Hệ thống pháp luật

HIỆP ĐỊNH

VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (1996)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, sau đây gọi là các "Bên ký kết";

Với mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác lâu dài về kinh tế, công nghiệp và đặc biệt là tạo những đIều kiện thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết này tại lãnh thổ của Bên ký kết kia;

Nhận thấy sự cần thiết bảo hộ đầu tư của các nhà đầu tư của hai Bên ký kết và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh vì lợi ích kinh tế của hai Bên ký kết;

Đã thoả thuận những đIều sau đây:

Điều 1: Định nghĩa

Với mục đích của Hiệp định này:

a."Đầu tư" chỉ những tài sản, đặc biệt bao gồm, nhưng không chỉ là:  

1. Động sản, bất động sản và bất kỳ quyền sở hữu tàI sản nào khác như quyền thế chấp, cầm cố, đặt cọc;

2. Phần góp vốn, cổ phần và trái phiếu của các công ty hay lãi từ tài sản của các công ty đó;

3. Khiếu nại đối với một khoản tiền hay quyền đối với bất kỳ sự thực hiện nào có giá trị về mặt kinh tế;

4. Quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp, bao gồm quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, tên thương mại, kiếu dáng công nghiệp, bí quyết thương mại, quy trình kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật và uy tín kinh doanh;

5. Sự tô nhượng kinh doanh theo luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm tô nhượng về thăm dò, nuôi trồng, tinh chế hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. 

Thuật ngữ "đầu tư" nói trên chỉ: 

a. Liên quan đến đầu tư trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những dự án đầu tư được Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận trên cơ sở pháp luật hiện hành.

b. Liên quan đến đầu tư trên lãnh thổ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là tất cả những dự án đầu tư được Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào cấp giấy phép trên cơ sở pháp luật và các quy định của Lào.

Mọi sự thay đổi về hình thức của tài sản đã đầu tư không ảnh hưởng tới việc phân loại chúng là đầu tư, miễn là sự thay đổi đó không trái với luật và quy định ở Bên ký kết mà trên lãnh thổ của Bên đó đầu tư đã được thực hiện. 

b. "Thu nhập" chỉ các tài khoản thu được từ đầu tư, đặc biệt, bao gồm nhưng không chỉ là: lợi nhuận, lãi, lợi tức từ chuyển nhượng tài sản, lợi tức cổ phần, tiền bản quyền hoặc phí.

c. Thuật ngữ "Nhà đầu tư" có nghĩa là: 

i. Bất kỳ cá nhân nào là công dân hoặc là người thường trú tại lãnh thổ một Bên ký kết phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó; hoặc

ii. Bất kỳ công ty, liên doanh, công ty tín thác, liên doanh, tổ chức, hiệp hội hoặc xí nghiệp được thành lập một cách hợp pháp phù hợp với luật và quy định của Bên ký kết đó;  

d. "Lãnh thổ" có nghĩa là: 

i. Liên quan đến Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là toàn bộ lãnh thổ (bao gồm cả các hải đảo), các vùng biển và đáy biển mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật quốc gia và luật quốc tế.

ii. Liên quan đến Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là lãnh thổ mà Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thực hiện chủ quyền và (hoặc) tài phán phù hợp với luật quốc tế.  

e. "Đồng tiền chuyển đổi tự do" có nghĩa là Đôla Mỹ, Bảng Anh, D.Mac Đức, Phờ-răng Pháp, đồng Yên Nhật Bản hoặc bất cứ đồng tiền nào khác được sử dụng rộng rãi để thanh toán trong giao dịch quốc tế và được tự do chuyển đổi ở các thị trường tài chính quốc tế.

Điều 2: Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

1) Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình, vá sẽ chấp thuận việc đầu tư đó phù hợp với luật và quy định của mình.

2) Việc đầu tư của các nhà đầu tư mỗi Bên ký kết sẽ luôn luôn được hưởng sự đối xử thoả đáng công bằng và được đảm bảo an toàn trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Điều 3: Các quy định về tối huệ quốc

1) Đầu tư của các nhà đầu tư mỗi bên ký kết trên lãnh thổ Bên ký kết kia được hưởng sự đối xử thoả đáng công bằng và sự đỗi xử này không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho đầu tư của nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào.

2) Các nhà đầu tư của một Bên ký kết đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia nếu bị rủi ro do nghuyên nhân chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, cách mạnh , tình trạng khẩn cấp toàn quốc, bạo động, nổi dậy hay nổi loạn trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được xem xét hoàn trả, đền bù, bồi thường hoặc bằng giải pháp khác không kém thuận lợi hơn mà Bên ký kết kia dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào.

Điều 4: Trường hợp ngoại lệ

Những quy định của Hiệp định này liên quan đến việc đưa ra sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào sẽ không có nghĩa là bắt buộc một Bên ký kết phải cho nhà đầu tư Bên ký kết kia mọi ưu đãi, đặc quyền xuất phát từ:

a. Bất kỳ liên minh thuế quan, khu vực thương mại tự do, liên minh tiền tệ, hiệp định quốc tế tương tự hoặc những hình thức hợp tác kinh tế khu vực khác trong hiện tại hoặc trong tương lai mà một trong các Bên ký kết là thành viên hoặc có thể trở thành thành viên; hoặc

b. Chấp thuận một hiệp định dẫn tới việc hình thành hay mở rộng một liên minh hoặc khu vực như thế trong khoảng thời gian thích hợp; hoặc

c. Bất kỳ một hiệp định hay thoả thuận quốc tế nào có liên quan toàn bộ hoặc chủ yếu tới thuế hoặc bất kỳ luật pháp trong nước nào có liên quan toàn bộ hoặc chủ yếu tới thuế.

Điều 5: Tước đoạt quyền sở hữu

Không một Bên ký kết nào được áp dụng bất kỳ biện pháp tước đoạt quyền sở hữu, quốc hữu hoá hoặc bất kỳ sự tước quyền chiếm giữ nào có hậu quả tương tự như quốc hữu hoá hay tước đoạt quyền sở hữu đối với đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia, trừ các điều kiện sau:

a. Biện pháp áp dụng vì mục đích công cộng và theo đúng thủ tục pháp lụt;

b. Các biện pháp không phân biệt đối xử;

c. Các biện pháp được kèm theo những quy định về việc trả tiền bồi thường ngay lập tức, đầy đủ và hiệu quả. Việc bồi thường phải tương xưng với giá thị trường của đầu tư ngay trước khi việc tước đoạt quyền sở hữu xảy ra hoặc phổ biến rộng rãi và khoản bồi thường đó được tự do chguyển ra nước ngoài bằng các đồng tiền tự do chuyển đổi. Mọi sự chậm trễ phi lý trong việc trả đền bù sẽ phải trả khoản lãi thích hợp theo tỷ giá thương mại do hai bên thoả thuận hoặc với tỷ giá được pháp luật quy định.

Điều 6: Việc chuyển ra nước ngoài

1) Mỗi Bên ký kết, trên cơ sở luật và quy định của mình, cho phép chuyển ra nước ngoài không chậm trễ bằng bất kỳ đồng tiền tự do chuyển đổi nào các khoản sau:

a. Lãi ròng, lãi cổ phần, chi phí hỗ trợ kỹ thuật và phí kỹ thuật, lãi và các khoản thu nhập hiện tại khác phát sinh từ đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia.

b. Số tiền thu được từ thanh lý toàn bộ hay một phần tài sản của bất kỳ việc đầu tư nào của nhà đầu tư Bên ký kết kia;

c. Các khoản trả tiền vay liên quan tới nhà đầu tư; và

d. Các khoản thu nhập của những công dân và những người thường trú của một Bên ký kết được tuyển dụng và được phép làm việc liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ nước mình.

2) Tỷ giá hối đoái áp dụng cho việc chuyển đổi các khoản quy định tại khoản(1) Điều này là tỷ giá hối đoái công bố vào thời điểm chuyển.

3) Các Bên ký kết bảo đảm dành cho việc chuyển ra nước ngoài các khoản nêu ở khỏan(1) Điều này một sự thuận lợi như sự đối xử dành cho bất kỳ nhà đầu tư của nước thứ ba nào.

Điều 7: Giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa một bên ký kết và nhà đầu tư của bên ký kết kia

1) Nếu bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa một Bên ký kết với nhà đầu tư Bên ký kết kia mà bao gồm: 

i. Nghĩa vụ của Bên ký kết đó đỗi với những nhà đầu tư của nhà đầu tư Bên ký kết kia, hoặc

ii. Sự vi phạm bất kỳ quyền nào trong Hiệp định này liên quan đến đầu tư của nhà đầu tư đó.;

iii. Thì Bên ký kết và nhà đầu tư liên quan sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng. Bên có ý định giải quyết tranh chấp thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng phải thông báo cho Bên kia về ý định của mình. 

2) Nếu tranh chấp không được giải quyết theo như quy định tại phần(1) điều này trong bhời hạn 6 tháng kể từ ngày thông báo cho bên kia thì Bên ký kết và vnhà đầu tư liên quan sẽ đưa tranh chấp ra hoà giải theo thủ tục của điều lệ hoà giải luật trong thương mại quốc tế 1980 của Uỷ ban liên hơp quốc hoặc đưa ra trọng tài ttheo thủ tục của Điều lệ trọng tài luật thương mại quốc tế 1976 của Uỷ Ban liên hợp quốc như sau:

a. Liên quan đến quá trình hoà giải sẽ có hai hoà giải viên, mỗi bên chỉ định 1; và

b. Liên quan tới quá trình trọng tài, sẽ áp dụng như sau:  

i. Toà án trọng tài gốm 3 trọng tài viên. Mỗi bên sẽ chọn 1 trọng tài viên. Hai trọng tài viên này sẽ thoả thuận cử 1 trọng tài viên thứ 3 là công dân của nước thứ 3 có quan hệ ngoại giao với chính phủ của các Bên tranh chấp làm chủ tịch. Các trọng tài viên sẽ được chỉ định trong vòng 2 tháng kể từ ngày 1 trong các bên tranh chấp thông báo cho bên kia ý định đưa vụ tranh chấp ra toà án nhưng phải sau 6 tháng theo quy định của khoản 2 điều này.

ii. Phán quyết của toà án được đưa ra phù hợp với những điều khoản của Hiệp định này, pháp luật trong nước của bên liên quan bao gồm cảe luật lệ về xung đột pháp luật trên lãnh thổ của bên ký kết nơi tranh chấp về đầu tư phát sinh cũng như những nguyên tắc được thừa nhận chung cuả luật páhp quốc tế.

iii. Mỗi  bên của vụ tranh chấp sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên và những người tư vấn của mình trong quá trình trọng tài. Chi phí cho chủ tịch trọng tài và những chi phí khác của toà án trọng tài do hai bên của vụ tranh chấp cùng chịu bằng nhau.  

Điều 8: Giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết.

1. Các tranh chấp giữa các Bên ký kết có liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, nếu có thể sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

2. Nếu tranh chấp giữa các Bên ký kết không giải quyết được bằng cách trên thì theo yêu cầu cảu Bên ký kết, vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại một toà án trọng tài.

3. Một toà án trọng tài như vậy sẽ được thành lập cho từng trường hợp cụ thể theo cách sau đây. Trong vòng hai tháng kể từ khi nhận được yêu cầu phân xử tại trọng tài, mỗi bên ký kết sẽ chỉ định 1 thành viên của toà án. Hai thành viên này sẽ chọn 1 công dân của nươc thứ 3 để hai bên ký kết xem xét chấp thuận cử làm chủ tịch toà án trọng tài. Việc chọn cử được tiến hành trong vòng hai tháng kể từ ngày chỉ định hai thành viên kia.

4. Nếu trong thời gian nêu tại khoản 3 của điều này mà việc chỉ định không thực hiện được thì mỗi bên ký kết, nếu không có sự thoả thuận nào khác, sẽ mời chủ tịch toà án quốc tế để tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu chủ tịch toà án quốc tế là công dân của một Bên ký kết hoặc nếu ông ta vì một cản trở nào khác không thực hiện được chức năng đã nói thì phó chủ tịch toà án quốc tế sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu phó chủ tịch là công dân của 1 bên ký kết hoặc nếu ông ta vì một cản trở nào đó không thực hiện được chức năng đã nêu thì thành viêncao cấp tiếp theo của toà án quốc tế mà không là công dân của 1 bên ký kết sẽ được mời đẻ tiến hành sự chỉ định cần thiết.

5. Toà án trọng tài ra quyết định bằng biểu quyết theo đa số. Quyết định này sẽ bắt buộc đối với cả hai Bên ký kết. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho thành viên của mình trong toà án trọng tài và đại diện của mình trong tố tụng; Chi phí cho chủ tịch và các chi phí khác do mỗi bên ký kết chịu bằng nhau. Toà án trọng tài sẽ xác định thủ tục của mình.

Điều 9: Sự thế quyền

Nếu một bên ký kết hoặc cơ quan được uỷ quyền thực hiện thanh toán bất ký khoản nào cho nàh đầu tư của mình theo 1 bảo đảmb liên quan đến đầu tư, thì bênký kết kiavới tư cách là bên choi thế quyền sẽ công nhận việc chuyểngiao bất cứ quyền hoặc danh nghĩa nào của nhà đầu tư cho bên ký kết hoặc cơ quan được uỷ quyền này và việc thế quyền cuả bên ký kết hoặc cơ quan đượpc uỷ quyền này đỗi với bất cứ quyền hoặc danh nghĩ nào mà không làm tổn hại đến quyền của bên ký kết hoặc cơ quan được uỷ quyền này theo quy định tại điều 7.

Điều 10: Các đầu tư được áp dụng

Hiệp định sẽ áp dụng đối với các đầu tư của các nhà đầu tư của 1 bên ký kết thược hiện sau ngày 1/1/1998 trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, phù hợp vơi luật và quy định của bên ký kết đó.

Điều 11: Hiệu lực, thời hạn và chấm dứt hiệp định

1. Hiêp định có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày mà chính phủ của các bên ký kết thông báo cho nhau là đã hoàn thành các thủ tục bảo đảm cho hiệp định có hiệu lực.

2. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn là 10 năm và sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn tương đương với thời hạn ban đầu của hiệp định này, trừ khi được chấm dứt theo quy định tại khoản 3 của điều này.

3. Mỗi bên ký kết có thể thông báo bằng văn bản cho bên ký kết kia về sự chấm dứt hiệp định 1năm trước năm thứ 10 hoặc bất kỳ thời gian nào sau đó.

4. Đối với những đầu tư tiến hành trước ngày hiệp định này hết hiệu lực thì những quy định trong tất cả các điều của hiệp định này vẫn tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn là 10 năm kể từd ngày hết hiệu lực.

Đại diện của hai chính phủ chứng thực ký hiệp định này.

Hiệp định này được làm thành 2 bản tại Viengchan ngày 14/1/1996 bằng tiêng Lào, tiếng Việt , tiếng Anh. cả hai bản đều co giá trị như nhau. Trong tường hợp có sự giải thích khác nhau giữa các văn bản của hiệp định này thì tham chiếu bản tiếng Anh.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Lào (1996)

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 14/01/1996
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản