Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO

 

CỘNG HÒA XẢ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 22/2004/LPQT

 

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2004

 

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philipin về hợp tác khoa học và công nghệ có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 2003./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP
VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHILIPIN VỀ HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philipin, dưới đây được gọi là “Các Bên tham gia Hiệp định”.

Mong muốn thúc đẩy hợp tác chặt chẽ về khoa học và công nghệ trên cơ sở lợi ích của Các Bên, và phù hợp với Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và Chính phủ nước Cộng hòa Philipin về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật đã ký ngày 9 tháng 1 năm 1978.

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Các Bên tham gia Hiệp định sẽ thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước, phù hợp với pháp luật và quy định của mỗi Bên, trong những lĩnh vực Các Bên cùng quan tâm, có thể bao gồm những lĩnh vực nêu trong phụ lục kèm theo Hiệp định này và những lĩnh vực khác.

Điều 2. Nhằm đạt được mục tiêu nêu tại Điều 1 trên đây, các hoạt động dưới đây sẽ được tiến hành:

(a) trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về khoa học và công nghệ.

(b) trao đổi cán bộ kỹ thuật và các loại cán bộ khác để khảo sát, tham quan, nghiên cứu và đào tạo trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

(c) cùng thực hiện phối hợp thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động trên lãnh thổ của một hoặc cả hai bên tham gia Hiệp định, và

(d) các hình thức khác về hợp tác khoa học và công nghệ có thể được các bên tham gia Hiệp định thỏa thuận với nhau.

Điều 3. Các điều khoản và điều kiện, bao gồm cả các chi phí thực hiện, sẽ được Các Bên tham gia Hiệp định thỏa thuận với nhau đối với từng chương trình, dự án hoặc hoạt động được tiến hành theo Hiệp định này.

Điều 4. Tùy theo pháp luật và quy định hiện hành của mình, mỗi Bên tham gia Hiệp định sẽ đảm bảo cho công dân của Bên kia tiến hành các hoạt động theo Hiệp định này mọi sự hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của họ.

Điều 5. Nhằm thực hiện Hiệp định này, Các Bên tham gia Hiệp định đồng ý thành lập một Tiểu ban hỗn hợp, Tiểu ban này sẽ họp theo yêu cầu của một trong hai Bên. Các cuộc họp như vậy sẽ được tổ chức luân phiên tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Philipin.

Đại diện của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Đại diện của Cộng hòa Philipin là Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 6. Các điều khoản của Hiệp định này sẽ không hạn chế quyền của mỗi Bên tham gia Hiệp định tiến hành các biện pháp liên quan tới bảo vệ an ninh quốc gia của mình.

Điều 7. Mỗi Bên tham gia Hiệp định có thể yêu cầu bằng văn bản việc sửa đổi hoặc bổ sung Hiệp định này. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung được Hai Bên tham gia Hiệp định thỏa thuận sẽ được ghi thành văn bản và sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định. Việc sửa đổi hoặc bổ sung nêu trên sẽ có hiệu lực kể từ ngày do Hai Bên tham gia Hiệp định quyết định.

Điều 8. Mọi sự khác biệt hoặc bất đồng nẩy sinh do cách diễn giải hoặc áp dụng các điều khoản nêu trên sẽ được hòa giải thông qua trao đổi hoặc đàm phán giữa Các Bên tham gia Hiệp định mà không cần tham khảo với bất kỳ bên thứ ba hoặc tòa án quốc tế nào.

Điều 9. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày Các Bên tham gia Hiệp định trao đổi công hàm ngoại giao xác định sự hoàn tất các yêu cầu pháp lý của mình, và tiếp tục có hiệu lực cho đến khi kết thúc do một Bên tham gia Hiệp định thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc kết thúc Hiệp định, ít nhất 6 tháng trước thời hạn dự định kết thúc. Việc kết thúc Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các chương trình, các dự án, các hoạt động hoặc bất kỳ sự hợp tác nào khác được chấp thuận hoặc tiến hành trong giai đoạn có hiệu lực của Hiệp định này.

Làm bằng cứ cho những Thỏa thuận trên đây, những người ký tên dưới đây, là đại diện có thẩm quyền của hai Chính phủ, đã ký vào Văn bản Hiệp định này.

Hiệp định này làm tại Hà Nội ngày 24 tháng 4 năm 1996, thành hai bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về giải thích Hiệp định, bản tiếng Anh sẽ là cơ sở./.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHILIPIN
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




William G.Padolina

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG




Đặng Hữu

 

PHỤ LỤC

CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHILIPIN

1. Nghiên cứu về công nghiệp.

2. Vi điện tử.

3. Công nghệ sinh học.

4. Tiêu chuẩn hóa, các dịch vụ khoa học và kiểm nghiệm.

5. Môi trường.

6. Quản lý sinh vật hoang dã và các nguồn tài nguyên biển.

7. Viễn thám.

8. Thông tin khoa học và công nghệ.

9. Đào tạo về quản lý khoa học và công nghệ.

10. Khí tượng học.

11. Nông nghiệp.

12. Năng lượng nguyên tử.

13. Các lĩnh vực khác hai bên cùng thỏa thuận./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Philipin

  • Số hiệu: 22/2004/LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 24/04/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
  • Ngày công báo: 05/05/2004
  • Số công báo: Số 3
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản