Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO |
|
VỀ DỰ ÁN NGHỊ ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, trong đó quy định: Rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường.
Theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28/5/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính. Sau khi nghiên cứu các ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã tổng hợp, tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo Nghị định và gửi xin ý kiến thẩm định của Bô Tư pháp. Bộ Tài chính xin trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28/5/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 74) như sau:
Nghị định số 74/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kẻ từ ngày 01/01/2012. Qua gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị định 74 đã đạt được mục tiêu, yêu cầu khi xây dựng Nghị định, cụ thể là:
- Góp phần bảo đảm nguồn kinh phí cho các địa phương để đầu tư trở lại nhằm khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Số thu phí BVMT trong 3 năm: 2012, 2013 và 2014 đạt như sau:
+ Năm 2012: 2.137 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 693 tỷ);
+ Năm 2013: 2.495 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 659 tỷ);
+ Năm 2014: 2.571 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 614 tỷ);
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, từ đó hạn chế khai thác khoáng sản một cách tràn lan, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Khuyến khích sự quản lý của chính quyền ở địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản được chặt chẽ hơn; góp phần hạn chế lãng phí tài nguyên khoáng sản.
Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ đã được nêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó quy định: Rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, một số nội dung cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể như sau:
Danh mục khoáng sản chịu phí BVMT tại NĐ 74/2011/Đ-CP gồm 40 loại (14 loại khoáng sản kim loại và 26 loại khoáng sản không kim loại). Một số địa phương, doanh nghiệp đề nghị sửa đổi, bổ sung Danh mục, cụ thể như sau:
a) Trong Danh mục hiện hành, quặng fenspat được xếp vào nhóm đá quý (mức thu từ 50.000-70.000đ/tấn). Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng fenspat không phải là đá quý. Thực tế, fenspat chủ yếu được dùng làm vật liệu để sản xuất men gốm, sứ hoặc làm cốt khung sản phẩm trong sản xuất gốm, sứ.
- Trong Báo cáo kết quả giám sát hoạt động BVMT tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Đoàn giám sát của Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội kiến nghị cần điều chỉnh mức phí đối với fenspat để phù hợp với tính chất và thực tế khai thác loại khoáng sản này.
- Tại các cuộc Hội thảo về phí BVMT, một số địa phương như Phú yên, Lào cai...cũng cho rằng fenspat không phải là đá quý, chỉ là đá làm vật liệu có giá bán khoảng 600.000đ/tấn (loại A).
Vì vậy, cần đưa fenspat ra khỏi nhóm đá quý và điều chỉnh mức thu cho phù hợp.
b) Hiện nay có một số mỏ đang khai thác loại đá graphit, sericit. Tuy nhiên Danh mục hiện hành chưa có tên 2 loại đá này, do đó chưa có căn cứ để thu phí, dẫn đến khó khăn của cơ quan quản lý.
Vì vậy, cần bổ sung các loại khoáng sản này vào Danh mục chịu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Về phương pháp tính và mức thu phí BVMT.
Qua hơn 3 năm thực hiện, một số địa phương phản ánh cách tính và mức thu phí chưa phù hợp với thực tiễn; chưa phù hợp với Luật BVMT và chủ trương của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:
a) Chưa tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường:
- Nghị định 74/2011/NĐ-CP hiện hành không quy định về phương pháp tính phí BVMT. Tại Thông tư số 158/2011/TT-BTC của BTC quy định cách tính phí theo công thức sau:
Phí BVMT (đồng) |
= | Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3) |
x | Mức phí tương ứng (đồng/tấn hoặc đồng/m3) |
Trong đó, số lượng khoáng sản khai thác là số lượng (quặng) khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí.
Như vậy, cách tính phí nêu trên mới chỉ căn cứ vào số lượng khoáng sản nguyên khai, chưa tính đến (i) Các chất thải gây ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản; và (ii) Các yếu tố liên quan đến cấp độ gây ô nhiễm, cụ thể:
+ Về chất thải: Để khai thác khoáng sản còn phải đào bới, bốc xúc và thải ra một khối lượng lớn đất đá và gây ô nhiễm môi trường (Đợt mưa to và kéo dài vào cuối tháng 7/2015 tại Quảng Ninh, các bãi thải than đã bị sạt lở và cuốn theo cả nhà cửa, tài sản và tràn xuống đường phố, sông ngòi, ao hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư xung quanh).
+ Về các yếu tố liên quan đến cấp độ gây ô nhiễm: (i) Phương thức khai thác (hầm lò hay lộ thiên) và (ii) Công nghệ khai thác (hiện đại hay thô sơ) là các yếu tố liên quan trực tiếp đến cấp độ gây ô nhiễm, do đó để xác định mức thu phí cho phù hợp, cần tính đến các yếu tố này.
- Ngoài ra, một số địa phương và doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh mức phí đối với khai thác fenspat, quặng bô xít, vì cho rằng mức hiện hành là quá cao so với mức độ gây ô nhiễm.
b) Chưa phù hợp với các quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, cụ thể:
(i) Theo quy định tại Điều 148 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:
“1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:(a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; (b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường”.
(ii) Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 quy định: “rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường”.
Như vậy, phương thức tính phí cần căn cứ vào khối lượng chất thải và mức độ gây hại đối với môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản.
Tại Điều 5 Nghị định 74 quy định: “Trừ dầu thô và khí thiên nhiên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nới có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;
b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản”.
Một số ý kiến cho rằng, số phí BVMT chưa được sử dụng đúng quy định tại Nghị định 74, cụ thể:
- Có địa phương chỉ sử dụng một phần nguồn thu này cho mục đích BVMT.
- Có địa bàn nơi khai thác khoáng sản chưa được hưởng nguồn thu từ phí BVMT để khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường, trong khi người dân sinh sống ngay cạnh khu vực khai thác vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường (khảo sát của Liên hiệp khoáng sản).
Do đó cần quy định cụ thể hơn để đảm bảo việc sử dụng nguồn thu này chỉ dành cho công tác BVMT để phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Từ các nội dung nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ:
(i) Sửa đổi, bổ sung Danh mục khoáng sản chịu phí BVMT theo hướng: không xếp fenspat vào nhóm đá quý và bổ sung đá graphit, sericit vào Danh mục phí;
(ii) Quy định phương pháp tính mới có tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác như: khối lượng đất đá bốc xúc trong quá trình khai thác; phương thức khai thác, công nghệ khai thác...;
(iii) Sửa đổi quy định về quản lý sử dụng bảo đảm thực hiện theo quy định của Luật BVMT.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 74 đảm bảo mục tiêu sau:
- Khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Bảo đảm chính sách công khai, minh bạch và công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo nguyên tắc mức phí dựa theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường; thống nhất với quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
- Từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Mức phí bảo vệ môi trường phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra;
- Đảm bảo việc khai thác khoáng sản được tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến;
- Việc quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường phải đúng quy định, hiệu quả thiết thực.
III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
1/ Bố cục của dự thảo Nghị định
Dự thảo Nghị định gồm 3 Chương, 9 Điều, cụ thể như sau:
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3).
Chương II: Mức thu, quản lý và sử dụng phí ((từ Điều 4 đến Điều 6).
Chương III: Điều khoản thi hành (từ Điều 7 đến Điều 9).
2/ Nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3)
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu phí và người nộp phí: Nghị định 74 quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, người nộp phí, mức thu và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.
Điều 3. Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này”.
Thực hiện quy định trên trong thời gian qua, Bộ Tài chính chưa nhận được phản ánh vướng mắc về phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu phí và người nộp phí, vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ kế thừa quy định này vào dự thảo Nghị định.
Chương II: Danh mục, phương pháp tính, mức thu, quản lý và sử dụng phí (từ Điều 4 đến Điều 6)
1. Về Danh mục phí BVMT:
a) Đối với fenspat:
- Nhiều ý kiến đề nghị đưa ra khỏi nhóm đá quý và giảm khung mức phí xuống còn 20.000-30.000đ/tấn.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:
Danh mục hiện hành xếp vào nhóm đá quý, khung mức thu từ 50.000 – 70.000đ/tấn.
Các doanh nghiệp và chuyên gia về khoáng sản đều cho rằng fenspat không phải là đá quý, chủ yếu dùng để sản xuất men gốm, sứ hoặc làm cốt khung sản phẩm trong sản xuất gốm, sứ, có giá bán khoảng 600.000đ/tấn (loại A).
Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ xếp đá fenspat thành 1 dòng riêng (tách khỏi nhóm đá quý: Kim cương, ru-bi; Sa-phia, Ô-pan…), áp dụng khung mức thu từ 20.000-30.000đ/tấn (điểm 4 dự thảo Danh mục).
b) Đối với quặng graphit và sericit:
Một số ý kiến đề nghị bổ sung 2 loại khoáng sản này vào Danh mục để có cơ sở thu.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:
Đây là loại đá được khai thác phổ biến tại Lào Cai và Nghệ An dùng để làm các khoáng chất công nghiệp sơn, gốm...., quá trình khai thác diễn ra tương tự như khai thác apatit và secpentin.
Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung 2 loại khoáng sản này vào Danh mục phí và quy định mức thu phí của khoáng sản này tương đương với mức phí của nhóm A-pa-tít, séc păng tin (điểm 22 mục II dự thảo Danh mục: 3.000đ-5.000đ/tấn).
c) Về khai thác dầu thô và khí thiên nhiên
Đây là khoản thu nộp vào NSNN trung ương 100%, thường do các doanh nghiệp liên doanh với đối tác nước ngoài khai thác. Trong thời gian qua, các đơn vị không phản ánh vướng mắc về thu phí đối với đối tượng này.
Để đảm bảo ổn định, tránh tác động đến các bên trong liên doanh khai thác dầu khí, Bộ Tài chính trình Chính phủ giữ như quy định hiện hành, cụ thể là:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
2. Về phương pháp tính phí BVMT
Phương pháp tính phí hiện hành căn cứ vào số lượng khoáng sản (quặng) nguyên khai thực tế khai thác nhân (x) với mức phí của từng loại khoáng sản cụ thể.
Do yêu cầu đặt ra là tính phí BVMT phải gắn với cấp độ gây ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết số 01 năm 2014 của Chính phủ và Luật BVMT: “Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:(a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; (b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường” (khoản 2, Điều 148 Luật BVMT 2014)
Vì vậy, phương pháp tính phí cần căn cứ vào:
(a) Thứ nhất: Lượng chất thải ra trong quá trình khai thác khoáng sản (phần đất, đá bị đào bới, bốc xúc trong quá trình khai thác).
(b) Thứ hai: Các yếu tố gắn với mức độ gây ô nhiễm môi trường (phương pháp khai thác: lộ thiên hay hầm lò và công nghệ khai thác: hiện đại hay thủ công, thô sơ). Vì vậy, việc tính phí phải tính đến các yếu tố này mới phản ánh được cấp độ ô nhiễm môi trường của từng loại khoáng sản cụ thể.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ 2 phương án tính phí như sau:
Phương án 1:
Kế thừa công thức tính phí tại Thông tư số 158/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, có tính đến cả 2 yếu tố (a) và (b) nêu trên, cụ thể như sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K1 x K2
Trong đó:
- F là số phí BVMT phải nộp trong kỳ;
- Q1 là số lượng đất, đá bốc xúc trong kỳ nộp phí (m3);
- Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
- f1 là mức phí đối với đất, đá bốc xúc - được áp dụng mức phí hiện hành đối với đá khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường, mức phí là 1.000đ/m3.
- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc m3).
- K1, K2 là hệ số tính phí theo yếu tố gây ô nhiễm môi trường, trong đó:
+ K 1 là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác;
+ K2 là hệ số tính phí theo công nghệ, kỹ thuật khai thác;
Giá trị hệ số K được xây dựng theo nguyên tắc gây ô nhiễm nhiều thì áp dụng hệ số K cao hơn so với gây ô nhiễm thấp, cụ thể như sau
+ Đối với K1: Hiện có 2 phương pháp khai thác: Hầm lò và lộ thiên. Ý kiến của Liên minh khoáng sản VN và một số chuyên gia về khai thác mỏ đều cho rằng khai thác lộ thiên gây ô nhiễm hơn so với khai thác hầm lò. Do đó:
(i) Nếu khai thác hầm lò: K1 = 1.
(ii) Nếu khai thác lộ thiên: K1 = 1,1.
+ Đối với K2: Công nghệ khai thác được xác định căn cứ vào dây chuyền, máy móc thiết bị, công nghệ khai thác thủ công, thô sơ hay cơ giới, hiện đại áp dụng trong khai thác khoáng sản. Theo đó, giá trị hệ số K2 được chia theo 3 mức sau:
- Công nghệ, kỹ thuật hiện đại: K2 = 1
- Công nghệ thông thường: K2 = 1,1
- Khai thác thủ công, thô sơ: K2 = 1,2
*/ Như vậy, điểm mới của cách tính phí theo PA này so với hiện hành là: tính đến khối lượng chất thải ra môi trường (cả phần đất, đá thải ra trong quá trình khai thác) và tính hệ số gây ô nhiễm (K1, K2).
Về ưu nhược điểm và đánh giá tác động của PA1
PA này có ưu điểm là bao quát các yếu tố gây ô nhiễm trong khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số khó khăn, cụ thể là:
- Khối lượng đất, đá bốc xúc để tính phí phụ thuộc vào sự tự giác của doanh nghiệp trong kê khai, nộp phí BVMT. Do đó, có thể khó kiểm soát trong thực tế.
- Một số trường hợp, đất đá bốc xúc không đổ bỏ đi mà chỉ gạt sang một bên hoặc lưu trữ tạm thời tại nơi khai thác, sau đó sử dụng để hoàn thổ tại chỗ, vì vậy, nếu tính phí trong trường hợp này là không phù hợp về đạo lý.
- Do hệ số bóc đất đá trong khai thác của (i) mỗi loại khoáng sản là rất khác nhau, hoặc cùng loại khoáng sản nhưng giữa các mỏ cũng khác nhau; (ii) giữa khai thác hầm lò với lộ thiên cũng rất khác nhau (khai thác hầm lò chỉ phát sinh đất đá ở giai đoạn xây dựng cơ bản, khi khai thác không phát sinh đất đá thải ra môi trường).
Biểu Hệ số đất bóc đất, đá của một số loại khoáng sản
STT | Khoáng sản | Vị trí | Hệ số đất bóc | Ghi chú
|
1 | Than | Vùng mỏ Cẩm phả | 10,2 m3/tấn sản phẩm | Tại một số nơi ở Quảng Ninh, hệ số đất bóc có thể lên 15 m3/tấn sản phẩm |
Vùng Hòn Gai | 7,9 m3/tấn sản phẩm | |||
Vùng Uông Bí | 6,68 m3/tấn sản phẩm | |||
Vùng khác (ngoài Quảng Ninh) | 5,97 m3/tấn sản phẩm |
| ||
2 | Bauxit | Bảo Lộc – Lâm Đồng | 0,46 m3 / tấn |
|
3 | Appatite | Lào Cai | 2,5 m3 / tấn |
|
4 | Đồng | Bắc Giang | 7 m3 / tấn |
|
Tả Phời (Lào Cai) | 5,10 m3 / tấn |
| ||
Sin Quyền (Lào Cai) | 4,01 m3 /tấn |
| ||
5 | Sắt | Thạch Khê | 2 m3 /tấn |
|
6 | Chì – kẽm | Sơn La | 1 m3 /tấn |
|
7 | Graphit | Lào Cai | 8,42 m3/tấn |
|
8 | Các mỏ kim loại lộ thiên khác |
| 7 – 13 m3 / tấn |
|
Từ Biểu trên cho thấy, nếu tính theo công thức của PA này thì số phí phải nộp phụ thuộc rất nhiều vào hệ số bốc đất đá của từng loại khoáng sản.
Giả thiết tính khai thác than vùng Cẩm phả có hệ số bốc đất đá là 10,2 m3/tấn sản phẩm. Theo đó Q1 x f1 = 10,2 x 1.000đ/m3 (là mức phí tối thiểu hiện hành của khai thác đất đá) =10.200 đ/tấn. Trong khi đó khai thác than đang có mức phí khung từ 6.000-10.000 đ/tấn.
Theo cách tính trên, số phí phải nộp tăng khoảng 2 lần so với hiện hành (chưa tính đến yếu tố K1, K2).
Để bảo đảm mục tiêu tính phí theo cấp độ gây ô nhiễm theo Nghị quyết 01 năm 2014 của Chính phủ và cũng không để ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Bộ Tài chính trình Chính phủ mức phí đối với đất đá bốc xúc trong khai thác nên quy định ở mức thấp là 300 đ/tấn. Theo mức thu này thì số phí phải nộp tăng khoảng 30%.
Phương án 2: Trên cơ sở công thức tại Phương án 1, không tính đến lượng đất đá thải, mà chỉ tính hệ số K1 và K2, cụ thể như sau:
F = Q x f x K x K2
Trong đó:
- F là số phí BVMT phải nộp trong kỳ;
- Q là khối lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ
- f là mức phí tương ứng của loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc m3).
- K1, K2 là hệ số tính phí theo yếu tố gây ô nhiễm môi trường như đã nêu tại PA 1.
Như vậy, điểm mới của phương pháp tính phí theo PA này so với hiện hành là chỉ tính thêm K1, K2: hệ số tính phí theo yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Để có cơ sở thực hiện theo một trong 2 phương án nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định trong dự thảo NĐ trách nhiệm của Bộ TNMT hướng dẫn cụ thể về hệ số K1, K2.
Về ưu nhược điểm và đánh giá tác động của PA2
Thực hiện theo PA này, số phí phải nộp của doanh nghiệp có thể sẽ tăng, nhưng mức tăng tối đa khoảng 32% so với hiện hành (tùy từng trường hợp), cụ thể như sau:
(i) Đối với K1: Khai thác hầm lò: K1 = 1; khai thác lộ thiên: K1 = 1,1.
(ii) Đối với K2: Công nghệ, kỹ thuật hiện đại: K2 = 1; Công nghệ thông thường: K2 = 1,1; Khai thác thủ công, thô sơ: K2 = 1,2
- Theo đó, nếu khai thác hầm lò và công nghệ hiện đại thì mức thu vẫn như hiện hành: K1=1; K2 =1.
- Trường hợp xấu nhất: Khai thác lộ thiên K1=1,1 và Công nghệ thủ công, thô sơ K2=1,2, khi đó K1 x K2 = 1,1 x 1,2 =1,32 lần (mức thu tăng 32% so với hiện hành).
Đa số ý kiến tham gia đồng ý với Phương án....
4. Về quản lý sử dụng
Tại Điều 5 Nghị định 74 quy định: “Trừ dầu thô và khí thiên nhiên, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nới có hoạt động khai thác khoáng sản;
b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.”
- Một số ý kiến cho rằng việc quản lý, sử dụng số phí thu được chưa đúng quy định của Nghị định 74, có địa phương không sử dụng nguồn thu này cho mục đích BVMT, do đó đề nghị quy định cụ thể nguồn thu chỉ sử dụng cho công tác BVMT.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:
Theo quy định của Luật NSNN và Nghị định 74 thì phí BVMT đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Tại Nghị định 74 cũng đã quy định rõ khoản thu này sử dụng để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII (tháng 6/2014) QH đã thông qua Luật BVMT, tại khoản 4 Điều 148 quy định: “Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường”.
Về hoạt động bảo vệ môi trường, tại khoản 3, Điều 3 Luật BVMT năm 2014 quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.
Vì vậy, để quy định rõ nguồn thu từ phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được sử dụng cho công tác BVMT, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa lại Điều 5 Nghị định 74 như sau:
“1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% và được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 3 Điều 3 và khoản 4 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014”.
Chương III: Điều khoản thi hành (từ Điều 7 đến Điều 9)
Ngoài các quy định về hiệu lực thi hành, hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành, dự thảo có quy định 2 điểm liên quan trực tiếp đến tổ chức thực hiện Nghị định, cụ thể là:
1. Về điều khoản chuyển tiếp.
Do dự thảo Nghị định điều chỉnh khung mức thu của một số khoáng sản trong Biểu phí và giao HĐND cấp tỉnh quyết định mức cụ thể. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định 01 khoản chuyển tiếp tại dự thảo Nghị định về hiệu lực thi hành theo hướng: Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức phí mới theo quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Nghị định này thì được tiếp tục áp dụng mức phí đã ban hành.
2. Về hướng dẫn hệ số K:
Dự thảo Nghị định quy định hệ số K là hệ số tính phí theo các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên & môi trường. Vì vậy, tại khoản 2 Điều 7 dự thảo Nghị định quy định: “Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn cụ thể xác định hệ số K1, K2 quy định tại Điều 5 Nghị định này”.
IV. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP
Dự thảo Nghị định đã được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Bộ Tài chính xin báo cáo, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định như sau:........................
Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp như trên vào nội dung Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định (kèm theo).
Trên đây là nội dung dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO |
|
VỀ DỰ ÁN NGHỊ ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, trong đó quy định: Rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường.
Theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28/5/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính. Sau khi nghiên cứu các ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã tổng hợp, tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo Nghị định và gửi xin ý kiến thẩm định của Bô Tư pháp. Bộ Tài chính xin trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28/5/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 74) như sau:
Nghị định số 74/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kẻ từ ngày 01/01/2012. Qua gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị định 74 đã đạt được mục tiêu, yêu cầu khi xây dựng Nghị định, cụ thể là:
- Góp phần bảo đảm nguồn kinh phí cho các địa phương để đầu tư trở lại nhằm khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Số thu phí BVMT trong 3 năm: 2012, 2013 và 2014 đạt như sau:
+ Năm 2012: 2.137 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 693 tỷ);
+ Năm 2013: 2.495 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 659 tỷ);
+ Năm 2014: 2.571 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 614 tỷ);
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, từ đó hạn chế khai thác khoáng sản một cách tràn lan, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Khuyến khích sự quản lý của chính quyền ở địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản được chặt chẽ hơn; góp phần hạn chế lãng phí tài nguyên khoáng sản.
Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ đã được nêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó quy định: Rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, một số nội dung cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể như sau:
Danh mục khoáng sản chịu phí BVMT tại NĐ 74/2011/Đ-CP gồm 40 loại (14 loại khoáng sản kim loại và 26 loại khoáng sản không kim loại). Một số địa phương, doanh nghiệp đề nghị sửa đổi, bổ sung Danh mục, cụ thể như sau:
a) Trong Danh mục hiện hành, quặng fenspat được xếp vào nhóm đá quý (mức thu từ 50.000-70.000đ/tấn). Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng fenspat không phải là đá quý. Thực tế, fenspat chủ yếu được dùng làm vật liệu để sản xuất men gốm, sứ hoặc làm cốt khung sản phẩm trong sản xuất gốm, sứ.
- Trong Báo cáo kết quả giám sát hoạt động BVMT tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Đoàn giám sát của Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội kiến nghị cần điều chỉnh mức phí đối với fenspat để phù hợp với tính chất và thực tế khai thác loại khoáng sản này.
- Tại các cuộc Hội thảo về phí BVMT, một số địa phương như Phú yên, Lào cai...cũng cho rằng fenspat không phải là đá quý, chỉ là đá làm vật liệu có giá bán khoảng 600.000đ/tấn (loại A).
Vì vậy, cần đưa fenspat ra khỏi nhóm đá quý và điều chỉnh mức thu cho phù hợp.
b) Hiện nay có một số mỏ đang khai thác loại đá graphit, sericit. Tuy nhiên Danh mục hiện hành chưa có tên 2 loại đá này, do đó chưa có căn cứ để thu phí, dẫn đến khó khăn của cơ quan quản lý.
Vì vậy, cần bổ sung các loại khoáng sản này vào Danh mục chịu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Về phương pháp tính và mức thu phí BVMT.
Qua hơn 3 năm thực hiện, một số địa phương phản ánh cách tính và mức thu phí chưa phù hợp với thực tiễn; chưa phù hợp với Luật BVMT và chủ trương của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:
a) Chưa tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường:
- Nghị định 74/2011/NĐ-CP hiện hành không quy định về phương pháp tính phí BVMT. Tại Thông tư số 158/2011/TT-BTC của BTC quy định cách tính phí theo công thức sau:
Phí BVMT (đồng) |
= | Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3) |
x | Mức phí tương ứng (đồng/tấn hoặc đồng/m3) |
Trong đó, số lượng khoáng sản khai thác là số lượng (quặng) khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí.
Như vậy, cách tính phí nêu trên mới chỉ căn cứ vào số lượng khoáng sản nguyên khai, chưa tính đến (i) Các chất thải gây ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản; và (ii) Các yếu tố liên quan đến cấp độ gây ô nhiễm, cụ thể:
+ Về chất thải: Để khai thác khoáng sản còn phải đào bới, bốc xúc và thải ra một khối lượng lớn đất đá và gây ô nhiễm môi trường (Đợt mưa to và kéo dài vào cuối tháng 7/2015 tại Quảng Ninh, các bãi thải than đã bị sạt lở và cuốn theo cả nhà cửa, tài sản và tràn xuống đường phố, sông ngòi, ao hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư xung quanh).
+ Về các yếu tố liên quan đến cấp độ gây ô nhiễm: (i) Phương thức khai thác (hầm lò hay lộ thiên) và (ii) Công nghệ khai thác (hiện đại hay thô sơ) là các yếu tố liên quan trực tiếp đến cấp độ gây ô nhiễm, do đó để xác định mức thu phí cho phù hợp, cần tính đến các yếu tố này.
- Ngoài ra, một số địa phương và doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh mức phí đối với khai thác fenspat, quặng bô xít, vì cho rằng mức hiện hành là quá cao so với mức độ gây ô nhiễm.
b) Chưa phù hợp với các quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014, cụ thể:
(i) Theo quy định tại Điều 148 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:
“1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:(a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; (b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường”.
(ii) Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 quy định: “rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường”.
Như vậy, phương thức tính phí cần căn cứ vào khối lượng chất thải và mức độ gây hại đối với môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản.
Tại Điều 5 Nghị định 74 quy định: “Trừ dầu thô và khí thiên nhiên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nới có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;
b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản”.
Một số ý kiến cho rằng, số phí BVMT chưa được sử dụng đúng quy định tại Nghị định 74, cụ thể:
- Có địa phương chỉ sử dụng một phần nguồn thu này cho mục đích BVMT.
- Có địa bàn nơi khai thác khoáng sản chưa được hưởng nguồn thu từ phí BVMT để khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường, trong khi người dân sinh sống ngay cạnh khu vực khai thác vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường (khảo sát của Liên hiệp khoáng sản).
Do đó cần quy định cụ thể hơn để đảm bảo việc sử dụng nguồn thu này chỉ dành cho công tác BVMT để phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Từ các nội dung nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ:
(i) Sửa đổi, bổ sung Danh mục khoáng sản chịu phí BVMT theo hướng: không xếp fenspat vào nhóm đá quý và bổ sung đá graphit, sericit vào Danh mục phí;
(ii) Quy định phương pháp tính mới có tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác như: khối lượng đất đá bốc xúc trong quá trình khai thác; phương thức khai thác, công nghệ khai thác...;
(iii) Sửa đổi quy định về quản lý sử dụng bảo đảm thực hiện theo quy định của Luật BVMT.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 74 đảm bảo mục tiêu sau:
- Khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Bảo đảm chính sách công khai, minh bạch và công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo nguyên tắc mức phí dựa theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường; thống nhất với quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
- Từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Mức phí bảo vệ môi trường phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra;
- Đảm bảo việc khai thác khoáng sản được tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến;
- Việc quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường phải đúng quy định, hiệu quả thiết thực.
III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
1/ Bố cục của dự thảo Nghị định
Dự thảo Nghị định gồm 3 Chương, 9 Điều, cụ thể như sau:
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3).
Chương II: Mức thu, quản lý và sử dụng phí ((từ Điều 4 đến Điều 6).
Chương III: Điều khoản thi hành (từ Điều 7 đến Điều 9).
2/ Nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3)
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu phí và người nộp phí: Nghị định 74 quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, người nộp phí, mức thu và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.
Điều 3. Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này”.
Thực hiện quy định trên trong thời gian qua, Bộ Tài chính chưa nhận được phản ánh vướng mắc về phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu phí và người nộp phí, vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ kế thừa quy định này vào dự thảo Nghị định.
Chương II: Danh mục, phương pháp tính, mức thu, quản lý và sử dụng phí (từ Điều 4 đến Điều 6)
1. Về Danh mục phí BVMT:
a) Đối với fenspat:
- Nhiều ý kiến đề nghị đưa ra khỏi nhóm đá quý và giảm khung mức phí xuống còn 20.000-30.000đ/tấn.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:
Danh mục hiện hành xếp vào nhóm đá quý, khung mức thu từ 50.000 – 70.000đ/tấn.
Các doanh nghiệp và chuyên gia về khoáng sản đều cho rằng fenspat không phải là đá quý, chủ yếu dùng để sản xuất men gốm, sứ hoặc làm cốt khung sản phẩm trong sản xuất gốm, sứ, có giá bán khoảng 600.000đ/tấn (loại A).
Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ xếp đá fenspat thành 1 dòng riêng (tách khỏi nhóm đá quý: Kim cương, ru-bi; Sa-phia, Ô-pan…), áp dụng khung mức thu từ 20.000-30.000đ/tấn (điểm 4 dự thảo Danh mục).
b) Đối với quặng graphit và sericit:
Một số ý kiến đề nghị bổ sung 2 loại khoáng sản này vào Danh mục để có cơ sở thu.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:
Đây là loại đá được khai thác phổ biến tại Lào Cai và Nghệ An dùng để làm các khoáng chất công nghiệp sơn, gốm...., quá trình khai thác diễn ra tương tự như khai thác apatit và secpentin.
Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung 2 loại khoáng sản này vào Danh mục phí và quy định mức thu phí của khoáng sản này tương đương với mức phí của nhóm A-pa-tít, séc păng tin (điểm 22 mục II dự thảo Danh mục: 3.000đ-5.000đ/tấn).
c) Về khai thác dầu thô và khí thiên nhiên
Đây là khoản thu nộp vào NSNN trung ương 100%, thường do các doanh nghiệp liên doanh với đối tác nước ngoài khai thác. Trong thời gian qua, các đơn vị không phản ánh vướng mắc về thu phí đối với đối tượng này.
Để đảm bảo ổn định, tránh tác động đến các bên trong liên doanh khai thác dầu khí, Bộ Tài chính trình Chính phủ giữ như quy định hiện hành, cụ thể là:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
2. Về phương pháp tính phí BVMT
Phương pháp tính phí hiện hành căn cứ vào số lượng khoáng sản (quặng) nguyên khai thực tế khai thác nhân (x) với mức phí của từng loại khoáng sản cụ thể.
Do yêu cầu đặt ra là tính phí BVMT phải gắn với cấp độ gây ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết số 01 năm 2014 của Chính phủ và Luật BVMT: “Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:(a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; (b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường” (khoản 2, Điều 148 Luật BVMT 2014)
Vì vậy, phương pháp tính phí cần căn cứ vào:
(a) Thứ nhất: Lượng chất thải ra trong quá trình khai thác khoáng sản (phần đất, đá bị đào bới, bốc xúc trong quá trình khai thác).
(b) Thứ hai: Các yếu tố gắn với mức độ gây ô nhiễm môi trường (phương pháp khai thác: lộ thiên hay hầm lò và công nghệ khai thác: hiện đại hay thủ công, thô sơ). Vì vậy, việc tính phí phải tính đến các yếu tố này mới phản ánh được cấp độ ô nhiễm môi trường của từng loại khoáng sản cụ thể.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ 2 phương án tính phí như sau:
Phương án 1:
Kế thừa công thức tính phí tại Thông tư số 158/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, có tính đến cả 2 yếu tố (a) và (b) nêu trên, cụ thể như sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K1 x K2
Trong đó:
- F là số phí BVMT phải nộp trong kỳ;
- Q1 là số lượng đất, đá bốc xúc trong kỳ nộp phí (m3);
- Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
- f1 là mức phí đối với đất, đá bốc xúc - được áp dụng mức phí hiện hành đối với đá khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường, mức phí là 1.000đ/m3.
- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc m3).
- K1, K2 là hệ số tính phí theo yếu tố gây ô nhiễm môi trường, trong đó:
+ K 1 là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác;
+ K2 là hệ số tính phí theo công nghệ, kỹ thuật khai thác;
Giá trị hệ số K được xây dựng theo nguyên tắc gây ô nhiễm nhiều thì áp dụng hệ số K cao hơn so với gây ô nhiễm thấp, cụ thể như sau
+ Đối với K1: Hiện có 2 phương pháp khai thác: Hầm lò và lộ thiên. Ý kiến của Liên minh khoáng sản VN và một số chuyên gia về khai thác mỏ đều cho rằng khai thác lộ thiên gây ô nhiễm hơn so với khai thác hầm lò. Do đó:
(i) Nếu khai thác hầm lò: K1 = 1.
(ii) Nếu khai thác lộ thiên: K1 = 1,1.
+ Đối với K2: Công nghệ khai thác được xác định căn cứ vào dây chuyền, máy móc thiết bị, công nghệ khai thác thủ công, thô sơ hay cơ giới, hiện đại áp dụng trong khai thác khoáng sản. Theo đó, giá trị hệ số K2 được chia theo 3 mức sau:
- Công nghệ, kỹ thuật hiện đại: K2 = 1
- Công nghệ thông thường: K2 = 1,1
- Khai thác thủ công, thô sơ: K2 = 1,2
*/ Như vậy, điểm mới của cách tính phí theo PA này so với hiện hành là: tính đến khối lượng chất thải ra môi trường (cả phần đất, đá thải ra trong quá trình khai thác) và tính hệ số gây ô nhiễm (K1, K2).
Về ưu nhược điểm và đánh giá tác động của PA1
PA này có ưu điểm là bao quát các yếu tố gây ô nhiễm trong khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số khó khăn, cụ thể là:
- Khối lượng đất, đá bốc xúc để tính phí phụ thuộc vào sự tự giác của doanh nghiệp trong kê khai, nộp phí BVMT. Do đó, có thể khó kiểm soát trong thực tế.
- Một số trường hợp, đất đá bốc xúc không đổ bỏ đi mà chỉ gạt sang một bên hoặc lưu trữ tạm thời tại nơi khai thác, sau đó sử dụng để hoàn thổ tại chỗ, vì vậy, nếu tính phí trong trường hợp này là không phù hợp về đạo lý.
- Do hệ số bóc đất đá trong khai thác của (i) mỗi loại khoáng sản là rất khác nhau, hoặc cùng loại khoáng sản nhưng giữa các mỏ cũng khác nhau; (ii) giữa khai thác hầm lò với lộ thiên cũng rất khác nhau (khai thác hầm lò chỉ phát sinh đất đá ở giai đoạn xây dựng cơ bản, khi khai thác không phát sinh đất đá thải ra môi trường).
Biểu Hệ số đất bóc đất, đá của một số loại khoáng sản
STT | Khoáng sản | Vị trí | Hệ số đất bóc | Ghi chú
|
1 | Than | Vùng mỏ Cẩm phả | 10,2 m3/tấn sản phẩm | Tại một số nơi ở Quảng Ninh, hệ số đất bóc có thể lên 15 m3/tấn sản phẩm |
Vùng Hòn Gai | 7,9 m3/tấn sản phẩm | |||
Vùng Uông Bí | 6,68 m3/tấn sản phẩm | |||
Vùng khác (ngoài Quảng Ninh) | 5,97 m3/tấn sản phẩm |
| ||
2 | Bauxit | Bảo Lộc – Lâm Đồng | 0,46 m3 / tấn |
|
3 | Appatite | Lào Cai | 2,5 m3 / tấn |
|
4 | Đồng | Bắc Giang | 7 m3 / tấn |
|
Tả Phời (Lào Cai) | 5,10 m3 / tấn |
| ||
Sin Quyền (Lào Cai) | 4,01 m3 /tấn |
| ||
5 | Sắt | Thạch Khê | 2 m3 /tấn |
|
6 | Chì – kẽm | Sơn La | 1 m3 /tấn |
|
7 | Graphit | Lào Cai | 8,42 m3/tấn |
|
8 | Các mỏ kim loại lộ thiên khác |
| 7 – 13 m3 / tấn |
|
Từ Biểu trên cho thấy, nếu tính theo công thức của PA này thì số phí phải nộp phụ thuộc rất nhiều vào hệ số bốc đất đá của từng loại khoáng sản.
Giả thiết tính khai thác than vùng Cẩm phả có hệ số bốc đất đá là 10,2 m3/tấn sản phẩm. Theo đó Q1 x f1 = 10,2 x 1.000đ/m3 (là mức phí tối thiểu hiện hành của khai thác đất đá) =10.200 đ/tấn. Trong khi đó khai thác than đang có mức phí khung từ 6.000-10.000 đ/tấn.
Theo cách tính trên, số phí phải nộp tăng khoảng 2 lần so với hiện hành (chưa tính đến yếu tố K1, K2).
Để bảo đảm mục tiêu tính phí theo cấp độ gây ô nhiễm theo Nghị quyết 01 năm 2014 của Chính phủ và cũng không để ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Bộ Tài chính trình Chính phủ mức phí đối với đất đá bốc xúc trong khai thác nên quy định ở mức thấp là 300 đ/tấn. Theo mức thu này thì số phí phải nộp tăng khoảng 30%.
Phương án 2: Trên cơ sở công thức tại Phương án 1, không tính đến lượng đất đá thải, mà chỉ tính hệ số K1 và K2, cụ thể như sau:
F = Q x f x K x K2
Trong đó:
- F là số phí BVMT phải nộp trong kỳ;
- Q là khối lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ
- f là mức phí tương ứng của loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc m3).
- K1, K2 là hệ số tính phí theo yếu tố gây ô nhiễm môi trường như đã nêu tại PA 1.
Như vậy, điểm mới của phương pháp tính phí theo PA này so với hiện hành là chỉ tính thêm K1, K2: hệ số tính phí theo yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Để có cơ sở thực hiện theo một trong 2 phương án nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định trong dự thảo NĐ trách nhiệm của Bộ TNMT hướng dẫn cụ thể về hệ số K1, K2.
Về ưu nhược điểm và đánh giá tác động của PA2
Thực hiện theo PA này, số phí phải nộp của doanh nghiệp có thể sẽ tăng, nhưng mức tăng tối đa khoảng 32% so với hiện hành (tùy từng trường hợp), cụ thể như sau:
(i) Đối với K1: Khai thác hầm lò: K1 = 1; khai thác lộ thiên: K1 = 1,1.
(ii) Đối với K2: Công nghệ, kỹ thuật hiện đại: K2 = 1; Công nghệ thông thường: K2 = 1,1; Khai thác thủ công, thô sơ: K2 = 1,2
- Theo đó, nếu khai thác hầm lò và công nghệ hiện đại thì mức thu vẫn như hiện hành: K1=1; K2 =1.
- Trường hợp xấu nhất: Khai thác lộ thiên K1=1,1 và Công nghệ thủ công, thô sơ K2=1,2, khi đó K1 x K2 = 1,1 x 1,2 =1,32 lần (mức thu tăng 32% so với hiện hành).
Đa số ý kiến tham gia đồng ý với Phương án....
4. Về quản lý sử dụng
Tại Điều 5 Nghị định 74 quy định: “Trừ dầu thô và khí thiên nhiên, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nới có hoạt động khai thác khoáng sản;
b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.”
- Một số ý kiến cho rằng việc quản lý, sử dụng số phí thu được chưa đúng quy định của Nghị định 74, có địa phương không sử dụng nguồn thu này cho mục đích BVMT, do đó đề nghị quy định cụ thể nguồn thu chỉ sử dụng cho công tác BVMT.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ như sau:
Theo quy định của Luật NSNN và Nghị định 74 thì phí BVMT đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Tại Nghị định 74 cũng đã quy định rõ khoản thu này sử dụng để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII (tháng 6/2014) QH đã thông qua Luật BVMT, tại khoản 4 Điều 148 quy định: “Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường”.
Về hoạt động bảo vệ môi trường, tại khoản 3, Điều 3 Luật BVMT năm 2014 quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.
Vì vậy, để quy định rõ nguồn thu từ phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được sử dụng cho công tác BVMT, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa lại Điều 5 Nghị định 74 như sau:
“1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% và được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 3 Điều 3 và khoản 4 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014”.
Chương III: Điều khoản thi hành (từ Điều 7 đến Điều 9)
Ngoài các quy định về hiệu lực thi hành, hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành, dự thảo có quy định 2 điểm liên quan trực tiếp đến tổ chức thực hiện Nghị định, cụ thể là:
1. Về điều khoản chuyển tiếp.
Do dự thảo Nghị định điều chỉnh khung mức thu của một số khoáng sản trong Biểu phí và giao HĐND cấp tỉnh quyết định mức cụ thể. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định 01 khoản chuyển tiếp tại dự thảo Nghị định về hiệu lực thi hành theo hướng: Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức phí mới theo quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Nghị định này thì được tiếp tục áp dụng mức phí đã ban hành.
2. Về hướng dẫn hệ số K:
Dự thảo Nghị định quy định hệ số K là hệ số tính phí theo các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên & môi trường. Vì vậy, tại khoản 2 Điều 7 dự thảo Nghị định quy định: “Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn cụ thể xác định hệ số K1, K2 quy định tại Điều 5 Nghị định này”.
IV. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP
Dự thảo Nghị định đã được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Bộ Tài chính xin báo cáo, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định như sau:........................
Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp như trên vào nội dung Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định (kèm theo).
Trên đây là nội dung dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 20/2014/QĐ-UBND quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 04/2015/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại khoản 5, mục II, Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
- 3Thông tư 158/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Chính phủ ban hành
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Quyết định 20/2014/QĐ-UBND quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 04/2015/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại khoản 5, mục II, Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Dự thảo Tờ trình về dự án Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra