Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO ****** Số: 61/2004/LPQT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2004 |
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức về việc thanh toán nợ nước ngoài của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 03 tháng 03 năm 2004./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức
Căn cứ vào Hiệp định ký ngày 15/8/1994 giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về việc giảm và hợp nhất nợ nước ngoài của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là “Hiệp định 1994”) và căn cứ vào cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Gerhard Schoder và Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hà Nội hồi tháng 5/2003.
Đã nhất trí như sau:
Điều 1. (Khoản nợ trước đây bằng Rúp chuyển nhượng nay chuyển sang Euro).
1. Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức đề ra cho Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một phương thức mới cho việc thanh toán khoản nợ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi trong Điều 5, đoạn 2 của Hiệp định 1994.
2. Khoản nợ của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đoạn 1 sau khi trừ phần nợ đã được thanh toán tính đề ngày 01/12/2003 theo tinh thần của Hiệp định 1994 là 37.296.160,91 EUR (bằng chữ: Ba mươi bảy triệu hai trăm chín mươi sáu ngàn một trăm sáu mươi Euro chín mươi mốt Cent).
Điều 2. (Thanh toán) Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thanh toán khoản nợ ghi trong Điều 1, đoạn 2 theo Điều 6, đoạn 3 của Hiệp định 1994.
Điều 3. (Tính lãi) Tiền lãi của khoản nợ ghi trong Điều 1, đoạn 2 được tính theo Điều 7, đoạn 3, 4 và 6 của Hiệp định 1994.
2. Dự kiến số tiền ghi trong đoạn 1 sẽ được sử dụng cho dự án vì lợi ích chung để thực hiện những thành phần sinh thái của dự thảo thiết kế của Đức trong công trình xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam.
3. Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề xuất với Ngân hàng tái thiết thông qua Đại sứ quán Cộng hoà Liên bang Đức tại Hà Nội ngay sau khi có quyết định của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia những đề nghị thích hợp về dự án này. Ngân hàng tái thiết sau khi thống nhất với Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức sẽ trả lời trong vòng ba tháng về những đề nghị dự án này.
4. Việc giảm số nợ ghi trong đoạn 1 sẽ được tiến hành từng bước. Khi Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tùy theo từng thời điểm và mức độ, huy động số tính bằng tiền Đồng Việt Nam bằng 90% (chín mươi phần trăm) của số tiền ghi trong đoạn 1 để sử dụng cho mục đích dự án như nêu ở đoạn 2 thì khoản nợ tương ứng sẽ được giảm đi. Số tiền phía Việt Nam huy động được kê bằng Euro và chuyển đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ lệ giá hối đoái hiện tại vào thời điểm sử dụng số tiền đó.
5. Những chi tiết về chuyển đổi nợ theo điều khoản này sẽ được quy định chi tiết trong một thoả thuận riêng với Bộ Tài chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng tái thiết. Thỏa thuận riêng này cần phải được ký kết trong vòng một tháng kể từ khi thống nhất chấp nhận dự án.
6. Ngay sau khi ký thỏa thuận riêng như nêu ở đoạn 5, nghĩa vụ nợ phải trả theo Điều 2 sẽ được trừ đi và tiền lãi theo Điều 3 của số nợ đã trừ như ghi trong đoạn 1 sẽ không được tính nữa. Điều này không áp dụng cho khoản lãi quá hạn đối với số nợ này tính đến thời điểm ký thỏa thuận.
7. Nếu số tiền dự kiến chuyển đổi nợ theo Điều 1 trong vòng mười năm sau khi ký Hiệp định này không được sử dụng hoặc chỉ được sử dụng một phần theo thỏa thuận riêng như ghi ở đoạn 5 thì toàn bộ số tiền đó hoặc phần còn lại của số tiền chuyển đổi nợ theo dự kiến sẽ phải hoàn trả lại theo Điều 2 và tiền lãi sẽ tính theo Điều 3, một khi việc giảm nợ theo đoạn 4 chưa có hiệu lực. Trong trường hợp này, việc trừ nợ và không tính lãi theo đoạn 6 sẽ bị hủy bỏ.
8. Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức có thể ngừng thực hiện Thỏa thuận riêng nếu Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thanh toán những khoản nợ còn lại đối với Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức vào những thời điểm như đã thỏa thuận hoặc nếu việc thực hiện Hiệp định 1994 bị ngừng lại. Trong trường hợp ngừng thực hiện Thỏa thuận riêng thì đoạn 7 sẽ có hiệu lực.
Điều 5. (Hiệp định 1994 tiếp tục có hiệu lực) Những quy định của Hiệp định 1994 tiếp tục có hiệu lực và không thay đổi, nếu trong Hiệp định này không có thỏa thuận nào khác. Điều 13 của Hiệp định 1994 có hiệu lực tương ứng với những quy định của Hiệp định này.
Điều 6. (Hiệu lực của Hiệp định) Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Làm tại Berlin ngày 03 tháng 3 năm 2004 thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Đức, cả hai bản đều có giá trị như nhau./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC | THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hiệp định số 61/2004/LPQT về việc thanh toán nợ nước ngoài của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức
- Số hiệu: 61/2004/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 26/07/2004
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 8 đến số 9
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra