Hệ thống pháp luật

HIỆP ĐỊNH

NÔNG NGHIỆP

Các Thành viên,

Quyết định thiết lập cơ sở cho việc tiến hành quá trình cải cách thương mại trong nông nghiệp phù hợp với mục tiêu đàm phán đã được đề ra trong Tuyên bố Punta del Este;

Ý thức rằng mục tiêu dài hạn như đã được thống nhất tại Phiên Rà soát Giữa kỳ củaVòng Uruguay là "thiết lập một hệ thống thương mại nông nghiệp công bằng và định hướng thị trường, và quá trình cải cách cần được tiến hành thông qua việc đàm phán cam kết về trợ cấp và bảo hộ và thông qua việc thiết lập những luật lệ và quy tắc chặt chẽ và thực thi có hiệu quả hơn của GATT ";

Ý thức thêm rằng "mục tiêu dài hạn trên đây là nhằm giảm đáng kể và nhanh chóng trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp liên tục trong một khoảng thời gian được thoả thuận, nhằm hiệu chỉnh và ngăn chặn những hạn chế và bóp méo thương mại trên thị trường nông sản thế giới";

Cam kết đạt được những cam kết ràng buộc cụ thể trong từng lĩnh vực sau đây: tiếp cận thị trường; hỗ trợ trong nước; cạnh tranh xuất khẩu; và đạt được một hiệp định về các vấn đề vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật;

Nhất trí rằng trong khi thực hiện các cam kết tiếp cận thị trường, các Thành viên phát triển sẽ xem xét đầy đủ đến các nhu cầu và điều kiện cụ thể của các Thành viên đang phát triển bằng cách cải thiện hơn nữa các cơ hội và điều kiện tiếp cận thị trường cho những nông sản có lợi ích đặc biệt của các Thành viên này, kể cả tự do hoá hoàn toàn thương mại nông sản nhiệt đới, như đã thống nhất tại Phiên Rà soát Giữa kỳ, và cho những sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đa dạng hoá sản xuất để tránh việc trồng các cây thuốc gây nghiện không hợp pháp;

Ghi nhận rằng các cam kết trong chương trình cải cách cần phải đạt được một cách bình đẳng giữa tất cả các Thành viên, có xem xét đến các yếu tố phi thương mại, kể cả an ninh lương thực và nhu cầu bảo vệ môi trường, có xem xét đến thoả thuận rằng đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển là yếu tố không tách rời trong đàm phán, và có tính đến các hậu quả tiêu cực có thể có của việc thực hiện chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nước đang phát triển chủ yếu nhập lương thực;

Dưới đây thoả thuận như sau:

Phần 1

Điều 1: Định nghĩa các thuật ngữ

Trong Hiệp định này, trừ khi phạm vi có yêu cầu khác:

(a)  "Lượng hỗ trợ tính gộp" và "AMS" có nghĩa là mức hố trợ hàng năm tính bằng tiền cho một sản phẩm nông nghiệp dành cho các nhà sản xuất một loại sản phẩm cơ bản, hoặc là mức hỗ trợ không cho một sản phẩm cụ thể dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp nói chung, khác với hỗ trợ theo các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn trừ cắt giảm tại Phụ lục 2 của Hiệp định này, bao gồm:

(i) Hỗ trợ trong giai đoạn cơ sở nêu cụ thể tại các bảng tài liệu hỗ trợ liên quan được hợp thành và dẫn chiếu tại Phần IV Danh mục của một Thành viên; và

(ii) Hỗ trợ được cung cấp trong bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và các năm sau đó được tính toán phù hợp với quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định này và có tính đến số liệu hợp thành và phương pháp được sử dụng tại các bảng hỗ trợ liên quan được dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên,;

(b) "Sản phẩm nông nghiệp cơ bản" có liên quan đến các cam kết về hỗ trợ trong nước được định nghĩa là sản phẩm gần nhất với điểm bán đầu tiên được nêu cụ thể tại Danh mục của một Thành viên và tài liệu hỗ trợ có liên quan;

(c) "Chi tiêu ngân sách" hoặc "chi tiêu" bao gồm các khoản đáng lẽ phải thu ngân sách nhưng lại bỏ qua.;

(d) "Lượng hỗ trợ tương đương" có nghĩa là mức hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền dành cho các nhà sản xuất một sản phẩm nông nghiệp cơ bản thông qua việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp mà mức trợ cấp này không thể tính được theo phương pháp AMS, khác với trợ cấp trong các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn trừ cắt giảm tại Phụ lục 2 của Hiệp định này, bao gồm :

(i) Hỗ trợ được cung cấp trong giai đoạn cơ sở nêu cụ thể tại các bảng tài liệu hõ trợ liên quan được hợp thành và dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên; và

(ii) Hỗ trợ được cung cấp trong bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và các năm sau đó được tính toán phù hợp với quy định tại Phụ lục 4 của Hiệp định này và có tính đến số liệu hợp thành và phương pháp được sử dụng tại các bảng hỗ trợ liên quan được dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên;

(e) "Trợ cấp xuất khẩu" là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả các loại trợ cấp xuất khẩu trong danh mục tại Điều 9 của Hiệp định này; "Giai đoạn thực hiện" có nghĩa là giai đoạn 6 năm kể từ năm 1995, ngoại trừ, vì mục đích của Điều 13, là giai đoạn 9 năm kể từ năm 1995; “Các nhượng bộ tiếp cận thị trường” bao gồm toàn bộ các cam kết tiếp cận thị trường được thực hiện theo Hiệp định này;

(h) "Tổng lượng hỗ trợ tính gộp" và "Tổng AMS " có nghĩa là tổng tất cả hỗ trợ trong nước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, được tính bằng tổng lượng hỗ trợ tính gộp cho các sản phẩm nông nghiệp cơ bản, tổng lượng hỗ trợ tính gộp không cho các sản phẩm cụ thể và tổng lượng hỗ trợ tương đương cho sản phẩm nông nghiệp, và bao gồm:

(i) Hỗ trợ được cung cấp trong giai đoạn cơ sở (gọi là Tổng AMS cơ sở) và hỗ trợ tối đa được phép cung cấp tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và sau đó (gọi là”các mức cam kết cuối cùng và hàng năm”), như quy định tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên; và

(ii) Mức hỗ trợ thực tế tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và sau đó (gọi là "Tổng AMS hiện hành"); được tính theo quy định của Hiệp định này, kể cả Điều 6, và với số liệu hợp thành và phương pháp sử dụng tại các bảng hỗ trợ trong tài liệu được dẫn chiếu tại Phần IV trong Danh mục của một Thành viên;

(i) "Năm" tại khoản (f) trên đây và có liên quan đến các cam kết cụ thể của một Thành viên là năm dương lịch, tài chính hoặc năm tiếp thị được quy định tại Danh mục liên quan đến Thành viên đó.

Điều 2: Diện sản phẩm

Hiệp định này áp dụng đối với các sản phẩm trong danh mục tại Phụ lục 1 của Hiệp định này, sau đây được gọi là sản phẩm nông nghiệp.

Phần 2

Điều 3: Xây dựng những nhượng bộ và cam kết

1.Các cam kết về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu tại Phần IV trong Danh mục của mỗi Thành viên hợp thành các cam kết giới hạn việc trợ cấp, và trở thành một bộ phận cấu thành của GATT 1994.

2.Theo quy định tại Điều 6, một Thành viên sẽ không hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước vượt quá mức cam kết được nêu tại Mục I, Phần IV trong Danh mục của Thành viên đó.

3.Theo quy định tại khoản 2(b) và 4 của Điều 9, một Thành viên sẽ không được trợ cấp xuất khẩu nêu trong khoản 1, Điều 9 đối với sản phẩm nông nghiệp hoặc nhóm sản phẩm được nêu tại Mục II, Phần IV trong Danh mục của Thành viên đó vượt quá mức cam kết về số lượng và chi tiêu ngân sách được nêu tại đó, và không trợ cấp như thế đối với bất kỳ một sản phẩm nào không được nêu tại Mục đó trong Danh mục của nước Thành viên đó.

Phần 3

Điều 4: Tiếp cận thị trường

1.Nhân nhượng tiếp cận thị trường có trong các Danh mục liên quan đến các cam kết ràng buộc và cắt giảm thuế quan, và các cam kết tiếp cận thị trường khác được nêu tại đó.

2.Các Thành viên sẽ không duy trì, viện đến, hoặc chuyển đổi bất kỳ các loại biện pháp phi thuế thuộc loại đã được yêu cầu chuyển sang thuế quan thông thường[1], ngoại trừ có quy định khác tại Điều 5 và Phụ lục 5.

Điều 5: Tự vệ đặc biệt

1.Bất kể các quy định tại khoản 1(b) của Điều II, GATT 1994, bất kỳ một Thành viên có thể viện tới các quy định tại các khoản 4 và 5 dưới đây đối với việc nhập khẩu một sản phẩm nông nghiệp mà các biện pháp được dẫn chiếu tới tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định này áp dụng với sản phẩm đó đã được chuyển đổi thành thuế quan thông thường, và nông sản đó được đánh dấu trong Danh mục bằng ký hiệu "SSG", tức là sản phẩm đó là đối tượng nhân nhượng mà các quy định của Điều này có thể được viện tới, nếu:

(a) lượng nhập khẩu sản phẩm đó trong bất kỳ năm nào vào lãnh thổ hải quan của Thành viên có nhân nhượng vượt quá mức giá khống chế liên quan tới cơ hội tiếp cận thị trường hiện tại như quy định tại khoản 4; hoặc, nhưng không đồng thời:

(b) giá sản phẩm nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của Thành viên có nhân nhượng, được xác định trên cơ sở giá nhập khẩu CIF của chuyến hàng liên quan tính bằng đồng tiền trong nước của Thành viên đó, giảm xuống dưới mức giá lẫy tương đương với giá bình quân của sản phẩm đó trong các năm 1986 đến 1988[2].

2.Lượng nhập khẩu theo các cam kết tiếp cận thị trường hiện hành và tối thiểu hình thành như là một phần của nhân nhượng nói tại khoản 1 trên đây nhằm xác định lượng nhập khẩu cần thiết để viện dẫn đến các quy định tại tiểu khoản 1(a) và khoản 4, nhưng lượng nhập khẩu này sẽ không chịu bất kỳ một khoản thuế quan bổ xung nào được áp dụng theo tiểu khoản 1(a) và khoản 4 hoặc tiểu khoản 1(b) và khoản 5 dưới đây.

3.Tất cả lượng nhập khẩu sản phẩm có liên quan hiện đang thực hiện trên cơ sở hợp đồng được ký trước khi thuế quan bổ xung được áp dụng theo tiểu khoản 1(a) và khoản 4 sẽ được miễn trừ thuế quan bổ xung đó, nhưng lượng nhập khẩu đó có thể được tính vào lượng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan trong năm tiếp theo với mục đích viện dẫn các quy định tại tiểu khoản 1(a) trong năm đó.

4.Bất kỳ một khoản thuế bổ xung theo tiểu khoản 1(a) sẽ chỉ được duy trì cho tới cuối năm khi khoản thuế đó được áp dụng, và chỉ có thể được áp dụng với mức không vượt quá một phần ba mức thuế thông thường có hiệu lực tại năm khoản thuế bổ xung đó được áp dụng. Mức giá khống chế sẽ được đặt theo công thức sau đây dựa trên cơ hội tiếp cận thị trường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của mức tiêu thụ nội địa[3] trong ba năm có sẵn số liệu trước đó:

(a) nếu cơ hội tiếp cận thị trường đối với một sản phẩm thấp hơn hoặc bằng 10%, mức giá khống chế cơ sở sẽ bằng 125%;

(b) nếu cơ hội tiếp cận thị trường đối với một sản phẩm lớn hơn 10% nhưng thấp hơn hoặc bằng 30%, mức giá khống chế cơ sở sẽ bằng 110%;

(c) nếu cơ hội tiếp cận thị trường đối với một sản phẩm lớn hơn 30%, mức cơ sở sẽ bằng 105%.

Trong mọi trường hợp, thuế bổ xung có thể được áp dụng vào bất kỳ năm nào nếu tại năm đó lượng nhập khẩu tuyệt đối của sản phẩm có liên quan nhập vào lãnh thổ hải quan của Thành viên có mức nhân nhượng vượt quá tổng của (x) mức giá khống chế cơ sở được xác định như trên, nhân với lượng nhập khẩu trung bình của ba năm có sẵn số liệu trước đó và (y) lượng thay đổi tuyệt đối tiêu thụ nội địa sản phẩm có liên quan trong năm có sẵn số liệu gần nhất so với năm trước đó, với điều kiện mức giá khống chế cơ sở không được thấp hơn 105% lượng nhập khẩu trung bình nói tại (x) trên đây.

5.Thuế quan bổ sung được áp dụng theo tiểu khoản 1(b) sẽ được xây dựng theo công thức sau đây:

(a) nếu chênh lệch giữa giá CIF nhập khẩu của chuyến hàng tính bằng đồng tiền nội địa (sau đây gọi là “giá nhập”) và giá khóng chế như đã định nghĩa tại tiểu khoản đó thấp hơn hoặc bằng 10% giá khống chế , không có thuế quan bổ xung nào được áp dụng;

(b) nếu chênh lệch giữa giá nhập và giá khống chế (sau đây gọi là “chênh lệch giá”) lớn hơn 10% nhưng thấp hơn hoặc bằng 40% mức giá khống chế , mức thuế bổ xung sẽ bằng 30% lượng chênh lệch giá vượt quá 10%;

(c) nếu chênh lệch giá lớn hơn 40% và nhỏ hơn hoặc bằng 60% mức giá khống chế , mức thuế bổ xung sẽ bằng 50% lượng chênh lệch giá vượt quá 40%, cộng thêm mức thuế bổ xung cho phép ở phần (b);

(d) nếu chênh lệch giá lớn hơn 60% nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 75%, mức thuế bổ xung sẽ bằng 70% lượng chênh lệch giá vượt quá 60% giá khống chế , cộng thêm mức thuế bổ xung cho phép ở phần (b) và (c);

(e) nếu chênh lệch giá lớn hơn 75% giá lẫy, mức thuế bổ xung sẽ bằng 90% lượng chênh lệch giá vượt quá 75%, cộng thêm các mức thuế bổ xung ở phần (b), (c) và (d).

6.Đối với các sản phẩm dễ hỏng và theo thời vụ, các điều kiện quy định trên đây phải được áp dụng sao cho có thể tính đến các đặc tính riêng của các sản phẩm đó. Cụ thể là, khoảng thời gian ngắn hơn theo tiểu khoản 1(b) và khoản 4 có thể được áp dụng khi dẫn chiếu đến các khoảng thời gian tương ứng trong giai đoạn cơ sở, và các giá tham khảo khác nhau cho các giai đoạn khác nhau có thể được sử dụng theo tiểu khoản 1(b).

7.Việc áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt phải được thực hiện một cách minh bạch. Bất kỳ một Thành viên nào áp dụng theo tiểu khoản 1(b) trên đây cần thông báo trước bằng văn bản, với số liệu liên quan cho Uỷ ban Nông nghiệp càng sớm càng tốt nếu có thể, và trong mọi trường hợp trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu thực hiện. Trong các trường hợp có sự thay đổi trong lượng tiêu thụ phân theo từng dòng thuế, thực hiện theo khoản 4, số liệu liên quan cần bao gồm cả thông tin và phương pháp được sử dụng để phân theo sự thay đổi đó. Thành viên thực hiện theo khoản 4 cần tạo điều kiện để các nước có quan tâm có cơ hội tư vấn về các điều kiện áp dụng hành động đó. Bất kỳ một Thành viên nào khi thực hiện theo tiểu khoản 1(b) trên đây cần thông báo bằng văn bản, kể cả số liệu liên quan , cho Uỷ ban Nông nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ khi thực hiện hành động đầu tiên, hoặc, đối với nông sản dễ hỏng và thời vụ, hành động đầu tiên trong bất kỳ giai đoạn nào. Các Thành viên cam kết, trong chừng mực có thể, không viện tới các quy định tại tiểu khoản 1(b) khi lượng nhập khẩu sản phẩm có liên quan đang giảm. Trong mọi trường hợp, Thành viên có hành động như vậy cần tạo điều kiện cho các Thành viên có lợi ích trong đó được tham vấn về điều kiện áp dụng hành động đó.

8.Khi các biện pháp được thực hiện phù hợp với những quy định từ khoản 1 đến 7 nói trên, các Thành viên cam kết sẽ không viện đến các quy định tại khoản 1(a) và 3, Điều XIX của GATT 1994, hoặc khoản 2, Điều 8 của Hiệp định về Tự vệ đối với các biện pháp đó.

9.Các quy định tại Điều này sẽ có hiệu lực trong toàn bộ quá trình sửa đổi như được quy định tại Điều 20.

Phần 4

Điều 6: Cam kết về Hỗ trợ trong nước

1.Các cam kết về giảm hỗ trợ trong nước của mỗi Thành viên có trong Phần IV của Danh mục của Thành viên đó sẽ áp dụng với tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, trừ các biện pháp hỗ trợ trong nước không phải là đối tượng phải giảm theo các tiêu chí quy định tại Điều này và tại Phụ lục 2 của Hiệp định này. Các cam kết này được thể hiện bằng Tổng lượng hỗ trợ tính gộp và "Mức cam kết ràng buộc hàng năm và cuối cùng".

2.Theo Hiệp định Rà soát Giữa kỳ, các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, dù là trực tiếp hay gián tiếp, nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn là bộ phận không tách rời trong chương trình phát triển của các nước đang phát triển, do đó trợ cấp đầu tư - là những trợ cấp nông nghiệp nói chung thường có tại các nước đang phát triển, và trợ cấp đầu vào của nông nghiệp - là những trợ cấp thường được cấp cho những người sản xuất có thu nhập thấp và thiếu nguồn lực tại các nước Thành viên đang phát triển, sẽ được miễn trừ khỏi các cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước đáng lẽ phải được áp dụng đối với các biện pháp như vậy, và những hỗ trợ trong nước dành cho người sản xuất tại các nước Thành viên đang phát triển nhằm khuyến khích việc từ bỏ trồng cây thuốc phiện cũng được miễn trừ. Hỗ trợ trong nước có đủ các tiêu chí tại khoản này sẽ không đưa vào trong tính toán Tổng AMS hiện hành của Thành viên đó.

3.Một Thành viên sẽ được coi là tuân thủ cam kết về cắt giảm hỗ trợ trong nước vào bất kỳ năm nào nếu hỗ trợ trong nước dành cho người sản xuất trong năm đó, được thể hiện bằng Tổng AMS hiện hành không vượt quá mức cam kết ràng buộc cuối cùng và hàng năm tương ứng đã được ghi cụ thể tại Phần IV trong Danh mục của Thành viên đó.

4.(a) Một Thành viên sẽ không yêu cầu đưa vào tính toán Tổng AMS hiện hành và không yêu cầu cắt giảm:

(i) hỗ trợ trong nước cho một sản phẩm cụ thể không đưa vào tính toán Tổng AMS hiện hành của Thành viên đó nếu hỗ trợ không vượt quá 5% tổng trị giá sản lượng của một sản phẩm nông nghiệp cơ bản của Thành viên đó trong năm liên quan ; và

(ii) hỗ trợ trong nước không cho một sản phẩm cụ thể nào không đưa vào tính toán Tổng AMS hiện hành của Thành viên đó nếu hỗ trợ đó không vượt quá 5% trị giá tổng sản lượng nông nghiệp của Thành viên đó.

(b) Đối với các Thành viên đang phát triển, tỷ lệ phần trăm mức tối thiểu tại khoản này sẽ là 10%.

5.(a) Các khoản thanh toán trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất sẽ không phải là đối tượng cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước nếu:

(i) các khoản thanh toán dựa trên cơ sở vùng và sản lượng cố định; hoặc

(ii) các khoản thanh toán bằng hoặc thấp hơn 85% mức sản lượng cơ sở; hoặc

(iii) các khoản thanh toán cho chăn nuôi gia súc được chi trả theo số đầu gia súc cố định.

(b) Việc miễn trừ cam kết cắt giảm đối với các khoản thanh toán trực tiếp đạt các tiêu chí trên đây sẽ không tính vào Tổng AMS Hiện hành của một Thành viên.

Điều 7: Quy tắc chung về hỗ trợ trong nước

1.Mỗi Thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp không phải là đối tượng cam kết cắt giảm vì các biện pháp đó hội đủ các tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 của Hiệp định này được coi là phù hợp với các quy định đó.

2. (a) Bất kỳ một biện pháp hỗ trợ trong nước nào dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, kể cả các sửa đổi của biện pháp đó, và bất kỳ một biện pháp nào khác được đưa vào áp dụng sau đó mà không thoả mãn các điều kiện tại Phụ lục 2 của Hiệp định này hoặc là được miễn trừ cắt giảm với lý do theo đièu khoản khác tại Hiệp định này sẽ phải được đưa vào tính toán Tổng AMS Hiện hành của Thành viên đó.

(b) Nếu không có cam kết về Tổng AMS tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên, Thành viên đó sẽ không dành hỗ trợ cho các nhà sản xuất nông nghiệp vượt quá mức tối thiểu liên quan được quy định tại khoản 4 Điều 6.

Phần 5

Điều 8: Cam kết về cạnh tranh xuất khẩu

Mỗi Thành viên cam kết không trợ cấp xuất khẩu trái với Hiệp định này và trái với các cam kết như đã được ghi cụ thể trong Danh mục của Thành viên đó.

Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu

1.Các trợ cấp xuất khẩu sau đây là đối tượng cam kết cắt giảm theo Hiệp định này:

(a) trợ cấp trực tiếp của chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ, kể cả trợ cấp bằng hiện vật, cho một hãng, một ngành, cho các nhà sản xuất sản, phẩm nông nghiệp cho một hợp tác xã hoặc hiệp hội của các nhà sản xuất , hoặc cho một cơ quan tiếp thị, tuỳ thuộc vào việc thực hiện xuất khẩu;

(b) việc bán hoặc thanh lý xuất khẩu của chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ dự trữ sản phẩm phi thương mại với giá thấp hơn giá so sánh của sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa;

(c) các khoản thanh toán xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn do chính phủ thực hiện, dù có tính vào tài khoản công hay không, kể cả các khoản thanh toán lấy từ khoản thu thuế từ sản phẩm nông nghiệp có liên quan hoặc từ sản phẩm xuất khẩu được làm ra;

(d) trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp (ngoài các trợ cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ tư vấn ), bao gồm chi phí vận chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, và chi phí vận tải quốc tế và cước phí;

(e) phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu, do chính phủ cung cấp hoặc uỷ quyền, với điều kiện thuận lợi hơn so với các chuyến hàng nội địa;

(f) trợ cấp cho sản phẩm nông nghiệp tuỳ thuộc vào hình thành của sản phẩm xuất khẩu.

2.(a) Ngoại trừ như quy định tại tiểu khoản (b), các mức cam kết trợ cấp xuất khẩu cho mỗi năm trong giai đoạn thực hiện, như được ghi cụ thể trong Danh mục của mỗi Thành viên, đối với các loại trợ cấp xuất khẩu có trong khoản 1 của Điều này, là:

(i) Trường hợp cam kết cắt giảm chi tiêu ngân sách, mức chi tiêu trợ cấp tối đa có thể được phân bổ hoặc thực hiện trong năm đối với sản phẩm nông nghiệp, hoặc nhóm sản phẩm có liên quan ; và

(ii) Trường hợp cam kết cắt giảm số lượng xuất khẩu,số lượng tối đa một loại sản phẩm nông nghiệp hoặc một nhóm sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu trong năm đó.

(b) Tại bất kỳ từ năm thứ hai cho đến năm thứ năm trong giai đoạn thực hiện, một Thành viên có thể cung cấp các loại trợ cấp xuất khẩu như nêu tại khoản 1 trong năm đó vượt quá mức cam kết hàng năm liên quan đến các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đã được ghi tại Phần IV của Danh mục của Thành viên đó, với điều kiện:

(i) lượng cộng dồn chi tiêu ngân sách cho các loại trợ cấp đó kể từ đầu giai đoạn thực hiện cho đến năm đó không vượt quá lượng cộng dồn đối với mức cam kết chi tiêu hàng năm đã được ghi cụ thể trong Danh mục của Thành viên đó không lớn hơn 3% tổng mức chi tiêu ngân sách cho các loại trợ cấp đó trong giai đoạn cơ sở;

(ii) số lượng xuất khẩu cộng dồn của các sản phẩm được hưởng trợ cấp xuất khẩu đó kể từ đầu giai đoạn thực hiện cho đến năm đó không vượt quá số lượng cộng dồn đối với mức cam kết số lượnghàng năm được ghi trong Danh mục của Thành viên đó không lớn hơn 1.75% tổng số lượng trong giai đoạn cơ sở;

(iii) tổng lượng cộng dồn chi tiêu ngân sách và số lượng sản phẩm được hưởng trợ cấp xuất khẩu trong toàn bộ giai đoạn thực hiện không lớn hơn tổng mức cam kết hàng năm được ghi trong Danh mục của Thành viên đó;

(iv) chi tiêu ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu và số lượng nông sản được hưởng trợ cấp vào cuối giai đoạn thực hiện không vượt quá 64% và 79% các mức tương ứng trong giai đoạn cơ sở 1986-1990. Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ phần trăm tương ứng là 76% và 86%.

3.Các cam kết hạn chế mở rộng diện trợ cấp xuất khẩu được ghi tại Danh mục.thành viên.

4.Trong giai đoạn thực hiện, các nước Thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu thực hiện các cam kết đối với các loại trợ cấp xuất khẩu nêu tại tiểu khoản (d) và (e) trên đây, với điều kiện các loại trợ cấp đó không được áp dụng để lẩn tránh thực hiện cam kết cắt giảm.

Điều 10: Ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu

1.Các loại trợ cấp xuất khẩu không nêu tại khoản 1, Điều 9 không được áp dụng theo cách dẫn đến hoặc đe doạ dẫn đến việc trốn tránh thực hiện các cam kết trợ cấp xuất khẩu, kể cả các loại giao dịch phi thương mại cũng không được sử dụng nhằm trốn tránh các cam kết đó.

2.Các Thành viên cam kết tiến tới thiết lập những quy tắc quốc tế thống nhất điều chỉnh quy định về tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hoặc các chương trình bảo hiểm, và bảo đảm cung cấp tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hoặc các chương trình bảo hiểm phù hợp với các quy tắc đó, sau khi thống nhất giữa các Thành viên.

3.Bất kỳ một Thành viên cho rằng số lượng xuất khẩu vượt quá mức cam kết cắt giảm không được hưởng trợ cấp phải chứng minh được rằng không có trợ cấp xuất khẩu nào, dù là loại nêu tại Điều 9 hay không, được dành cho số lượng xuất khẩu đó.

4.Các nước viện trợ lương thực quốc tế cần đảm bảo rằng:

(a) việc cung cấp viện trợ lương thực quốc tế không được gắn liền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với việc xuất khẩu thương mại sản phẩm nông nghiệp cho nước được nhận.

(b) các chuyến chuyển giao viện trợ lương thực quốc tế, kể cả viện trợ lương thực song phương quy thành tiền, phải được thực hiện phù hợp với "Nguyên tắc về thanh lý dư thừa và Nghĩa vụ tư vấn" của FAO, kể cả hệ thống Yêu cầu Tiếp thị Thông thường (UMRs), ở những nơi thích hợp; và

(c) viện trợ đó được cung cấp, với chừng mực có thể, hoàn toàn dưới dạng viện trợ hoặc với các điều kiện không kém ưu đãi hơn so với quy định tại Điều IV của Công ước Viện trợ Lương thực 1986.

Điều 11: Các sản phẩm cấu thành

Trong mọi trường hợp, trợ cấp tính theo đơn vị đối với sản phẩm nông nghiệp sơ cấp cấu thành không được vượt quá mức trợ cấp xuất khẩu tính theo đơn vị đối với sản phẩm sơ cấp xuất khẩu đó .

Điều 12: Quy tắc về hạn chế và cấm xuất khẩu

1.Khi một Thành viên đưa và áp dụng bất kỳ một biện pháp hạn chế và cấm xuất khẩu thực phẩm phù hợp với khoản 2(a), Điều XI của GATT 1994, Thành viên đó phải tuân thủ các quy định sau đây:

(a) Thành viên áp dụng cấm hoặc hạn chế xuất khẩu cần phải quan tâm đầy đủ đến tác động của các biện pháp cấm hoặc hạn chế đó đến an ninh lương thực của các Thành viên nhập khẩu.

(b) trước khi một Thành viên áp dụng một biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, phải có thông báo trước càng sớm càng tốt bằng văn bản cho Uỷ ban Nông nghiệp về bản chất và khoảng thời gian áp dụng biện pháp đó, và tham vấn, khi được đề nghị, với bất kỳ một Thành viên nào có lợi ích đáng kể với tư cách là nước nhập khẩu về bất kỳ vấn đề nào liên quan tới các biện pháp đó. Ngay khi yêu cầu, Thành viên áp dụng biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu sẽ cung cấp, cho Thành viên nhập khẩu đó các thông tin cần thiết.

2.Các quy định tại Điều này không áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển, trừ khi biện pháp đó do một Thành viên đang phát triển là nước xuất khẩu lương thực , thực phẩm chủ yếu có liên quan. .

Phần 7

Điều 13: Kiềm chế cần thiết

Trong giai đoạn thực hiện, bất kể các quy định tại GATT 1994 và Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng (tại Điều này được gọi là "Hiệp định Trợ cấp"):

(a) Các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước phù hợp đầy đủ các quy định tại Phụ lục 2 sẽ:

(i) là trợ cấp không dẫn tới hành vi vì mục đích thuế đối kháng[4];

(ii) được miễn trừ khỏi các hành vi dựa trên Điều XVI của GATT 1994 và Phần III của Hiệp định Trợ cấp; và

(iii) được miễn trừ khỏi các hành vi không vi phạm việc huỷ bỏ hoặc làm suy giảm lợi ích của một Thành viên khác được hưởng từ nhân nhượng thuế quan theo Điều II của GATT 1994, theo tinh thần của khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994.

(b) Các biện pháp hỗ trợ trong nước tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 6 của Hiệp định này, kể cả các khoản thanh toán trực tiếp tuân thủ các yêu cầu tại khoản 5 của điều đó, như được thể hiện trong Danh mục của mỗi Thành viên, và cả hỗ trợ trong nước nằm trong mức tối thiểu phù hợp với khoản 2 của Điều 6, sẽ:

(i) được miễn trừ thuế đối kháng, trừ khi gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại được xác định theo Điều VI GATT 1994 và Phần V của Hiệp định Trợ cấp, và cần có kiềm chế cần thiết khi tiến hành điều tra về bất kỳ thuế đối kháng nào;

(ii) được miễn trừ khỏi các hành vi theo khoản 1 Điều XVI GATT 1994 hoặc Điều 5 và 6 của Hiệp định Trợ cấp, với điều kiện các biện pháp này không trợ cấp cho một mặt hàng cụ thể và vượt quá mức trợ cấp trong năm tiếp thị 1992; và

(iii) được miễn trừ khỏi các hành vi không vi phạm việc huỷ bỏ hoặc làm suy giảm lợi ích của một Thành viên khác được hưởng từ ưu đãi thuế quan theo Điều II GATT 1994, theo nội dung của khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994 với điều kiện các biện pháp đó không dành trợ cấp cho một sản phẩm cụ thể vượt quá mức trong năm tiếp thị 1992;

(c) Trợ cấp xuất khẩu tuân thủ đầy đủ các quy định tại Phần V, Hiệp định này, như được phản ánh trong Danh mục của mỗi Thành viên, sẽ:

(i) là đối tượng chịu thuế đối kháng chỉ khi xác định gây ra tổn hại hoặc đe doạ gây ra tổn hại về khối lượng, ảnh hưởng đến giá hoặc có ảnh hưởng gây hậu quả theo Điều VI, GATT 1994 và Phần V, Hiệp định Trợ cấp, và sự kiềm chế cần thiết phải được nêu trong giai đoạn đầu của quá trình áp dụng thuế đối kháng; và

(ii) được miễn trừ khỏi các hành vi dựa trên Điều XVI, GATT 1994 hoặc Điều 3, 5 và 6 của Hiệp định Trợ cấp.

Phần 8

Điều 14: Các biện pháp kiểm dịch động thực vật

Các Thành viên nhất trí thực hiện Hiệp định về các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật ..

Phần 9

Điều 15: Đối xử đặc biệt và khác biệt

1. Với sự thừa nhận rằng đối xử khác biệt và thuận lợi hơn đối với thành viên các nước đang phát triển là một phần không tách rời trong đàm phán, đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các cam kết sẽ được thực hiện như đã quy định tại các điều tương ứng của Hiệp định này và được thể hiện tại Danh mục nhân nhượng và cam kết.

2. Thành viên các nước đang phát triển được linh hoạt trong việc thực hiện cam kết cắt giảm trong một giai đoạn là 10 năm. Thành viên các nước kém phát triển sẽ không phải thực hiện cam kết cắt giảm.

Phần 10

Điều 16: Các nước kém phát triển và  các nước đang phát triển nhập lương thực chủ yếu

1. Thành viêncác nước phát triển sẽ thực hiện theo quy định trong khuôn khổ “Quyết định về các biện pháp liên quan đến các khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến Chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nước đang phát triển là nước nhập khẩu khẩu lương thực chủ yếu”.

2. Uỷ ban Nông nghiệp sẽ theo dõi việc thực hiện Quyết định đó.

Phần 11

Điều 17: Uỷ ban Nông nghiệp

Theo đây Uỷ ban Nông nghiệp được thành lập.

Điều 18: Rà soát việc thực hiện cam kết

1. Ủy ban Nông nghiệp sẽ rà soát tiến trình thực hiện các cam kết đã được thương lượng trong chương trình cải cách tại Vòng Uruguay.

2. Quá trình rà soát sẽ được thực hiện trên cơ sở thông báo của các Thành viên về các vấn đề liên quan và theo định kỳ được xác định , cũng như trên cơ sở các tài liệu mà Ban Thư ký có thể được yêu cầu chuẩn bị để tạo điều kiện cho quá trình rà soát đó.

3. Cùng với các thông báo phải nộp theo khoản 2, bất kỳ biện pháp hỗ trợ trong nước mới nào hoặc sửa đổi biện pháp hiện hành có yêu cầu được miễn trừ cắt giảm đều phải được thông báo ngay . Thông báo đó sẽ bao gồm chi tiết về biện pháp mới hoặc sửa đổi, và sự phù hợp của chúng theo các tiêu chí đã thống nhất như quy định tại Điều 6 hoặc Phụ lục 2.

4.Trong quá trình xem xét, các Thành viên sẽ cân nhắc đầy đủ đến ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát cao khả năng thực hiện cam kết của một Thành viên.

5.Các Thành viên thống nhất hàng năm có tư vấn trong Uỷ ban Nông nghiệp về đóng góp của mình cho phát triển thương mại nông sản thế giới trong khuôn khổ các cam kết của mình về trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định này.

6.Quá trình xem xét sẽ tạo cơ hội để các Thành viên nêu lên các vấn đề có liên quan trong việc thực hiện cam kết trong chương trình cải cách đã được nêu trong Hiệp định này.

7.Mỗi Thành viên có thể lưu ý Uỷ ban về các biện pháp mà Thành viên đó cho rằng một Thành viên khác cần phải thông báo.

Điều19: Tham vấn và giải quyết tranh chấp

Các quy định tại các Điều XXII và XXIII, GATT 1994, như được giải thích chi tiết và áp dụng tại Ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp, sẽ được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp tại Hiệp định này.

Phần 12

Điều 20: Tiếp tục quá trình cải cách

Với nhận thức rằng mục tiêu dài hạn cắt giảm nhanh chóng và đáng kể hỗ trợ và bảo hộ để tạo nên quá trình cải cách cơ bản và liên tục, các Thành viên nhất trí rằng các cuộc đàm phán nhằm tiếp tục quá trình cải cách sẽ được bắt đầu một năm trước khi kết thúc thời gian thực hiện, có tính đến:

(a) kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm;

(b) tác động của các cam kết cắt giảm đối với thương mại nông sản thế giới;

(c) các yếu tố phi thương mại, đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các Thành viên đang phát triển, và mục tiêu nhằm thiết lập một hệ thống thương mại trong nông nghiệp bình đẳng theo định hướng thị trường; và các mục tiêu và các yếu tố khác đã nêu tại phần mở đầu của Hiệp định này; và

(d) những cam kết cần thiết tiếp theo để đạt được mục tiêu dài hạn đã đề cập ở trên ..

Phần 13

Điều 21: Điều khoản cuối cùng

1.Các quy định của GATT 94 và các Hiệp định Thương mại Đa phương khác tại Phụ lục 1A của Hiệp định WTO sẽ được áp dụng cùng với các quy định của Hiệp định này.

2.Các Phụ lục của Hiệp định này là bộ phận không tách rời của Hiệp định này

 

PHỤ LỤC 1

DIỆN SẢN PHẨM

1.Hiệp định này sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm sau đây:

(i) HS Chương 1 đến 24, trừ các và các sản phẩm từ cá, cộng*

(ii) HS mã số 2905.43 (mannitol)

HS mã số 2905.44 (sorbitol)

HS nhóm33.01 (tinh dầu)

HS các nhóm35.01 đến 35.05 (các chất anbumin, các dạng tinh bột, keo)

HS mã số3809.10 (các chất hoàn thiện)

HS mã số3823.60 (sorbitol n.e.p.)

HS các nhóm41.01 đến 41.03 (da thú vật và da các loại)

HS nhóm43.01 (da lông thô)

HS các nhóm50.01 đến 50.03 (tơ thô và tơ phế liệu)

HS các nhóm51.01 đến 51.03 (lông cừu và lông động vật)

HS các nhóm52.01 đến 52.03 (bông thô, bông phế liệu, chải hoặc chưa chải)

HS nhóm53.01 (lanh thô)

HS nhóm53.02 (gai dầu thô)

2. Các sản phẩm trên đây không giới hạn diện sản phẩm áp dụng của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động, thực vật ..

* Các miêu tả hàng hoá trong ngoặc đơn chưa nhất thiết là đầy đủ.

 

PHỤ LỤC 2

HỖ TRỢ TRONG NƯỚC: CƠ SỞ ĐỂ MIỄN TRỪ CAM KẾT CẮT GIẢM

1. Các biện pháp hỗ trợ trong nước có yêu cầu được miễn trừ cam kết cắt giảm cần phải thoả mãn yêu cầu cơ bản là các biện pháp đó không có tác động, hoặc tác động rất ít , bóp méo thương mại hoặc ảnh hưởng đến sản xuất. Theo đó, tất cả các biện pháp có yêu cầu miễn trừ cần phải thoả mãn các tiêu chí sau đây:

(a) loại trợ cấp đó được cấp thông qua một chương trình do chính phủ tài trợ (kể cả phần thu ngân sách được bỏ qua không thu) không liên quan tới các khoản thu từ người tiêu dùng; và

(b) Hỗ trợ đó không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất; cộng với các tiêu chí cụ thể về chính sách và các điều kiện quy định dưới đây:

Các chương trình dịch vụ của chính phủ

2 .Dịch vụ chung

Các chính sách thuộc loại này có liên quan đến chi tiêu ngân sách (hoặc thu ngân sách bị bỏ qua) trong các chương trình cung cấp dịch vụ và phúc lợi cho nông nghiệp hoặc cộng đồng nông thôn. Các chính sách này không liên quan đến chi trả trực tiếp cho người sản xuất hoặc chế biến. Các chương trình như vậy, nhưng không giới hạn bởi danh mục dưới đây, cần phải thoả mãn các tiêu chí chung tại khoản 1 trên đây và các điều kiện về chính sách cụ thể quy định dưới đây:

(a) nghiên cứu, kể cả nghiên cứu chung, nghiên cứu có liên quan đến các chương trình môi trường, và các chương trình nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm cụ thể;

(b) kiểm soát dịch bệnh và sâu bệnh , kể cả các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và sâu bệnh nói chung và cho từng loại sản phẩm cụ thể, như là các hệ thống cảnh báo sớm, kiểm dịch và chiếu xạ ;

(c) dịch vụ đào tạo, kể cả các phương tiện đào tạo nói chung và đào tạo chuyên ngành;

(d)dịch vụ tư vấn và mở rộng, kể cả cung cấp phương tiện để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao thông tin và kết quả nghiên cứu tới người sản xuất và tiêu dùng;

(e) dịch vụ kiểm tra, kể cả dịch vụ kiểm tra nói chung và kiểm tra từng loại sản phẩm cụ thể vì mục đích sức khoẻ, an toàn, phân loại phẩm cấp và tiêu chuẩn hoá;

(f) dịch vụ xúc tiến và tiếp thị, kể cả thông tin thị trường, tư vấn và xúc tiến có liên quan đến các sản phẩm cụ thể nhưng không bao gồm chi tiêu với mục đích không cụ thể mà người bán có thể sử dụng để giảm giá bán hoặc tạo ra lợi ích kinh tế trực tiếp cho người mua; và

(g) dịch vụ hạ tầng cơ sở, kể cả mạng lưới cung cấp điện, đường xá, và các phương tiện vận tải khác, các loại tiện nghi thị trường và cảng, tiện nghi cung cấp nước, đập nước và hệ thống thoát nước, và các công trình hạ tầng cơ sở có liên quan đến các chương trình môi trường. Trong mọi trường hợp, chi tiêu ngân sách sẽ chỉ trực tiếp tập trung vào việc cung cấp hoặc xây dựng công trình xây dựng cơ bản, và không bao gồm việc trợ giúp cung cấp các dịch vụ tại nông trang khác với cung cấp dịch vụ công ích sẵn có nói chung. Không bao gồm trợ cấp đầu vào hoặc chi phí hoạt động, hoặc phí ưu đãi cho người sử dụng.

3.Dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực[5]

Chi tiêu ngân sách (hoặc phần thu ngân sách bị bỏ qua) có liên quan đến tích trữ và dự trữ các sản phẩm là một phần của chương trình an ninh lương thực đã được xác định trong luật pháp quốc gia. Chi tiêu đó có thể bao gồm cả trợ cấp của chính phủ cho việc dự trữ sản phẩm của tư nhân như là một bộ phận trong chương trình đó.

Khối lượng và tích trữ dự trữ phải tương ứng với các chỉ tiêu đã định trước chỉ vì mục đích an ninh lương thực. Quá trình tích trữ và thanh lý phải rõ ràng về mặt tài chính. Chính phủ mua lương thực với giá thu mua là giá thị trường tại thời điểm thu mua, và thanh lý dự trữ an ninh lương thực với giá không thấp hơn giá thị trường hiện hành đối với loại nông sản và khối lượng tương ứng.

4.Trợ cấp lương thực trong nước[6]

Chi tiêu ngân sách (hoặc phần thu ngân sách được bỏ qua không thu) có liên quan đến việc trợ cấp lương thực trong nước cho một bộ phận dân chúng có nhu cầu.

Quyền được hưởng trợ cấp lương thực phải được xây dựng với những tiêu chí rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng. Trợ cấp phải được cung cấp dưới dạng cung cấp thực phẩm trực tiếp cho người có nhu cầu hoặc cung cấp các phương tiện khác để người được hưởng mua lương thực với giá thị trường hoặc giá trợ cấp. Chính phủ mua lương thực với giá thị trường hiện hành, và quá trình chi tiêu mua bán và quản lý trợ cấp phải minh bạch .

5.Thanh toán trực tiếp cho người sản xuất

Trợ cấp được cung cấp thông qua thanh toán trực tiếp (hoặc phần thu ngân sách bị bỏ qua, kể cả thanh toán bằng hiện vật) cho người sản xuất muốn được hưởng miễn trừ cam kết cắt giảm phải thoả mãn các tiêu chí cơ bản tại khoản 1 trên đây, cộng với các tiêu chí cụ thể áp dụng cho từng loại thanh toán trực tiếp được quy định tại khoản 6 đến 13 dưới đây. Nếu một loại thanh toán trực tiếp mới hoặc hiện hành, khác với các loại nêu tại khoản 6 đến 13, có yêu cầu được miễn trừ cắt giảm, loại chi trả đó phải phù hợp với các tiêu chí (b) đến (e) tại khoản 6, cùng với các tiêu chí chung quy định tại khoản 1.

6.Hỗ trợ thu nhập bóc tách khỏi sản xuất

(a) Quyền được hưởng thanh toán loại này phải được xây dựng với những tiêu chí rõ ràng như mức thu nhập, cho người sản xuất hay chủ đất, mức sử dụng tư liệu sản xuất hoặc sản lượng trong một giai đoạn cơ sở cố định đã được xác định.

(b) Trị giá thanh toán trong một năm cụ thể sẽ không liên quan đến hoặc dựa trên loại hình hay sản lượng (kể cả số gia súc) do nhà sản xuất đảm nhiệm trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở.

(c) Trị giá thanh toán trong một năm cụ thể sẽ không liên quan đến hoặc dựa trên giá trong nước hoặc giá quốc tế áp dụng cho sản xuất trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở.

(d) Trị giá thanh toán trong một năm cụ thể sẽ không liên quan đến hoặc dựa trên những nhân tố sản xuất được sử dụng trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở.

(e) Không có yêu cầu về sản xuất để được nhận thanh toán loại này.

7.Đóng góp tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lưới đảm bảo thu nhập

(a) Quyền được hưởng thanh toán được xác định bằng sự tổn thất thu nhập, trong đó chỉ tính đến thu nhập từ nông nghiệp, vượt quá 30% tổng thu nhập bình quân hoặc tương đương tính bằng thu nhập ròng (loại trừ các khoản đã thanh toán trong cùng một chương trình hoặc theo các chương trình tương tự) trong 3 năm trước đó, hoặc trung bình của 3 năm trong 5 năm trước đó, trừ mức thu nhập cao nhất và thấp nhất. Bất kỳ người sản xuất nào đạt điều kiện nói trên đều có quyền được hưởng thanh toán.

(b) Trị giá thanh toán như thế sẽ bồi thường thiệt hại ở mức thấp hơn 70% tổn thất thu nhập bị mất của người sản xuất trong năm người sản xuất bắt đầu có quyền được hưởng loại trợ giúp như vậy.

(c) Trị giá bất cứ các khoản thanh toán nào chỉ có liên quan đến thu nhập; không liên quan đến loại hình hoặc sản lượng (kể cả số gia súc) do người sản xuất thực hiện; hoặc liên quan đến giá trong nước hoặc quốc tế áp dụng với sản xuất đó; hoặc liên quan đến đến tư liệu sản xuất được sử dụng.

(d) Nếu người sản xuất nhận được khoản thanh toán trong cùng năm đó theo khoản này và khoản 8 (giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra), tổng các thanh toán đó phải thấp hơn 100% tổng mức thiệt hại của người sản xuất.

8.Thanh toán (trực tiếp hoặc thực hiện bằng việc đóng góp tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm mùa vụ ) bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra

(a) Quyền được hưởng trợ cấp bù đắp thiệt hại chỉ thực hiện sau khi có sự xác nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền của chính phủ là thiên tai hoặc tại hoạ tương tự (bao gồm bệnh dịch lan tràn, gây hại của sâu bệnh, thảm hoạ hạt nhân, và chiến tranh trên lãnh thổ của Thành viên liên quan) đã hoặc đang xảy ra; và được xác định với mức thiệt hại sản xuất vượt quá 30% sản lượng bình quân trong 3 năm trước đó, hoặc sản lượng bình quân của 3 năm trong 5 năm trước đó, loại trừ năm có mức cao nhất và thấp nhất.

(b) Thanh toán sau khi tai hoạ xảy ra chỉ được áp dụng đối với những thiệt hại về thu nhập, gia súc (kể cả thanh toán có liên quan đến việc điều trị thú y), đất đai hoặc các nhân tố sản xuất khác, do thiên tai gây ra.

(c) Khoản thanh toán bồi thường thiệt hại ở mức không vượt quá tổng chi phí bù đắp thiệt hại, và không đòi hỏi hoặc có quy định cụ thể về loại hình hoặc sản lượng sản xuất trong tương lai.

(d) Thanh toán trong khi tai hoạ xảy ra không được vượt quá mức cần thiết nhằm tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại tiếp theo như được quy định tại (b) trên đây.

(e) Nếu trong cùng một năm người sản xuất được nhận thanh toán theo khoản này và khoản 7 ( bảo hiểm thu nhập và chương trình an toàn thu nhập), tổng mức thanh toán phải thấp hơn 100% tổng thiệt hại của người sản xuất.

9.Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ về hưu cho người sản xuất

(a) Quyền được hưởng trợ cấp loại này phải được xác định dựa trên những tiêu chí rõ ràng trong những chương trình nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất hàng nông sản đã về hưu, hoặc chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp khác.

(b) Điều kiện để được nhận trợ cấp là người sản xuất đã rời bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn khỏi việc sản xuất hàng nông sản.

10. Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình giải phóng nguồn lực

(a) Quyền được hưởng thanh toán loại này được xác định dựa trên các tiêu chí rõ ràng trong các chương trình trợ cấp cho việc chuyển đất đai và các nguồn lực sản xuất khác, kể cả vật nuôi , khỏi sản xuất nông nghiệp thương mại.

(b) Thanh toán được thực hiện với điều kiện đất chuyển khỏi mục đích sản xuất nông nghiệp thương mại trong ít nhất là 3 năm, và trong trường hợp vật nuôi bị giết hoặc thanh lý vĩnh viễn.Thanh toán không yêu cầu hoặc quy định cụ thể về thay đổi hình thức sử dụng đất đai hoặc các nguồn lực khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp thương mại.Thanh toán không liên quan tới hình thức hoặc só lượng sản xuất, hoặc tớigiá trong nước hoặc giá quốc tế áp dụng đối với việc sử dụng đất đai, hoặc các nguồn lực khác trong sản xuất.

11.Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua trợ cấp đầu tư

(a) Quyền được hưởng thanh toán loại này phải được xác định bằng các tiêu chí rõ ràng trong các chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ việc điều chỉnh cơ cấu tài chính hoặc cơ sở vật chất của người sản xuất để giải quyết những bất lợi về cơ cấu được nêu trong mục tiêu chương trình .

(b) Mức thanh toán trong bất kỳ năm nào không liên quan đến hoặc dựa trên loại hình sản xuất hoặc khối lượng (kể cả số gia súc) được thực hiện trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở, khác với như quy định tại tiêu chí (e) dưới đây.

(c) Mức thanh toán trong bất kỳ một năm nào không liên quan đến hoặc trên cơ sở giá trong nước hoặc quốc tế áp dụng cho bất kỳ loại hình sản xuất được thực hiện trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở.

(d) Chỉ thanh toán khoản hỗ trợ này trong thời gian cần thiết để thực hiện đầu tư .

(e) Việc thanh toán không bắt buộc hoặc ấn định nào đối với người sản xuất sản phẩm nông nghiệp , trừ việc yêu cầu không được sản xuất một loại sản phẩm cụ thể.

(f) Thanh toán chỉ giới hạn ở mức cần thiết để bù đắp bất lợi về cơ cấu.

12. Thanh toán theo các chương trình môi trường

(a) Quyền được hưởng thanh toán loại này được xác định như là một phần trong chương trình môi trường hoặc giữ gìn môi trường của chính phủ, và phụ thuộc vào việc hoàn thành các điều kiện cụ thể của chương trình, kể cả các điều kiện liên quan đến phương pháp hoặc đầu vào.của sản xuất.

(b) Trị giá thanh toán chỉ giới hạn trong mức chi phí phụ thêm hoặc tổn thất thu nhập do phải thực hiện các chương trình của Chính phủ..

13.Thanh toán trong các chương trình hỗ trợ vùng

(a) Quyền được hưởng thanh toán chỉ giới hạn cho những người sản xuất ở các vùng bất lợi. Mỗi vùng như vậy phải được xác định là một khu vực địa lý tiếp giáp rõ ràng, với đặc thù kinh tế và hành chính xác định được, và được coi là bất lợi trên cơ sở các tiêu chí khách quan và rõ ràng được quy định cụ thể theo luật pháp hoặc quy chế, và chỉ ra được rằng khó khăn của vùng đó không chỉ là trường hợp tạm thời.

(b) Mức thanh toán trong một năm không liên quan đến, hoặc dựa trên, loại hình hoặc khối lượng sản xuất (kể cả số gia súc) được thực hiện trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở, khác với việc giảm sản xuất đó.

(c) Lượng thanh toán trong một năm không liên quan đến, hoặc dựa trên, giá trong nước hoặc quốc tế áp dụng cho sản xuất được thực hiện trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở.

(d) Thanh toán chỉ dành cho người sản xuất trong vùng được hưởng, và nói chung tất cả người sản xuất trong vùng đều được hưởng.

(e) Nếu có liên quan đến người quản lý sản xuất, thanh toán sẽ được thực hiện với mức giảm trên mức ban đầu của người quản lý liên quan.

(f) Thanh toán chỉ giới hạn trong phần chi phí thêm hoặc thiệt hại về thu nhập do thực hiện sản xuất nông nghiệp trong khu vực đã nêu.

 

PHỤ LỤC 3

HỖ TRỢ TRONG NƯỚC: CÁCH TÍNH LƯỢNG HỖ TRỢ TÍNH GỘP

1.Tuỳ thuộc vào các quy định tại Điều 6, Lượng hỗ trợ tính gộp (AMS) sẽ được tính trên cơ sở một sản phẩm cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm nông nghiệp cơ bản được nhận hỗ trợ giá thị trường, các loại thanh toán trực tiếp không thuộc diện miễn trừ, hoặc bất kỳ trợ cấp khác không thuộc diện miễn trừ cam kết cắt giảm ("các chính sách không thuộc diện miễn trừ khác"). Các khoản hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể sẽ được tínhvào tổng số tiền của AMS không cho sản phẩm cụ thể..

2. Các loại trợ cấp tại khoản 1 sẽ bao gồm cả chi tiêu ngân sách và phần thu ngân sách được bỏ qua không thu do chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ thực hiện.

3. Hỗ trợ được tính bao gồm cả ở cấp Nhà nước và địa phương.

4. Các khoản thu thuế và phí nông nghiệp chi tiết đáng vào người sản xuất sẽ được trừ đi khi tính toán theo AMS.

5. AMS được tính toán bằng cách dưới đây cho giai đoạn cơ sở sẽ được coi là mức cơ sở cho việc thực hiện cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước.

6. Đối với mỗi sản phẩm nông nghiệp cơ bản, AMS chi tiết sẽ được tính bằng tổng trị giá tiền..

7. AMS sẽ được tính toán sát nhất với điểm bán đầu tiên của sản phẩm nông nghiệp cơ bản có liên quan. Các biện pháp trực tiếp đối với người chế biến nông sản sẽ được tính đến với mức độ lợi ích mà các biện pháp đó mang lại cho người sản xuất sản phẩm nông nghiệp cơ bản.

8. Hỗ trợ giá thị trường: Hỗ trợ giá thị trường sẽ được tính bằng chênh lệch giữa giá tham khảo ấn định của thị trường nước ngoài và giá quản lý áp dụng, nhân vớúaố lượng sản phẩm được hưởng giá quản lý áp dụng đó. Các khoản thanh toán từ ngân sách để duy trì chênh lệch đó, như là chi phí mua vào hoặc dự trữ, sẽ không được tính vào AMS.

9. Giá tham khảo ấn định của thị trường nước ngoài sẽ được xác định trên cơ sở các năm 1986 đến 1988 và thông thường là trị giá FOB bình quân của sản phẩm nông cơ bản có liên quan tại nước xuất khẩu, và là trị giá CIF bình quân của sản phẩm nông nghiệp cơ bản có liên quan tại nước nhập khẩu trong giai đoạn cơ sở. Giá tham khảo ấn định có thể được điều chỉnh theo sự khác nhau về chất lượng, là cần thiết.

10. Các khoản thanh toán trực tiếp không thuộc diện miễn trừ: các khoản thanh toán trực tiếp không thuộc diện miễn trừ dựa trên chênh lệch giá sẽ được tính toán hoặc dựa trên chênh lệch giữa giá tham khảo ấn định và giá quản lý áp dụng nhân với lượng sản phẩm được hưởng giá quản lý, hoặc bằng việc sử dụng chi tiêu ngân sách.

11. Giá tham khảo ấn định sẽ dựa trên các năm 1986 đến 1988, và thông thường sẽ là giá thực tế được sử dụng để xác địnhểtị giá thanh toán.

12. Những thanh toán trực tiếp không được miễn trừ dựa trên các yếu tố khác ngoài giá sẽ được tính bằng việc sử dụng chi tiêu ngân sách.

13. Các biện pháp không thuộc diện miễn trừ khác, kể cả trợ cấp đầu vào và các biện pháp khác, như là các biện pháp giảm chi phí tiếp thị: trị giá của các biện pháp như vậy sẽ được tính bằng việc sử dụng chi tiêu ngân sách chính phủ, hoặc, nếu việc sử dụng chi tiêu ngân sách không phản ánh đầy đủ mức độ loại trợ cấp có liên quan, cơ sở cho tính toán loại trợ cấp đó sẽ là chênh lệch giữa giá của hàng hoá hoặc dịch vụ được trợ cấp và giá thị trường tiêu biểu của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự nhân với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ.

 

PHỤ LỤC 4

HỖ TRỢ TRONG NƯỚC: TÍNH TOÁN LƯỢNG HỖ TRỢ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Tuỳ thuộc vào các quy định tại Điều 6, lượng hỗ trợ tương đương sẽ được tính toán đối với tất cả sản phẩm nông nghiệp cơ bản được hỗ trợ giá thị trường như định nghĩa tại Phụ lục 3 nhưng việc tính toán phần trợ cấp đó trong AMS không thực hiện tế. Đối với các sản phẩm như vậy, mức cơ sở cho việc thực hiện cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước sẽ bao gồm thành phần trợ giá thị trường tính bằng lượng trợ cấp tương đương theo khoản 2 dưới đây, và mọi khoản thanh toán trực tiếp không thuộc diện miễn trừ và các loại hỗ trợ không thuộc diện miễn trừ khác,sẽ được đánh giá theo quy định tại khoản 3 dưới đây.Hỗ trợ được tính bao gồm cả ở cấp Nhà nước và địa phương .

2. Lượng hỗ trợ tương đương được quy định tại khoản 1 trên đây sẽ được tính toán trên cơ sở một sản phẩm cụ thể cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp cơ bản, sát nhất với điểm bán đầu tiên mà sản phẩm đó được nhận trợ giá thị trường, và do cách tính toán thành phần hỗ trợ giá thị trường của AMS không thực tế. Đối với loại sản phẩm nông nghiệp cơ bản đó, hỗ trợ giá thị trường tương đương sẽ được tính toán bằng cách sử dụng giá quản lý áp dụng và số lượng sản phẩm được hưởng giá đó, hoặc,nếu điều này không thực tế thì sử dụng khoản chi tiêu ngân sách dùng để duy trì giá của người sản xuất.

3. Đối với các ấn phẩm nông nghiệp cơ bản thuộc diện khoản 1 là đối tượng của các khoản thanh toán trực tiếp không thuộc diện miễn trừ hoặc bất kỳ trợ cấp cho sản phẩm cụ thể khác không được miễn trừ cam kết cắt giảm, cơ sở tính toán lượng hỗ trợ tương đương của các biện pháp này sẽ là các hợp phần AMS tương ứng (quy định cụ thể tại khoản 10 đến 13, Phụ lục 3).

4. Lượng hỗ trợ tương đương sẽ được tính toán trên cơ sở lượng trợ cấp sát nhất với điểm bán đầu tiên của sản phẩm nông nghiệp cơ bản có liên quan. Các biện pháp trực tiếp cho người chế biến nông sản sẽ được tính đến với mức độ lợi ích mà các biện pháp đó mang lại cho người sản xuất sản phẩm nông nghiệp cơ bản. Các khoản thu thuế hoặc phí chi tiết đánh vào người sản xuất sẽ được khấu trừ từ lượng hỗ trợ tương đương bằng trí giá tương ứng.

 

PHỤ LỤC 5

ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT THEO KHOẢN 2, ĐIỀU 4

Mục A

1. Các quy định tại khoản 2, Điều 4 sẽ không được áp dụng kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp chủ yếu nào và các sản phẩm được làm ra và/hoặc được chế biến từ sản phẩm cơ bản đó (" sản phẩm đăc định") nếu các điều kiện sau đây được tuân thủ (sau đây được gọi là "đối xử đặc biêt"):

(a) Lượng nhập khẩu các sản phẩm đặc định thấp hơn 3% mức tiêu thụ trong nước tương ứng trong giai đoạn cơ sở 1986-1988 ("giai đoạn cơ sở").

(b) Các sản phẩm đặc định này chưa được trợ cấp xuất khẩu kể từ đầu giai đoạn cơ sở.

(c) Các biện pháp hạn chế sản xuất có kết quả được áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đó.

(d) Các sản phẩm này được đánh dấu bằng ký hiệu "ST-Annex 5" trong Mục I-B, Phần I, Danh mục của một Thành viên được đính kèm với Nghị định thư Marrakesh, có nghĩa là sản phẩm đó là đối tượng đối xử đặc biệt thể hiện yếu tố phi thương mại như an ninh lương thực, bảo vệ môi trường; và

(e) Cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu đối với các sản phẩm đặc định, như đã được ghi cụ thể tại Mục I-B, Phần I, Danh mục của Thành viên có liên quan, lên đến 4% mức tiêu thụ trong nước của các sản phẩm đặc định đó trong giai đoạn cơ sở kể từ đầu giai đoạn thực hiện 5 năm, và tăng 0,8% mỗi năm trong các năm còn lại của giai đoạn thực hiện so với mức tiêu thụ trong nước tương ứng trong giai đoạn cơ sở đó.

2. Vào đầu bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện, mỗi Thành viên đều có thể ngừng áp dụng biện pháp đối xử đặc biệt đối với các sản phẩm đặc định bằng cách thực hiện các quy định tại khoản 6. Trong trường hợp đó, Thành viên có liên quan sẽ duy trì cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu có hiệu lực tại thời điểm đó, và tăng cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu bằng 0,4% so với mức tiêu thụ trong nước tương ứng trong giai đoạn cơ sở cho phần còn lại của giai đoạn thực hiện. Sau đó, mức cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu được tính bằng công thức này tại năm cuối của giai đoạn thực hiện sẽ được giữ nguyên trong Danh mục của Thành viên tương ứng.

3. Việc đàm phán có tiếp tục đối xử đặc biệt như quy định tại khoản 1 hay không sau khi giai đoạn thực hiện kết thúc cần phải được hoàn thành trong thời gian giai đoạn thực hiện, và được xem như là một bộ phận của các cuộc đàm phán như quy định tại Điều 20 của Hiệp định này, có tính đến các yếu tố phi thương mại.

4. Nếu đàm phán như dẫn chiếu tại khoản 3 đạt được thoả thuận, một Thành viên có thể tiếp tục áp dụng đối xử đặc biệt, thì Thành viên đó sẽ phải dành những nhân nhượng bổ xung có thể chấp nhận được như đã được xác định tại cuộc đàm phán đó.

5. Nếu đối xử đặc biệt không được tiếp tục vào cuối giai đoạn thực hiện, Thành viên có liên quan sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 6. Trong trường hợp đó, sau khi giai đoạn thực hiện kết thúc, cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu đối với các sản phẩm đặc định sẽ được duy trì trong Danh mục của Thành viên có liên quan ở mức 8% mức tiêu thụ trong nước tương ứng trong giai đoạn cơ sở.

6. Các biện pháp cửa khẩu khác với thuế quan thông thường được duy trì đối với các sản phẩm đặc định sẽ là đối tượng của các quy định tại khoản 2, Điều 4 có hiệu lực từ đầu năm mà đối xử đặc biệt ngừng áp dụng. Các sản phẩm đó sẽ là đối tượng chịu thuế quan thông thường, các mức thuế quan này sẽ được ràng buộc trong Danh mục của Thành viên có liên quan và được áp dụng từ đầu năm mà đối xử đặc biệt ngừng áp dụng, và sau đó mức thuế được áp dụng phải cắt giảm ít nhất 15% mỗi năm trong giai đoạn thực hiện với các.phần tương ứng hàng năm Các khoản thuế quan này sẽ được xây dựng trên cơ sở thuế quan tương đương phù hợp với hướng dẫn đính kèm theo Hiệp định này.

Mục B

7. Các quy định tại khoản 2, Điều 4 cũng sẽ không áp dụng kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với một sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm chủ yếu chiếm ưu thế trong bữa ăn truyền thống của các nước Thành viên đang phát triển và với các điều kiện sau đây, cùng với các điều kiện được quy định tại các khoản 1(a) đến 1(d) áp dụng đối với các sản phẩm có liên quan phù hợp với:

(a) Cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu đối với các sản phẩm có liên quan, như được ghi cụ thể tại Mục I-B, Phần I trong Danh mục của nước Thành viên đang phát triển có liên quan, tương ứng với 1% mức tiêu thụ trong nước của sản phẩm có liên quan trong giai đoạn cơ sở kể từ năm thực hiện đầu tiên của giai đoạn đó, và tăng đều các phần tương ứng hàng năm tới 2% mức tiêu thụ trong nước trong giai đoạn cơ sở vào đầu năm thứ 5 của giai đoạn thực hiện. Kể từ đầu năm thứ 6 của giai đoạn thực hiện, mức tiếp cận thị trường tối thiểu đối với các sản phẩm có liên quan bằng 2% mức tiêu thụ trong nước tương ứng trong giai đoạn cơ sở và tăng đều các phần tương ứng hàng năm đến 4% mức tiêu thụ trong nước trong giai đoạn cơ sở cho tới đầu năm thứ 10. Sau đó, mức tiếp cận thị trường tối thiểu tính theo phương thức này trong vòng 10 năm sẽ được duy trì trong Danh mục của nước Thành viên đang phát triển có liên quan.

b) Các sản phẩm khác cũng được hưởng cơ hội tiếp cận thị trường tương ứng theo Hiệp định này

8. Mọi đàm phán về việc có thể tiếp tục đối xử đặc biệt như quy định tại khoản 7 hay không sau cuối năm thứ 10 kể từ đầu giai đoạn thực hiện cần phải được tiến hành và hoàn thành trong vòng năm thứ 10 kể từ đầu giai đoạn thực hiện.

9. Nếu kết quả đàm phán đạt được như ở khoản 8 thì Thành viên đó có thể tiếp tục áp dụng đối xử đăc biệt và sẽ dành những nhân nhượng bổ sung và có thể chấp nhận được như đã được xác định tại cuộc đàm phán đó.

10. Trong trường hợp đối xử đặc biệt theo khoản 7 không được tiếp tục sau năm thứ 10 kể từ đầu giai đoạn thực hiện, các sản phẩm có liên quan sẽ là đối tượng chịu thuế quan thông thường, thuế quan này được xây dựng trên cơ sở thuế quan tương đương được tính theo hướng dẫn miêu tả tại phụ lục đính kèm Hiệp định này, và các loại thuế quan này sẽ được ràng buộc trong Danh mục của Thành viên có liên quan. Trong các trường hợp khác, các quy định tại khoản 6 sẽ được áp dụng, có điều chỉnh theo đối xử đặc biệt và khác biệt tương ứng dành cho các Thành viên đang phát triển theo Hiệp định này.

Đính kèm Phụ lục 5

Hướng dẫn cách tính thuế quan tương đương với mục đích cụ thể quy định tại khoản 6 và 10 của Phụ lục này

1. Việc tính toán mức thuế tương đương, dù là thuế suất theo trị giá hay là mức cụ thể, được tiến hành dựa trên mức chênh lệch thực tế giữa giá trong nước và giá nước ngoài bằng một phương thức rõ ràng. Số liệu sử dụng sẽ là số liệu của các năm 1986 đến 1988. Thuế quan tương đương:

(a) chủ yếu được xây dựng ở mức 4 số HS;

(b) được xây dựng ở mức 6 số hoặc chi tiết hơn theo HS ở những nơi phù hợp;

(c) Thông thường được xây dựng cho các sản phẩm làm từ và/hoặc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp chủ yếu bằng cách nhân mức thuế tương đương cụ thể của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ấy với tỷ lệ được tính bằng giá trị hoặc khối lượng tương ứng của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trong sản phẩm làm từ và/hoặc chế biến, và có tính đến những yếu tố bổ xung hiện hành đang bảo hộ cho ngành công nghiệp đó, nếu cần thiết.

2. Giá nước ngoài thông thường là bình quân giá CIF thực tế cho trị giá đơn vị hàng hoá tại nước nhập khẩu. Nếu không sẵn có bình quân giá CIF cho trị giá đơn vị hoặc giá đó không phù hợp thì giá nước ngoài sẽ là:

(a) Bình quân giá CIF cho trị giá đơn vị của nước gần đó, hoặc

(b) Ước tính bình quân trị giá FOB đơn vị của nước xuất khẩu chủ yếu tương ứng, được điều chỉnh bằng cách cộng thêm ước tính chi phí bảo hiểm, vận tải và các chi phí khác có liên quan đối với nước nhập khẩu.

3. Giá nước ngoài thông thường sẽ được quy đổi sang đồng nội tệ bằng tỷ giá chuyển đổi bình quân theo thị trường hàng năm tại thời điểm thu thập số liệu giá cả.

4. Giá nội trong nước thông thường là giá bán buôn đại diện chủ đạo trên thị trường trong nước, hoặc ước tính của giá đó nếu không có đầy đủ số liệu phù hợp.

5. Khi cần thiết, mức thuế tương đương ban đầu có thể được hiệu chỉnh bằng một hệ số thích hợp nhằm tính đến sự khác nhau về chất lượng hoặc chủng loại.

6. Nếu mức thuế tương đương tính theo hướng dẫn này là số O hoặc thấp hơn mức ràng buộc hiện hành, mức thuế tương đương ban đầu có thể được xây dựng ở mức thuế ràng buộc hiện hành hoặc trên cơ sở mức bản chào đối quốc gia với sản phẩm đó.

7. Nếu có sự điều chỉnh mức thuế tương đương ban đầu như hướng dẫn trên đây, Thành viên có liên quan sẽ dành, theo yêu cầu, cơ hội đầy đủ để tham vấn nhằm thương lượng giải pháp thích hợp.

 

FILE ĐƯỢC  ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 



[1] Các biện pháp này bao gồm hạn chế số lượng nhập khẩu, các loại thu đối với hàng nhập khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu, cấp phép nhập khẩu tuỳ tiện, các biện pháp phi quan thuế được duy trì thông qua các doanh nghiệp thương mại quốc doanh, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, và các biện pháp cửa khẩu tương tự, khác với thuế quan thông thường, dù là biện pháp đó có được duy trì theo sự cho phép từng nước cụ thể tại GATT 1947 hay không, nhưng không bao gồm các biện pháp duy trì theo quy định về cán cân thanh toán hoặc theo các quy định chung phi nông nghiệp khác tại GATT 1994 hoặc các Hiệp định thương mại đa biên khác tại Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.

[2] Giá đối chiếu được sử dụng nhằm viện dẫn đến các quy định tại tiểu khoản này nói chung là giá CIF đơn vị bình quân của sản phẩm có liên quan, hoặc là giá thích hợp tương ứng với chất lượng hoặc từng giai đoạn chế biến. Giá này phải được quy định cụ thể công khai ngay sau khi sử dụng lần đầu tiên để cho phép các Thành viên khác xác định mức thuế bổ xung có thể được áp dụng.

[3] Nếu tiêu thụ nội địa không được tính đến, mức lẫy cơ sở theo tiểu khoản 4(a) sẽ được áp dụng.

[4] "Thuế đối kháng" dẫn chiếu tại Điều này là các loại thuế quy định tại Điều VI, GATT 1994 và Phần V của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng.

[5] Vì mục đích của khoản 3 của Phụ lục này, các chương trình dự trữ chính phủ vì mục đích an ninh lương thực ở các nước đang phát triển đang hoạt động một cách rõ ràng và phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan đã được thông báo công khai sẽ được coi là phù hợp với các quy định tại khoản này, kể cả các chương trình mà dự trữ lương thực vì mục đích an ninh lương thực được mua và bán ra vơí giá quản lý, với điều kiện chênh lệch giữa giá mua và giá đối chiếu ngoại được tính đến trong AMS.

5&[6] Vì mục đích của khoản 3 và 4 của Phụ lục này, việc cung cấp lương thực với giá trợ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người nghèo thành thị và nông thôn ở các nước đang phát triển trên cơ sở thường xuyên và với giá hợp lý sẽ được coi là phù hợp với quy định tại khoản này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định số 213/WTO/VB về Nông nghiệp

  • Số hiệu: 213/WTO/VB
  • Loại văn bản: WTO_Văn bản
  • Ngày ban hành: 15/04/1994
  • Nơi ban hành: WTO
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản