Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HIỆP ĐỊNH
VỀ HỢP TÁC KỸ THUẬT GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ ITALIA
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Italia với lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhân dân hai nước thông qua việc phát triển hợp tác kỹ thuật, đã thoả thuận như sau:
Điều 1
Chính phủ hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, sẽ khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thực hiện những dự án hợp tác kỹ thuật phù hợp với chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mình.
Điều 2
Trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật được nêu ở Điều 1, Chính phủ nước Cộng hoà Italia, theo đề nghị của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với những thoả thuận cụ thể của hai Chính phủ trong từng trường hợp, cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi trên cơ sở tài trợ, cho những việc sau đây:
a. Cử các chuyên gia Italia;
b. Cung cấp các thiết bị, vật chất và dịch vụ;
c. Đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp cho các công dân Việt Nam do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử thông qua việc cấp các học bổng;
d. Thúc đẩy và khuyến khích những khảo sát và những dự án liên quan tới phát triển kinh tế của Việt Nam;
đ. Thiết lập các trung tâm học nghề, đào tạo, chuyên ngành và các trung tâm nghiên cứu và thí nghiệm;
e. Cung cấp các tài liệu về khoa học và kỹ thuật.
Điều 3
1. Các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án được Chính phủ nước Cộng hoà ltalia cử theo Điều 2 sẽ được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét để cấp phép trước khi họ đến Việt Nam.
2. Các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án sẽ tuân thủ pháp luật và các quy định của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình phù hợp với các điều khoản được quy định trong các thoả thuận dự án phát triển thích hợp.
3. Cả hai Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Italia sau khi tham khảo ý kiến lẫn nhau, sẽ có quyền triệu hồi hoặc đề nghị thay thế bất kỳ một một chuyên gia nào khi người này không đáp ứng được yêu cầu của công việc và có tư cách cá nhân không thoả mãn yêu cầu của công việc.
Điều 4
Ngoại trừ trường hợp vô trách nhiệm trong công việc, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ miễn cho các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án đang phục vụ ở Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp định này mọi trách nhiệm tố tụng, khiếu nại, bồi thường thiệt hại và các chi phí hoặc lệ phí do việc làm chết hoặc bị thương đối với người và tổn thất về tài sản hoặc những thiệt hại khác do hoặc liên quan đến hành động hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính thức của họ.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ có quyền thực hiện và tận dụng ích lợi của việc bào chữa, quyền đòi đền bù, quyền khiếu nại trở lại, bảo hiểm, bồi thường, đóng góp hoặc đảm bảo mà các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án được hưởng.
Trong trường hợp các khiếu nại phát sinh đã được xác định là do thiếu trách nhiệm trong công việc hoặc cố ý có tính chất hình sự của nhân viên, thì Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể buộc các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án liên quan trong các vụ khiếu nại trên phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp này, Chính phủ nước Cộng hoà Italia sẽ hỗ trợ về mặt hành chính cho những cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam để bảo đảm việc cưỡng chế và thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Điều 5
Khi xẩy ra sự bắt hoặc giam giữ, các chuyên gia Italia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án hoặc các thành viên gia đình của họ vì bất kỳ lý do nào, cũng như là khi có các vụ xét xử hình sự đối với những người này, Đại sứ quán nước Cộng hoà Italia sẽ được thông báo một cách nhanh chóng.
Điều 6
Trong trường hợp có các cuộc khủng hoảng quốc tế, thì các chuyên gia Italia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án và các thành viên gia đình của họ sẽ được hưởng các điều kiện hồi hương thông thường.
Điều 7
Trong khi thực hiện những nghĩa vụ của mình, các chuyên gia Italia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án sẽ theo sự chỉ dạo của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc các cơ quan hoặc các tổ chức của Chính phủ nơi họ được cử đến công tác. Họ phải tuân theo pháp luật, quy định và các chỉ thị đang có hiệu lực ở Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đảm bảo cho các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án được hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự dối xử đã dành cho các nhân viên trợ giúp kỹ thuật tương tự nước khác đang làm việc tại Việt Nam.
Điều 8.
Các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án được Chính phủ nước Cộng hoà Italia cử, phù hợp với Điều 2 khoản a. của Hiệp định này, sẽ được hưởng những ưu đãi và miễn trừ được nêu trong Phụ lục "A".
Điều 9
Những nghĩa vụ mà Chính phủ nước Cộng hoà Italia đảm đương đối với những học bổng đào tạo cho công dân Việt Nam theo Điều 2 khoản b. ở trên được xác định trong Phụ lục "B" của Hiệp định này.
Điều 10
Trang thiết bị và những thứ khác do Chính phủ nước Cộng hoà Italia cung cấp cho bất kỳ một dự án nào được thoả thuận theo Hiệp định này sẽ trở thành tài sản của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi được đưa đến lãnh thổ Việt Nam và sẽ được sử dụng dành riêng cho dự án đó.
Chính phủ nước Cộng hoà Italia sẽ không phải chịu bất kỳ một thứ thuế, lệ phí và khoản thu nào do Việt Nam đặt ra đối với các trang thiết bị và các đồ cung cấp này. Nếu có những thứ thuế, lệ phí và các khoản thu như vậy thì bên nhận phải chịu.
Những nghĩa vụ khác của hai Chính phủ liên quan đến các trang thiết bị và các đồ cung cấp như vậy sẽ được xác định trong Phụ lục "C" của Hiệp định này.
Điều 11.
Theo sự tham khảo ý kiến và thoả thuận của hai Chính phủ, đại diện của hai Bên sẽ gặp nhau, khi thấy cần thiết, để kiểm điểm lại kết quả của các hoạt động đã được cam kết trong Hiệp định này và xem xét bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này.
Điều 12.
Hiệp định này sẽ là một bổ sung và không làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế khác của hai Chính phủ bằng bất kỳ cách nào.
Điều 13.
Hiệp định này, kể cả các phụ lục, sẽ có hiệu lực khi hai Chính phủ thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục cần thiết. Hai Chính phủ, sau khi tham khảo ý kiến của nhau, có thể sửa đổi Hiệp định này bằng việc trao đổi công hàm.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn năm năm, và sau đó mặc nhiên được gia hạn thêm năm năm nữa, trừ khi một trong hai Chính phủ thông báo cho Chính phủ kia về việc chấm dứt Hiệp định bằng văn bản trước sáu tháng.
Trong trường hợp chấm dứt Hiệp định, hai Chính phủ sẽ cùng xem xét về phương cách thích hợp nhất để hoàn thành các dự án đã được cam kết trong Hiệp định này.
Làm tại Rôm, ngày 18 tháng 5 năm 1990 thành hai bản bằng tiếng Anh.
Phụ lục "A":
Đối với các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án được Chính phủ nước Cộng hoà Italia cử, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết dành những ưu đãi và miễn trừ sau đây theo các luật lệ và quy định hiện hành của Việt Nam:
1. Miễn cho các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án các khoản thuế và các phí tài chính khác đối với tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền khác do Chính phủ Italia trả .
2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ dành cho các chuyên gia, người tình nguyện hoặc những người làm việc trong các dự án những ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu cho các tài sản của các gia đình và cá nhân họ được quy định trong các luật lệ, nguyên tắc và quy định liên quan của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuỳ từng lúc được sửa đổi, bao gồm cả việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu trang thiết bị nghề nghiệp trong vòng sáu tháng kể từ khi họ đến với điều kiện là những trang thiết bị này sẽ được tái xuất khi họ hoàn thành nhiệm vụ của mình ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sẽ được hiểu rằng những sự thay đổi sau đó trong các luật lệ liên quan của Việt Nam sẽ được áp dụng đối với những dự án sẽ được đề ra sau này.
3. Cho phép xuất khẩu những tài sản và đồ dùng của cá nhân và gia đình đã được nhập khẩu theo khoản 2 nêu trên khi các chuyên gia, người tình nguyện, những người làm việc trong các dự án và gia đình của họ kết thúc công tác tại Việt Nam. Trong trường hợp những đồ vật trên được bán ở Việt Nam cho những người không được miễn thuế thì sẽ phải nộp thuế.
4. Dành cho các chuyên gia, người tình nguyện, những người làm việc trong các dự án và gia đình của họ được miễn các lệ phí đối với thị thực xuất nhập cảnh cần thiết và các giấy phép, cũng như miễn thị thực nhập cư và các khoản lệ phí cần thiết khác với điều kiện rằng những người tình nguyện và những người làm việc trong các dự án không phải là những nhà thầu và không tham gia vào bất kỳ chương trình sinh lợi nào.
Phụ lục "B":
Nghĩa vụ của Chính phủ nước Cộng hoà Italia liên quan đến các học bổng đào tạo cho các công dân Việt Nam là:
1. Chi trả cho các chi phí đi lại giữa Việt Nam và nơi đào tạo.
2. Trong giai đoạn đào tạo, cấp những khoản trợ cấp thích hợp đối với những người được đào tạo để chi trả học phí, ăn, ở, đi lại ở nước họ dự học cũng như các chi phí về sách vở v.v...
Phụ lục "C":
Nghĩa vụ liên quan đến trang thiết bị và các đồ vật do Chính phủ nước Cộng hoà Italia cung cấp.
1. Chính phủ nước Cộng hoà Italia cam kết:
a. Vận chuyển các trang thiết bị và các đồ cung cấp đã nêu ở trên cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc các cơ quan đại diện của Chính phủ theo hình thức CIF hoặc hình thức C và F tại cảng của Việt Nam như hai Bên đã thoả thuận.
b. Thông báo cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày dự tính đến của mỗi chuyến hàng trong thời gian ngắn nhất có thể được và gửi các hoá đơn liên quan.
c. Vận chuyển các trang thiết bị và các đồ cung cấp theo một cách an toàn và bảo đảm tới cảng giao hàng bằng các bảo hiểm cần thiết.
2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết:
a. Thông báo cho Chính phủ nước Cộng hoà Italia về những giấy tờ cần phải có để Cơ quan Hải quan làm thủ tục kiểm tra.
b. Tiến hành các biện pháp cần thiết để Cơ quan Hải quan hoàn thành nhanh chóng các thủ tục hải quan đối với các trang thiết bị và đồ cung cấp nói trên sau khi các cơ quan thực hiện đã trả các chi phí và lệ phí thích hợp.
- 1Hiệp định số 117/2004/LPQT về Hợp tác kỹ thuật năm 2003 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức
- 2Quyết định 30/2000/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định về hợp tác văn hoá, khoa học, giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức về hợp tác kỹ thuật
- 4Thông báo 64/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác kỹ thuật 2014/2015 giữa Việt Nam - Đức
- 1Hiệp định số 117/2004/LPQT về Hợp tác kỹ thuật năm 2003 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức
- 2Quyết định 30/2000/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định về hợp tác văn hoá, khoa học, giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức về hợp tác kỹ thuật
- 4Thông báo 64/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác kỹ thuật 2014/2015 giữa Việt Nam - Đức
Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Italia
- Số hiệu: Khôngsố
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 18/05/1990
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Italia, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra