Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia;
Căn cứ vào Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia ký ngày 18 tháng 2 năm 1979;
Với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Cam-pu-chia nhằm tăng cường bảo vệ an ninh khu vực biên giới hai nước;
Đã thỏa thuận những điều sau đây:
I.- ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ KHU VỰC BIÊN GIỚI
Hai Bên sẽ thông báo cho nhau danh sách các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên có ghi rõ thuộc huyện, tỉnh nào.
II.- QUẢN LÝ KHU VỰC BIÊN GIỚI
b) Những phần tử xấu có nguy hại cho việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và kinh tế ở khu vực biên giới không được cư trú trong khu vực biên giới.
b) Hai Bên sẽ quy định danh mục, số lượng những mặt hàng người dân khu vực biên giới Bên này được phép mang theo sang khu vực biên giới Bên kia như nói ở khoản a) Điều này. Những thứ hàng này được miễn giấy phép và thuế quan.
c) Những hàng hóa nói ở khoản a) và b) Điều này chỉ được mua bán tại các chợ do chính quyền mỗi Bên mở tại khu vực biên giới và phải tuân theo luật lệ của mỗi Bên.
b) Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới Bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nữa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thỏa thuận.
c) Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới Bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của Bên kia.
b) Ở những nơi sông, suối, kênh, rạch thuộc một Bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới Bên kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, tàu thuyền được đi lại bình thường nhưng không được đánh bắt cá, tôm trên các sông, suối, kênh, rạch đó trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên và họ phải tôn trọng chủ quyền và luật lệ của nước có chủ quyền đối với sông, suối, kênh, rạch đó.
c) Những người dân khu vực biên giới hai Bên được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối, kênh, rạch biên giới. Trước khi làm, chính quyền cấp huyện Bên có ý định xây dựng công trình đó phải bàn bạc và được sự thỏa thuận của chính quyền cấp huyện phía Bên kia nhằm bảo đảm lợi ích của cả hai Bên và không được làm thay đổi hướng dòng chảy.
Việc xây dựng công trình thủy lợi vừa và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới, phải do chính quyền cấp tỉnh hai Bên bàn bạc và báo cáo lên Chính phủ hai Bên quyết định.
a) Hai Bên cần có biện pháp bảo vệ rừng và cây trồng ở hai bên biên giới.
b) Khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời thông báo ngay cho chính quyền phía Bên kia biết để có biện pháp kịp thời phòng ngừa. Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
b) Trong thời gian có dịch bệnh người hay gia súc ở một vùng biên giới, cần tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới lân cận của hai Bên và ngừng việc mua bán, di chuyển gia súc trong khu vực biên giới đó cũng như ở các vùng lân cận. Việc tạm ngừng nói trên phải do chính quyền cấp tỉnh quyết định.
III.- KIẾN NGHỊ VIỆC QUA LẠI BIÊN GIỚI
a) Hai Bên thỏa thuận mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông sau đây:
VIỆT NAM | CAM-PU-CHIA |
Đường số 19: | |
Lệ Thanh | An-đông-Pếch |
Đường số 14: | |
Bu Pờ-rang | Ô-reng |
Đường số 13 | |
Bo Nuê | Xnun |
Đường số 22B: | Đường số 7: |
Xa Mách | Tơ-ra-peng Phơ-long |
Đường số 22A: | Đường số 1: |
Mộc Bài | Ba-vét |
Đường số 2: | |
Tịnh Biên | Phơ-nông Đơn |
Đường số 17: | |
Xà Xía | Lốc |
Sông Cửu Long (Sông Tiền): | Sông Mê-công: |
Vĩnh Xương – Thường Phước | Ca-ôm Sam-no – Cốc Rô-ca |
b) Hai Bên sẽ đặt trạm kiểm soát ở các cửa khẩu chính làm nhiệm vụ kiểm soát người, hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới theo những quy định của Hiệp định này, hoặc những thỏa thuận liên quan khác của hai nước và những luật lệ liên quan của mỗi nước.
c) Ở những nơi xa các cửa khẩu chính nói ở khoản a) Điều này, chính quyền cấp Tỉnh hai Bên có thể thỏa thuận mở thêm những cửa khẩu phụ trên những đường nhỏ hoặc đường mòn để thuận tiện cho những người dân khu vực biên giới hai Bên qua lại.
d) Việc kiểm soát sự qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ sẽ do đồn biên phòng nơi đó phụ trách.
Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới phải theo các quy định sau đây:
a) Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành kể cả quân đội của mỗi Bên, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới vì lý do công tác, thăm viếng hữu nghị, học tập, chữa bệnh hoặc lý do khác, kể cả kiều dân của hai Bên được phép đi về, phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do Bộ Ngoại giao nước họ cấp.
b) Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành và các tỉnh không phải là tỉnh biên giới của mỗi nước, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do các ngành, các cấp giao hoặc đã được hai Bên thỏa thuận phải có giấy thông hành do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
c) Các đơn vị quân đội hoặc quân nhân đi riêng lẻ của mỗi Bên qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng hai nước thỏa thuận, phải có giấy giới thiệu qua biên giới của các cơ quan quan sự có thẩm quyền do hai Bộ Quốc phòng thỏa thuận chỉ định.
d) Cán bộ, viên chức, công nhân thuộc tỉnh biên giới của nước này đi tập thể hay cá nhân, qua tỉnh biên giới Bên kia thực hiện nhiệm vụ hoặc đi thăm viếng hữu nghị phải có giấy thông hành biên giới do chính quyền cấp tỉnh của mỗi nước cấp. Giấy thông hành biên giới nói trên chỉ có giá trị đối với tỉnh biên giới nơi đến.
e) Những người dân mỗi nước qua lại biên giới vì việc riêng tư như thăm người thân, đất bốc mồ mả … phải có giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
f) Những người dân khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 5 Hiệp định này phải có giấy chứng minh biên giới. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới đó quá ba ngày phải có giấy phép của chính quyền xã hoặc đơn vị bộ đội biên phòng gần nhất bên phía mình cấp. Họ phải xuất trình giấy chứng minh biên giới và giấy phép đó nếu có cho chính quyền cấp xã nơi đến theo đúng Điều 15 – b) dưới đây.
g) Thủy thủ theo các tàu của Bên này qua lại lãnh thổ Bên kia phải có thẻ thủy thủ.
h) Hàng hóa các loại đưa qua biên giới (trừ hàng quân sự) phải có giấy chứng nhận của cơ quan có hàng hóa đó và tuân theo đúng luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.
Khi một Bên có sự thay đổi chữ ký và con dấu cần thông báo mẫu chữ ký và mẫu con dấu mới cho Bên kia trước ba mươi ngày để thông báo cho các trạm kiểm soát cửa khẩu, đồn biên phòng và chính quyền xã trong khu vực biên giới biết.
Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định như sau:
a) Người và hành lý, hàng hóa, phương tiện vận chuyển của hai Bên qua lại biên giới hai nước phải có đủ giấy tờ quy định ở Điều 13 Hiệp định này, phải qua đúng cửa khẩu ghi trên giấy tờ, phải xuất trình giấy tờ cho trạm kiểm soát cửa khẩu đăng ký và chịu những kiểm soát cần thiết.
Trường hợp người và hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển không có hoặc không đủ giấy tờ cần thiết thì không được qua biên giới.
b) Những người dân khu vực biên giới ở những nơi xa cửa khẩu chính thì có thể qua biên giới bằng cửa khẩu phụ. Khi qua biên giới phải xuất trình giấy tờ với đồn, trạm biên phòng làm nhiệm vụ kiểm soát ở đó. Ở những nơi không có đồn, trạm kiểm soát, đương sự phải xuất trình giấy chứng minh biên giới cho chính quyền cấp xã nơi mình đến. Nếu thời gian lưu lại khu vực biên giới Bên kia quá ba ngày đương sự phải xuất trình thêm giấy phép nói ở khoản f) Điều 13 Hiệp định này.
c) Những người không thuộc quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Cam-pu-chia muốn qua biên giới hai nước chỉ được đi qua cửa khẩu trên đường số 22.A. Về phía Việt Nam hay đường số 1 về phía Cam-pu-chia, đường Sông Cửu Long (Sông Tiền) về phía Việt Nam hay đường sông Mê-công về phía Cam-pu-chia và chịu sự kiểm soát của các trạm kiểm soát tại những nơi đó.
Hai Bên tăng cường hợp tác để giữ gìn trật tự, an ninh chung trong khu vực biên giới hai nước.
a) Khi một Bên phát hiện sự hoạt động của biệt kích, gián điệp, tàn quân của chế độ cũ và phần tử xấu khác cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp đối phó nếu cần.
b) Trường hợp công dân một nước vi phạm luật pháp nước Bên kia (cướp của, hành hung, buôn lậu v.v…) chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền Bên phía công dân đó xử lý.
Ba tháng trước khi hết hạn, nếu không Bên nào nêu ý muốn hủy bỏ Hiệp định thì Hiệp định này mặc nhiên được gia hạn thêm một thời hạn năm năm nữa.
b) Hiệp định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo sự thỏa thuận của hai Bên ký kết.
Làm tại Nông Pênh ngày 20 tháng 7 năm 1983 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
THAY MẶT | THAY MẶT |
Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 20/07/1983
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cam pu chia
- Người ký: Nguyễn Cơ Thạch, Hun Xen
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/1983
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra