Chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Canada (dưới đây được gọi chung là "các Bên" và gọi riêng là "Bên").
Tin tưởng sự phát triển thương mại song phương về hàng hoá và dịch vụ sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Canada;
Mong muốn đẩy mạnh và tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại và mậu dịch giữa các Bên vì thuận lợi chung;
Ý thức rằng quan hệ thương mại và mậu dịch là nhân tố chính trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada;
Công nhận rằng việc cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang tạo thêm khả năng mở rộng thương mại song phương;
Ý thức được về trình độ phát triển kinh tế và thương mại hiện tại giữa các Bên;
Ghi nhận tư cách của Việt Nam là quan sát viên của Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) và tư cách của Canada là một Bên ký kết của GATT; và
Mong đợi Việt Nam gia nhập GATT theo những điều kiện sẽ được thoả thuận giữa Việt Nam và các Bên ký kết cuả GATT.
Đã thoả thuận như sau:
Mục tiêu của Hiệp định, như sẽ được cụ thể hoá thêm trong các điều khoản của Hiệp định, là nhằm:
1. Thiết lập một khuôn khổ cân bằng về quyền và nghĩa vụ và các quy tắc được đôi bên thoả thuận để thực hiện quan hệ thương mại và mậu dịch giữa Việt Nam và Canada.
2. Đảm bảo các điều kiện và đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển mậu dịch hai chiều giữa các Bên vì lợi ích chung.
3. Hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế bền vững của các Bên và tăng cường hợp tác thương mại giữa các bên vì lợi ích chung.
Tác nhân: Tác nhân là một công dân hoặc một cư dân thường trú lâu dài của một Bên, hoặc một thực thể được lập theo luật hiện hành của Bên đó, hoặc chủ yếu hành nghề trong phạm vi của Bên đó.
Lãnh thổ:
- Đối với Canada "Lãnh thổ" có nghĩa là: lãnh thổ mà trong đó luật Hải quan của Canada được áp dụng, bao gồm bất kỳ khu vực nào ngoài lãnh hải của Canada mà trong đó theo luật quốc tế và luật trong nước mình, Canada được phép thực thi các quyền trên thềm lục địa, vùng tiếp giáp và các tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đó, và
- Đối với Việt Nam, "Lãnh thổ" có nghĩa là: lãnh thổ mà trong đó luật Hải quan của Việt Nam được áp dụng, bao gồm bất kỳ khu vực nào ngoài lãnh hải của Việt Nam mà trong đó theo luật quốc tế và luật trong nước mình, Việt Nam được phép thực thi các quyền trên thềm lục địa, vùng tiếp giáp và các tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đó.
Hàng dệt:
Các loại hàng dệt là các loại cúi, các loại sợi, các loại vải, hàng may sẵn, hàng may mặc và các loại sản phẩm chế tạo bằng các nguyên liệu dệt (tức là các sản phẩm mà đặc tính chủ yếu có thành dệt) gồm: bông, len, xơ nhân tạo hoặc pha trộn của những nguyên liệu trên, trong đó từng loại một hoặc toàn bộ những loại xơ trên kết hợp lại đều đặc trưng cho hoặc giá trị chủ yếu của xơ, hoặc năm mươi (50) phần trăm hoặc hơn, tính theo trọng lượng, hoặc mười bảy (17) phần trăm hoặc hơn, tính theo trọng lượng len của sản phẩm đó hoặc sản phẩm chế tạo chủ yếu bằng xơ, sợi tổng hợp và nhân tạo, xơ đay, phế, sợi đơn và đa filament, cũng như các sản phẩm dệt làm từ xơ thực vật, pha trộn xơ thực vật với các loại xơ nêu trên và các loại pha trộn có thành phần tơ tằm, mà những sản phẩm này trực tiếp cạnh tranh với các hàng dệt làm từ các loại xơ nêu trên và do vậy, từng loại một hoặc toàn bộ các loại xơ trên kết hợp lại đặc trưng cho hoặc giá trị chủ yếu của xơ hoặc năm mươi (50) phần trăm hoặc hơn, tính theo trọng lượng của những sản phẩm này.
Nước thứ ba: "Nước thứ ba" có nghĩa là bất cứ nước nào khác ngoài Việt Nam và Canada.
Quá cảnh: "Quá cảnh" có nghĩa là sự đi qua lãnh thổ của một nước, có hoặc không có chuyển tải, lưu kho, phân lô hoặc thay đổi phương thức hoặc phương tiện vận tải, khi sự quá cảnh đó chỉ là một phần của toàn bộ hành trình bắt đầu và kết thúc ngoài biên giới của quốc gia mà sự lưu thông nói trên thực hiện qua lãnh thổ quốc gia đó.
1. Bất cứ thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ mà một trong các Bên dành cho bất kỳ sản phẩm nào có xuất xứ hoặc được gửi tới bất kỳ nước thứ ba nào khác thì cũng lập tức và không điều kiện được dành cho những sản phẩm tương tự có xuất xứ ở, hoặc được gửi tới lãnh thổ của Bên kia, ở những lĩnh vực sau đây:
2. Thuế quan và bất kỳ khoản thu nào đánh vào hoặc liên quan đến xuất nhập khẩu các sản phẩm, hoặc đánh vào việc chuyển tiền thanh toán quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu;
3. Phương thức đánh các loại thuế và các khoản thu được đề cập trong mục (a) của đoạn này;
4. Những quy tắc và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu;
5. Tất cả các loại thuế và khoản thu trong nước có liên quan tới các sản phẩm xuất nhập khẩu; và
6. Tất cả các luật pháp, thể lệ và yêu cầu có ảnh hưởng tới việc bán hàng, chào hàng, mua hàng, chuyên chở hoặc kinh tiêu sản phẩm nhập khẩu trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó.
7. Các bên không được đưa ra hoặc duy trì bất cứ sự ngăn cấm, hoặc hạn chế nào, cho dù thực hiện bằng hình thức hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu hoặc các biện pháp khác, đối với việc nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào của Bên kia, hoặc đối với xuất khẩu hoặc bán đến xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào sang lãnh thổ của Bên kia, trừ phi việc nhập khẩu các sản phẩm tương tự của tất cả các nước thứ ba, hoặc xuất khẩu sản phẩm tương tự sang lãnh thổ tất cả các nước thứ ba cũng đều bị cấm hoặc hạn chế như vậy.
8. Mỗi Bên sẽ dành cho Bên kia và các tác nhân của Bên kia sự đối xử thuận lợi không kém sự đối xử của mình dành cho bất kỳ nước thứ ba nào hoặc tác nhân của bất kỳ nước thứ ba nào ở các lĩnh vực có liên quan đến phân bổ ngoại hối cho các giao dịch liên quan đến nhập xuất khẩu các sản phẩm và cả trong việc quản lý các quy chế ngoại hối liên quan đến các giao dịch trên.
9. Các quy định về đãi ngộ tối huệ quốc của Hiệp định này sẽ không áp dụng cho những thuận lợi mà một trong các Bên hiện đang dành hoặc sau này có thể dành cho nước khác do:
10. Là thành viên của một liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do mà một trong các Bên hiện là hoặc sẽ trở thành một Bên ký kết;
11. Những ưu đãi và thuận lợi dành cho các nước thứ ba khác và được quyền hưởng theo Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) hoặc theo các Hiệp định quốc tế khác phù hợp với GATT.
12. Những thuận lợi mà Canada dành cho các nước và các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc của các nước này mà họ được quyền hưởng ưu đãi thuế quan Anh (BPT);
13. Những thuận lợi dành cho các nước thứ ba trên cơ sở có đi có lại phù hợp với Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới và các thoả thuận tiếp theo được ký theo khuôn khổ Hiệp định đó.
14. Những thuận lợi mà một trong các Bên dành cho các nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu biên giới.
15. Dù có quy định ở tiểu mục 4(b) và (d), ưu đãi mà Canada dành cho các nước thứ ba về bất cứ vấn đề gì ghi trong các tiểu mục này, cũng sẽ được dành cho Việt Nam. Bất cứ ưu đãi và thuận lợi nào ghi trong các tiểu mục 4(b) và (d) có thể có tác động xấu tới thương mại giữa các Bên thì theo yêu cầu của một trong các Bên, sẽ đưa ra tham khảo ý kiến theo điều 14.
Điều 4: Tạo thuận lợi cho Thương mại
1. Các Bên sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của mình trong việc hợp tác và liên doanh để sản xuất và chế biến xuất khẩu sang các nước thứ ba vì lợi ích chung.
2. Về những hàng hoá mà mẫu hàng nhập vào để trưng bày tại hội chợ, triễn lãm, thì luật pháp và thể lệ của nước tổ chức hội chợ, triển lãm ấy sẽ điều tiết:
a. Mọi việc miễn thuế hải quan hoặc các khoản thu tương tự khác; và
b. Việc đưa vào thương mại những hàng hoá và mẫu hàng đó tại nước nhập khẩu.
3. Phù hợp với luật pháp và quy chế hiện hành trên lãnh thổ của mỗi Bên, mỗi Bên sẽ tạo thuận lợi cho tự do quá cảnh sản phẩm của Bên kia qua lãnh thổ nước mình thông qua các tuyến đường đã có, thuận tiện nhất cho quá cảnh quốc tế. Những sản phẩm quá cảnh qua lãnh thổ của một Bên vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát Hải quan và không đưa vào thương mại của Bên đó, sẽ không phải chịu bất kỳ sự chậm trễ hoặc hạn chế không cần thiết nào và sẽ được miễn các loại thuế nhập khẩu, thuế và các khoản thu khác trừ phí vận tải, chi phí hành chính hoặc dịch vụ liên quan đến quá cảnh.
4. Về tất cả các khoản thu, thể lệ và thủ tục áp dụng đối với sản phẩm quá cảnh, mỗi bên sẽ dành cho sản phẩm của Bên kia quá cảnh qua lãnh thổ của mình hươngr đãi ngộ không kém thuận lợi như đã dành cho sản phẩm của bất kỳ nước thứ ba nào khác có hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ nước mình.
5. Mỗi Bên sẽ dành cho sản phẩm của Bên kia mà sản phẩm đó có quá cảnh qua lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào, vẫn nằm trong sự kiểm soát của Hải quan, không đưa vào thương mại của nước thứ ba đó, được hưởng đãi ngộ không kém thuận lợi so với đãi ngộ dành cho những sản phẩm vận chuyển thẳng từ nước xuất xứ tơíi nước nhập khẩu không có quá cảnh qua lãnh thổ nước thứ ba.
6. Để chắc chắn hơn, những điều ghi trong các mục từ 3 tới 5 không ngăn cản mỗi Bên áp dụng những biện pháp đối xử với sản phẩm của các nước thứ ba quá cảnh lãnh thổ mình.
Điều 5- Các doanh nghiệp nhà nước
1. Mỗi bên cam kết rằng, nếu thiết lập hoặc duy trì một doanh nghiệp nhà nước dù đặt tại đâu, hoặc dù trên danh nghĩa, hay thực tế dành cho bất cứ doanh nghiệp nào sự độc quyền hay đặc quyền, thì doanh nghiệp đó trong hoạt động mua và bán của mình liên quan đến xuất hay nhập khẩu cũng phải hoạt động phù hợp với những nguyên tắc chung miêu tả trong Hiệp định này là không phân biệt đối xử bằng các biện pháp của chính phủ có ảnh hưởng tới xuất hoặc nhập khẩu của tư nhân. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp này sẽ thực hiện việc mua và bán chỉ căn cứ vào những tính toán thương mại gồm giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng, khả năng tiếp thị, vận tải và các điều kiện mua bán khác, và sẽ dành cho các doanh nghiệp của Bên kia đầy đủ cơ hội phù hợp với quy định của luật pháp và thể lệ trong nước mình và phù hợp với thông lệ thương mại để họ có thể tham gia cạnh tranh trong các thương vụ mua và bán đó.
2. Những quy định trong mục1 không áp dụng đối với việc nhập khẩu những sản phẩm để chính phủ sử dụng ngay, hoặc mục đích cuối cùng là để chính phủ sử dụng mà không bán lại hoặc không dùng để sản xuất hàng để bán.
Điều 6: Những tác nghiệp gây phương hại cho thương mại
1. Không có bất cứ điểm nào trong Hiệp định này gây tổn hại hoặc hạn chế quyền của mỗi Bên đưa thành luật và thi hành các luật pháp và thể lệ.
a. Phù hợp với những yêu cầu của Điều khoản VI của GATT và các luật liên quan hoặc các thoả thuận sau này ký trong khuôn khổ GATT; hoặc
b. Áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu với khối lượng tăng và với những điều kiện gây hoặc đe doạ gây tổn thương nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước làm những mặt hàng tương tự hoặc những mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đó.
2. Trong thời gian càng sớm càng tốt sau khi đề nghị tiến hành điều tra được các nhà chức trách của một bên chấp nhận, phù hợp với luật lệ hoặc thể lệ đề cập ở đoạn 1 nói trên, và trong bất cứ trường hợp nào khi tiến hành điều tra, Bên kia sẽ được tạo đầy đủ cơ hội để tiến hành hiệp thương nhằm xác minh rõ sự việc và đạt được giải pháp thoả thuận chung. Hơn nữa, trong suốt quá trình điều tra, Bên kia vẫn sẽ được dành đầy đủ cơ hội để tiếp tục hiệp thương, nhằm xác minh rõ tình hình thực tế và đạt được một giải pháp mà hai bên cùng thoả thuận.
3. Bên đề xuất điều tra hoặc đang tiến hành điều tra, nếu có yêu cầu, sẽ cho phép tiếp cận những chứng cứ và tư liệu không bí mật để sử dụng vào mục đích khởi sự hoặc tiến hành điều tra.
4. Mỗi Bên đảm bảo rằng những luật pháp và thể lệ của mình, như nêu trong đoạn1, đều rành mạch rõ ràng và dành cho Bên bị ảnh hưởng có cơ hội trình bày quan điểm của mình. Những luật pháp và thể lệ đó sẽ không được áp dụng để gây phân biệt đối xử một cách độc đoán hoặc không hợp lý giữa những sản phẩm của Bên kia và những sản phẩm của bất kỳ nước thứ ba nào.
5. Những nghĩa vụ ghi từ đoạn 2 đến đoạn 4 sẽ áp dụng với Việt Nam vào thời điểm Việt Nam thực thi luật pháp và thể lệ liên quan đến những vấn đề ghi trong đoạn 1.
Điều 7: Sự thông suốt về thông tin
1. Mỗi Bên sẽ kịp thời công bố tất cả các luật lệ và quy chế có liên quan đến hoạt động mậu dịch bao gồm cả thương mại, đầu tư, thuế, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính, vận tải và lao động.
2. Mỗi Bên sẽ dành cho những tác nhân có quan tâm của Bên kia được tiếp xúc với các dữ liệu đã lưu hành, không phải là dữ liệu bí mật, không phải là dữ liệu thuộc sở hữu riêng về tình hình kinh tế quốc dân và tình hình từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, hàng hoá, hoặc dịch vụ cụ thể, bao gồm cả dữ liệu về ngoại thương và đầu tư.
Các Bên sẽ tiến hành tham khảo ý kiến nhằm mở rộng phạm vi của Hiệp định này để đưa thêm vào Hiệp định cả phần thương mại dịch vụ phù hợp với các nguyên tắc đa biên trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
Điều 9: Tàu buôn và hàng hoá chở bằng đường biển
1. Trong lưu thông quốc tế, các tàu buôn của mỗi Bên, các tàu buôn do tác nhân của mỗi Bên thuê và hàng hoá của các tàu đó, trong suốt thời gian cập cảng, lưu đậu và rời các cảng biển mà Bên kia cho phép tàu buôn nước ngoài ra vào, sẽ được hưởng sự đối xử, mà mình đã dành cho nước được ưu đãi tối huệ quốc, bao gồm cả việc tiếp cận các dịch vụ của cảng. Các Bên thoả thuận rằng bất cứ dàn xếp nào giữa Canada và Hợp chủng quốc Hoa kỳ về vấn đề hoa tiêu sẽ không có quyền áp dụng những quy định ở đoạn này.
2. Đối với các sản phẩm được chuyên chở giữa Việt Nam và Canada không Bên nào đưa ra hoặc duy trì:
a. Bất cứ biện pháp phân biệt đối xử nào trong lĩnh vực tiếp thị các dịch vụ, trong lĩnh vực tìm nguồn hàng chuyên chở, và trong lĩnh vực chuyển tiền thanh toán có liên quan đến tàu buôn của Bên kia, hoặc các tàu buôn do tác nhân của phía Bên kia thuê; hoặc
b. Bất cứ các biện pháp phân biệt đối xử nào đối với luồng hàng chuyên chở bằng đường biển qua các bến cảng tiếp nhận hàng đường biển, hoặc đối với việc sử dụng các bến cảng đó.
3. Trên cơ sở có đi có lại, mỗi Bên sẽ tạo thuận lợi cho phía bên kia được thành lập và hoạt động ở lãnh thổ nước mình các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp vận tải biển. Các Bên thừa nhận rằng các doanh nghiệp vận tải biển cả ở Việt Nam và Canada đều có sở hữu chủ hoặc khai thác các con tàu có đăng ký hoặc của Việt Nam hoặc của Canada hoặc của nước ngoài.
Điều 10: Các điều kiện thanh toán
1. Tuân thủ luật pháp và qui chế có hiệu lực ở Việt Nam và Canada, mọi khoản thanh toán trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước sẽ được thực hiện theo các điều kiện mà các bên tham gia hợp đồng thương mại đó thoả thuận.
2. Không Bên nào được đòi hỏi các tác nhân thuộc quyền tài phán của nước mình phải tham gia vào các giao dịch hàng đổi hàng hoặc buôn bán bù trừ như là một điều kiện của mậu dịch song phương giưã Việt Nam và Canada.
Điều 11: Tài chính có liên quan đến thương mại
Các Bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện dẽ dàng cho việc thiết lập mối quan hệ giữa Công ty phát triển xuất khẩu của Canada, hoặc một tổ chức hay các tổ chức kế thừa nó, với Ngân hàng Trung ương Việt Nam, hoặc một tổ chức của Việt Nam và được phía Việt Nam chỉ định, có thể chấp nhận được, và có hoạt động với đầy đủ lòng trung thành và uy tín về mặt tài trợ cho kinh doanh buôn bán các tư liệu sản xuất, các dịch vụ và hàng hoá, dựa trên sự đánh giá hợp lý về rủi ro thương mại và khi thích hợp, thì căn cứ vào sự đảm bảo của Nhà nước về những rủi ro đó.
Điều 12 - Luật áp dụng cho các hợp đồng và việc giải quyết các tranh chấp thương mại
1. Không Bên nào được can thiệp vào quyền tự do của các tác nhân thuộc quyền tài phán của nước mình, để thoả thuận với tác nhân của Bên kia về việc chọn luật điều tiết việc ký kết và thực hiện hợp đồng của họ.
2. Các tác nhân Việt Nam và các tác nhân Canada có thể thoả thuận giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các dịch vụ thương mại bằng trọng tài.
3. Những tác nhân như vậy, khi có dính líu vào các tranh chấp phát sinh trong các giao dịch thương mại riêng của họ, có thể thoả thuận về trọng tài phù hợp với các quy tắc trọng tài của Uỷ ban về Luật thương mại quốc tế(UNCITRAL), đã được thông qua năm 1976.
4. Không có điểm nào trong Hiệp định này được tìm cách giải thích nhằm cản trở, và cũng không Bên nào được ngăn cản các Bên tham gia các giao dịch thương mại thoả thuận về bất cứ hình thức trọng tài nào khác để giải quyết các tranh chấp thương mại mà hình thức đó các bên đều thích sử dụng hơn, và theo quan điểm của họ, hình thức ấy đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về kinh doanh của mình.
5. Các tác nhân Việt Nam và Canada sẽ được tiếp xúc với toà án của Bên kia trên cơ sở bình đẳng như những tác nhân của bất cứ nước thứ ba nào.
1. Những quy định của Hiệp định này sẽ không giới hạn quyền của mỗi Bên có mọi hành động bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia của mình.
2. Tuân thủ yêu cầu là những biện pháp dưới đây không được áp dụng để tìm cách tạo ra các phương tiện nhằm phân biệt đối xử một cách độc đoán hoặc không hợp lý công bằng giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hoặc tạo ra sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, không có điểm nào trong Hiệp định này được giải thích là để cấm các Bên áp dụng, hoặc tăng cường hiệu lực những biện pháp:
a. Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội
b. Cần thiết để bảo vệ sức khoẻ hoặc cuộc sống của con người, của động hoặc thực vật;
c. Có liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu vàng, bạc;
d. Cần thiết để đảm bảo tuân thủ những luật pháp hoặc quy tắc mà chúng không phải là không phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
e. Có liên quan đến các sản phẩm có được do lao động của tù nhân.
f. Được áp đặt để bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị về nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ; hoặc
g. Biện pháp có liên quan tới việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt nếu các biện pháp như vậy được áp dụng gắn với việc hạn chế tiêu thụ và sản xuất trong nước.
3. Các sản phẩm dệt không chịu sự điều tiết của các quy định trong đoạn 1 và 2 - Điều khoản III và tiểu mục 1(b) của điều khoản VI. Trong trường hợp văn bản thoả thuận hoặc dàn xếp về những sản phẩm hàng dệt nào đó còn có hiệu lực giữa các Bên thì miễn trừ này sẽ chỉ áp dụng cho những sản phẩm dệt mà văn bản thoả thuận hoặc dàn xếp đó điều tiết.
1. Các Bên sẽ thường tham khảo ý kiến nhau về việc thực hiện Hiệp định này hoặc về bất cứ quy định nào của Hiệp định này.
2. Nội dung đưa ra giải quyết tại các cuộc tham khảo ý kiến tiến hành chiểu theo quy định ở đoạn 1 sẽ là:
a. Xem xét lại khả năng mở rộng Hiệp định này.
b. Xem xét các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại và mậu dịch giữa Việt Nam và Canada.
c. Trao đổi thông tin và quan điểm về các vấn đề có thể tác động xấu tới mức độ phát triển thương mại hiện tại hoặc tương lai của mỗi Bên.
d. Xem xét lại các vấn đề về thương mại đa phương mà hai Bên cùng quan tâm, và
e. Kiểm điểm lại những tiến bộ trong việc mở rộng mậu dịch song phương và xem xét khi thích hợp, các đề nghị nhằm khuyến khích sự tăng trưởng hơn nữa về thương mại hoặc để khắc phục những cản trở đối với sự tăng trưởng đó.
3. Các cuộc tham khảo ý kiến theo điều khoản này có thể được đặt ra theo yêu cầu của mỗi Bên bằng thông báo hợp lý cho phía Bên kia biết.
4. Địa điểm họp được tổ chức theo Điều khoản này sẽ được luân phiên giữa Việt Nam và Canada trừ phi các Bên có thoả thuận khác. Một đại diện của mỗi Bên sẽ dẫn đầu đoàn của Bên mình đi dự các cuộc họp như vậy. Mỗi phiên họp sẽ do đại diện của nước chủ nhà chủ toạ.
5. Các Bên cố gắng giải quyết qua con đường ngoại giao mọi tranh chấp phát sinh về việc giải thích hoặc áp dụng bất cứ điều khoản nào của Hiệp định này.
Điều 15: Hiệu lực, thời hạn và kết thúc
1. Để làm cho Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ thông báo cho nhau, bằng trao đổi công hàm, rằng các yêu cầu pháp lý của mình đã được hoàn tất. Hiệp định này sẽ có hiệu lực từ ngày trao đổi công hàm hoặc trong trường hợp việc trao đổi công hàm không diễn ra cùng ngày, Hiệp định này sẽ có hiệu lực từ ngày ghi trong công hàm sau cùng.
2. Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực trừ phi một Bên gửi cho Bên kia thông báo trong vòng sáu tháng để kết thúc Hiệp định. Nếu Hiệp định này được kết thúc, cả hai Bên sẽ tìm cách tới mức có thể được, để giảm tối đa sự gián đoạn có thể xảy ra đối với quan hệ thương mại hai nước.
3. Quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng được ký kết giữa tác nhân của các Bên sẽ chỉ là trách nhiệm của những tác nhân đó. Việc kết thúc Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng tới việc hoàn thành các nghĩa vụ hoặc cam kết phát sinh trong các hợp đồng được ký kết trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực.
4. Không có bất cứ điều khoản nào trong Hiệp định được vượt quá hoặc thay đổi các thoả thuận đã có hiệu lực giữa các Bên, trừ phi có quy định rõ ràng trong hiệp định.
5. Trong bất kỳ thời gian nào khi Hiệp định này còn hiệu lực, các Bên có thể đưa đề nghị bằng văn bản để sửa đổi Hiệp định và Bên kia phải trả lời trong vòng 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo đó. Các điều của Hiệp định này có thể được sửa đổi với sự nhất trí của cả hai Bên bằng văn bản khi được chuẩn y theo đúng các thủ tục pháp lý sở tại của các Bên.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được uỷ quyền hợp lệ đã ký Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1995 thành 2 bản, bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, các bản đều có giá trị ngang nhau.
THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ | THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ |
Hiệp định thương mại và mậu dịch giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Canada (1995)
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 13/11/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Canada
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực