Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số 02-HD/TW | Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN
TỔNG KẾT THỰC TIỄN, NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII.
Thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ;
Ban Bí thư hướng dẫn một số điểm về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Mục đích
Nhằm góp phần làm rõ, bổ sung và hoàn thiện nền tảng tư tưởng của Đảng; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
2- Yêu cầu
Tổ chức thực hiện khoa học, phát huy dân chủ, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; khách quan, trung thực, thiết thực, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần chủ động đề xuất các vấn đề cần tổng kết, nghiên cứu; trong đó, các cơ quan nghiên cứu lý luận giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân kết nối trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.
II- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tổng hợp ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, lựa chọn tổ chức tổng kết, nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi công tác của mình.
III- NỘI DUNG TỔNG KẾT THỰC TIỄN, NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
1- Định hướng chung
Căn cứ tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao, các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị lựa chọn nội dung và tổ chức tổng kết, nghiên cứu những mô hình mới, cách làm hay khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện và chuẩn bị cho việc ban hành mới các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2- Định hướng cụ thể
- Lĩnh vực kinh tế: Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp; cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài; cơ cấu lại, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hóa và chính sách phát triển công nghiệp quốc gia; xây dựng nền kinh tế số và các chủ trương, giải pháp để tiếp cận, khai thác và phát huy các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: Xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nội dung phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh, phòng, chống các tệ nạn xã hội; giảm nghèo bền vững, chăm sóc người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc; phát triển, quản lý xã hội bền vững, đồng thuận, kỷ cương; trồng và bảo vệ rừng; bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới; bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh mạng, an ninh thông tin; phòng, chống "diễn biến hòa bình", tội phạm, tệ nạn xã hội và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội chính trị; hội nhập quốc tế, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, các tổ chức quốc tế, các ngành, địa phương nước ngoài.
- Lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng. Công tác tổ chức cán bộ (tuyển dụng, đánh giá, quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm...); những kinh nghiệm hay, mô hình mới trong sắp xếp, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, cải cách hành chính; công tác kiểm tra, giám sát; công tác dân vận; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
IV- CÁCH THỨC TỔNG KẾT THỰC TIỄN, NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
1- Cơ sở để chọn vấn đề tổng kết, nghiên cứu là: Sự chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên; sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện những nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Đảng đã ban hành để tiếp tục chỉ đạo thực hiện; những mô hình mới, những cách làm hay cần đánh giá, kết luận để nhân rộng; những vấn đề lớn, quan trọng trong Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước khi tổ chức thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết; chuẩn bị cho việc ban hành các nghị quyết mới của Đảng, nhất là các văn kiện đại hội đảng các cấp. Việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận các vấn đề lớn ở tầm quốc gia tùy theo nội dung, giao cho một ban của Đảng hoặc một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp nhiều cơ quan cùng thực hiện.
2- Cơ quan được giao chủ trì chọn cán bộ, thành lập các tổ chức triển khai thực hiện (có thể lập ban chỉ đạo, tổ biên tập giúp việc ban chỉ đạo...); chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng kết, nghiên cứu.
Kế hoạch tổng kết, nghiên cứu bao gồm các nội dung: Căn cứ xây dựng kế hoạch; mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi tổng kết, nghiên cứu; các nội dung chính cần triển khai tổng kết nghiên cứu; phương pháp tổng kết, nghiên cứu; lực lượng tham gia (chủ trì, phối hợp); những công việc phải thực hiện; thời gian thực hiện, hoàn thành.
Sau khi kế hoạch được thông qua, triển khai các hoạt động theo kế hoạch; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng tổng kết, nghiên cứu đáp ứng cao nhất mục đích, yêu cầu đề ra; báo cáo kết quả tổng kết, nghiên cứu với cơ quan chủ trì.
Báo cáo tổng kết, nghiên cứu phải đánh giá đúng những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của lĩnh vực, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này, rút ra những kinh nghiệm, bài học, đề xuất được những chủ trương, quan điểm, giải pháp tiếp tục giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; có những kiến nghị hợp lý, khả thi với Đảng, Nhà nước, với cấp trên.
3- Cơ quan chủ trì chỉ đạo hoàn thiện các báo cáo kết quả tổng kết, nghiên cứu; trình cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền (giao nhiệm vụ tổng kết, nghiên cứu). Các cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, kết luận những kết quả tổng kết, nghiên cứu và quyết định theo thẩm quyền việc áp dụng kết quả đó vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, căn cứ hướng dẫn này, chỉ đạo tổng kết, nghiên cứu theo đối tượng, phạm vi lựa chọn và những vấn đề thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương mình lãnh đạo, quản lý, phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình xét thấy cần phải tổ chức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; chỉ đạo ưu tiên phân bổ kinh phí hoạt động khoa học cho các đề tài, đề án tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận do cấp ủy, tổ chức đảng đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ.
2- Các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền kết quả tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; xây dựng chuyên mục, chương trình giới thiệu, cổ vũ, nhân rộng những mô hình mới, kinh nghiệm hay (sau khi tổng kết, đánh giá); góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu phát triển của đất nước.
3- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, định kỳ báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện.
| T/M BAN BÍ THƯ |
- 1Nghị quyết số 02/2004/NQ-TLĐLĐVN về đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học trong tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Chỉ thị 03/CT-TLĐ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học trong tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 12/2012/TT-BKHCN về tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp nhà nước Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, Mã số KX.04/11-15 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Nghị quyết số 02/2004/NQ-TLĐLĐVN về đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học trong tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Chỉ thị 03/CT-TLĐ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học trong tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 12/2012/TT-BKHCN về tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp nhà nước Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, Mã số KX.04/11-15 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Kế hoạch 04-KH/TW năm 2016 thực hiện Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2018 về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 02-HD/TW
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 08/02/2018
- Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
- Người ký: Trần Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra