Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là hai Bên);
Nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy phát triển thương mại và qua lại của nhân dân hai nước;
Căn cứ quy định tại Điều 23, Chương VI của “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”;
Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, thỏa thuận như sau:
Trong Hiệp định này, hai Bên sử dụng các thuật ngữ sau:
1. “Cửa khẩu biên giới” và “cửa khẩu” có nghĩa như nhau, là chỉ khu vực xác định ở hai bên biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dành cho người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải trực tiếp xuất - nhập cảnh tại khu vực nhất định, bao gồm cửa khẩu song phương và cửa khẩu quốc tế. Căn cứ theo tính chất có thể chia ra cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường thủy.
Cửa khẩu song phương là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai Bên xuất, nhập cảnh qua biên giới.
Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai Bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới.
2. “Vùng biên giới” là chỉ khu vực hành chính cấp huyện của hai bên nằm tiếp giáp hai bên đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
3. “Cư dân biên giới” là chỉ dân cư thường trú của mỗi nước thuộc xã (trấn) nằm tiếp giáp hai bên đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
4. “Trường hợp bất khả kháng” là trường hợp xảy ra do khách quan không thể dự đoán được, không thể tránh được và không thể khắc phục được.
5. “Cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu” là chỉ Bộ đội Biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động – thực vật tại cửa khẩu của phía Việt Nam và cơ quan kiểm tra biên phòng, hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch tại cửa khẩu của phía Trung Quốc.
1. Hai Bên xác nhận các cặp cửa khẩu sau đã mở trên vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc:
Tên cửa khẩu Việt Nam | Tên cửa khẩu Trung Quốc |
Ma Lù Thàng | Kim Thủy Hà |
Lào Cai (đường bộ) | Hà Khẩu (đường bộ) |
Lào Cai (đường sắt) | Hà Khẩu (đường sắt) |
Thanh Thủy | Thiên Bảo |
Trà Lĩnh | Long Bang |
Tà Lùng | Thủy Khẩu |
Đồng Đăng (đường sắt) | Bằng Tường (đường sắt) |
Hữu Nghị | Hữu Nghị Quan |
Móng Cái | Đông Hưng |
2. Hai Bên thỏa thuận các cặp cửa khẩu sau sẽ được mở khi có đủ điều kiện, thời gian và thể thức mở cụ thể sẽ do hai Bên thỏa thuận qua đường ngoại giao. Trước khi mở chính thức các cặp cửa khẩu này, việc xuất – nhập cảnh tại các khu vực đó của người, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện giao thông vận tải đều phải căn cứ các quy định kiểm tra, kiểm nghiệm theo pháp luật của mỗi Bên và các quy định liên quan do hai Bên thỏa thuận.
Tên cửa khẩu Việt Nam | Tên cửa khẩu Trung Quốc |
A Pa Chải | Long Phú |
U Ma Tu Khoàng | Bình Hà |
Mường Khương | Kiều Đầu |
Xín Mần | Đô Long |
Phó Bảng | Đổng Cán |
Săm Pun | Điền Bồng |
Sóc Giang | Bình Mãng |
Pò Peo | Nhạc Vu |
Lý Vạn | Thạc Long |
Hạ Lang | Khoa Giáp |
Bình Nghi | Bình Nhi Quan |
Chi Ma | Ái Điểm |
Hoành Mô | Động Trung |
3. Vị trí, loại hình, thời gian mở và thời gian làm việc của các cặp cửa khẩu biên giới nêu tại Khoản 1 của Điều này được quy định cụ thể trong Phụ lục kèm theo.
4. Việc mở chính thức, mở mới, đóng của các cặp cửa khẩu biên giới sẽ thỏa thuận thông qua đường ngoại giao. Văn bản thỏa thuận có liên quan sẽ trở thành văn bản bổ sung của Hiệp định này.
5. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc các yêu cầu đặc biệt khác, hai Bên có thể mở đường qua lại tạm thời. Việc mở đường qua lại tạm thời do chính quyền địa phương cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước hiệp thương thống nhất trước và phải được sự đồng ý của Chính phủ hai Bên, sau đó thông qua đường ngoại giao để xác định.
Người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải vận tải khi xuất – nhập cảnh tại đường qua lại tạm thời đều phải căn cứ các quy định kiểm tra, kiểm nghiệm theo pháp luật của mỗi Bên và các quy định liên quan do hai Bên thỏa thuận.
Người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải xuất nhập qua biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm tại cửa khẩu.
2. Việc cấp và sử dụng Giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng biên giới thực hiện theo “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
2. Cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên có thể tiến hành hội đàm, gặp gỡ và trao đổi nghiệp vụ.
3. Hai Bên cần căn cứ các quy định hữu quan của cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu Bên mình, thông báo cho nhau các thông tin về chủng loại, giá trị và số lượng vật phẩm, chủng loại tiền và số lượng tiền mặt của cá nhân mang theo khi xuất - nhập cảnh và các quy định liên quan khác về kiểm tra, kiểm nghiệm.
4. Phương tiện giao thông vận tải chở theo người, hàng hóa và các vật phẩm được quy định trong các thỏa thuận liên quan khác giữa hai Bên, sau khi đi vào lãnh thổ của phía Bên kia phải đi theo các tuyến đường được cơ quan hữu quan của hai Bên thỏa thuận; người, hàng hóa hoặc vật phẩm khác do các phương tiện giao thông vận tải nêu trên chuyên chở phải được xuống, bốc dỡ tại các bến, bãi chỉ định; đồng thời, chịu sự giám sát, quản lý của các cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm của phía Bên kia.
5. Việc quản lý người, phương tiện giao thông vận tải xuất - nhập cảnh do cơ quan hữu quan của hai Bên căn cứ Hiệp định này thỏa thuận.
6. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ nêu trong “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và các Hiệp định, thỏa thuận khác mà hai Bên đã ký kết, trong thời gian đóng cửa khẩu, Đại diện biên giới, Phó Đại diện biên giới, Trợ lý Đại diện biên giới và các nhân viên công tác khác của hai Bên sau khi được cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm hai Bên trao đổi đồng ý, có thể mang theo giấy tờ được hai Bên xác nhận để xuất - nhập cảnh qua cửa khẩu.
Thời gian làm việc của các cửa khẩu đường sắt thực hiện theo giờ tàu chạy do hai Bên thỏa thuận.
2. Trong trường hợp đặc biệt phải đóng cửa khẩu hoặc tạm thời mở cửa ngoài thời gian làm việc, hai Bên cần phải thông báo và trao đổi thống nhất với nhau qua đường ngoại giao trước ít nhất 5 ngày. Việc mở lại cửa khẩu cần phải thông báo cho phía Bên kia qua đường ngoại giao và phải được phía Bên kia xác nhận.
3. Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.
4. Việc thay đổi vị trí, loại hình, thời gian mở và thời gian làm việc ở các cửa khẩu biên giới đã được mở cần thông qua chính quyền cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước hiệp thương thống nhất và phải được sự đồng ý của Chính phủ hai Bên; đồng thời, thông qua đường ngoại giao để xác định. Văn bản thỏa thuận liên quan sẽ trở thành văn bản bổ sung của Hiệp định này.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, không Bên nào được quyền đơn phương đóng cửa khẩu nếu chưa được Bên kia đồng ý; nếu một Bên đơn phương đóng cửa khẩu gây thiệt hại cho phía Bên kia, hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao hiệp thương giải quyết các vấn đề liên quan.
Người của Bên này khi xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới sang phía Bên kia phải tuân thủ pháp luật của phía Bên kia, cũng như các quy định hữu quan do hai Bên thỏa thuận. Các Bên cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nhập cảnh vào Bên mình.
Việc thiết kế và xây dựng công trình cửa khẩu cần xem xét đến nhu cầu phát triển của cửa khẩu trong tương lai.
Cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên có thể thiết lập cơ chế liên hệ đối đẳng về các vấn đề cửa khẩu biên giới liên quan.
Những vấn đề cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên, trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình không thể giải quyết được, cần thông qua đường ngoại giao để giải quyết.
Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ phát sinh trong các điều ước quốc tế khác mà hai Bên ký kết.
Đối với những bất đồng do giải thích hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định này, hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao bàn bạc giải quyết.
Trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực, sau khi hai Bên hiệp thương thống nhất có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiệp định này.
Để thực thi hiệu quả Hiệp định, hai Bên sẽ xây dựng cơ chế thực hiện Hiệp định này.
Hai Bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cuối cùng.
Hiệp định này có giá trị trong thời gian 10 năm, nếu 06 tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng văn bản ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định cho phía Bên kia thì Hiệp định này sẽ tự động kéo dài thêm 10 năm và cứ tiếp tục như vậy.
Ký tại Bắc Kinh, ngày 18 tháng 11 năm 2009, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ | ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ |
1. Ma Lù Thàng – Kim Thủy Hà
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 66 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam và thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00-17h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 18h00 giờ Bắc Kinh.
2. Lào Cai (đường bộ) – Hà Khẩu (đường bộ)
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 102, 103 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 22h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 23h00 giờ Bắc Kinh.
3. Lào Cai (đường sắt) – Hà Khẩu (đường sắt)
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 102, 103 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.
4. Thanh Thủy – Thiên Bảo
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 261 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam và thị trấn Thiên Bảo, huyện Ma Ly Pho, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 17h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 18h00 giờ Bắc Kinh.
5. Trà Lĩnh – Long Bang
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 741, 742 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và thị trấn Long Bang, huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 17h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 18h00 giờ Bắc Kinh.
6. Tà Lùng – Thủy Khẩu
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 943 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và thị trấn Thủy Khẩu, huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 16h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 17h00 giờ Bắc Kinh.
7. Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1116, 1117 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, thành phố Sùng Tả, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 19h00 giờ Hà Nội (hàng hóa xuất – nhập khẩu trước 16h30). Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 20h00 giờ Bắc Kinh (hàng hóa xuất – nhập khẩu trước 17h30).
8. Đồng Đăng (đường sắt) – Bằng Tường (đường sắt)
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1121, 1122 trên biên giới Việt –Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.
9. Móng Cái – Đông Hưng
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1369 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng, thành phố cảng Phòng Thành, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00-19h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 20h00 giờ Bắc Kinh.
Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa
- Số hiệu: Khongso-02
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 18/11/2009
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Hồ Xuân Sơn, Vũ Đại Vĩ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 634 đến số 635
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra