Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Lời nói đầu
Các bên tham gia Hiệp định này (sau đây được gọi là các Bên),
Xét tới việc các Bộ trưởng đã thoả thuận trong Tuyên bố Tokyo ngày 14 tháng 9 năm 1973 rằng Đàm phán thương mại đa phương toàn diện trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (sau đây được gọi là Hiệp định chung hoặc GATT) nhằm giảm hoặc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, hoặc nếu không phù hợp, những tác động hạn chế và làm méo mó tới thương mại và đưa những biện pháp đó vào các nguyên tắc quốc tế có hiệu quả hơn;
Xét tới việc các Bộ trưởng thoả thuận rằng đàm phán nhằm đảm bảo lợi ích bổ sung cho thương mại quốc tế của các nước đang phát triển và công nhận tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp khác biệt theo cách nhằm dành cho các nước này đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn nếu thấy khả thi và phù hợp;
Thừa nhận rằng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội để thực hiện các chương trình và chính sách phát triển kinh tế để tăng mức sống của người dân, tính tới tình hình cán cân thanh toán, các nước đang phát triển cần áp dụng các biện pháp khác nhau đã thoả thuận;
Xét tới các Bộ trưởng trong tuyên bố Tokyo thừa nhận rằng tình hình và các vấn đề cụ thể của các nước kém phát triển nhất trong số các nước đang phát triển sẽ được quan tâm đặc biệt và nhấn mạnh vào nhu cầu đảm bảo những nước này được hưởng đối xử đặc biệt trong bối cảnh có bất kỳ các biện pháp chung hay cụ thể nào dành ưu đãi cho các nước đang phát triển trong quá trình đàm phán;
Thừa nhận nhu cầu cần xây dựng khuôn khổ quốc tế được thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan tới luật lệ, quy định, thủ tục và tập quán liên quan tới mua sắm của chính phủ nhằm đạt được tự do hoá nhiều hơn, mở rộng thương mại thế giới và tăng cường khuôn khổ quốc tế trong việc tiến hành thương mại thế giới;
Thừa nhận rằng luật lệ, quy định, thủ tục và tập quán liên quan tới mua sắm của chính phủ không phải chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng đối với các sản phẩm hoặc nhà cung cấp nước ngoài hoặc nội địa và không phân biệt đối xử giữa những sản phẩm hoặc các nhà cung cấp nước ngoài;
Thừa nhận rằng có sự cần thiết trong việc tạo ra sự minh bạch của luật lệ, quy định, thủ tục và tập quán về mua sắm của chính phủ;
Thừa nhận nhu cầu thiết lập thủ tục quốc tế về việc thông báo, tham vấn, giám sát và giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo việc thực thi bình đẳng, nhanh chóng và hiệu quả các quy định quốc tế đối với việc mua sắm của chính phủ và duy trì sự cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ ở mức cao nhất có thể;
Dưới đây thoả thuận như sau:
1. Hiệp định này áp dụng đối với:
(a) bất kỳ luật lệ, quy định, thủ tục và tập quán nào liên quan tới mua sắm của chính phủ đối với sản phẩm của các thực thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này. Phạm vi này bao gồm cả dịch vụ kèm theo việc cung cấp sản phẩm nếu giá trị của những dịch vụ kèm theo này không vượt quá bản thân giá trị sản phẩm chứ nhưng không phải bản thân các hợp đồng dịch vụ;
(b) bất kỳ hợp đồng mua sắm nào có giá trị 150.000 SDR hoặc hơn . Không có yêu cầu nào về mua sắm được phân chia với mục đích giảm giá trị của hợp đồng liên quan dưới 150.000 SDR. Nếu việc đòi hỏi riêng rẽ đối với việc mua sắm một sản phẩm hoặc các sản phẩm cùng loại dẫn đến việc trúng thầu hơn một hợp đồng hoặc trong hợp đồng trúng thầu theo các phần khác nhau, giá trị của những hợp đồng nảy sinh này trong 12 tháng tiếp theo sau hợp đồng ban đầu sẽ là cơ sở cho việc áp dụng Hiệp định này;
(c) việc mua sắm của các thực thể theo sự điều khiển trực tiếp hoặc đáng kể của các bên và thực thể được chỉ định khác đối với các thủ tục và tập quán mua sắm. Trước khi việc rà soát và việc đàm phán tiếp theo được đề cập đến trong quy định cuối cùng, phạm vi của Hiệp định này được quy định cụ thể trong danh sách các thực thể và các thực thể kế thừa nêu trong Phụ lục I, và trong trường hợp có việc phê chuẩn, sửa đổi hoặc bổ sung.
2. Các Bên sẽ thông báo cho các thực thể của mình, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này và các chính phủ và chính quyền khu vực và địa phương trong phạm vi lãnh thổ của họ, về các mục tiêu, nguyên tắc và quy định của Hiệp định này, cụ thể là các quy định về đối xử quốc gia hoặc không phân biệt đối xử và chú ý vào lợi ích tổng thể của việc tự do hoá mua sắm của chính phủ.
Điều 2: Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử
1. Đối với tất cả luật lệ, quy định, thủ tục và tập quán liên quan tới việc mua sắm của chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, các Bên sẽ dành, ngay lập tức và không điều kiện cho các sản phẩm và nhà cung cấp của các Bên khác cung cấp những sản phẩm có xuất xứ trong phạm vi lãnh thổ hải quan (kể cả khu vực tự do) của các Bên đó, đối xử không kém thuận lợi hơn:
(a) dành cho các sản phẩm và nhà cung cấp nội địa; và
(b) dành cho các sản phẩm và nhà cung cấp của bất kỳ bên nào khác.
2. Các quy định trong khoản 1 sẽ không đánh thuế và phí hải quan các loại đối với hoặc có liên quan tới việc nhập khẩu, phương pháp đánh thuế và phí và các quy định và thủ tục nhập khẩu khác.
3. Các bên sẽ không áp dụng qui tắc xuất xứ đối với các sản phẩm được nhập khẩu theo
mục đích mua sắm của chính phủ quy định trong Hiệp định này từ các bên khác mà khác
với qui tắc xuất xứ áp dụng trong giao dịch thương mại thông thường và vào thời điểm nhập khẩu sản phẩm cùng loại từ các bên tương tự.
Điều 3: Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển
Mục tiêu
1. Trong việc thực hiện và quản lý Hiệp định này, theo các quy định đưa ra trong Điều khoản này, các bên sẽ xem xét thích hợp sự phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất nhằm:
(a) bảo vệ khả năng cán cân thanh toán và bảo đảm đủ mức dự trữ cho việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế;
(b) thúc đẩy việc thành lập hoặc phát triển ngành công nghiệp nội địa bao gồm việc phát triển ngành công nghiệp qui mô nhỏ và thủ công ở vùng nông thôn hoặc lạc hậu; và phát triển kinh tế trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế;
(c) hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nếu các cơ sở này hoàn toàn hoặc về cơ bản dựa vào việc mua sắm của chính phủ;
(d) khuyến khích sự phát triển kinh tế thông qua các thỏa thuận khu vực hoặc toàn cầu giữa các nước đang phát triển được đưa ra cho các Bên ký kết GATT và không được các bên thỏa thuận.
2. Theo các quy định của Hiệp định này, các Bên sẽ, trong việc chuẩn bị và áp dụng các luật lệ, quy định và thủ tục ảnh hưởng tới việc mua sắm của chính phủ, tạo thuận lợi cho việc tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, chú ý đến những vấn đề đặc biệt của các nước kém phát triển nhất và những nước ở trình độ phát triển kinh tế thấp.
Phạm vi
3. Nhằm đảm bảo các nước đang phát triển có thể tham gia vào Hiệp định này theo các Điều khoản phù hợp với sự phát triển, nhu cầu tài chính và thương mại của mình, các mục tiêu nêu ra trong khoản 1 ở trên sẽ được xem xét hợp lý trong quá trình đàm phán về danh sách thực thể của các nước đang phát triển thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định trong Hiệp định này. Các nước phát triển, trong việc chuẩn bị danh sách thực thể có trong các quy định của Hiệp định này, sẽ nỗ lực đưa vào các thực thể mua sắm các sản phẩm mà các nước đang phát triển có lợi ích từ xuất khẩu.
Ngoại lệ được thoả thuận
4. Các nước đang phát triển có thể đàm phán với các bên khác trong đàm phán Hiệp định này vì cùng có thể chấp nhận các ngoại lệ theo các quy định về đối xử quốc gia cho các thực thể hoặc các sản phẩm nhất định có trong danh sách các thực thể có xét tới các trường hợp cụ thể. Trong các cuộc đàm phán này, việc cân nhắc nêu trong khoản 1 (a)-(c) ở trên sẽ được xem xét thích hợp. Các nước đang phát triển tham gia vào thoả thuận khu vực hoặc toàn cầu được đề cập tại khoản 1 (d) ở trên cũng có thể đàm phán các ngoại lệ đối với danh mục của mình, xét tới các trường hợp cụ thể và tính tới các quy định về mua sắm của chính phủ dành cho các thoả thuận khu vực hoặc toàn cầu có liên quan và đặc biệt tính tới các sản phẩm cụ thể phụ thuộc vào các chương trình phát triển công nghiệp chung.
5. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, các Bên là nước đang phát triển có thể sửa đổi danh sách các thực thể phù hợp với các quy định về việc sửa đổi danh sách quy định trong khoản 5 của Điều IX của Hiệp định này, có xem xét tới sự phát triển, nhu cầu tài chính và thương mại hoặc có thể đề nghị ủy ban dành ngoại lệ đối với các quy định về đối xử quốc gia cho các thực thể nhất định hoặc sản phẩm trong danh sách các thực thể có xem xét tới những trường hợp cụ thể và xem xét hợp lý tới các quy định trong khoản 1 (a)-(c) ở trên. Các Bên là nước đang phát triển cũng có thể đề nghị, sau khi Hiệp định có hiệu lực, ủy ban sẽ dành loại trừ đối với các thực thể nhất định hoặc sản phẩm có trong danh sách do việc tham gia vào các cam kết khu vực hoặc toàn cầu giữa các nước đang phát triển mà có xem xét tới những trường hợp cụ thể và xem xét hợp lý tới các quy định của khoản 1 (d) ở trên. Mỗi đề nghị của các nước đang phát triển đối với ủy ban về việc sửa đổi danh sách sẽ đi kèm với tài liệu tương ứng với đề nghị hoặc thông tin cần thiết cho việc xem xét vấn đề.
6. Khoản 4 và 5 ở trên được áp dụng với những sửa đổi hình hoạt đối với các nước đang phát triển gia nhập Hiệp định này sau khi có hiệu lực.
7. Những loại trừ đã thỏa thuận như vậy nêu trong khoản 4, 5 và 6 ở trên sẽ được rà soát phù hợp với các quy định của khoản 13 của Điều này.
Trợ giúp kỹ thuật dành cho các Bên là nước đang phát triển
8. Theo đề nghị, các Bên là nước phát triển sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật phù hợp với các Bên là nước đang phát triển trong việc giải quyết các vấn đề về mua sắm của chính phủ.
9. Trợ giúp này, được cung cấp trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các Bên là nước đang phát triển, sẽ liên quan tới:
a) giải pháp về các vấn đề kỹ thuật cụ thể liên quan tới việc trúng thầu hợp đồng cụ thể;
b) bất kỳ vấn đề nào khác mà bên đề nghị và bên khác đồng ý giải quyết trong trường hợp có sự trợ giúp.
Trung tâm thông tin
10. Các bên là nước phát triển sẽ thành lập, riêng rẽ hoặc chung các trung tâm thông tin để trả lời những yêu cầu hợp lý từ các Bên là nước đang phát triển đối với các thông tin liên quan về luật lệ, quy định, thủ tục và tập quán về mua sắm của chính phủ, thông báo việc mua sắm dự kiến đã được công bố, địa chỉ các thực thể quy định trong Hiệp định này, bản chất và số lượng sản phẩm đã mua sắm hoặc sẽ được mua sắm, bao gồm các thông tin sẵn có về việc đấu thầu trong tương lai. ủy ban có thể cũng thành lập một trung tâm thông tin riêng.
Đối xử đặc biệt dành cho các nước kém phát triển nhất
11. Xét tới khoản 6 của Tuyên bố Tokyo, đối xử đặc biệt sẽ được dành cho các Bên là nước kém phát triển nhất và đối với nhà cung cấp ở những nước có các sản phẩm có nguồn gốc ở những nước này, trong trường hợp có có bất kỳ biện pháp chung hay cụ thể nào dành cho các Bên là nước đang phát triển. Các Bên có thể dành lợi ích của Hiệp định này cho những nhà cung cấp ở các nước kém phát triển nhất không phải là các Bên, đối với những sản phẩm có xuất xứ từ những nước này.
12. Các Bên là nước phát triển sẽ, theo yêu cầu, cung cấp trợ giúp mà họ cho là phù hợp với người bỏ thầu tiềm năng ở các nước kém phát triển nhất trong việc bỏ thầu và lựa chọn các sản phẩm có thể có lợi ích đối với các thực thể của các nước phát triển cũng như tới nhà cung cấp ở các nước kém phát triển nhất và tương tự như vậy trợ giúp việc tuân thủ với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới các sản phẩm phụ thuộc vào việc mua sắm dự kiến.
Rà soát
13. Hàng năm, ủy ban sẽ rà soát việc triển khai và hiệu quả của Điều này và cứ sau 3 năm triển khai trên cơ sở báo cáo được các Bên đưa ra sẽ tiến hành việc rà soát sâu rộng nhằm đánh giá hiệu quả. Vì là một phần của rà soát 3 năm và nhằm đạt được việc thực hiện tối đa các quy định của Hiệp định này, đặc biệt là ở Điều II, và xét tới sự phát triển, tình hình tài chính và thương mại của các nước đang phát triển có liên quan, ủy ban sẽ kiểm tra liệu các loại trừ đưa ra có phù hợp hay không với các quy định trong khoản 4- 6 của Điều này sẽ được sửa đổi hoặc gia hạn.
14. Trong khi tiến hành vòng đàm phán tiếp theo phù hợp với các quy định của Điều IX, khoản 6, các Bên là nước đang phát triển sẽ cân nhắc khả năng mở rộng danh sách các thực thể xét tới tình hình kinh tế, tài chính và thương mại.
1. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với những đặc trưng của sản phẩm được mua sắm chẳng hạn như chất lượng, vận hành, an toàn và kích thước, kiểm tra và phương pháp kiểm tra, biểu tượng, thuật ngữ, đóng gói, ghi nhãn và nhãn mác và yêu cầu về chứng nhận sự phù hợp được các thực thể mua sắm mô tả sẽ không cần phải chuẩn bị, thông qua hay áp dụng làm cản trở hoặc gây ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.
2. Bất kỳ tiêu chuẩn kỹ thuật nào được các thực thể mua sắm mô tả sẽ phù hợp khi:
(a) là tiêu chuẩn hoạt động chứ không phải là thiết kế; và
(b)dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, quy định về kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia được thừa nhận.
3. Không có yêu cầu nào hoặc việc tham chiếu tới thương hiệu hoặc tên gọi, sáng chế, thiết kế hoặc loại hình, xuất xứ cụ thể hoặc người sản xuất trừ khi không có đủ sự chính xác hoặc cách dễ hiểu trong việc mô tả yêu cầu mua sắm và miễn là những từ ngữ đó chẳng hạn như “hoặc tương đương” xuất hiện trong đấu thầu.
1. Các bên sẽ đảm bảo rằng thủ tục đấu thầu của các thực thể phù hợp với các quy định ở dưới đây. Thủ tục mở thầu, theo mục đích của Hiệp định này, là những thủ tục mà tất cả nhà cung cấp quan tâm có thể trình thầu. Thủ tục lựa chọn nhà thầu, theo mục đích của Hiệp định này, là những thủ tục phù hợp với khoản 7 và các quy định liên quan khác của Điều này, theo đó các nhà cung cấp được các thực thể mời thực hiện việc này sẽ bỏ thầu. Thủ tục đấu thầu giản đơn, theo Hiệp định này, là những thủ tục mà thực thể liên hệ với nhà cung cấp riêng rẽ, chỉ theo các điều kiện quy định trong khoản 15 dưới đây.
Năng lực nhà cung cấp
2. Các thực thể, trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp, sẽ không phân biệt đối xử giữa những nhà cung cấp nước ngoài hay giữa nhà cung cấp nước ngoài và nội địa. Thủ tục lựa chọn sẽ phù hợp với các quy định dưới đây:
(a) bất kỳ điều kiện tham gia thủ tục đấu thầu nào sẽ được công bố vào thời gian thích hợp để cho phép các nhà cung cấp có quan tâm tiến hành và trong phạm vi thích hợp để triển khai hiệu quả quá trình mua sắm, hoàn thành các thủ tục lựa chọn;
(b) bất kỳ điều kiện tham gia nào do nhà cung cấp đề nghị bao gồm bảo lãnh tài chính, tiêu chuẩn kỹ thuật và thông tin cần thiết cho việc xây dựng năng lực tài chính, thương mại và kỹ thuật của nhà cung cấp, cũng như việc chứng nhận khả năng, sẽ không kém thuận lợi hơn nhà cung cấp nước ngoài so với nhà cung cấp nội địa và sẽ không phân biệt đối xử giữa những nhà cung cấp nước ngoài;
(c) quá trình và thời gian cần thiết cho việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ không được sử dụng để loại nhà cung cấp nước ngoài khỏi danh sách các nhà cung cấp hoặc khỏi danh sách được xem xét cho việc mua sắm cụ thể. Các thực thể sẽ thừa nhận nhà cung cấp đủ điều kiện, nội địa hoặc nước ngoài, đáp ứng điều kiện tham gia việc mua sắm cụ thể. Nhà cung cấp đề nghị tham gia việc mua sắm cụ thể chưa đủ điều kiện sẽ được xem xét nếu có đủ thời gian để hoàn thành thủ tục lựa chọn;
(d) các thực thể giữ danh sách ổn định các nhà cung cấp đủ điều kiện để đảm bảo tất cả nhà cung cấp đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu được có tên trong danh sách trong khoảng thời gian ngắn hợp lý;
(e) bất kỳ nhà cung cấp nào đề nghị làm nhà cung cấp có đủ điều kiện sẽ được các thực thể liên quan thông báo quyết định về vấn đề này. Nhà cung cấp có đủ điều kiện trong danh sách ổn định của các thực thể sẽ được thông báo việc chấm dứt bất kỳ danh sách nào như vậy hoặc việc bị loại ra khỏi danh sách;
(f) không có quy định nào trong mục từ (a) - (e) ở trên sẽ ngăn cản việc loại trừ các nhà cung cấp vì lý do như phá sản hoặc tuyên bố sai, miễn là hành động như vậy phù hợp với quy định đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử của Hiệp định này.
Thông báo việc mua sắm và tài liệu bỏ thầu
3. Các thực thể sẽ đưa ra thông báo đối với từng việc mua sắm trong tài liệu xuất bản thích hợp liệt kê trong phụ lục II. Tài liệu đó sẽ trở thành lời mời tham gia, trong thủ tục đấu thầu mở rộng hoặc hạn chế.
4. Mỗi thông báo về mua sắm sẽ bao gồm các thông tin sau:
(a) tính chất và số lượng sản phẩm được cung cấp hoặc dự tính được mua trong trường hợp hợp đồng có tính chất lặp lại;
(b) liệu thủ tục là mở rộng hay hạn chế;
(c) thời hạn giao hàng;
(d) địa chỉ và thời hạn cuối cùng cho việc nộp đơn tham dự thầu hoặc cho việc lựa chọn danh sách nhà cung cấp, hoặc nhận thầu cũng như là ngôn ngữ hoặc các loại ngôn ngữ sẽ được sử dụng;
(e) địa chỉ của thực thể trúng thầu và cung cấp bất kỳ thông tin nào cần thiết cho việc đạt được các tiêu chuẩn và các tài liệu khác;
(f) bất kỳ yêu cầu nào về kinh tế và kỹ thuật, bảo đảm tài chính và thông tin do nhà cung cấp đề nghị;
(g) số lượng và điều kiện thanh toán đối với bất kỳ giá trị nào trả cho tài liệu bỏ thầu.
Thực thể sẽ công bố bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của GATT bản tóm tắt các thông báo về việc mua sắm chứa ít nhất các thông tin:
(i) đối tượng của hợp đồng;
(ii) giới hạn thời gian cho việc trình thầu hoặc đơn mời thầu; và
(iii) địa chỉ yêu cầu các tài liệu liên quan tới hợp đồng.
5. Nhằm đảm bảo cạnh tranh quốc tế đạt hiệu quả tối ưu theo các thủ tục đấu thầu hạn chế, các thực thể sẽ, đối với mỗi việc mua sắm, mời thầu với số lượng tối đa các nhà cung cấp nội địa và nước ngoài, phù hợp với việc triển khai hiệu quả hệ thống mua sắm. Họ sẽ lựa chọn nhà cung cấp tham gia các thủ tục theo cách bình đẳng và không phân biệt đối xử.
6. (a) Đối với các thủ tục đấu thầu hạn chế, các thực thể duy trì danh sách ổn định những nhà cung cấp đủ điều kiện sẽ công bố hàng năm ở một trong các tài liệu xuất bản ghi trong phụ lục III, một thông báo sau đây:
(i) việc liệt kê danh sách được duy trì, gồm cả đề mục liên quan tới các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm sẽ được mua sắm thông qua danh sách;
(ii) các điều kiện nhà cung cấp tiềm năng sẽ phải đưa ra liên quan đến việc mô tả các điều kiện này trong các danh sách và phương pháp xác nhận các điều kiện này của thực thể liên quan;
(iii) thời hạn hiệu lực của danh sách, và thủ tục đối với việc gia hạn.
(b) Các thực thể duy trì danh sách ổn định các nhà cung cấp đủ điều kiện có thể lựa chọn các nhà cung cấp được mời thầu từ những nhà cung cấp được liệt kê. Mọi lựa chọn sẽ tính đến các cơ hội bình đẳng cho các nhà cung cấp ở trong danh sách.
(c) Sau khi đưa ra thông báo theo khoản 3 ở trên, nếu một nhà cung cấp chưa đủ điều kiện đề nghị tham gia vào một cuộc đấu thầu cụ thể, thực thể sẽ nhanh chóng tiến hành thủ tục lựa chọn.
7. Nhà cung cấp đề nghị tham gia việc mua sắm cụ thể sẽ được phép bỏ thầu và được xem xét, trong trường hợp chưa đủ điều kiện thì sẽ có thời gian đủ để hoàn thành thủ tục lựa chọn theo khoản 2 - 6 của Điều khoản này. Số lượng nhà cung cấp bổ sung được phép tham gia sẽ chỉ bị hạn chế nhằm mục đích triển khai hiệu quả hệ thống mua sắm.
8. Nếu sau khi công bố thông báo việc mua sắm nhưng trước thời gian dành cho việc mở hoặc nhận thầu như quy định trong thông báo hoặc tài liệu bỏ thầu thì thông báo cần được sửa đổi hoặc đính chính, thông báo việc sửa đổi hoặc đính chính sẽ được đưa ra giống như tài liệu gốc mà việc việc sửa đổi dựa vào. Bất kỳ thông tin có ý nghĩa nào dành cho một nhà cung cấp đối với việc mua sắm cụ thể sẽ được cung cấp đồng thời cho tất cả nhà cung cấp liên quan khác trong thời gian thích hợp nhằm cho phép các nhà cung cấp được xem xét thông tin và phản hồi lại.
9. (a) Bất kỳ giới hạn thời gian nào được mô tả sẽ phải đủ dài để cho phép nhà cung cấp nước ngoài cũng như nội địa chuẩn bị và trình thầu trước khi kết thúc thủ tục đấu thầu. Trong việc xác định giới hạn thời gian như vậy, các thực thể sẽ, phù hợp với nhu cầu hợp lý, xem xét các nhân tố như sự phức tạp của việc mua sắm, phạm vi của hợp đồng phụ được dự đoán, và thời gian thông thường cho việc chuyền thầu bằng thư từ điểm cung cấp nước ngoài hoặc nội địa.
(b) Phù hợp với nhu cầu hợp lý của thực thể, mọi thời hạn giao hàng sẽ tính tới thời gian thông thường được yêu cầu đối với việc vận chuyển hàng hóa từ các điểm cung cấp khác nhau.
10. (a)Đối với thủ tục mở rộng, thời hạn nhận thầu trong mọi trường hợp sẽ dưới 30 ngày kể từ ngày công bố nêu trong khoản 3 của Điều này.
(b) Theo các thủ tục hạn chế không liên quan tới việc sử dụng danh sách ổn định các nhà cung cấp đủ điều kiện, thời hạn nộp đơn được mời đấu thầu trong mọi trường hợp sẽ dưới 30 ngày kể từ ngày công bố nêu trong khoản 3; thời hạn nhận thầu trong mọi trường hợp sẽ dưới 30 ngày kể từ ngày phát hành mời thầu.
(c) Theo các thủ tục hạn chế liên quan tới việc sử dụng danh sách ổn định các nhà cung cấp đủ điều kiện, thời hạn nộp đơn dự thầu trong mọi trường hợp sẽ dưới 30 ngày kể từ ngày phát hành mời thầu. Nếu thời hạn phát hành mời thầu không trùng hợp với thời gian phát hành nêu trong khoản 3, trong mọi trường hợp sẽ dưới 30 ngày giữa hai khoảng thời gian trên.
(d) Thời hạn nêu ở mục (a), (b) và (c) ở trên có thể giảm xuống hoặc là do tình hình cấp bách thích hợp được các thực thể chứng minh là không thực hiện được thời kỳ thực hiện hoặc trong trường hợp công bố kể từ lần thứ 2 liên quan tới những hợp đồng có tính chất lặp lại trong phạm vi khoản 4 của Điều này.
11. Nếu, trong thủ tục đấu thầu, một thực thể cho phép người bỏ thầu được bỏ thầu bằng một số ngôn ngữ, một trong những ngôn ngữ này phải là một trong những ngôn ngữ chính thức của GATT.
12. Tài liệu bỏ thầu được phát cho nhà cung cấp bao gồm các thông tin cần thiết nhằm cho phép trình thầu có thông tin đầy đủ bao gồm:
(a) địa chỉ của thực thể mà tài liệu bỏ thầu cần được gửi;
(b) địa chỉ đề nghị cung cấp thông tin bổ sung cần được gửi;
(c) ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ của đề nghị bỏ thầu và tài liệu đấu thầu;
(d) ngày tháng và thời hạn kết thúc việc nhận thầu và khoảng thời gian mở thầu để xem xét chấp nhận;
(e) người được ủy quyền đại diện tại buổi mở thầu và ngày tháng, thời gian và địa điểm mở thầu;
(f) bất kỳ yêu cầu kinh tế và kỹ thuật nào, bảo đảm tài chính và thông tin hoặc tài liệu mà nhà cung cấp phải nộp;
(g) mô tả đầy đủ các sản phẩm được đòi hỏi hoặc bất kỳ yêu cầu nào gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận sự phù hợp đối với các sản phẩm, các kế hoạch cần thiết, bản vẽ và tài liệu hướng dẫn;
(h) tiêu chuẩn trúng thầu bao gồm tất cả các nhân tố ngoại trừ giá bỏ thầu và các yếu tố chi phí được tính trong việc định giá thầu chẳng hạn như vận chuyển, bảo hiểm và chi phí giám định, và trong trường hợp đối với sản phẩm nhập khẩu là thuế hải quan và chi phí nhập khẩu khác, thuế và đồng tiền thanh toán;
(i) điều kiện thanh toán;
(j) bất kỳ điều khoản và điều kiện khác.
13. (a)Trong thủ tục bỏ thầu mở rộng , các thực thể sẽ chuyển tài liệu bỏ thầu theo đề nghị của các nhà cung cấp tham gia thủ tục và sẽ nhanh chóng trả lời bất kỳ đề nghị hợp lý nào đối với việc giải thích có liên quan.
(b) Trong thủ tục bỏ thầu hạn hạn chế, các thực thể sẽ chuyển tài liệu bỏ thầu theo đề nghị của các nhà cung cấp đề nghị tham gia và sẽ nhanh chóng trả lời bất kỳ đề nghị hợp lý nào đối với việc giải thích có liên quan.
(c) Các thực thể sẽ nhanh chóng trả lời bất kỳ đề nghị hợp lý nào về các thông tin liên quan được nhà cung cấp đệ trình để tham gia thủ tục bỏ thầu, với điều kiện những thông tin như vậy không dành cho nhà cung cấp đó lợi thế đối với các nhà cạnh tranh trong thủ tục trao hợp đồng.
Đệ trình, nhận và mở thầu và trao hợp đồng
14. Việc đệ trình, nhận và mở thầu, trao hợp đồng sẽ phù hợp với các quy định dưới đây:
(a) hồ sơ bỏ thầu thường được gửi bằng văn bản trực tiếp hoặc bằng thư. Nếu hồ sở bỏ thầu bằng điện báo, điện tín hoặc copy từ xa được phép, hồ sơ bỏ thầu phải có đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá việc bỏ thầu, đặc biệt là giá cụ thể do người bỏ thầu đưa ra và tuyên bố mà người bỏ thầu đồng ý với tất cả các điều khoản, điều kiện và quy định mời thầu. Hồ sơ bỏ thầu phải được nhanh chóng xác nhận bằng thư hoặc bằng việc gửi bản sao điện báo, điện tín hoặc copy từ xa. Việc bỏ thầu bằng điện thoại sẽ không được phép. Nội dung của điện báo, điện tín hoặc copy từ xa được ưu tiên sử dụng nếu có sự khác biệt hoặc xung đột giữa nội dung và bất kỳ tài liệu nào nhận được sau giới hạn thời gian; đề nghị tham gia thủ tục bỏ thầu có lựa chọn có thể được đệ trình bằng điện báo, điện tín hoặc copy từ xa;
(b) cơ hội dành cho người bỏ thầu được sửa đổi những lỗi vô ý trong khoảng thời gian giữa việc mở thầu và trao hợp đồng sẽ không được phép sử dụng để tạo ra bất kỳ tập quán phân biệt đối xử nào;
(c) nhà cung cấp sẽ bị phạt nếu việc bỏ thầu nhận được ở văn phòng quy định trong tài liệu bỏ thầu sau thời gian quy định do sự chậm trễ hoàn toàn vì sự thiếu sót của thực thể. Hồ sơ bỏ thầu sẽ được cân nhắc trong những trường hợp ngoại lệ khác nếu thủ tục của các thực thể liên quan cho phép;
(d) mọi hồ sơ bỏ thầu theo các thủ tục mở rộng và hạn chế của các thực thể sẽ được nhận và mở theo thủ tục và quy định bảo đảm tính liên tục của việc mở cũng như việc có sẵn thông tin thu được từ các lần mở thầu. Việc nhận và mở thầu cũng phải phù hợp với đối xử quốc gia và các quy định về không phân biệt đối xử của Hiệp định này. Với ý nghĩa này, và trong mối liên quan với thủ tục bỏ thầu mở rộng, các thực thể sẽ xây dựng các quy định cho việc mở thầu với sự tham dự của cả người bỏ thầu và đại diện hoặc việc chứng kiến xác thực và vô tư không liên quan tới quá trình mua sắm.
Một báo cáo về mở thầu sẽ được đưa ra bằng văn bản. Báo cáo này sẽ gắn với các thực thể liên quan theo đề nghị của cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về thực thể này để sử dụng nếu có đòi hỏi theo thủ tục của Điều VI và VII của Hiệp định này;
(e) để được cân nhắc việc trúng thầu, hồ sơ bỏ thầu phải, vào thời gian mở thầu, tuân thủ các quy định cơ bản trong thông báo hoặc tài liệu bỏ thầu và từ nhà cung cấp tuân thủ các điều kiện tham gia. Nếu một thực thể nhận được mời thầu thấp hơn một cách khác thường với đề nghị thầu đã đưa ra thì có thể đề nghị người bỏ thầu đảm bảo tuân thủ với các điều kiện tham gia và có đủ khả năng hoàn thành theo các điều khoản của hợp đồng;
(f) trừ phi vì lợi ích chung, thực thể quyết định không đưa ra hợp đồng, tổ chức đó sẽ trao hợp đồng cho người bỏ thầu được xác định là hoàn toàn có khả năng thực hiện hợp đồng và việc bỏ thầu đối với sản phẩm nước ngoài hay nội địa, hoặc là có giá thầu thấp nhất hoặc là theo tiêu chuẩn đánh giá cụ thể đưa ra trong thông báo cụ thể hoặc tài liệu bỏ thầu được xác định là có ưu thế nhất;
(g) nếu theo việc đánh giá, không hồ sơ bỏ thầu nào hiển nhiên có ưu thế nhất theo các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể đưa ra trong thông báo hoặc tài liệu bỏ thầu, thực thể sẽ, trong các cuộc đàm phán tiếp theo, được xem xét và đối xử bình đẳng đối với tất cả hồ sơ bỏ thầu trong phạm vi có tính cạnh tranh;
(h) thực thể thường cố gắng không trao hợp đồng với các điều kiện mà nhà cung cấp đưa ra cơ hội mua sắm có tính bù đắp hoặc điều kiện tương tự. Trong một số trường hợp hạn chế, những điều kiện cần thiết này là một phần của hợp đồng, các bên liên quan sẽ giới hạn việc bù đắp theo mức hợp lý trong phạm vi giá trị hợp đồng và sẽ không dành ưu đãi cho nhà cung cấp của một bên cao hơn đối với nhà cung cấp của bên nào khác. Giấy phép công nghệ thông thường không được sử dụng làm điều kiện trúng thầu nhưng trong một số trường hợp đòi hỏi rất ít xảy ra và nhà cung cấp của một bên sẽ không được ưu đãi so với nhà cung cấp của bên khác.
Bỏ thầu đơn lẻ
15. Những quy định trong khoản 1-14 ở trên về thủ tục đấu thầu mở rộng và hạn chế không phải áp dụng theo các quy định sau đây, miễn là việc đấu thầu đơn lẻ không được sử dụng nhằm tránh tối đa cạnh tranh có thể hoặc theo cách có thể tạo ra khả năng phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp nước ngoài hoặc bảo vệ đối với nhà sản xuất nội địa:
(a) do thiếu hồ sơ bỏ thầu nhằm đáp lại việc đấu thầu mở rộng hoặc hạn chế, hoặc khi việc trình thầu hoặc là có sự cấu kết hoặc không phù hợp với các yêu cầu cơ bản trong việc bỏ thầu, hoặc do các nhà cung cấp không tuân thủ các điều kiện tham gia được quy định phù hợp với Hiệp định này, tuy nhiên với điều kiện là các yêu cầu về bỏ thầu ban đầu đó không bị sửa đổi nhiều trong hợp đồng đã trao;
(b) khi, đối với tác phẩm nghệ thuật hoặc vì lý do liên quan tới việc bảo vệ quyền duy nhất chẳng hạn như sáng chế hoặc bản quyền, sản phẩm đó chỉ có thể được nhà cung cấp cụ thể cung cấp và không có lựa chọn hợp lý nào hoặc vật thay thế nào tồn tại;
(c) vì mức độ rất cần thiết khi mà vì lý do hết sức khẩn cấp của những biến cố không lường trước xảy ra đối với thực thể, sản phẩm không thể có được đúng hạn bằng thủ tục đấu thầu mở rộng hoặc hạn chế;
(d) vì việc giao hàng bổ sung của nhà cung cấp nguồn được dự trù hoặc là phần thay thế cho việc cung cấp hiện tại hoặc việc lắp đặt, hoặc do sự mở rộng việc cung cấp hoặc việc lắp đặt hiện có do có thay đổi nhà cung cấp có thể thúc ép thực thể mua thiết bị không đáp ứng yêu cầu về sự thay thế tương hỗ với các thiết bị hiện có;
(e) khi một thực thể mua sắm nguyên mẫu hoặc sản phẩm đầu tiên được phát triển theo yêu
cầu trong quá trình, và đối với một hợp đồng cụ thể cho việc thí nghiệm, nghiên cứu hoặc phát triển nguyên bản. Khi hợp đồng như vậy được hoàn thành, việc mua sắm tiếp theo các sản phẩm sẽ tuân theo khoản 1-14 của Điều này .
16. Các thực thể sẽ chuẩn bị một bản báo cáo bằng văn bản đối với mỗi hợp đồng trúng thầu theo quy định của khoản 15 của Điều này. Mỗi báo cáo sẽ có tên của thực thể mua sắm, giá trị và loại hàng hóa được mua sắm, nước xuất xứ và tuyên bố các điều kiện trong khoản 15 của Điều khoản này sẽ ưu tiên áp dụng. Báo cáo này sẽ gắn với thực thể liên quan theo ý kiến của cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về tổ chức đó để có thể sử dụng nếu được yêu cầu theo thủ tục của Điều VI và VII của Hiệp định này.
1. Mọi luật lệ, quy định, phán quyết của toà án, các quy định hành chính được áp dụng chung và thủ tục (bao gồm các điều khoản của hợp đồng chuẩn mực) về mua sắm chính phủ nêu ra tại Hiệp định này sẽ được các bên xuất bản ngay trong các ấn phẩm thích hợp tại phụ lục IV và theo cách thức nhằm giúp các Bên và các nhà cung cấp có thể làm quen với các quy định nêu trên. Theo yêu cầu, các Bên cần chuẩn bị để giải thích cho bất kỳ bên đối tác nào về thủ tục mua sắm chính phủ. Theo yêu cầu, các thực thể cần chuẩn bị giải thích cho bất kỳ nhà cung cấp nào tại nước mà có một Bên tham gia Hiệp định này về các thủ tục và tập quán mua sắm.
2. Theo yêu cầu của bất kỳ nhà cung cấp nào, các thực thể sẽ cung cấp ngay những thông tin thích hợp về lý do tại sao đơn xin tham gia vào danh sách các nhà cung cấp này lại bị từ chối và tại sao nhà cung cấp này không được mời hoặc được chấp nhận bỏ thầu.
3. Trong mọi trường hợp, không quá 7 ngày làm việc tính từ ngày trao hợp đồng trúng thầu, các thực thể sẽ nhanh chóng thông báo cho những người không trúng thầu bằng văn bản hoặc công bố rằng hợp đồng này đã được trao cho bên trúng thầu.
4. Theo yêu cầu của một bên không trúng thầu, bên mua sắm sẽ cung cấp ngay cho nhà thầu này những thông tin thích hợp về lý do tại sao nhà thầu này không được chọn, bao gồm những thông tin về đặc điểm và ưu điểm có liên quan của việc lựa chọn thầu cũng như tên của bên trúng thầu.
5. Các thực thể sẽ thiết lập một điểm liên lạc để cung cấp thông tin bổ sung cho bất kỳ bên không trúng thầu nào chưa thoả mãn với lời giải thích về việc từ chối việc bỏ thầu hoặc có thêm câu hỏi về hợp đồng trúng thầu. Cần đưa ra thủ tục cho việc lắng nghe và rà soát những khiếu nại nảy sinh trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mua sắm nhằm đảm bảo, theo khả năng lớn nhất có thể, những tranh chấp trong hợp đồng này được giải quyết bình đẳng và nhanh chóng giữa các nhà cung cấp và thực thể có liên quan.
6. Chính phủ của bên không trúng thầu chính là một bên của Hiệp định này có thể tìm kiếm thông tin thêm về hợp đồng đã trúng thầu, không ảnh hưởng tới các quy định trong Điều VII, vì điều này cần thiết cho việc đảm bảo rằng việc mua sắm đã diễn ra công bằng và không thiên vị. Để đạt được điều này, chính phủ mua sắm sẽ cung cấp thông tin về cả những đặc điểm và ưu điểm có liên quan của việc trúng thầu và giá của hợp đồng. Thường thì những thông tin tiếp theo này sẽ được Chính phủ của bên không trúng thầu chủ động cung cấp. Trong trường hợp việc cung cấp thông tin này làm ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong việc bỏ thầu tương lai thì thông tin này sẽ không được tiết lộ trừ khi đã tham vấn với hoặc thỏa thuận của bên cung cấp thông tin cho Chính phủ của bên không trúng thầu.
7. Theo yêu cầu, những thông tin sẵn có về từng hợp đồng trúng thầu sẽ được cung cấp cho bất kỳ Bên nào khác.
8. Những thông tin tối mật cung cấp cho bất kỳ Bên nào làm cản trở việc thực thi luật hoặc nếu đi ngược lại với lợi ích chung hoặc làm ảnh hưởng tới lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp cụ thể của nhà nước hoặc tư nhân, hoặc có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh công bằng giữa các nhà cung cấp, sẽ không được tiết lộ nếu không được phép chính thức của Bên cung cấp thông tin.
9. Các Bên sẽ thu thập và cung cấp cho Uỷ ban những số liệu cơ sở hàng năm về việc mua sắm. Những bản báo cáo này sẽ bao gồm những thông tin sau về các hợp đồng trúng thầu của các thực thể mua sắm theo Hiệp định này:
(a) số liệu toàn cầu về giá trị dự tính của hợp đồng trúng thầu, cả trên và dưới giá trị ngưỡng;
(b) thống kê, số lượng và tổng giá trị của hợp đồng trúng thầu trên giá trị ngưỡng được chia nhỏ theo các thực thể, chủng loại sản phẩm và hoặc quốc gia của bên trúng thầu hoặc xuất xứ của sản phẩm, theo hệ thống thương mại thông thường hoặc hệ thống phân loại thích hợp;
(c) thống kê về tổng số và giá trị của hợp đồng trúng thầu theo từng trường hợp của Điều V, khoản 15.
Thể chế
1. Theo Hiệp định này một ủy ban về mua sắm của chính phủ sẽ được thành lập (trong Hiệp định này được gọi là “Uỷ ban”) bao gồm các đại diện của mỗi Bên. Uỷ ban này sẽ bầu Chủ tịch và sẽ tổ chức họp khi cần thiết nhưng không dưới một lần một năm nhằm tạo cơ hội cho các bên tham vấn về các vấn đề liên quan đến việc triển khai Hiệp định này hoặc thực hiện các mục tiêu đề ra và thực hiện các nhiệm vụ khác do các Bên phân công.
2. Uỷ ban sẽ thành lập một ban hội thẩm tạm thời theo cách thức và mục đích nêu tại khoản 8 của Điều này và các ban công tác và các cơ quan trực thuộc khác để thực hiện các chức năng do Uỷ ban giao cho.
Tham vấn
3. Mỗi bên sẽ cân nhắc kỹ lưỡng đối với, và dành cơ hội phù hợp cho việc tham vấn đối với trình bày của các bên khác về bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng tới việc triển khai Hiệp định này.
4. Theo Hiệp định này, nếu Bên nào thấy rằng lợi ích mang lại đang bị vô hiệu hóa hoặc suy giảm trực tiếp hay gián tiếp hoặc những việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định bị ngăn cản do Bên khác hoặc các Bên, điều này có thể, nhằm đi đến giải pháp thoả mãn các bên, đưa ra đề nghị tham vấn bằng văn bản với một Bên hoặc các Bên về vấn đề này. Mỗi Bên sẽ xem xét kỹ lưỡng đối với các yêu cầu của Bên khác khi tham vấn. Các Bên liên quan sẽ tiến hành tham vấn theo yêu cầu một cách nhanh chóng.
5. Các Bên tham gia tham vấn về các vấn đề cụ thể ảnh hưởng tới việc triển khai Hiệp định này sẽ cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề theo các quy định của Điều VI, khoản 8 và cố gắng kết thúc việc tham vấn này trong khoảng thời gian ngắn hợp lý.
Giải quyết tranh chấp
6. Nếu các bên có liên quan không đưa ra được giải pháp thoả mãn tất cả các bên sau kết quả của các cuộc tham vấn theo khoản 4, Uỷ ban sẽ tổ chức họp theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào về vấn đề tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu điều tra về vấn đề này, nhằm hỗ trợ cho việc tìm ra các giải pháp thoả mãn tất cả các bên.
7. Nếu sau khi có việc xem xét chi tiết của Uỷ ban theo khoản 6 mà không đạt được một giải pháp nào thoả mãn tất cả các bên trong vòng 3 tháng, Uỷ ban sẽ thành lập ban hội thẩm theo yêu cầu của bất kỳ bên nào có vấn đề tranh chấp để:
(a) xem xét vấn đề;
(b) thường xuyên tham vấn với các bên về tranh chấp và tạo ra đủ cơ hội cho các Bên đi đến một giải pháp làm thoả mãn tất cả các bên;
(c) đưa ra tuyên bố về hiện trạng của vấn đề có liên quan tới việc áp dụng Hiệp định này và tìm giải pháp để giúp Uỷ ban đưa ra kiến nghị hoặc quyết định về vấn đề này.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành ban hội thẩm, Chủ tịch Uỷ ban sẽ duy trì một danh sách chỉ định không chính thức các quan chức chính phủ có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ thương mại. Danh sách này có thể bao gồm một số người không phải là các quan chức chính phủ. Liên quan đến vấn đề này, vào đầu năm các Bên sẽ được mời để giới thiệu với Chủ tịch ủy ban tên của một hoặc hai người nếu các bên sẵn sàng thực hiện công việc này. Khi ban hội thẩm được thành lập theo khoản 7, trong vòng 7 ngày Chủ tịch sẽ đề nghị với các Bên có tranh chấp thành phần của ban hội thẩm gồm 3 hoặc 5 thành viên và các quan chức chính phủ sẽ được ưu tiên lựa chọn. Các bên trực tiếp liên quan sẽ phản hồi trong vòng 7 ngày làm việc về đề cử thành viên ban hội thẩm do Chủ tịch đưa ra và sẽ không phản đối việc đề cử này ngoại trừ có lý do thuyết phục.
Công dân tại những nước mà Chính phủ là những bên có tranh chấp sẽ không được làm thành viên của ban hội thẩm liên quan đến tranh chấp. Các thành viên ban hội thẩm sẽ đảm nhiệm bằng năng lực cá nhân và không phải là đại diện của chính phủ hoặc đại diện của bất kỳ tổ chức nào. Chính phủ và các tổ chức do đó sẽ không đưa ra những chỉ dẫn về vấn đề này trước ban hội thẩm.
9. Mỗi ban hội thẩm sẽ xây dựng thủ tục hoạt động riêng. Tất cả các Bên, có quan tâm thực sự đối với vấn đề này và đã thông báo vấn đề này tới Uỷ ban, sẽ có cơ hội được thể hiện ý kiến. Mỗi ban hội thẩm có thể tham vấn và tìm kiếm thông tin từ bất kỳ nguồn nào thích hợp. Trước khi ban hội thẩm tìm kiếm thông tin từ nguồn trong phạm vi quyền hạn của một bên, ban hội thẩm sẽ thông báo cho chính phủ của bên này. Các Bên sẽ đáp ứng mọi yêu cầu một cách nhanh chóng và đầy đủ của ban hội thẩm về thông tin này khi ban hội thẩm thấy cần thiết và thích hợp. Những thông tin tối mật cung cấp cho ban hội thẩm sẽ không được tiết lộ nếu không được phép chính thức của chính phủ hoặc cá nhân cung cấp thông tin. Nếu những thông tin đó được ban hội thẩm yêu cầu nhưng việc công bố thông tin này của ban hội thẩm không được phép, một bản tóm tắt thông tin không mật được phép của chính phủ hoặc cá nhân cung cấp thông tin sẽ được công bố.
Nếu giải pháp thỏa mãn tất cả các bên đối với một tranh chấp không thể đạt được hoặc nếu tranh chấp liên quan tới việc giải thích Hiệp định này, ban hội thẩm trước tiên sẽ gửi phần mô tả của bản báo cáo cho các bên có liên quan, và sau đó gửi phần kết luận cho các bên có tranh chấp hoặc một bản khái quát, trong khoảng thời gian hợp lý trước khi công bố cho Uỷ ban. Khi việc giải thích Hiệp định này không liên quan và nếu việc giải quyết song phương về vấn đề này được tiến hành, báo cáo của ban hội thẩm sẽ được xây dựng thành một mô tả tóm tắt trường hợp tranh chấp và báo cáo về một giải pháp đạt được.
10. Thời gian do ban hội thẩm yêu cầu có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Ban hội thẩm sẽ nhanh chóng công bố việc điều tra và nếu cần sẽ công bố các đề xuất tới ủy ban, xem xét tới nghĩa vụ của ủy ban nhằm đảm bảo giải quyết nhanh chóng các trường hợp khẩn cấp, thông thường trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày ban hội thẩm được thành lập.
Thực hiện
11. Sau khi việc kiểm tra hoàn thành hoặc sau khi báo cáo của ban hội thẩm, ban công tác hoặc cơ quan trực thuộc được cung cấp cho ủy ban, ủy ban sẽ nhanh chóng xem xét vấn đề này. Đối với những báo cáo này, ủy ban sẽ có hành động thích hợp, thông thường là trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo, trừ phi ủy ban gia hạn, bao gồm:
(a) tuyên bố về hiện trạng của vấn đề;
(b) đề xuất đối với một hoặc các bên; và/hoặc
(c) bất kỳ phán quyết nào khác nếu đúng.
Các kiến nghị của ủy ban sẽ nhằm đưa ra giải pháp tích cực đối với vấn đề này trên cơ sở các quy định triển khai của Hiệp định này và các mục tiêu nêu ra trong phần mở đầu.
12. Nếu một Bên đưa ra các kiến nghị không thể thực hiện được, các bên cần đưa ra lý do bằng văn bản cho ủy ban. Trong trường hợp này, ủy ban sẽ xem xét những hành động tiếp theo nếu thích hợp.
13. Ủy ban sẽ giám sát bất kỳ vấn đề nào được kiến nghị hoặc đưa ra quyết định.
Sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ
14. Nếu kiến nghị của ủy ban không được một Bên hoặc các Bên tranh chấp chấp nhận và nếu ủy ban xem xét thấy những tình huống này trở nên nghiêm trọng tới mức cần có hành động, ủy ban sẽ ủy quyền cho một bên hoặc các bên ngừng toàn bộ hoặc một phần, và trong thời gian cần thiết việc áp dụng Hiệp định này đối với một Bên nào khác hoặc các Bên, nếu ủy ban xác định là cần thiết trong những trường hợp đó.
Điều 8 : Ngoại lệ của Hiệp định
1. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên nào có hành động hoặc không tiết lộ bất kỳ thông tin nếu cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu liên quan tới việc mua sắm vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh, hoặc việc mua sắm không thể thiếu đối với an ninh quốc gia hoặc mục đích quốc phòng.
2. Đối với các đòi hỏi mà các biện pháp không được áp dụng nếu tạo ra sự tùy tiện hay phân biệt đối xử không công bằng giữa các nước khi có các điều kiện tương tự được áp dụng hoặc tạo ra hạn chế trá hình về thương mại quốc tế, không quy định nào của Hiệp định này sẽ được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên nào áp dụng hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, trật tự hoặc an toàn, sức khỏe con người, động vật hoặc cây trồng, sở hữu trí tuệ, hoặc liên quan tới các sản phẩm của người tàn tật, của các tổ chức từ thiện hoặc của lao động khổ sai.
1. Chấp nhận và gia nhập
(a) Hiệp định này sẽ để ngỏ cho việc ký chấp nhận hoặc theo cách khác, của chính phủ các Bên ký kết GATT và của Cộng đồng kinh tế châu Âu, danh sách của các thực thể đã được thỏa thuận nêu trong phụ lục I.
(b) Bất kỳ chính phủ bên ký kết nào của GATT chứ không phải một bên của Hiệp định này có thể gia nhập theo điều khoản được thỏa thuận giữa chính phủ đó và các Bên. Việc gia nhập sẽ diễn ra bằng việc lưu chiểu với Tổng giám đốc các bên ký kết GATT thành công cụ gia nhập của các nước như các điều khoản đã thỏa thuận.
(c) Hiệp định này sẽ để ngỏ cho việc ký chấp nhận hoặc theo cách khác do chính phủ các nước tạm thời gia nhập GATT theo các điều khoản liên quan tới việc áp dụng có hiệu quả quyền và nghĩa vụ của Hiệp định này, xét tới quyền và nghĩa vụ quy định tại các công cụ cho phép việc gia nhập tạm thời, và các bên nhất trí danh sách các thực thể nêu trong phụ lục I.
(d) Hiệp định này sẽ để ngỏ cho bất kỳ một chính phủ nào khác gia nhập theo các điều khoản có liên quan tới việc áp dụng có hiệu quả quyền và nghĩa vụ của Hiệp định này, và sẽ được thỏa thuận giữa chính phủ đó và các Bên, với việc lưu chiểu của Tổng giám đốc các bên ký kết GATT thành công cụ gia nhập của các nước như các điều khoản đã thỏa thuận.
(e) Về việc chấp nhận, quy định của Điều XXVI:5 (a) và (b) của Hiệp định chung sẽ được áp dụng.
2. Bảo lưu
Bảo lưu không được thực hiện đối với bất kỳ quy định nào của Hiệp định này.
3. Hiệu lực
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1981 đối với chính phủ chấp nhận hoặc gia nhập vào ngày đó. Đối với các chính phủ khác, Hiệp định sẽ có có hiệu lực 30 ngày sau ngày chấp nhận hoặc gia nhập Hiệp định này.
4. Luật pháp quốc gia
(a) Mỗi nước chấp nhận hoặc gia nhập Hiệp định này sẽ bảo đảm sự phù hợp của các luật lệ, quy định và thủ tục hành chính, và các qui tắc, thủ tục và tập quán được áp dụng bởi các thực thể có trong danh sách là phụ lục kèm theo với các quy định của Hiệp định này không muộn hơn ngày gia nhập Hiệp định này.
(b) Mỗi Bên sẽ thông báo cho ủy ban bất kỳ thay đổi nào về luật lệ và quy định liên quan tới Hiệp định này và trong việc quản lý những luật lệ và quy định này.
5. Phê chuẩn và bổ sung
(a) Việc phê chuẩn mang tính hoàn toàn chính thức và những bổ sung nhỏ liên quan tới phụ lục I-IV đối với Hiệp định này sẽ được thông báo tới ủy ban và sẽ có hiệu lực nếu không có phản đối gì trong vòng 30 ngày đối với việc phê chuẩn và bổ sung này.
(b) Bất kỳ sửa đổi nào đối với danh sách các thực thể chứ không phải là những tổ chức nhắc đến trong mục (a) có thể được thực hiện trong trường hợp ngoại lệ. Trong trường hợp đó, một bên đề nghị sửa đổi danh sách các thực thể sẽ thông báo cho chủ tịch ủy ban, người sau đó sẽ nhanh chóng triệu tập cuộc họp của ủy ban. Các Bên sẽ xem xét việc sửa đổi đưa ra và việc điều chỉnh bổ sung tiếp theo nhằm duy trì mức độ tương đương phạm vi đã được thỏa thuận chung quy định trong Hiệp định này trước khi có sửa đổi như vậy. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi đưa ra hoặc đề nghị, vấn đề đó có thể được thực hiện theo quy định của Điều VII của Hiệp định này, xét tới nhu cầu duy trì sự cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ ở mức cao nhất có thể.
6. Rà soát và đàm phán
(a) Hàng năm, ủy ban sẽ rà soát việc thực hiện và triển khai Hiệp định này có tính tới các mục tiêu đặt ra. Hàng năm, ủy ban sẽ thông báo cho các Bên ký kết GATT về những tiến triển trong thời kỳ quy định đối với việc rà soát đó.
(b) Không muộn hơn cuối năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và định kỳ, sau đó các bên sẽ tiến hành đàm phán thêm với mục đích mở rộng và cải thiện Hiệp định này trên cơ sở có đi có lại lẫn nhau, có xét tới các quy định của Điều III liên quan tới các nước đang phát triển. Về vấn đề này, ủy ban sẽ, trong thời gian sớm nhất, khai thác khả năng mở rộng phạm vi của Hiệp định để bao hàm các hợp đồng dịch vụ.
7. Bổ sung
Các bên có thể sửa đổi Hiệp định này xét đến những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện Hiệp định. Việc sửa đổi, khi các bên tham gia đồng ý theo thủ tục quy định được ủy ban xây dựng, sẽ không có hiệu lực với bất kỳ bên nào cho đến khi được sự chấp nhận của Bên đó.
8. Rút lui
Bất kỳ bên nào cũng có thể rút lui khỏi Hiệp định này. Việc rút lui sẽ có hiệu lực khi kết thúc thời hạn 60 ngày kể từ ngày Tổng giám đốc các bên ký kết GATT nhận được thông báo bằng văn bản. Bất kỳ bên nào cũng có thể đề nghị tổ chức họp ủy ban khi có thông báo như vậy.
9. Việc không áp dụng Hiệp định giữa các bên cụ thể
Hiệp định này sẽ không áp dụng giữa bất kỳ hai bên nào nếu một trong các Bên vào thời điểm hoặc chấp nhận hoặc gia nhập Hiệp định này không nhất trí với việc áp dụng này.
10. Ghi chú và phụ lục
Ghi chú và phụ lục của Hiệp định này là một phần không tách rời của Hiệp định.
11. Ban thư ký
Hiệp định này sẽ do Ban thư ký GATT quản lý.
12. Lưu chiểu
Hiệp định này sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng giám đốc các bên ký kết GATT, người sau đó sẽ nhanh chóng cung cấp cho mỗi Bên và mỗi Bên ký kết của GATT một bản sao có chứng thực, việc phê chuẩn hoặc sửa đổi theo khoản 5 và mỗi việc bổ sung theo khoản 7, và một thông báo việc chấp nhận của mỗi bên hoặc việc gia nhập theo khoản 1 và đối với việc rút lui theo khoản 8 của Điều khoản này.
13. Đăng ký
Hiệp định này sẽ được đăng ký phù hợp với quy định của Điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc.
Làm tại Geneva ngày 12 tháng 4 năm 1979 thành một bản bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha, mỗi bản đều là bản gốc, ngoại trừ những quy định chi tiết khác về danh sách các thực thể ghi trong phụ lục.
GHI CHÚ
Điều I, khoản 1
Xét tới chính sách chung liên quan tới viện trợ có ràng buộc, bao gồm mục tiêu của các nước đang phát triển về việc sử dụng viện trợ đó, Hiệp định này không áp dụng đối với việc mua sắm để thực hiện với viện trợ có ràng buộc dành cho các nước đang phát triển miễn là được các bên thực hiện.
Điều V, khoản 14 (h)
Xét tới chính sách chung của các nước đang phát triển liên quan tới việc mua sắm của chính phủ, cần phải chú ý rằng theo quy định của khoản 14 (h) của Điều 5, các nước đang phát triển có thể yêu cầu việc hợp nhất hàm lượng nội địa, mua sắm bồi thường, hoặc chuyển giao công nghệ làm tiêu chuẩn trúng thầu. Cần lưu ý rằng nhà cung cấp của một Bên sẽ không được ưu đãi hơn so với nhà cung cấp của bất kỳ Bên nào khác.