định thành lập mới, chia tách hoặc sáp nhập tổ chức đảng thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp tiến hành làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên trong mỗi cấp như sau:
- Đối với chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở:
+ Nếu trong phạm vi đảng bộ cơ sở, thì đảng uỷ cơ sở ra quyết định chuyển giao tổ chức và đảng viên; chi uỷ chi bộ nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của chi bộ và cùng ký tên vào biên bản.
+ Nếu ngoài phạm vi đảng bộ cơ sở, thì cấp uỷ huyện và tương đương quyết định chuyển giao tổ chức và đảng viên; đảng uỷ cơ sở nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của chi bộ, kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của cấp uỷ nơi giao, nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
- Đối với đảng bộ cơ sở:
+ Nếu trong phạm vi đảng bộ huyện và tương đương thì cấp uỷ huyện và tương đương ra quyết định chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên, đảng uỷ cơ sở nơi giao và nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của các chi bộ trực thuộc, kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của cấp uỷ nơi giao, nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
+ Nếu ngoài phạm vi đảng bộ huyện và tương đương thì cấp uỷ trực thuộc Trung ương ra quyết định chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên; cấp uỷ trực thuộc Trung ương nơi tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận. Ban tổ chức của cấp uỷ huyện và tương đương nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của Ban tổ chức nơi giao và nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
- Đối với đảng bộ huyện và tương đương:
+ Trong phạm vi đảng bộ trực thuộc Trung ương:
Cấp uỷ trực thuộc Trung ương ra quyết định chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên; Ban tổ chức của cấp uỷ nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao số danh sách đảng viên của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của Ban tổ chức nơi giao và nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
+ Ngoài phạm vi đảng bộ trực thuộc Trung ương:
Cấp uỷ trực thuộc Trung ương có đảng bộ huyện và tương đương chia tách hoặc sáp nhập ra quyết định chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên; cấp uỷ trực thuộc Trung ương nơi tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận đảng bộ huyện và tương đương được chia tách và sáp nhập.
Ban Tổ chức của cấp uỷ trực thuộc Trung ương nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của Ban tổ chức nơi giao, nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
- Ban Tổ chức của cấp uỷ trực thuộc Trung ương nơi giao và nơi nhận lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của ban tổ chức nơi giao, nơi nhận vào trang đầu sổ danh sách đảng viên và biên bản bàn giao.
- Đối với đảng bộ tỉnh và tương đương:
Sau khi có quyết định của Trung ương, tỉnh uỷ (và tương đương) nơi trước khi chia tách hoặc sáp nhập ra quyết định chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên gửi tỉnh uỷ (và tương đương) được chia tách hoặc sáp nhập.
Ban Tổ chức của các cấp uỷ nêu trên lập biên bản bàn giao sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc kèm theo hồ sơ đảng viên, ký tên, đóng dấu của Ban tổ chức nơi giao và nơi nhận.
4.2- Sử dụng và quản lý giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng:
4.2.1- Sử dụng các mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng:
a) Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng được sử dụng theo đúng nội dung tại điểm 9 (9.4) Hướng dẫn số 01- HD/TW cụ thể như sau:
- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức ở trong nước, dùng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (có 10 ô, nền hoa văn mầu lá mạ in ký hiệu riêng cho từng đảng bộ tỉnh và tương đương), quy ước là: giấy giới thiệu sinh hoạt đảng “Loại 10 ô”.
- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức từ Đảng uỷ ngoài nước ra ngoài nước và từ ngoài nước về, dùng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng ra ngoài nước (có 2 ô, nền hoa văn mầu hồng đào), quy ước là: giấy giới thiệu sinh hoạt đảng “Loại 2 ô”.
- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời dùng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời (có 8 ô, nền hoa văn mầu vàng chanh), quy ước là: giấy giới thiệu sinh hoạt đảng “Loại 8 ô”.
- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức từ chi bộ này đến chi bộ khác trong cùng một đảng bộ cơ sở dùng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ (có 5 ô, nền hoa văn mầu nõn chuối), quy ước là: giấy giới thiệu sinh hoạt đảng “Loại 5 ô”.
b) Cấp phát giấy giới thiệu sinh hoạt đảng phải theo yêu cầu thực tế, có sổ sách ghi đầy đủ, ký nhận rõ ràng, định kỳ (6 tháng 1 lần báo cáo Ban tổ chức cấp uỷ cấp trên tình hình sử dụng bảo quản.
4.2.2- Viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng:
a) Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng do cán bộ nghiệp vụ hoặc đồng chí được ký giấy giới thiệu viết. Trong một ô chỉ viết bằng một thứ mực và một kiểu chữ, chữ viết phải rõ ràng, chính xác, không tẩy xoá sửa chữa, không viết mực đỏ và bút chì. Đối với cả 4 loại giấy giới thiệu sinh hoạt đảng, nếu viết sai ô số 1 thì phải thay giấy khác để viết lại, các ô còn lại bị sai sót nhỏ thì cán bộ viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng có thể sửa chữa như sau: gạch bỏ chỗ viết sai (nhưng bảo đảm vẫn đọc được chữ sai đó), viết lại cho đúng lên phía trên chỗ viết sai, đóng dấu của cấp uỷ hoặc của cơ quan tổ chức, cơ quan chính trị của cấp uỷ vào chỗ sửa chữa.
b) Một số điểm chú ý khi viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng:
- Số TĐV: viết theo số trong thẻ đảng được đổi hoặc phát thẻ đảng viên mới của đảng viên.
- Số LL: viết theo số lý lịch của đảng viên.
- Số sổ đảng viên (SĐV): viết theo thứ tự trong danh sách đảng viên của chi bộ.
- Số.................. (GTSHĐ): viết theo số thứ tự trong sổ giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng bộ.
- Mục “đã đóng đảng phí hết tháng”: viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên tháng nào thì thu tiền đảng phí hết tháng đó.
- Mục “kính gửi”, “kính chuyển” hoặc “thay mặt (TM)”: chi bộ, kể cả chi bộ cơ sở, viết tiếp sau chữ kính gửi, kính chuyển hoặc (TM) là "chi uỷ chi bộ..."; đảng uỷ viết: "Ban Thường vụ..." hoặc "Đảng uỷ..."; ban tổ chức viết: "Ban tổ chức..."; phòng chính trị viết: "Phòng chính trị..."; viết chức vụ, ký tên, họ tên và đóng dấu của cấp uỷ, hoặc của cơ quan tổ chức, hoặc của cơ quan chính trị theo quy định.
- Mục hồ sơ kèm theo: giao cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng mang theo tài liệu nào trong hồ sơ đảng viên thì ghi vào mục “hồ sơ kèm theo” trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng loại tài liệu đó.
4.3- Một số nội dung liên quan đến giới thiệu sinh hoạt đảng.
a) Giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên đi học ở các trường quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đảng viên của Đội công tác tăng cường cho cơ sở theo Chỉ thị 123 của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo Công văn số 1026-CV/BTC ngày 6/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 1389/HD-TC ngày 19/12/2006 của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng.
b) Khi sử dụng hết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức, ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương làm công văn đề nghị Ban Tổ chức Trung ương kèm theo báo cáo tình hình sử dụng và quản lý giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng bộ, để xét việc cấp bổ sung giấy giới thiệu sinh hoạt đảng. Nếu được cấp bổ sung giấy giới thiệu sinh hoạt đảng không ký hiệu thì ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương đóng ký hiệu của tỉnh, thành uỷ vào giấy giới thiệu đó trước khi sử dụng giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng
c) Thủ tục lập lại hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng bị mất:
- Đảng viên để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng phải thực hiện đầy đủ các nội dung tại điểm 9 (9.1)a Hướng dẫn số 01- HD/TW để báo cáo với cấp uỷ cơ sở nơi đã giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng đi.
- Cấp uỷ cơ sở nơi đã giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng đi, kiểm tra kỹ lý do để mất hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng nêu trong bản tường trình của đảng viên. Nếu thấy đảng viên quản lý không tốt để mất hồ sơ thì đảng viên phải kiểm điểm rõ khuyết điểm trước khi cho lập lại hồ sơ, việc lập lại hồ sơ bị mất như sau:
+ Đảng viên viết lại lý lịch đảng viên, phiếu đảng viên và bản tự kiểm điểm theo quy định.
+ Cấp uỷ cơ sở thẩm tra, xác minh, chứng nhận lý lịch, phiếu đảng viên và ghi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên (chú ý: qua thẩm tra, xác minh thấy đảng viên khai không trung thực, phải xem xét thật kỹ lý do để mất hồ sơ, nếu thấy rõ hành vi để mất hồ sơ nhằm lược bỏ những nội dung đã ghi trong lý lịch trước đây nhằm mục đích tư lợi
+ Sao lại quyết định kết nạp đảng viên, quyết định công nhận đảng viên chính thức (do văn phòng cấp uỷ có thẩm quyền đang lưu giữ).
+ Làm lại thủ tục giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đến đảng bộ mới theo quy định.
Tất cả các văn bản nêu trên được đưa vào trong hồ sơ đã lập lại của đảng viên.
* Sử dụng đúng các mẫu về giới thiệu sinh hoạt đảng (tại mục IV, phụ lục I )
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢNG VIÊN
1. Đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt đảng
1.1. Đảng viên xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng theo quy định tại Điểu 7, Điều lệ Đảng.
Thực hiện theo quy định tại điểm 14 Quy định 45-QĐ/TW cụ thể như sau:
a) Đảng viên tuổi cao, sức yếu không thể tham gia sinh hoạt được , tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng.
b) Chi bộ xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng (ghi sổ nghị quyết của chi bộ) Chi uỷ hoặc Bí thư chi bộ báo cáo với cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.
c) Khi đảng viên muốn trở lại công tác và sinh hoạt đảng, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xét, quyết định.
1.2. Đảng viên xin miễn công tác và sinh hoạt đảng không vì lý do tuổi cao, sức yếu như ở điểm 1 (1.1) nêu trên.
a) Được vận dụng Điều 7, Điều lệ Đảng xét cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng trong các trường hợp sau đây:
- Do phải đi điều trị bệnh dài ngày hoặc điều trị ở xa nơi cư trú
- Đi thăm người thân ở ngoài nước.
- Đi làm việc lưu động ở các địa phương, đơn vị trong nước thời gian dưới 1 năm, việc làm không ổn định, hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định.
- Đảng viên là cán bộ, công chức nghỉ trước tuổi chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của Nhà nước có nguyện vọng được miễn sinh hoạt đảng.
b) Đảng viên phải làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt đảng, báo cáo chi bộ.
c) Chi bộ xét, ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cơ sở xét, quyết định.
2 . Phân công công tác cho đảng viên.
Thực hiện theo nội dung tại điểm 2 (2.3), Hướng dẫn số 01-HD/TW cụ thể như sau:
2.1 - Yêu cầu
a) Bảo đảm để mỗi đảng viên trong chi bộ (kẻ cả đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời) đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh và sức khoẻ
b) Việc phân công công tác cho đảng viên được tiến hành ở chi bộ hằng năm và được bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu nhiệm vụ của chi bộ trong năm; kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công là cơ sở để xem xét đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm.
2.2 . Nội dung phân công
Trên cơ sở thực hiện Điều lệ Đảng; chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và nhiệm vụ được cấp uỷ cấp trên giao, chi bộ tiến hành phân công công tác cho đảng viên như sau:
a) Đối với đảng viên đang công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp…
- Thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tài Điều 2, Điều lệ Đảng.
- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn do chính quyền, cơ quan, đơn vị giao.
- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ do tổ chức đảng, đoàn thể phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể vững mạnh.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo Quy định 76-QQD/TW ngày 15.6.2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII).
b) Đối với đảng viên ở xã, phường, thị trấn
- Đảng viên là công chức cơ sở:
Thực hiện các nội dung tương tự tại điểm (a) nêu trên và một số nhiệm vụ của đảng viên không phải là công chức cơ sở nêu dưới đây.
- Đảng viên không phải là công chức cơ sở:
+ Thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng.
+ Thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số chuyên đề như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; làm kinh tế hộ gia đình; xây dựng thôn, xóm, tổ dân phố sạch đẹp văn minh và xây dựng gia đình văn hoá ; phòng chống các tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn, đoàn kết khu dân cư; giúp đỡ hộ gia đình xoá đói giảm nghèo.
+ Theo dõi, giúp đỡ quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng; giúp đỡ các tổ chức quần chúng hoạt động và tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên phấn đấu vào Đảng.
- Đối với đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khoẻ của đảng viên; giáo dục gia đình, con cháu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và xây dựng gia đình văn hoá.
2.3. Phương pháp tiến hành.
a) Đối với chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở):
- Hằng năm (vào dịp đầu năm) chi uỷ (hoặc bí thư chi bộ) rà soát, điều chỉnh việc phân công công tác trong năm cho từng đảng viên, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về việc phân công công tác cho từng đảng viên; phân công chi uỷ viên theo dõi, kiểm tra và báo cáo chi bộ kết quả thực hiện công tác của đảng viên, nơi chưa có chi uỷ thì đồng chí bí thư chi bộ thực hiện.
- Căn cứ nhiệm vụ được phân công, đảng viên xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện trong các kỳ sinh hoạt chi bộ.
- Cuối năm, đảng viên tự kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và tự đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ để chi bộ xem xét, đánh giá chất lượng đảng viên theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
b) Đảng uỷ cơ sở:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chi bộ trực thuộc tổ chức thực hiện các nội dung tại điểm (a) nêu trên.
- Chỉ đạo các tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng trực thuộc kịp thời thông báo cho chi bộ về nhiệm vụ chuyên môn đã giao cho cán bộ, công chức và nhiệm vụ được đoàn thể quần chúng phân công cho đoàn viên, hội viên là đảng viên của chi bộ.
- Hằng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện việc phân công công tác cho đảng viên lên cấp uỷ cấp trên.
c) Các cấp uỷ cấp trên cơ sở:
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra các cấp uỷ trực thuộc thực hiện việc phân công công tác cho đảng viên; kịp thời biểu dương khen thưởng tổ chức đảng thực hiện tốt, nhắc nhở tổ chức đảng thực hiện chưa tốt.
3. Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên
Hình thức, thẩm quyền khen thưởng; tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng trong Đảng thực hiện theo 48 quy định 45-QĐ/TW và 16 Hướng dẫn số 01-HD/TW. Cụ thể như sau:
3.1. Tặng Huy hiệu Đảng:
3.1.1- Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng
a) Đảng viên:
Đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng làm tờ khai đề nghị chi bộ; đảng viên mất Huy hiệu Đảng làm bản tường trình nói rõ lý do bị mất Huy hiệu Đảng đề nghị chi bộ; đối với đảng viên đã, từ trần thì người thân trong gia đình làm tờ khai đề nghị chi bộ xem xét.
b) Chi bộ:
Xét, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm 48.3a quy định 45-QĐ/TW và 16 Hướng dẫn số 01-HD/TW thì đề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất hoặc truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên đã , từ trần.
c) Đảng uỷ cơ sở:
- Xét, và báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp danh sách đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu…năm tuổi đảng”, “Danh sách đảng viên đề nghị cấp lại Huy hiệu Đảng…. hoặc đề nghị xin cấp lại Huy hiệu Đảng, truy tặng Huy hiệu Đảng” cho đảng viên.
- Tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Việc trao tặng Huy hiệu Đảng cho đngr viên đã từ trần được trao cho đại diện gia đình tại buổi lễ hoặc tổ chức tại gia đình đảng viên.
d) huyện uỷ và tương đương
- Xét, đề nghị Ban Thường vụ tỉnh uỷ (và tương đương) tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
- Phân công cấp uỷ dự và trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
đ) Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và tương đương:
Trên cơ sở đề nghị của Ban Tổ chức cấp uỷ:
- Xét, ra quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng hoặc truy tặng Huy hiệu Đảng” (quyết định chung và quyết định đối với cá nhân đảng viên).
- Sau khi có quyết định, Ban Tổ chức của cấp uỷ ghi số Huy hiệu Đảng vào danh sách đảng viên, ghi giấy chứng nhận, vào sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ, giao Huy hiệu Đảng cùng quyết định và giấy chứng nhận tặng Huy hiệu Đảng cho cấp uỷ cơ sở để tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
- Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương sau mỗi đợt xét tặng Huy hiệu Đảng (3/2, 19/5, 2/9, 7/11 hằng năm) tổng hợp danh sách đảng viên được tặng Huy Hiệu Đảng để quản lý.
e) Xét tặng Huy hiệu Đảng theo kết luận của Ban Bí thư trong Thông báo số luận của Ban Bí thư trong thông báo số 69-TB/TW ngày 06.01.2012 như sau:
- Tính đến ngày 01.11.2011 (ngày ban hành Quy định 45-QĐ/TW):
+ Đảng viên có đủ 55 năm tuổi đảng đến dưới 60 năm tuổi đảng (tính theo tháng) được xét tặng Huy hiệu 55 năm tuổi đảng.
+ Đảng viên có đủ 65 năm tuổi đảng đến dưới 70 năm tuổi đảng (tính theo tháng) được xét tặng Huy hiệu 65 năm tuổi đảng.
+ Đảng viên có đủ 75 năm tuổi đảng đến dưới 80 năm tuổi đảng (tính theo tháng) được xét tặng Huy hiệu 75 năm tuổi đảng.
+ Đảng viên đã từ trần trước ngày ban hành Hướng dẫn số 01-HD/TW (05.01.2012) mà lúc còn sống đã có đủ tuổi đảng (tính theo tháng) theo quy định tại điểm 48.1b Quy định 45-QĐ/TW thì được xét truy tặng Huy hiệu Đảng.
+ Không đặt vấn đề tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng đối với những đảng viên đã nhận Huy hiệu Đảng có số năm tuổi đảng cao hơn hoặc truy lĩnh bổ sung giá trị tặng phẩm chưa nhận đủ theo mức quy định.
Ví dụ 1: Đảng viên đã được tặng hoặc truy tặng Huy hiệu 60 năm tuổi đảng thì không thuộc diện xét tặng hoặc truy tặng Huy hiệu 55 năm tuổi
đảng, đảng viên đã được tặng hoặc truy tặng Huy hiệu 70 năm tuổi đảng thì không thuộc diện xét tặng hoặc truy tặng Huy hiệu 65 năm, 55 năm tuổi đảng…
Ví dụ 2: Đảng viên A, ngày ghi trong quyết định kết nạp là 01.11.1956, đến 01.11.2011 có đủ 55 năm tuổi đảng, được xét tặng Huy hiệu 55 năm tuổi đảng (vào đợt 3.2.2012 hoặc 19.5.2012…).
Ví dụ 3: Đảng viên B, ngày ghi trong quyết định kết nạp là 01.12.1951, đến 01.11.2011 có tuổi đảng là 59 năm 11 tháng được xét tặng Huy hiệu 55 tuổi đảng (vào đợt 3.2.2012 hoặc 19.5.2012…).
f) Xét tặng Huy hiệu Đảng thường xuyên
- Đảng viên có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng sau ngày 01.11.2011 được xét tặng Huy hiệu 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng vào các đợt 3/2, 19/5, 2/9 và 7/11 hằng năm.
Ví dụ 4: Đảng viên B, ngày ghi trong quyết định kết nạp là 01.12.1951, đợt 3.2.2012 đã được xét tặng Huy hiệu 55 năm tuổi đảng (nêu ở ví dụ 3). Đến 19.5.2012, đảng viên này có tuổi đảng là 60 năm 5 tháng nên tiếp tục được xét tặng Huy hiệu Đảng 60 năm. Nếu đợt 3-2-2012 tổ chức đảng chưa xét tặng thì đến đợt 19-5-2012, đảng viên B sẽ được xét tặng Huy hiệu 55 năm và 60 năm tuổi đảng.
- Đảng viên từ trần sau ngày 05.01.2012 mà lúc còn sống đã có đủ 30 hoặc 40, …, hoặc 55…năm tuổi đảng (tính theo tháng) theo quy định tại điểm 48.1b Quy định 45-QĐ/TW thì được xét truy tặng Huy hiệu Đảng 30 hoặc 40, …, hoặc 55…năm vào các đợt 3/2, 19/5, 2/9, 7/11 hằng năm.
3.1.2. Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng (do đảng bộ cơ sở thực hiện).
- Hình thức trang trí buổi lễ: Như buổi lễ kết nạp đảng viên nêu tại điểm 3.8 Hướng dẫn 01-HD/TW, với tiêu đề “Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng”
- Nội dung chương trình buổi lễ trao tặng Huy hiệu Đảng gồm: Chào cờ tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu đến dự; đồng chí đại diện đảng uỷ cơ sở đọc quyết định tặng Huy hiệu Đảng; đồng chí thay mặt Ban Chấp hành đảng bộ cấp trên trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên, Phát biểu ý kiến; đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng phát biểu ý kiến và ký vào sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ, chi bộ cơ sở; chào cờ, bế mạc.
- Thành phần dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng là toàn thể đảng viên của đảng bộ; nếu đảng bộ có đông đảng viên thì mời các đảng viên của chi bộ;
Nếu đảng bộ cơ sở có đông đảng viên thi mời các đảng viên của chi bộ có đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng và đại diện của các chi bộ khác.
3.1.3. Phát hành Huy hiệu Đảng và cho số Huy hiệu Đảng:
Mẫu, chất liệu Huy hiệu Đảng thực hiện theo quy định tại Thông báo số 57-TB/TW ngày 27.4.1985 của Ban Bí thư) và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
- Mỗi đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng mang một số Huy hiệu Đảng trong từng loại Huy hiệu Đảng 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm. Số huy Đảng gồm ký hiệu của đảng bộ trực thuộc Trung ương (nêu trong Quy định số 01-QĐ/TCTW ngày 26.02.2002 của Ban Tổ chức Trung ương) và chữ số nằm trong cụm số theo từng loại Huy hiệu Đảng như sau:
+ Huy hiệu Đảng 30 năm: Từ 0000001 đến 9999999 (7 chữ số)
+ Huy hiệu Đảng 40 năm: Từ 000001 đến 999999 (6 chữ số)
+ Huy hiệu Đảng 50 năm: Từ 00001 đến 99999 (5 chữ số)
+ Huy hiệu Đảng 55 năm: Từ D 00001 đến 99999 (5 chữ số có chữ D đầu dãy số).
+ Huy hiệu Đảng 60 năm: Từ 0001 đến 9999 (4 chữ số)
+ Huy hiệu Đảng 65 năm: Từ C 0001 đến 9999 (4 chữ số có chữ C đầu dãy số).
+ Huy hiệu Đảng 70 năm: Từ 001 đến 999 (3 chữ số)
+ Huy hiệu Đảng 75 năm: Từ B 001 đến 999 (3 chữ số có chữ B đầu dãy số).
+ Huy hiệu Đảng 80 năm: Từ 01 đến 99 (2 chữ số)
+ Huy hiệu Đảng 85 năm: Từ A 01 đến A 99 (2 chữ số có chữ A đầu dãy số).
+ Huy hiệu Đảng 90 năm: Từ 01 đến 99 (2 chữ số)
Ví dụ, Đảng bộ thành phố Hà Nội có ký hiệu HN, số Huy hiệu Đảng từng loại là:
Huy hiệu Đảng 30 năm: Từ HN 0000001 đến HN 9999999
Huy hiệu Đảng 50 năm: Từ HN 00001 đến HN 99999
Huy hiệu Đảng 55 năm: Từ HN D 00001 đến HN D 99999
Huy hiệu Đảng 65 năm: Từ HN C 0001 đến HN C 9999 v.v…
- Ban Tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương cho số Huy hiệu Đảng trong danh sách tặng Huy hiệu Đảng (từng loại) của các huyện uỷ và tương đương, theo nguyên tắc: Theo từng loại Huy hiệu Đảng (30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm), liên tục từ nhỏ đến lớn theo trình tự thời gian xét tặng Huy hiệu (không chia cụm số Huy hiệu Đảng theo các huyện uỷ và tương đương).
3.1.4. Một số nội dung liên quan đến tặng Huy hiệu Đảng:
a) Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng theo Quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
b). Kinh phí sản xuất Huy hiệu Đảng của đảng bộ trực thuộc Trung ương được tính trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan đảng.
c) Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời khi có đủ 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi Đảng, làm tờ khai đề nghị tặng Huy hiệu Đảng, báo cáo chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời ghi ý kiến nhận xét vào bản khai, sau đó đảng viên báo cáo với Chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời ghi ý kiến nhận xét vào bản khai, sau đó đảng viên báo cáo với chi bộ nơi sinh hoạt chính thức xét tặng Huy hiệu Đảng.
d) Đảng viên có đủ tiêu chuẩn xét tặng Huy hiệu Đảng nhưng chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ khác, thì tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi xét tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên trước khi làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
3.2. Quy trình xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên.
3.2.1. Xét tặng giấy khen, bằng khen cho chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở theo định kỳ:
a) Chi bộ tự nhận xét đánh giá, thấy có đủ tiêu chuẩn, làm bản thành tích đề nghị đảng uỷ cơ sở tặng giấy khen, hoặc đề nghị Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen.
b) Đảng uỷ cơ sở thẩm định thành tích (thông qua các chi uỷ chi bộ; lãnh đạo cơ quan chính quyền, đoàn thể trực thuộc) để quyết định tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban Thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen cho chi bộ.
c) Ban Tổ chức huyện uỷ và tương đương chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ thẩm định thành tích, báo cáo Ban thường vụ cấp uỷ xét, quyết định tặng giấy khen, hoặc đề nghị Ban Thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen cho chi bộ.
d) Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ thẩm định thành tích, báo cáo Ban Thường vụ cấp uỷ xét, quyết định tặng bằng khen cho chi bộ.
Sau khi có quyết định, Ban Tổ chức của cấp uỷ vào sổ khen thưởng và tham mưu cho cấp uỷ trao tặng giấy khen, bằng khen cho chi bộ.
3.2.2. Xét tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ cho tổ chức cơ sở đảng theo định kỳ:
a) Tổ chức cơ sở đảng tự nhận xét đánh giá, thấy có đủ tiêu chuẩn, làm bản thành tích đề nghị Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen, hoặc tặng cờ.
b) Ban tổ chức huyện uỷ và tương đương chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan chính quyền, đoàn thể quần chúng… cùng cấp thẩm định thành tích, báo cáo Ban Thường vụ cấp uỷ xét, quyết định tặng giấy khen, hoặc đề nghị Ban Thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen, hoặc tặng cờ cho tổ chức cơ sở đảng.
c) Ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan chính quyền, đoàn thể quần chúng… cùng cấp thẩm định thành tích, báo cáo Ban Thường vụ cấp uỷ xét, quyết định tặng bằng khen, hoặc tặng cờ cho tổ chức cơ sở đảng.
Sau khi có quyết định, ban tổ chức của cấp uỷ vào sổ khen thưởng và tham mưu cho cấp uỷ trao tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ cho tổ chức cơ sở đảng.
3.2.3. Xét tặng bằng khen, tặng cờ cho đảng bộ huyện và tương đương theo nhiệm kỳ đại hội của đảng bộ:
a) Kết thúc nhiệm kỳ đại hội, Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương tự nhận xét đánh giá, thấy có đủ tiêu chuẩn, làm bản thành tích đề nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen, hoặc tặng cờ.
b) Thường trực tỉnh và tương đương chỉ đạo báo Ban thường vụ cấp uỷ phối hợp với các ban đảng , cán cán sự đảng, đảng đoàn thẩm định thành tích báo cáo ban thường vụ xét, quyết định tặng bằng khen hoặc tặng cờ cho đảng bộ huyện và tương đương.
Sau khi có quyết định, ban tổ chức của cấp uỷ vào sổ khen thưởng và tham mưu cho cấp uỷ trao tặng bằng khen, tặng cờ cho những đảng bộ được khen thưởng.
3.2.4. Xét tặng giấy khen, bằng khen cho đảng viên theo định kỳ:
a) Đảng viên tự đánh giá, thấy có đủ tiêu chuẩn, làm bản thành tích báo cáo chi bộ xét, đề nghị chi bộ cơ sở hoặc đảng uỷ cơ sở tặng giấy khen hoặc huyện uỷ và tương đương tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen.
b) Chi bộ xét, đề nghị đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương tặng giấy khen hoặc đề nghị Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen cho đảng viên của chi bộ.
c) Ban tổ chức huyện uỷ và tương đương chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ thẩm định thành tích, báo cáo Ban thường vụ cấp uỷ xét, quyết định tặng giấy khen, hoặc đề nghị ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương tặng bằng khen cho đảng viên
d) Ban Tổ chức tỉnh uỷ và tương đương chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của cấp uỷ thẩm định thành tích, báo cáo Ban thường vụ cấp uỷ xét, quyết định tặng bằng khen cho đảng viên.
Sau khi có quyết định, Ban tổ chức của cấp uỷ vào sổ khen thưởng và tham mưu cho cấp uỷ trao tặng giấy khen, bằng khen cho đảng viên.
5.2.5. Xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên không theo định kỳ:
a) Việc xét khen thưởng tổ chức đảng không theo định kỳ thực hiện theo nội dung tại điểm 17.1 đ Hướng dẫn 01-HD/TW. Tồ chức đảng làm bản thành tích báo cáo cấp uỷ cấp trên theo trình tự từ cấp uỷ cấp trên trực tiếp đến cấp uỷ ra quyết định khen thưởng.
b) Việc xét khen thưởng đảng viên không theo định kỳ thực hiện như nội dung tại điểm 17.2b Hướng dẫn số 01-HD/TW . Đảng viên làm bản thành tích báo cáo chi bộ xét theo trình tự từ chi bộ đến cấp uỷ ra quyết định khen thưởng.
* Sử dụng các mẫu tài liệu về xoá tên đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên (tại các mục V, VI, VII, phụ lục I kèm theo).
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, SỬ DỤNG TÀI LIỆU,
BỐ TRÍ CÁN BỘ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN
1. Chế độ báo cáo
1.1- Yêu cầu
a) Phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, thống nhất về nội dung báo cáo và các biểu mẫu thống kê đã quy định.
b) Nội dung báo cáo phải được tổng hợp tình hình và số liệu từ cơ sở lên.
1.2- Nội dung báo cáo
a) Báo cáo thực hiện các mặt công tác: Kết nạp đảng viên, phát thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, sử dụng tài liệu và bố trí sử dụng cán bộ thực hiện các công tác nói trên.
Hằng năm ban tổ chức cấp uỷ trực thuộc Trung ương giúp cấp uỷ sơ kết rút kinh nghiệm từ cơ sở lên, tổng hợp báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 31-01 của năm kế tiếp; kết thúc nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng tiến hành tổng kết việc tổ chức thực hiện các nội dung trên.
Nội dung báo cáo được tập trung vào những điểm chính sau:
- Nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện các văn bản quy định của Trung ương và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về công tác đảng viên.
- Nêu rõ những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân và biện pháp phát huy, khắc phục; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong năm tới.
- Những khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương và đề xuất, kiến nghị với Trung ương những vấn đề có liên quan.
b) Thực hiện nền nếp 11 biểu báo cáo thống kê định kỳ về đảng viên và tổ chức cơ sở đảng theo nội dung tại điểm 4(4.1), phần thứ hai của Hướng dẫn này.
c) Thực hiện một số báo cáo theo chuyên đề hoặc bất thường do Trung ương yêu cầu.
2. Tài liệu và phương tiện phục vụ nghiệp vụ công tác đảng viên
2.1- Tài liệu, vật dụng phục vụ nghiệp vụ công tác đảng viên gồm:
- Phương tiện lưu trữ hồ sơ đảng viên và tài liệu về đảng viên như: Nơi để, tủ đựng, cặp, túi hồ sơ để quản lý các tài liệu trên theo chế độ bảo mật từ cơ sở đến tỉnh.
- Các trang thiết bị kỹ thuật như: Máy vi tính, máy in, dấu kiểm tra kỹ thuật thẻ đảng viên, máy ép plastic, kìm cắt ảnh phục vụ việc làm thẻ đảng viên, tặng Huy hiệu Đảng, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên từ huyện đến tỉnh.
- Hệ thống sổ sách phục vụ việc quản lý đảng viên là: Các sổ phát thẻ đảng viên, giao nhận thẻ đảng viên, tặng Huy hiệu Đảng, giao nhận Huy hiệu Đảng, danh sách đảng viên, đảng viên dự bị, đảng viên từ trần, đảng viên ra khỏi Đảng, giao nhận hồ sơ đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, theo dõi phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng, theo dõi khen thưởng, theo dõi giới thiệu đảng viên về giữ mối liên hệ nơi cư trú và sổ ghi Nghị quyết của chi bộ, cấp uỷ.
2.2- Bảo đảm phương tiện phục vụ công tác đảng viên
a) Ban Tổ chức Trung ương thống nhất phát hành và cấp phát cho các tỉnh uỷ và tương đương thẻ đảng viên; giấy giới thiệu sinh hoạt đảng các loại.
Các tài liệu, vật dụng còn lại do Ban Tổ chức Trung ương quy định mẫu, ban tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm lập kế hoạch, dự trù kinh phí đề xuất với cấp uỷ đặt in tài liệu, mua sắm phục vụ thực hiện công tác đảng viên của đảng bộ.
Ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các tài liệu và phương tiện nêu trên theo chế độ bảo mật; sử dụng đúng mục đích; nếu để mất mát, hư hỏng phải lập biên bản, kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, quy định rõ trách nhiệm, xử lý kịp thời và báo cáo về Ban Tổ chức Trung ương. Định kỳ hàng quý, nắm chắc việc sử dụng các tài liệu từ cơ sở lên và cuối năm báo cáo tình hình sử dụng tài liệu với Ban Tổ chức Trung ương theo mẫu “Tình hình sử dụng tài liệu, phương tiện quản lý đảng viên” (Biểu số 11 – TCTW).
2.3- Tổ chức thanh lý các tài liệu không còn giá trị sử dụng
a) Tài liệu không còn giá trị sử dụng gồm: Thẻ đảng viên làm hỏng (kể cả thẻ đảng viên không có số) và thẻ đảng của đảng viên bị hỏng; giấy giới thiệu sinh hoạt đảng làm hỏng và cuống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
b) Từ ngày ban hành Hướng dẫn này trở đi, các ban tổ chức huyện uỷ và tương đương quản lý và tổ chức thanh lý các tài liệu bị hỏng nêu trên; lập biên bản và báo cáo ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương. Ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương tổng hợp báo cáo Ban Tổ chức Trung ương vào cuối năm.
3. Cán bộ làm nghiệp vụ công tác đảng viên
3.1- Chức trách, nhiệm vụ
- Cán bộ làm nghiệp vụ công tác đảng viên ở các cấp có nhiệm vụ giúp ban tổ chức của cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra tổ chức đảng và cán bộ trực thuộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về: kết nạp đảng viên; nâng cao chất lượng đảng viên; quản lý đảng viên; phát thẻ đảng viên; quản lý hồ sơ đảng viên; giới thiệu sinh hoạt đảng; tặng Huy hiệu Đảng; khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên; đề xuất trả lời về khiếu nại đảng tịch; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên; phân công công tác cho đảng viên; tổng hợp chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình đảng viên và tổ chức đảng báo cáo lên cấp uỷ cấp trên theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
3.2- Tiêu chuẩn cán bộ
Phải là đảng viên có phẩm chất chính trị tốt; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, cẩn thận; từ chức danh chuyên viên trở lên (đối với cán bộ ở cấp uỷ tỉnh, thành…); từ chức danh cán sự trở lên (đối với cán bộ ở cấp uỷ huyện, thị…); nắm vững nghiệp vụ công tác đảng viên; có kiến thức tin học văn phòng (riêng cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên phải có trình độ kỹ thuật viên tin học trở lên).
3.3- Bồi dưỡng nghiệp vụ
- Ban Tổ chức Trung ương xây dựng đề cương bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng viên đối với cán bộ làm nghiệp vụ công tác đảng viên ở tỉnh uỷ, huyện uỷ và tương đương.
- Ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương giúp cấp uỷ tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ làm nghiệp vụ công tác đảng viên ở huyện uỷ và tương đương theo đề cương bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng viên của Ban Tổ chức Trung ương; đồng thời căn cứ bồi dưỡng nêu trên, biên tập những nội dung thuộc trách nhiệm thực hiện của tổ chức cơ sở đảng để huyện uỷ và tương đương bồi dưỡng cho cấp uỷ cơ sở, chi uỷ chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và đảng viên.
Ban tổ chức của cấp uỷ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng viên, báo cáo cấp uỷ chỉ đạo trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện và tương đương đưa vào kế hoạch bồi dưỡng của trường và trung tâm.
3.4- Các ban tổ chức của cấp uỷ thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện cho cán bộ làm nghiệp vụ công tác đảng viên thực hiện nhiệm vụ và báo cáo cấp uỷ về kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ nêu trên. Định kỳ hằng năm, ban tổ chức tỉnh uỷ và tương đương báo cáo Ban Tổ chức Trung ương danh sách cán bộ theo mẫu “Danh sách cán bộ làm nghiệp vụ công tác đảng viên”.
BIỂU THỐNG KÊ CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục đích
Thực hiện biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng nhằm tổng hợp số lượng, cơ cấu, chất lượng của hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, cung cấp kịp thời cho cấp uỷ, cơ quan tổ chức các cấp của Đảng, làm cơ sở đánh giá, nhận xét, đề ra chủ trương, biện pháp phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt trong việc xây dựng hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nội dung công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm thống nhất về nội dung báo cáo trong các biểu thống kê đã quy định.
- Số liệu thống kê phải được tổng hợp từ cơ sở lên và chính xác, đầy đủ, kịp thời.
3. Chế độ báo cáo
a) Thời điểm tổng hợp thống kê
-Thời điểm tổng hợp số liệu thống kê về tổ chức đảng, đảng viên và cán bộ chủ chốt của Đảng:
+ Báo cáo 6 tháng tính đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm báo cáo.
+ Báo cáo năm tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo. Riêng biểu số 7A, 7B-TCTW thì tính đến thời điểm 31- 01 của năm kế tiếp.
- Thời điểm tổng hợp số liệu bầu cử cấp uỷ, được tính ngay sau khi có kết quả bầu cử và phân công cấp uỷ.
b) Thời gian gửi báo cáo thống kê
- Thời gian gửi báo cáo thống kê về tổ chức đảng, đảng viên và cán bộ chủ chốt của Đảng sau khi kết thúc kỳ báo cáo như sau:
+ Cấp uỷ cơ sở báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp: Sau 10 ngày.
+ Ban Tổ chức huyện uỷ (và tương đương) báo cáo ban tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương): sau 20 ngày.
+ Ban Tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương) báo cáo ban tổ chức Trung ương: sau 30 ngày.
- Thời gian gửi báo cáo thống kê về bầu cử cấp uỷ như sau:
+ Huyện uỷ (và tương đương) báo cáo tỉnh uỷ (và tương đương): sau 10 ngày.
+ Tỉnh uỷ (và tương đương) báo cáo Trung ương (qua Ban Tổ chức Trung ương): sau 20 ngày.
c) Phạm vi và trách nhiệm thực hiện biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng
- Phạm vi tổng hợp số liệu thống kê: Tất cả đảng viên, tổ chức đảng, cán bộ chủ chốt, số lượng cấp uỷ…có trong một đảng bộ do một cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo thì cơ quan tổ chức của cấp uỷ đó lập các biểu thống kê theo quy định, bảo đảm mỗi đảng viên, tổ chức đảng…nêu trên chỉ thống kê một lần và chỉ một nơi thống kê và báo cáo theo biểu mẫu quy định.
- Cấp uỷ cơ sở:
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu: Danh sách đảng viên, phiếu đảng viên, phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, các phiếu báo đảng viên được công nhận chính thức, đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, đảng viên từ trần.
+ Định kỳ (6 tháng, 1 năm) đối khớp danh sách đảng viên giữa tổ chức đảng cấp dưới với tổ chức đảng cấp trên trực tiếp.
+ Đáp ứng yêu cầu theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên về việc báo cáo các số liệu thống kê có liên quan.
- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cơ sở:
+ Hướng dẫn, kiểm tra cấp uỷ cơ sở và chỉ đạo cơ quan tổ chức thực hiện các biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng theo quy định.
+ Cơ quan tổ chức của cấp uỷ trước khi lập và ký duyệt biểu thống kê phải kiểm tra, so sánh, đối chiếu với số liệu kỳ trước và liên hệ với tình hình thực tế để phát hiện những chỉ tiêu tăng, giảm không hợp lý, nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực của các chỉ tiêu thống kê.
- Tỉnh uỷ (và tương đương):
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp uỷ cấp dưới và cơ quan tổ chức thực hiện biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng theo quy định.
+ Hằng năm tổ chức sơ kết công tác thống kê trong hệ thống tổ chức đảng của đảng bộ để rút kinh nghiệm và báo cáo Trung ương (qua Ban Tổ chức Trung ương).
II. HƯỚNG DẪN LẬP CÁC BIỂU THỐNG KÊ
1. Báo cáo đảng viên và tổ chức đảng
Gồm 12 biểu, từ biểu số 1-TCTW đến biểu 11-TCTW (biểu số 7 có hai biểu 7a và 7b).
Biểu số 1-TCTW: BÁO CÁO TĂNG GIẢM ĐẢNG VIÊN
Làm báo cáo 6 tháng đầu năm ghi: “6 tháng đầu năm” vào dòng (…) và ghi năm báo cáo vào dòng (năm 20…)
Làm báo cáo Năm ghi năm vào dòng (năm…), dòng (…) phía trên, bỏ trống.
Nội dung các cột trong biểu:
Cột 1: Thứ tự các chỉ tiêu cần thống kê và tổng hợp.
Cột 2: Thống kê số đảng viên tăng, giảm xảy ra trong kỳ báo cáo.
Cột 3: Lấy theo số liệu báo cáo cùng kỳ năm trước chuyển sang.
Cột 4: Chia tỷ lệ (%) cột 2 cho cột 3, theo từng chỉ tiêu, chú ý lấy 2 số thập phân.
Cách ghi các mục trong biểu:
Mục A: Đảng viên trong danh sách có đến đầu kỳ báo cáo
- Đảng viên trong danh sách là tổng số đảng viên đã thống kê được theo danh sách đảng viên và các tài liệu khác có liên quan do tổ chức cơ sở đảng quản lý.
- Đảng viên trong danh sách có đến đầu kỳ báo cáo: là số đảng viên có trong danh sách đến cuối kỳ báo cáo (kỳ trước liền kề) chuyển sang.
Mục B: Đảng viên tăng trong kỳ.
1. Kết nạp: Là số đảng viên mới được kết nạp trong kỳ báo cáo.
2. Chuyển đến: Là số đảng viên ở các đảng bộ khác đã giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức chuyển đến đảng bộ, cụ thể:
a) Tỉnh uỷ (và tương đương) khác chuyển đến: Thống kê số đảng viên được chuyển đến từ các đảng bộ tỉnh (và tương đương) khác.
b) Huyện uỷ (và tương đương) khác trong tỉnh chuyển đến: Là số đảng viên được chuyển đến từ các đảng bộ nói trên trong phạm vi đảng bộ tỉnh (và tương đương).
3. Phục hồi đảng tịch (nếu có): Là số đảng viên trước đây đã bị tổ chức đảng khai trừ, xoá tên, nay được cấp uỷ có thẩm quyền công nhận quyền đảng viên trong kỳ báo cáo.
Mục C: Đảng viên giảm trong kỳ
1. Từ trần: là số đảng viên từ trần trong kỳ báo cáo.
2. Khai trừ: Là số đảng viên bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng trong kỳ báo cáo (theo Điều 35-Điều lệ Đảng).
3. Xoá tên: Là số đảng viên dự bị, bị xoá tên khỏi danh sách đảng viên (theo Điều 5-Điều lệ Đảng) và số đảng viên chính thức bị xoá tên (theo Điều 8- Điều lệ Đảng) trong kỳ báo cáo.
4. Xin ra khỏi Đảng: là số đảng viên tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Đảng đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng (theo Điều 8 - Điều lệ Đảng)
5. Chuyển đi: Là số đảng viên được đảng bộ giới thiệu sinh hoạt Đảng chính thức chuyển đi đảng bộ khác trong kỳ báo cáo, cụ thể:
a) Đi tỉnh uỷ (và tương đương) khác: Là số đảng viên chuyển đi các đảng bộ tỉnh (và tương đương) khác.
b) Đi huyện uỷ (và tương đương) khác trong tỉnh: Là số đảng viên chuyển đi các đảng bộ huyện (và tương đương) khác, trong cùng đảng bộ tỉnh (và tương đương).
Mục D: Đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo
Là số đảng viên của đảng bộ có đến cuối kỳ báo cáo (31/12 năm báo cáo):
Được tính theo công thức: D = A + B – C
Trong đó:
D là số đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo.
A là số đảng viên trong danh sách có đầu kỳ báo cáo.
B là số đảng viên tăng lên trong kỳ báo cáo.
C là số đảng viên giảm đi trong kỳ báo cáo.
Ở huyện uỷ và tương đương:
Tính số đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo: D = A + B – C
Trong đó: Mục B (đảng viên tăng trong kỳ) = 1 + 2 (a + b) + 3
Mục C (đảng viên giảm trong kỳ) = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 (a + b)
Mục E và G: Ban tổ chức huyện uỷ (và tương đương) không phải tổng hợp.
Ở tỉnh uỷ và tương đương:
Tính số đảng viên trong danh sách có đến đầu kỳ báo cáo cũng thực hiện theo công thức : D = A + B – C
Trong đó, mục A: Đảng viên trong danh sách có đến đầu kỳ báo cáo: Là tổng số mục A trong báo cáo của tất cả các đảng bộ huyện và tương đương trực thuộc đảng bộ. Đây cũng chính là số đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo (mục D- báo cáo kỳ trước liền kề) chuyển sang.
Mục B: Đảng viên tăng trong kỳ
1. Kết nạp: Là số đảng viên mới kết nạp của tất cả các đảng bộ trực thuộc đảng bộ tỉnh (và tương đương).
2. Chuyển đến: Ở tỉnh uỷ (và tương đương) mọi trường hợp chuyển đến xảy ra trong phạm vi một đảng bộ tỉnh (và tương đương) thì chỉ tiêu 2(b): đảng viên từ đảng bộ huyện (và tương đương) khác trong tỉnh chuyển đến đều không làm ảnh hưởng tới tổng số đảng viên trong danh sách của toàn đảng bộ. Do vậy khi tỉnh uỷ (và tương đương) tổng hợp chỉ tiêu chuyển đến, chỉ cần xem xét đến chỉ tiêu 2a (đảng viên từ đảng bộ tỉnh và tương đương khác chuyển đến đảng bộ).
Riêng chỉ tiêu 2b (đảng viên từ đảng bộ huyện và tương đương khác trong tỉnh chuyển đến - do huyện uỷ và tương đương báo cáo lên) sẽ dùng làm căn cứ để tính mục G (đảng viên có mặt cuối kỳ báo cáo).
3. Phục hồi đảng tịch: Là tổng số đảng viên được phục hồi đảng tịch của tất cả các huyện uỷ (và tương đương ) báo cáo lên.
Mục C: Đảng viên giảm trong kỳ
1. Các chỉ tiêu: từ trần, khai trừ, xoá tên, xin ra khỏi Đảng: Nội dung như đã hướng dẫn trong biểu tổng hợp tại huyện uỷ (và tương đương). Ở tỉnh uỷ (và tương đương) tiến hành tổng hợp chung theo báo cáo của các huyện uỷ (và tương đương) trực thuộc báo lên. Chú ý đảng viên bị khai trừ cần liên hệ với uỷ ban kiểm tra các cấp uỷ để thống nhất số liệu.
2. Chuyển đi: Ở cấp uỷ tỉnh (và tương đương) tiến hành tổng hợp biểu số 1 –TCTW, thì chỉ tiêu: đảng viên chuyển đi đảng bộ huyện (và tương đương) khác trong tỉnh (chỉ tiêu 5b) không ảnh hưởng đến tổng số đảng viên trong danh sách của đảng bộ. Do vậy, khi tính mục D (đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo) chỉ xét đến chỉ tiêu 5a (đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo) chỉ xét đến chỉ tiêu 5a (đảng viên chuyển đi các đảng bộ tỉnh và tương đương khác trực thuộc Trung ương).
Riêng chỉ tiêu 5b (đảng viên chuyển đi đảng bộ huyện và tương đương khác trong đảng bộ trực thuộc Trung ương (do các huyện uỷ (và tương đương ) báo cáo lên sẽ được tổng hợp chung toàn đảng bộ trực thuộc Trung ương và lấy làm căn cứ để tính mục G (đảng viên có mặt cuối kỳ báo cáo.
Mục D: Đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo
Ở cấp uỷ trực thuộc Trung ương, chỉ tiêu “D” được tính:
“D” sẽ bằng “∑” chỉ tiêu “D” của các đảng bộ huyện (và tương đương ) trực thuộc tỉnh (và tương đương).
Mục E: Tính theo công thức: E = 5b – 2b
Cụ thể:
- 5b là số đảng viên chuyển đi các đảng bộ huyện (và tương đương ) khác trong nội bộ đảng bộ trực thuộc Trung ương.
- 2b là số đảng viên chuyển đến các đảng bộ huyện (và tương đương) khác trong nội bộ đảng bộ trực thuộc Trung ương.
Mục E phản ánh số đảng viên đang trên đường làm thủ tục di chuyển từ nơi cũ đến nơi mới trong phạm vi một đảng bộ trực thuộc Trung ương quản lý, tại thời điểm làm báo cáo.
Mục G: Đảng viên có mặt đến cuối kỳ báo cáo
Ở cấp uỷ trực thuộc Trung ương, mục G được tính theo công thức:
G = D + E
Trong đó: D và E đã được xác định như trên:
Ở cấp Trung ương:
Mục A: Đảng viên trong danh sách có đến đầu kỳ báo cáo
Là tổng số mục A trong báo cáo của cấp uỷ trực thuộc Trung ương. Đó cũng là tổng số đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo (mục D) của báo cáo kỳ trước liền kề chuyển sang.
Mục B: Đảng viên tăng trong kỳ
+ Kết nạp và phục hồi đảng tịch: Tổng hợp 2 chỉ tiêu này của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương sẽ phản ánh số đảng viên tăng trong kỳ báo cáo.
+ Chuyển đến: Ở góc độ tổng hợp chung toàn Đảng thì mọi biến động chuyển đến theo 2 chỉ tiêu (a,b) ghi trong biểu đều không làm ảnh hưởng đến tổng số đảng viên trong danh sách của toàn Đảng. Do vậy, mục B (đảng viên tăng trong kỳ báo cáo) ở cấp Trung ương được tổng hợp:
B = 1 + 3 (không có chỉ tiêu 2- chuyển đến)
Mục C: Đảng viên giảm trong kỳ
+ Từ trần, khai trừ, xoá tên, xin ra khỏi Đảng: Tổng hợp các chỉ tiêu này trong các báo cáo của cấp uỷ trực thuộc Trung ương sẽ phản ánh số đảng viên giảm trong kỳ báo cáo.
+ Chuyển đi: Tất cả mọi trường hợp chuyển đi (theo 2 chỉ tiêu a, b ghi trong biểu) đều không làm ảnh hưởng đến tổng số đảng viên trong danh sách của toàn Đảng. Mục C ở cấp Trung ương sẽ được xác định theo cách tính:
C = 1 + 2 + 3 + 4 (không có chỉ tiêu 5 chuyển đi)
Mục D: Đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo
Ở Trung ương mục này được tính: “D” sẽ bằng “∑” mục “D” của các đảng bộ trực thuộc Trung ương .
Mục E = 5a - 2a (đảng viên chuyển đi đảng uỷ trực thuộc Trung ương khác (5a) trừ đi đảng viên từ đảng uỷ trực thuộc Trung ương khác chuyển đến (2a).
Mục E phản ánh số đảng viên tại thời điểm làm báo cáo, đang làm thủ tục đi chuyển từ nơi cũ sang nơi mới trong phạm vi các đảng bộ trực thuộc Trung ương.
Mục G: Đảng viên có mặt đến cuối kỳ báo cáo
G = D + E
Trong đó D và E đã được xác định như trên.
Cần chú ý:
Khi tổng hợp biểu số 1, những chỉ tiêu có liên quan tới các ban, ngành… khác, cần được đối chiếu, bàn bạc và thống nhất về số liệu trước khi đưa vào biểu tổng hợp chung của toàn đảng bộ từ cấp huyện, thị uỷ trở lên.
Biểu số 2-TCTW: BÁO CÁO ĐẢNG VIÊN MỚI KẾT NẠP
…………………….
Năm 20…
Báo cáo gồm 2 trang.
Trang 1: Phân tích số đảng viên mới kết nạp theo cơ cấu, độ tuổi, trình độ học vấn phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ và số đơn vị cơ sở có đến cuối kỳ báo cáo.
Trang 2: Phân tích đảng viên mới kết nạp chia theo dân tộc và trong các tôn giáo.
Làm báo cáo 6 tháng đầu năm ghi: “6 tháng đầu” vào dòng (…) và ghi năm làm báo cáo vào dòng (năm 20…)
Làm báo cáo cả năm, ghi năm báo cáo vào dòng (năm 20…). Dòng (…) phía trên, để trống.
Cách ghi các mục trong biểu:
Trang 1:
I. Đảng viên mới kết nạp
Thống kê toàn bộ số đảng viên mới kết nạp trong kỳ báo cáo. Số liệu này phải thống nhất với số liệu kết nạp tại điểm 1, mục B - biểu số 1-TCTW, cùng kỳ báo.
Sau khi có tổng số đảng viên mới kết nạp, tiến hành phân tích tổng số theo một số chỉ tiêu: Đảng viên được kết nạp lại; phụ nữ; dân tộc thiểu số; tôn giáo; là đoàn viên TNCS HCM; cán bộ, công chức nhà nước; viên chức hoạt động sự nghiệp; viên chức; công nhân lao động trong các thành phần kinh tế; nông dân; sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an; sinh viên, học sinh.
Trường hợp đảng viên mới kết nạp, có tên dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo không thích hợp với tên dân tộc và tôn giáo đã ghi trong biểu, thống kê vào dòng: Dân tộc khác và tôn giáo khác. Sau đó ghi chú cụ thể tên dân tộc, tôn giáo của đảng viên mới kết nạp đó xuống cuối biểu.
II. Phân tích đảng viên mới kết nạp
1. Tuổi đời: Đảng viên mới được kết nạp, phân tích theo 4 nhóm tuổi khác nhau như đã ghi trong biểu, sau đó tính tuổi bình quân. Cách tính tuổi bình quân như sau:
- Tính trị số giữa cho từng nhóm tuổi, theo cách tính: Lấy (tuổi đầu nhóm + tuổi cuối nhóm) chia cho 2, cụ thể:
+ Nhóm tuổi đầu (18 đến 30 tuổi).
Trị số giữa của nhóm tuổi này sẽ là:
Theo cách tính trên, trị số giữa của nhóm tuổi: 31 - 40 là 35,5 tuổi; 41 - 50 là 45,5 tuổi.
+ Nhóm cuối, 51 tuổi trở lên: quy ước tuổi cuối nhóm là 60, trị số giữa sẽ là 55,5 tuổi.
- Tuổi bình quân: Ký hiệu là được tính theo công thức:
Trong đó: x’ là trị số giữa của mỗi nhóm tuổi.
f là số đảng viên mới được kết nạp của mỗi nhóm tuổi.
Ví dụ: số đảng viên được kết nạp trong kỳ là 105 đồng chí.
Trong đó:
+ Độ tuổi từ 18-30, có 61 đồng chí
+ Độ tuổi từ 31-40, có 35 đồng chí
+ Độ tuổi từ 41-50, có 8 đồng chí
+ Độ tuổi từ 51 tuổi trở lên, có 1 đồng chí.
Áp dụng công thức:
Tuổi bình quân sẽ là:
X = | (24x61) + (35,5x35) + (45,5x8) + (55,5x1) | ||
= | 3126 | = 29,77 tuổi | |
| 105 |
2. Trình độ học vấn phổ thông, gồm:
- Biết đọc, biết viết chức quốc ngữ.
- Tiểu học: Là số đảng viên đã học xong, hoặc còn đang học chương trình tiểu học, Tiểu học tính từ lớp 1 đến lớp 5 (hệ 12 năm); từ lớp 1 đến lớp 4 (hệ 10 năm).
- Trung học cơ sở: Là số đảng viên đã học xong hoặc còn đang học chương trình trung học cơ sở. Trung học cơ sở tính từ lớp 6 đến lớp 8 (hệ 12 năm); từ lớp 5 đến lớp 7 (hệ 10 năm)
Chú ý: Tổng cộng các trình độ học vấn phổ thông nêu trên phải bằng tổng số đảng viên mới kết nạp.
3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gồm:
- Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Là số đảng viên đã có bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận đã tốt nghiệp các trường lớp dạy nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ dưới trình độ trung học chuyên nghiệp.
- Trung học chuyên nghiệp: Là số đảng viên đã có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
- Trình độ cao đẳng: Là số đảng viên đã có bằng tốt nghiệp các trường đào tạo bậc cao đẳng.
- Trình độ đại học: Là số đảng viên đã có bằng tốt nghiệp đào tạo bậc đại học.
- Trình độ thạc sĩ: Là số đảng viên có bằng thạc sĩ.
- Trình độ tiến sĩ: Là số đảng viên đã có bằng tiến sĩ.
- Trình độ tiến sĩ khoa học: Là số đảng viên đã có bằng tiến sĩ khoa học.
Tổng số đảng viên được phân tích theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ nêu trên sẽ bằng hoặc nhỏ hơn tổng số đảng viên mới được kết nạp.
Chú ý: Những đảng viên có nhiều bằng cấp (ví dụ vừa có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, vừa có bằng tốt nghiệp đại học), để khỏi thống kê trùng, chỉ thống kê bằng cấp cao nhất (ở ví dụ trên là “đại học”).
III. Số đơn vị cơ sở có đến cuối kỳ báo cáo
Được phân tích thành 2 phần: Số đơn vị chưa có TCCSĐ và số đơn vị đã có TCCSĐ, nhằm theo dõi việc thực hiện Điều 10 Điều lệ Đảng “Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước”.
Chú ý: Trong tổng số đơn vị cơ sở đã có TCCSĐ ghi cụ thể số đơn vị có tổ chức cơ sở đảng mà 100% cán bộ công chức đều là đảng viên (không có quần chúng) và số tổ chức cơ sở đảng có kết nạp đảng viên trong kỳ báo cáo.
Trang 2:
Đưa danh mục 54 dân tộc và dân tộc khác; 6 tôn giáo và tôn giáo khác vào biểu, để việc tổng hợp các dân tộc và tôn giáo trên máy tính được thống nhất.
Như vậy, toàn bộ đảng viên mới kết nạp, được phân tích theo 54 dân tộc và dân tộc khác, nên “đảng viên chia theo dân tộc” mục I trang 2 cũng là số “đảng viên mới kết nạp” (ghi ở mục I, cột 2 trang 1 biểu số 2-TCTW) chuyển sang.
Biểu số 3- TCTW: BÁO CÁO ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN
Có đến 31-12 – 20….
Đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo: Là tổng số đảng viên của mục D trong biểu số 1-TCTW (kỳ báo cáo cả năm) của huyện uỷ và tương đương; tỉnh uỷ và tương đương.
Tổng số đảng viên trên được phân tích theo một số chỉ tiêu: Đảng viên dự bị; phụ nữ; dân tộc thiểu số; tôn giáo; đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh; quân nhân xuất ngũ; được miễn công tác, sinh hoạt đảng. Thống kê số đảng viên được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo đúng quy định tại Điều 7- Điều lệ Đảng.
Phân tích đội ngũ đảng viên:
1. Tuổi đời: Là số đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo, được phân tích theo 5 nhóm tuổi như đã ghi trong biểu. Khi tổng hợp, các cấp uỷ phải căn cứ vào hồ sơ đảng viên và danh sách đảng viên để tính tuổi cho từng đảng viên. Tuổi bình quân cũng được tính như hướng dẫn tại biểu số 2-TCTW.
Chú ý: Nhóm tuổi từ 61 tuổi trở lên: Quy ước lấy độ tuổi cuối nhóm là 80. Trị số giữa của nhóm tuổi này sẽ là: (61+80):2=70,7 tuổi.
2. Thời gian kết nạp vào Đảng: Được phân tích thành 4 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian phản ảnh một giai đoạn lịch sử nhất định của Đảng.
Khi thống kê, phải căn cứ vài ngày kết nạp của đảng viên ghi trong lý lịch đảng viên.
3. Đảng viên có đủ: 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng: Thống kê số đảng viên có đủ 30 năm hặc 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng. Tuổi đảng của đảng viên được công nhận là đảng viên chính thức tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp (trừ thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng theo Quy định tại điểm 11.2 (Quy định 45-QĐ/TW).
4. Trình độ học vấn phổ thông: (xem giải thích ở biểu số 2-TCTW)
5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:(xem giải thích ở biểu số 2-TCTW)
6. Chức danh khoa học: Là số đảng viên được Nhà nước phong là phó giáo sư, giáo sư; nếu 1 đảng viên được phong cả 2 chức danh khoa học thì thống kê chức danh khoa học cao nhất.
7. Trình độ lý luận chính trị: Được phân tích ở 3 loại trình độ lý luận: sơ cấp; trung cấp và cao cấp, cử nhân. Tổng hợp số đảng viên đã được cấp bằng tốt nghiệp các bậc học theo quy định. Những đảng viên đã tốt nghiệp nhiều bằng cấp từ thấp đến cao thì thống kê theo bằng cấp cao nhất.
Chú ý: Biểu số 3-TCTW là một trong những biểu rất quan trọng trong hệ thống biểu báo cáo này. Do vậy để đảm bảo chính xác, các cấp uỷ Đảng phải đối chiếu với lý lịch đảng viên và cập nhật những thay đổi của đảng viên trên máy tính để theo dõi tổng hợp.
Biểu số 4-TCTW: BÁO CÁO ĐẢNG VIÊN CHIA THEO DÂN TỘC VÀ TRONG CÁC TÔN GIÁO
Có đến 31-12- 20…
Biểu này dùng để tổng hợp và phân tích 2 chỉ tiêu:
- Đảng viên có đến cuối kỳ báo cáo chia theo dân tộc: Là số liệu lấy từ mục “D” biếu số 1-TCTW báo cáo năm chuyển vào.
- Đảng viên trong các tôn giáo.
Dân tộc: Được chia ra 54 dân tộc đã được Nhà nước công nhận, các dân tộc khác còn lại ghi chung vào dòng: “Dân tộc khác” (56).
Quốc tịch gốc nước ngoài: Thống kê số đảng viên là người nước ngoài, đã nhập quốc tịch Việt Nam, sau đó ghi chú tên quốc tịch gốc của những đảng viên đó xuống cuối biểu.
Tôn giáo: Thống kê 6 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận, các tôn giáo khác được tổng hợp chung vào dòng “Tôn giáo khác” (7)
Việc thống kê trong các tôn giáo, như sau:
- Đạo Thiên chúa: Những đảng viên đã “Chịu phép rửa tội” theo quy định của Đạo thiên chúa thì thống kê theo đạo này.
- Đạo Phật giáo: Những đảng viên đã “Chịu phép rửa tội” theo quy định của Đạo phật thì thống kê theo đạo này.
- Đạo Tin lành: Những đảng viên “chịu phép Bắp Têm” theo quy định của Đạo Tin lành thì thống kê theo đạo này.
- Đạo Cao đài: Những đảng viên đã được cấp “Sớ cầu đạo” theo quy định của Đạo Cao đài thì thống kê theo đạo này.
- Đạo Hoà hảo: Những đảng viên đã được cấp “thẻ hội viên”, trong nhà có thờ Trần Điều hoặc ảnh giáo chủ Huỳnh Phú Sổ theo quy định của Đạo Hoà hảo thì thống kê theo đạo này
- Đạo Hồi: Những đảng viên khai là theo đạo Hồi Ixlam và đã làm lễ “Xu Nát” đối với nam, hay đã làm lễ “Xuống tóc” đối với nữ; hoặc khai là theo đạo Hồi giáo Bni và trong nhà có thờ “Thần lợn” thì thống kê theo đạo này.
Ngoài ra, những đảng viên được tổ chức đảng phân công tham gia sinh hoạt trong giáo hội, cũng được thống kê theo tôn giáo tương ứng.
Đảng viên trong các tôn giáo (mục II biểu này) phải bằng tổng số đảng viên trong các tôn giáo của biểu số 3-TCTW cột 2.
Chú ý: Quá trình tổng hợp biểu số 4-TCTW, các cấp uỷ cần căn cứ vào lý lịch của đảng viên và trao đổi với các ngành có liên quan để thống nhất về tên các dân tộc thiểu số và tôn giáo có trong đảng bộ.
Biểu số 5- TCTW: BÁO CÁO TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC LOẠI CƠ SỞ
Có đến 31-12-20……
1. Xã: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay.
2. Phường: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
3. Thị trấn: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị hành chính trung tâm cấp cơ sở trực thuộc huyện.
4. Doanh nghiệp nhà nước: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị sản xuất - kinh doanh do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương như: Chính phủ, bộ, ngành, uỷ ban nhân dân, sở…thành lập, đầu tư vốn và quản lý. Có 100% vốn hoặc chung vốn của các thành phần và tổ chức kinh tế khác, Nhưng Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, gồm: Các nhà máy, xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, công ty, tổng công ty; công, nông, lâm trường…có tư cách pháp nhân (hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, được ký kết các hợp đồng kinh tế). Chia ra:
a) Công nghiệp các loại: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở sản xuất công nghiệp do các bộ, ngành địa phương trực tiếp quản lý và các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng do Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý.
b) Giao thông, vận tải, bưu điện: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở làm Giao thông, vận tải, bưu điện (không kể các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, trực thuộc ngành Giao thông, vận tải, bưu điện ).
c) Xây dựng: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở hoạt động xây dựng thuộc ngành xây dựng và các ngành, các địa phương quản lý (không kể các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương nghiệp thuộc ngành xây dựng).
d) Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Thuỷ lợi: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Thuỷ lợi
e) Thương nghiệp, dịch vụ, du lịch: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở hoạt động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch.
Tổng cộng số lượng từ a đến e phải bằng tổng số chỉ tiêu 4 (doanh nghiệp Nhà nước).
5. Doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị sản xuất kinh doanh do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương thành lập và quản lý có 100% vốn do các cổ đông (là cán bộ, công nhân, nhân viên của doanh nghiệp) góp vốn đầu tư và chỉ đạo doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, có đủ tư cách pháp nhân. Tổng số này cũng được phân tích theo 5 loại như doanh nghiệp Nhà nước (chỉ tiêu 4 biểu này)
6. Hợp tác xã, tổ hợp: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở làm kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp sản xuất - kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ… có đủ tư cách pháp nhân.
Chú ý: Không thống kê vào mục này các hợp tác xã, tổ hợp … trực thuộc xã, phường, thị trấn.
7. Doanh nghiệp tư nhân: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các doanh nghiệp tư nhân của người Việt Nam có mức vốn theo pháp định; tư nhân đầu tư vốn và quản lý, đã được Nhà nước cấp phép đăng ký kinh doanh.
8. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các doanh nghiệp do một thành viên hoặc từ 2 đến 50 thành viên (thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân) góp vốn. Các doanh nghiệp này đã được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.
9. Công ty cổ phần tư nhân: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các doanh nghiệp do các thành viên góp vốn (tư nhân, tập thể, người nước ngoài). Các doanh nghiệp này đã đăng ký kinh doanh và được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh.
10. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các công ty, xí nghiệp có 100% vốn, hoặc phần lớn vốn của người nước ngoài, do người nước ngoài làm chủ, đã được Nhà nước cấp giấy khen đăng ký kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài.
11. Cơ sở sự nghiệp: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong tất cả các đơn vị cơ sở hoạt động sự nghiệp như: Viện và trung tâm nghiên cứu khoa học; các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông; các cơ sở ý tế như trung tâm ý tế, bệnh viện, viện điều dưỡng; các đơn vị xuất bản, báo chí, văn học nghệ thuật; các cơ sở, đơn vị thuộc ngành thể dục thể thao… (không kể các trường, trạm, trại… thuộc xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý).
Chú ý: Khi tổng hợp ở các đơn vị doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổng công ty, xí nghiệp, nhà máy lớn… nếu có các cơ sở hoạt động sự nghiệp như trên và được xác định là cấp cơ sở đều phải tách và thống kê riêng vào mục này.
Sau khi tổng hợp chung ở mục 11, tiến hành phân tích riêng một số loại hình:
- Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học
- Trường đại học, cao đẳng
- Trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
- Trường trung học phổ thông.
- Bệnh viện.
Tổng số của 5 loại hình nêu trên, có thể bằng hoặc nhỏ hơn tổng số của chỉ tiêu 11 (cơ sở sự nghiệp).
12. Cơ quan hành chính: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong tất cả các đơn vị cơ sở là cơ quan hành chính của Đảng, chính quyền, đoàn thể, toà án, viện kiểm sát… ở 3 cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị xã).
13. Quân đội: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong tất cả các đơn vị cơ sở thuộc hệ thống quân đội chính quy trực thuộc các cấp Trung ương; tỉnh, thành phố; huyện, quận, thị xã.
14. Công an: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở của ngành công an trực thuộc các cấp Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị xã. Không kể các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ sở doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong ngành công an và đơn vị công an trực thuộc cấp xã, phường, thị trấn.
15. Tổ chức cơ sở đảng ở ngoài nước: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở ở ngoài nước, trực thuộc Đảng uỷ ngoài nước.
16. Cơ sở khác: Là số tổ chức cơ sở đảng được lập trong các đơn vị cơ sở chưa thống kê vào 15 loại cơ sở trên, tổng hợp vào mục 16 (cơ sở khác) Phần cuối biểu ghi chú rõ những tên đơn vị cơ sở đó.
Cộng (1+….. +16) phản ánh toàn bộ số đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của đảng bộ. Tổng số đảng viên ở biểu này phải thống nhất với tổng số đảng viên có trong danh sách đến cuối kỳ báo cáo của biểu số 1 - TCTW (mục D). Tổng số tổ chức cơ sở đảng trong biểu này phải bằng số tổ chức cơ sở đảng có đến cuối kỳ báo cáo (mục III - Biểu số 2 - TCTW).
Chú ý:
1. Tổng số đảng viên ở mỗi loại hình cơ sở (cột 10), bao gồm tất cả đảng viên làm các ngành, nghề khác nhau cùng sinh hoạt trong một đảng bộ cơ sở.
Ví dụ: Ở xã, bao gồm đảng viên làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, sự nghiệp, cán bộ hưu trí…; ở các doanh nghiệp, bao gồm cả đảng viên làm công tác quản lý, gián tiếp, đảng viên là công nhân lao động trực tiếp sản xuất.
2. Mỗi loại hình cơ sở đảng đều thống kê đầy đủ các cột đã ghi trong biểu, trong đó:
- Cột 2: Tổng số đơn vị cơ sở
- Cột 3: Tổng số đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng, được thống kê như sau: sau khi có được tổng số đơn vị cơ sở (cột 2) tiến hành phân tích: Trong tổng số đơn vị cơ sở đó, có bao nhiêu đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng: Thống kê vào cột 3. Chỉ tiêu này phải thống nhất với chỉ tiêu III (1) trong biểu số 2 - TCTW- báo cáo đảng viên mới kết nạp (báo cáo năm).
- Cột 4: Từ tổng số đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng vừa tổng hợp, tiếp tục phân tích: trong đó có bao nhiêu đơn vị cơ sở đã có đảng viên để thống kê vào cột 4 (trong đó số đơn vị cơ sở đã có đảng viên).
Đây là số đơn vị cơ sở đã có đảng viên, nhưng chưa có tổ chức cơ sở đảng, vì số đảng viên có nhưng chưa đủ để thành lập tổ chức đảng.
Biểu số 6 - TCTW: BÁO CÁO PHÂN TÍCH ĐẢNG VIÊN THEO NGHỀ NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC
Có đến 31-12-20…
Mục “Đảng viên trong danh sách có đến cuối kỳ báo cáo”: Là số đảng viên trong danh sách của đảng bộ có đến cuối kỳ báo cáo,số liệu này bằng tổng số đảng viên ở mục D của biểu số 1-TCTW nêu trên và phân tích theo hai mục dưới đây:
I. Đảng viên đang làm việc và công tác: Là số đảng viên đang làm việc và công tác của đảng bộ có đến cuối kỳ báo cáo, số liệu này được phân tích theo 15 tiêu chí (từ 1 đến 15):
1. Cán bộ đảng chuyên trách: Là số đảng viên của đảng bộ đang làm cán bộ đảng chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, do ngân sách của Đảng trả lương và số đảng viên làm cán bộ đảng chuyên trách trong các doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương.
2. Cán bộ các đoàn thể chuyên trách: Là số đảng viên của đảng bộ làm cán bộ chuyên trách các đoàn thể Trung ương đến địa phương, do ngân sách của các đoàn thể trả lương và số đảng viên làm cán bộ đoàn thể chuyên trách ở các doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương.
Riêng số đảng viên là công nhân các nghề như: lái xe, thợ điện, nước…, công nhân viên phục vụ cơ quan trong các cơ quan đảng, đoàn thể không thống kê vào hai chỉ tiêu 1 và 2 nêu trên, mà đưa vào chỉ tiêu số 8 (công nhân, nhân viên phục vụ cơ quan)
3. Cán bộ dân cử (bầu cử): Là số đảng viên của đảng bộ được hội đồng nhân dân các cấp bầu theo Luật bầu cử, được Nhà nước trả lương.
4. Cán bộ công chức nhà nước: Là số đảng viên của đảng bộ làm công chức nhà nước được tuyển dụng và bổ nhiệm theo Nghị định số 169/HĐBT ban hành ngày 25-5-1991 về công chức nhà nước, luật cán bộ công chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính số cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đã thống kê ở chỉ tiêu số 13 dưới đây)
Riêng số đảng viên hoạt động trong các ngành sự nghiệp như: giáo dục, y tế, hoạt động khoa học, phóng viên báo chí, phát thanh truyền hình, văn nghệ sĩ, thể dục thể thao… trong các tổ chức nhà nước, không thống kê vào chỉ tiêu này mà được thống kê vào chỉ tiêu 5 (cán bộ hoạt động sự nghiệp).
5. Cán bộ hoạt động sự nghiệp: Đảng viên của đảng bộ là cán bộ, nhân viên làm việc trong các trường học, trung tâm y tế, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan xuất bản, báo chí (cả biên tập và phát hành), cơ quan phát thanh truyền hình, các đoàn nghệ thuật, nhà hát, rạp xiếc…, các trung tâm thể dục thể thao… (cả trong và ngoài biên chế nhà nước).
6. Cán bộ quản lý, cán bộ gián tiếp trong các doanh nghiệp: Đảng viên của đảng bộ là cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; giám đốc, phó giám đốc; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng, phó phòng, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng… đảng viên là cán bộ, nhân viên ở các phòng ban như: tổ chức, kế hoạch, kỹ thuật, tài vụ, vật tư, điều độ…).
7. Công nhân lao động trong các thành phần kinh tế: Là số đảng viên của đảng bộ là công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế (không kể cán bộ quản lý, cán bộ giám tiếp đã thống kê ở chỉ tiêu 6 nêu trên), số liệu này được phân tích theo các yếu tố (a, b, c, d, đ, e, g) sau đây:
a) Doanh nghiệp nhà nước: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các doanh nghiệp nhà nước (kể cả những doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng, Bộ công an quản lý trực tiếp).
b) Doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước.
c) Hợp tác xã, tổ hợp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ: Là số đảng viên làm xã viên trong các đơn vị cơ sở kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của hợp tác xã, tổ hợp và đảng viên làm việc tại hợp tác xã và tổ hợp, nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn …)
d) Doanh nghiệp tư nhân: Là số đảng viên làm công nhân lao động trong các doanh nghiệp tư nhân (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của doanh nghiệp tư nhân và đảng viên làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn…)
đ) Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của công ty và đảng viên làm việc tại công ty nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn…)
e) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là số đảng viên làm công nhân và lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả đảng viên sinh hoạt trong đảng bộ, chi bộ cơ sở của doanh nghiệp và đảng viên làm việc tại doanh nghiệp nhưng sinh hoạt ở chi bộ của xã, phường, thị trấn…)
g) Lao động cá thể tiểu thương: Là số đảng viên lao động cá thể, tiểu thương chủ yếu sinh hoạt trong các xã, phường, thị trấn…
8. Công nhân viên phục vụ trong cơ quan: Đảng viên là công nhân, nhân viên phục vụ trong các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể từ cấp huyện trở lệ như: lái xe, thợ điện, nước, nhân viên đánh máy, lao động tạp vụ…
9. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi: Là số đảng viên của đảng bộ lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, hưởng thu nhập chủ yếu bằng nghề đó (không tính số đảng viên đang sinh hoạt ở xã, phường đang lao động trong các ngành nghề được thống kê ở chỉ tiêu số 10; là cán bộ chuyên trách hưởng chế độ phụ cấp theo định xuất ở các xã, phường… thống kê ở chỉ tiêu số 13; số đảng viên đã nghỉ làm việc và công tác thống kê ở mục II dưới đây; số đảng viên đang sinh hoạt chi bộ của xã, phường… nhưng làm trong lĩnh vực sự nghiệp đã thống kê ở chỉ tiêu số 5; đang làm việc trong các thành phần kinh tế đã thống kê ở chỉ tiêu số 7 nêu trên). Số liệu này được phân tích qua 4 yếu tố (a, b, c, d) sau đây:
a) Nông nghiệp: là số đảng viên làm nông nghiệp và sống chính bằng nghề nông nghiệp
b) Lâm nghiệp: Là số đảng viên làm lâm nghiệp và sống chính bằng nghề lâm nghiệp.
c) Ngư nghiệp: Là số đảng viên làm ngư nghiệp và sống chính bằng nghề ngư nghiệp.
d) Thuỷ lợi: Là số đảng viên làm thuỷ lợi và sống chính bằng nghề thuỷ lợi.
10. Lao động trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp: Là số đảng viên của đảng bộ lao động trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: hội làm vườn, Hội nuôi ong…
11. Sĩ quan, chiến sĩ quân đội: Là số đảng viên của đảng bộ là sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội kể cả bộ đội biên phòng (không tính số công nhân quốc phòng đã thống kê ở chỉ tiêu 7a nêu trên và chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn).
12. Sĩ quan, chiến sĩ công an: là số đảng viên của đảng bộ là sĩ quan chiến sĩ trong ngành công an từ cấp cơ sở trở lên, hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính số trưởng công an xã, phường, thị trấn).
13. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: Là số đảng viên của đảng bộ làm cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22.10.2009 của Chính phủ.
14. Học sinh, sinh viên chuyên nghiệp: Là số đảng viên của đảng bộ là học sinh, sinh viên đang học tập, tập trung dài hạn ở các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, sinh hoạt tại các đảng bộ, chi bộ nhà trường.
15. Lao động các nghê khác: Là đảng viên của đảng bộ còn lại, không phân tích vào những nghề nghiệp và công tác ở 14 chỉ tiêu nêu trên.
II. Đảng viên đã nghỉ làm việc, công tác: Là số đảng viên của đảng bộ đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức; được miễn sinh hoạt và công tác; nghỉ làm việc, công tác, số liệu này dược phân tích theo 3 chỉ tiêu (1, 2, 3) dưới đây:
1. Đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức theo chế độ: Là số đảng viên của đảng bộ đã được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, theo chế độ nhà nước quy định. Đối tượng này nếu lại tiếp tục làm việc và công tác thì thống kê vào các lĩnh vực hoạt động tương ứng đã nêu trên, không thống kê ở chỉ tiêu này.
2. Được miễn sinh hoạt đảng và công tác: Là số đảng viên của đảng bộ do tuổi già, sức yếu hoặc do hoàn cảnh khác, đã được chi bộ, đảng bộ cơ sở cho miễn sinh hoạt và công tác theo Điều 7 Điều lệ Đảng.
3. Nghỉ làm việc, công tác: Là số đảng viên làm nội trợ cho gia đình; mất khả năng lao động, không làm việc gì do điều kiện sức khoẻ; không có nhu cầu làm việc.
Chú ý:
- Tất cả các chỉ tiêu đều được thống kê trong năm báo cáo, có so sánh và tính tỷ lệ với năm trước.
- Các chỉ tiêu 7, 8, 9, 10, 13, 15 đều tách riêng số đảng viên đang hưởng chế độ nghỉ hưu, mất sức.
- Đảng viên đang hưởng chế độ nghỉ hưu, mất sức của đảng bộ sẽ là tổng số cả mục II (1) cộng với các chỉ tiêu số 7, 8, 9, 10, 13, 15 mục (I) biểu này.
Biểu 7a, 7b-TCTW: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN
Thực hiện Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 11-10-2011 về “Đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”, cấp uỷ huyện (và tương đương), cấp uỷ trực thuộc Trung ương tiến hành thống kê tổng hợp và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên về kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, sau khi kết thúc năm báo cáo.
Nội dung báo cáo như sau:
Biểu 7A-TCTW: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TCCS ĐẢNG
Năm 20…..
A. Số TCCS đảng có đến cuối năm: Số liệu này thống nhất với số liệu trong cột 5, biểu số 5-TCTW nêu trên.
1. Thống kê số tổ chức cơ sở đảng đã được đánh giá chất lượng.
Từ tổng số tổ chức cơ sở đảng được đánh giá chất lượng, phân tích kết quả đánh giá thành 4 mức theo nội dung khoản 4 (phần B) Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11-10-2011 của Ban Tổ chức Trung ương như sau:
a) Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh: Là tổ chức cơ sở đảng được cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét, quyết định xếp loại này. Trong đó: trong sạch vững mạnh tiêu biểu, là tổ chức cơ sở đảng được lựa chọn không quá 20% trong tổng số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh để đề nghị khen thưởng theo quy định.
b) Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là số tổ chức cơ sở đảng được cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét, quyết định xếp loại này.
c) Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ: Là số tổ chức cơ sở đảng được cấp uỷ cấp trên trực tiếp xét, quyết định xếp loại này.
d) Tổ chức cơ sở đảng yếu kém: Là số tổ chức cơ sở đảng cấp uỷ trực tiếp xếp loại này.
2. Thống kê số TCCS đảng chưa được đánh giá chất lượng
B. Số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Số liệu này thống nhất với số liệu trong cột 9 biểu số 5-TCTW nêu trên.
Trong số chi bộ trực thuộc được đánh giá chất lượng: Kết quả đánh giá được đảng uỷ cơ sở xét, quyết định xếp thành 4 mức.
a) Trong sạch, vững mạnh (trong đó, lựa chọn không quá 20% chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu để đề nghị khen thưởng theo quy định).
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ
c) Hoàn thành nhiệm vụ
d) Yếu kém.
Chú ý: Tổng số tổ chức cơ sở đảng và chi bộ được đánh giá theo các loại hình tổ chức cơ sở đảng từ cột 4 đến cột 14 trong biểu, tổng số của các cột trên bằng số lượng ghi ở cột 2.
Biểu 7B-TCTW:BÁO
CÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN
Năm………..
Đảng viên có đến thời điểm đánh giá chất lượng là số liệu “D” biểu số 1-TCTW cộng thêm số đảng viên ở đảng bộ khác chuyển đến sinh hoạt tạm thời (nếu có).
Tổng số đảng viên trên được phân tích:
1. Đảng viên được miễn đánh giá chất lượng: Là tổng số của số đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và số đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác (nếu có).
2.Đảng viên chưa được đánh giá chất lượng: Là những đảng viên thuộc diện đánh giá nhưng tới thời điểm đánh giá chất lượng không có mặt để đánh giá vì những lý do như: đi công tác, hoặc đi học tập, đi làm xa, ốm đau phải điều trị…
3. Đảng viên đã được đánh giá chất lượng:
Từ tổng số đảng viên được đánh giá chất lượng, tổng hợp kết quả đánh giá thành 4 mức theo nội dung tại mục II, phần B, Hướng dẫn số, 07- HD/BTCTW ngày 11-10-2011 của Ban Tổ chức Trung ương, như sau:
A. Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này.
Số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không vượt quá 15% tổng số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và đề nghị cấp trên khen thưởng.
B. Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này.
C) Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này.
Trong đó: Đủ tư cách nhưng có mặt còn hạn chế, được phân tích theo những hạn chế sau:
1) Chưa tận tuỵ với công việc…
2) Còn khuyết điểm trong công tác, sinh hoạt đảng…
3) Là người đứng đầu cơ quan, đơn vị: bí thư cấp uỷ… chưa hoàn thành nhiệm vụ.
D. Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ: Là số đảng viên được cấp uỷ cơ sở xét, quyết định xếp loại này. Số đảng viên này được phân tích như sau:
1) Bị thi hành kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong năm
2) Cơ quan quản lý; chi bộ đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.
3) Không chấp hành sự phân công, gây mất đoàn kết.
4) Qua kiểm điểm, phát hiện thất vi phạm tư cách đảng viên.
Chú ý: Tổng số đảng viên được đánh giá theo các loại hình tổ chức cơ sở đảng từ cột 4 đến cột 14 trong biểu, tổng số các cột nêu trên bằng số lượng ghi ở (cột 2).
Biểu số 8-TCTW: BÁO CÁO KHEN THƯỞNG ĐẢNG VIÊN
Năm 20……….
I. Các danh hiệu: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích, công lao bảo vệ và xây dựng đất nước đã được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao uý, số liệu trên được phân tích theo các chi tiêu (1, 2, 3, 4, 5, 6) dưới đây:
1. Danh hiệu anh hùng: Là số đảng viên của đảng bộ được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng các loại, số liệu này được phân tích theo 3 danh hiệu (a, b, c) sau đây:
a) Anh hùng lực lượng vũ trang: Là số đảng viên của đảng bộ có thanh tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
b) Anh hùng lao động: Là số đảng viên của đảng bộ có thanh tích lao động sản xuất, xây dựng đất nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
c) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Đảng viên của Đảng bộ là những phụ nữ Việt Nam có con, có chồng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
2. Cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa: là số đảng viên của đảng bộ đã có công lao hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-1945 được Đảng và Nhà nước công nhận.
a) Cán bộ Lão thành cách mạng: Là số đảng viên hoạt động cách mạng từ trước ngày 01-01-1945.
b) Cán bộ tiền khởi nghĩa: Là số đảng viên hoạt động cách mạng từ ngày 01-01-1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945.
3. Nghệ sĩ nhân dân: là số đảng viên của đảng bộ đã có nhiều đóng góp vào nền nghệ thuật Quốc gia, được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ nhân dân.
4. Nhà giáo nhân dân: Là số đảng viên của đảng bộ đã có nhiều đóng góp vào nền giáo dục Quốc gia, được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.
5. Thầy thuốc nhân dân: Là số đảng viên của đảng bộ, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, được Nhà nước phong tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân.
6. Gia đình có công với cách mạng: Là số đảng viên của đảng bộ mà bản thân hoặc người thân trong gia đình (ông, bà, bố mẹ, vợ hoặc chồng…) đã có công nuôi, giấu cán bộ hoạt động cách mạng hoặc cơ sở hội họp của tổ chức cách mạng trong thời kỳ chống kẻ thù xâm lược đất nước, được Nhà nước công nhận Gia đình có công với cách mạng.
7. Gia đình liệt sỹ: Là số đảng viên của đảng bộ có người thân (ông, bà, bố mẹ, con, vợ hoặc chồng, anh, chị em ruột) hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh và an toàn xã hội, được Nhà nước phong tặng là gia đình liệt sỹ.
II. Được khen thưởng:
1. Huân chương các loại: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương các loại, số liệu này được phân tích theo 4 mức (a, b, c, d) dưới đây:
a) Huân chương bậc cao: Là số đảng viên của đảng bộ có nhiều thành tích xuất sắc được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương bậc cao gồm: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động theo các hạng (nhất, nhì, ba).
b) Huân chương Kháng chiến: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến các hạng (nhất, nhì, ba).
c) Huân chương Chiến công: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích xuất sắc trong một chiến dịch, một mặt trận hoặc một trận đánh, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công.
d) Huân chương chiến sĩ vẻ vang: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích tốt trong quá trình công tác, phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Huy chương các loại: Là số đảng viên của đảng bộ có thành tích được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy chương các loại theo các hạng (nhất, nhì, ba).
3. Huy hiệu Đảng các loại: Là số đảng viên của đảng bộ có quá trình hoạt động lâu năm trong tổ chức của Đảng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng thưởng Huy hiệu Đảng các loại, số liệu này được phân tích theo, 11 mức sau đây:
+ Huy hiệu 90 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 90 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 90 năm.
+ Huy hiệu 85 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 85 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 85 năm.
+ Huy hiệu 80 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 80 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 80 năm.
+ Huy hiệu 75 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 75 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 75 năm.
+ Huy hiệu 70 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 70 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 70 năm.
+ Huy hiệu 65 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 65 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 65 năm.
+ Huy hiệu 60 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 60 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 60 năm.
+ Huy hiệu 55 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 55 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 55 năm.
+ Huy hiệu 50 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 50 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 50 năm.
+ Huy hiệu 40 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 40 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 40 năm.
+ Huy hiệu 30 năm: Là số đảng viên của đảng bộ có 30 năm tuổi đảng được tặng Huy hiệu 30 năm.
Biểu số 9-TCTW: BÁO CÁO ĐẢNG VIÊN BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ ĐẢNG VIÊN RA KHỎI ĐẢNG
Năm 20……..
Từ cấp huyện uỷ (và tương đương) trở lên, tiến hành tổng hợp biểu số 9- TCTW trong đảng bộ, Khi tổng hợp, các đảng bộ cần trao đổi thống nhất về số liệu với Uỷ ban Kiểm tra cùng cấp trước khi ghi vào biểu. Cụ thể:
Mục A: Đảng viên bị xử lý kỷ luật.
Tiến hành phân tích chỉ tiêu này theo những nội dung:
1. Bốn hình thức kỷ luật.
Khi phân tích đảng viên vi phạm theo 4 hình thức kỷ luật, cần chú ý:
- Hình thức khai trừ: Tổng số đảng viên ghi ở đây phải bằng số đảng viên bị khai trừ đã thống kê ở biểu 1-TCTW mục c (2) kỳ báo cáo năm.
- Tổng số của 4 hình thức kỷ luật: Phải bằng tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật (mục A nói trên).
2. Nội dung vi phạm.
Phân tích đảng viên vi phạm kỷ luật theo nội dung vi phạm: Tổng số của 6 nội dung vi phạm phải bằng tổng số đảng viên vi phạm kỷ luật.
3. Cấp ủy viên vi phạm.
Phân tích riêng số đảng viên là cấp uỷ viên bị xử lý kỷ luật trong tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật nói chung. Trong số đảng viên là cấp uỷ viên bị kỷ luật lại phân tích theo cấp uỷ viên các cấp như ghi trong biểu.
4. Đảng viên bị xử lý theo pháp luật.
Phân tích riêng số đảng viên bị xử lý theo pháp luật trong tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật nói chung. Số này được phân tích theo 3 mức: tù giam, tù án treo và cảnh cáo trước pháp luật;
Mục B: Tổng số đảng viên ra khỏi Đảng.
Đảng viên ra khỏi Đảng là những người tính đến thời điểm báo cáo không còn đảng số của đảng bộ. “Đảng viên ra khỏi Đảng” là chỉ tiêu tổng hợp của 3 đối tượng:
- Đảng viên bị khai trừ.
Đảng viên bị khai trừ ghi ở đây phải thống nhất với số đảng viên bị khai trừ ở điểm 1, mục A tại báo cáo này.
- Đảng viên bị xoá tên
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng.
Số đảng viên bị xoá tên và đảng viên xin ra khỏi Đảng: Phải bằng số liệu đảng viên bị xoá tên và đảng viên xin ra khỏi Đảng ở biểu số 1-TCTW (báo cáo năm).
Trong số đảng viên xin ra khỏi đảng, tách riêng số người xin giấy xác nhận tuổi Đảng, ghi vào dòng cuối biểu báo cáo.
Biểu số 10-TCTW: BÁO CÁO VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN
Năm 20…….
Biểu này dùng cho ban tổ chức của cấp uỷ huyện (và tương đương), cấp uỷ trực thuộc Trung ương thống kê và báo cáo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên (định kỳ năm một lần).
Chú ý:
- Những chỉ tiêu có thêm cụm từ “trong năm”: thống kê số liệu thực hiện được trong năm báo cáo.
- Những chỉ tiêu khác còn lại: thống kê số thực tế, có đến thời điểm báo cáo.
Biểu số 11-TCTW: BÁO CÁO TỈNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN
Năm 20…..
Biểu này dùng cho ban tổ chức của cấp uỷ huyện (và tương đương), cấp uỷ trực thuộc Trung ương thống kê và báo cáo ban tổ chức của cấp uỷ cấp trên (định kỳ năm một lần).
Chú ý:
Các phương tiện làm thẻ đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương chỉ cấp lần đầu cho các huyện uỷ (và tương đương) trở lên (kể cả số mới được thành lập sau này); trong quá trình sử dụng cần thay thế, sửa chữa thì liên hệ trực tiếp với nơi sản xuất và kinh phí do các đảng bộ chi.
2. Báo cáo cán bộ chủ chốt và bầu cử cấp uỷ:
Gồm 6 biểu: Biểu số 12A-TCTW, 12B-TCTW, 12C-TCTW, 12D-TCTW, 12E-TCTW, 12G-TCTW.
Sáu biểu này nhằm tổng hợp một số chức danh cán bộ chủ chốt ở Trung ương; ở các đảng bộ trực thuộc Trung ương, các đảng bộ huyện hoặc tương đương và cơ sở. Đồng thời phân tích tình hình cấp uỷ viên các cấp.
Biểu số 12B-TCTW: BÁO CÁO MỘT SỐ CHỨC DANH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
Do các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện, để thống kê một số cán bộ chủ chốt sau:
- Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ.
- Bí thư, phó bí thư.
- Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND
- Chủ tịch, phó chủ tịch UBND
- Trưởng, phó các các ban đảng, đoàn thể.
- Giám đốc, phó giám đốc các sở, ngành.
- Giám đốc, phó giám đốc các Doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố.
- Bí thư đảng uỷ các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố.
Sau khi có tổng số cán bộ theo các chức danh nói trên, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như biểu số 12A-TCTW nêu trên.
Biểu số 12C-TCTW: BÁO CÁO MỘT SỐ CHỨC DANH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ
Do cấp uỷ huyện (và tương đương) thực hiện, để thống kê một số cán bộ chủ chốt sau:
- Uỷ viên Ban chấp hành đảng bộ.
- Bí thư, phó bí thư
- Chủ tích, phó chủ tịch HĐND
- Chủ tích, phó chủ tịch UBND
Sau khi có tổng số cán bộ theo các chức danh nói trên, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như biểu số 12A, 1A, 12B-TCTW nêu trên.
Biểu số 12D: BÁO CÁO MỘT SỐ CHỨC DANH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Do cấp uỷ cơ sở xã, phương, thị trấn thực hiện, để thống kê một số cán bộ chủ chốt sau:
- Bí thư, phó bí thư
- Chủ tích, phó chủ tịch HĐND
- Chủ tích, phó chủ tịch UBND
Sau khi có tổng số cán bộ theo các chức danh nói trên, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như biểu số 12A, 12C-TCTW nêu trên.
Biểu số 12E-TCTW: BÁO CÁO BẦU CỬ CẤP UỶ CƠ SỞ……….
Nhiệm kỳ……………..
Biểu dùng cho huyện uỷ (và tương đương) tổng hợp kết quả bầu cử cấp uỷ cơ sở, theo từng loại cấp uỷ như sau:
1.Cấp uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn
2. Cấp uỷ cơ sở các loại hình doanh nghiệp
3. Cấp uỷ cơ sở cơ quan hành chính
4. Cấp uỷ cơ sở sự nghiệp.
5. Cấp uỷ cơ sở trong lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an)
Nếu đại hội ở cấp cơ sở không tiến hành trong cùng một thời điển, thì phải thống kê làm nhiều lần. Vì vậy trong phần “chú ý” mục C cuối trang 1 của biểu 12E-TCTW cần ghi rõ số liệu có đến thời điểm từng lần báo cáo.
Quá trình tổng hợp biểu số 12E-TCTW được chia làm 2 phần:
Phần I: Cấp uỷ khoá trướng không tham gia khoá này
Phân tích cho cả 3 đối tượng: Cấp ủy viên, uỷ viên ban thường vụ, bí thư.
1. Tổng số: Là tổng số cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ và bí thư thuộc cấp uỷ khoá trước không tham gia khoá này. Sau đó tiến hành phân tích một số chỉ tiêu: được giới thiệu tái cử khoá này, nhưng không trúng cử; nữ; dân tộc ít người; trực tiếp sản xuất; cán bộ hưu trí; thủ trưởng đơn vị; chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ trong tổng số cấp uỷ viên đã tổng hợp.
Chú ý: Số cấp uỷ viên được giới thiệu tái cử cấp uỷ khoá này nhưng không trúng cử cũng được tổng hợp vào phần: cấp uỷ khoá trước không tham gia khoá này, nhưng phân tích riêng như đã hướng dẫn nêu trên.
2. Phân tích tổng số cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này, theo 5 lý do:
- Bị xử lý kỷ luật đảng, hành chính, pháp luật: Thống kê số cấp uỷ viên bị kỷ luật theo những nội dung vi phạm khác nhau như: tham nhũng, vi phạm nguyên tắc tổ chức kỷ luật, vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm đạo đức cách mạng.
- Năng lực yếu: Thống kê số cấp uỷ viên do trình độ kém, năng lực yếu, không đảm đương được nhiệm vụ của tổ chức giao phó.
- Tín nhiệm thấp: Thống kê cấp uỷ viên do có nhiều dư luận tiêu cực, hoặc có đơn thư tố cáo, nhưng chưa được xem xét, kết luận và xử lý.
Số đưa vào danh sách bầu cử cấp uỷ khoá này nhưng không trung cử cần được phân tích rõ lý do để tổng hợp vào “năng lực yếu” hay “tín nhiệm thấp” hoặc lý do khác cho phù hợp.
- Tuổi cao, sức yếu: Thống kê số cấp uỷ viên không tham gia khoá này vì tuổi cao, sức khoẻ yếu, ốm đau, bệnh tật hoặc chuẩn bị nghỉ hưu.
- Lý do khác: Thống kê cấp uỷ viên không tham gia khoá này vì bị chết, hoặc điều chuyển làm công tác khác.
Tổng số của 5 lý do trên, bằng số cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này (dòng tổng số - đầu biểu) theo từng đối tượng: cấp uỷ viên; uỷ viên ban thường vụ, trong đó, bí thư.
Phần II: So sánh cấp uỷ khoá trước với cấp uỷ khoá này.
1. Đối tượng so sánh:
+ Cấp uỷ viên.
+ Uỷ viên ban thường vụ.
+ Bí thư.
2. Nội dung so sánh: Theo danh mục các chỉ tiêu đã ghi trong biểu.
3. Hướng dẫn cách ghi một số chỉ tiêu:
a) Thành phần xuất thân công nhân: Những đồng chí đã trực tiếp làm công nhân sản xuất có thời gian từ 3 năm trở lên.
b) Cách tính tuổi bình quân: xem hướng dẫn tại biểu số 2-TCTW.
4. Khi tổng hợp cấp uỷ viên cần chú ý:
a) Tổng số cấp uỷ viên, ban thường vụ, bí thư khoá trước: Là số liệu khi được bầu vào cấp uỷ, ban thường vụ và bí thư của khoá trước. không phải số liệu hiện có của cấp uỷ khoá mới.
b) Khi tổng hợp phần I và phân II của biểu, cần kiểm tra, đối chiếu, cân đối số liệu giữa 2 phần.
Cách kiểm tra số liệu như sau:
Cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này | = | Cấp uỷ viên khoá trước | - | Cấp uỷ viên khoá này | - | Cấp uỷ viên mới trúng |
Hoặc
Cấp uỷ viên khoá trước tái cử | + | Cấp uỷ viên mới trúng khoá này | = | Cấp uỷ viên khoá này |
Trong đó
Cấp uỷ viên khoá trước tái cử | = | Cấp uỷ viên khoá trước | - | Cấp uỷ viên khoá trước không tham gia khoá này |
Biểu số 12G-TCTW: BÁO CÁO BẦU CỬ CẤP UỶ (*)…………
Nhiệm kỳ………….
(*) Biểu này dùng để tổng hợp chung cho cả 2 cấp:
- Cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
- Cấp uỷ huyện (và tương đương).
Sau khi bầu cử và phân công công tác cho cấp uỷ viên, ban tổ chức cấp uỷ huyện (và tương đương) tổng hợp báo cáo theo biểu mẫu này và gửi về Ban tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương). Ban Tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương) kiểm tra lại kết quả tổng hợp báo cáo của cấp dưới, sau đó làm báo cáo tổng hợp chung cho toàn đảng bộ, gửi báo cáo lên Ban Tổ chức Trung ương theo thời gian quy định.
Các đảng uỷ trực thuộc Trung ương, sau khi tiến hành đại hội, cũng báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương theo mẫu 12G-TCTW.
Phần I: Cấp uỷ khoá trước không tham gia khoá này.
Thống kê như đã hướng dẫn tại biểu số 12E-TCTW
Phần II: Phân công cấp uỷ sau khi bầu.
- Cấp uỷ sau khi bầu, được phân tích theo 2 đối tượng là uỷ viên ban chấp hành và uỷ viên ban thường vụ. Công tác được phân công theo 6 lĩnh vực:
+ Công tác đảng.
+ Công tác dân vận
+ Công tác chính quyền
+ Công tác trong doanh nghiệp
+ Công tác trong đơn vị sự nghiệp
+ Công tác an ninh, quốc phòng.
- Trong quá trình phân công công tác của cấp uỷ viên, một đồng chí có thể được phân công phụ trách một số việc khác nhau. Để tránh trùng, sót khi tổng hợp biểu này, yêu cầu chỉ thống kê mỗi cấp uỷ viên phụ trách một công việc chính, sao cho khi cộng lại, phải bằng tổng số cấp uỷ viên.
III: So sánh cấp uỷ viên khoá trước với khoá này (trang 2-Biểu số 12G-TCTW).
Tiến hành tổng hợp tương tự như đã hướng dẫn ở biểu số 12E-TCTW.
5. Toàn bộ hệ thống biểu mẫu (gồm: 11 biểu báo cáo về đảng viên và tổ chức đảng; 6 biểu báo cáo về cán bộ chủ chốt và bầu cử cấp uỷ) được thể hiện tại Phụ lục II kèm theo Hướng dẫn này.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Chỉ thị 34-CT/TW năm 1998 về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quy định 55-QĐ/TW về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 3Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2017 nghiệp vụ công tác đảng viên do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 1Nghị định 169-HĐBT năm 1991 về Công chức Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 3Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
- 4Chỉ thị 34-CT/TW năm 1998 về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Luật cán bộ, công chức 2008
- 6Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 7Hướng dẫn 07-HD/BTCTW về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên do Ban Tổ chức Trung ương Đảng ban hành
- 8Quy định 45-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Quy định 55-QĐ/TW về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 10Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2012 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Thông báo 69-TB/TW kết luận của Ban Bí thư hướng dẫn tặng Huy hiệu Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2012 về nghiệp vụ công tác đảng viên và lập biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- Số hiệu: 12-HD/BTCTW
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 17/05/2012
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức Trung ương
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra