BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2019/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày tháng năm 2019 và thay thế cho Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non; Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26 tháng 11 năm 2012 ban hành điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CÔNG NHẬN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CÁC CẤP HỌC MẦM NON, PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2019)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Việc công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông thông qua Hội thi bao gồm: Nội dung, điều kiện tham dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; thẩm quyền tổ chức Hội thi; Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và tổ chức Hội thi.
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); giáo viên đang giảng dạy trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích và nguyên tắc của Hội thi
1. Mục đích Hội thi:
a) Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp mầm non, phổ thông và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành;
b) Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học và sáng tạo; khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức trẻ em, học sinh.
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên nguyện vọng tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng và khách quan;
c) Nghiêm cấm tổ chức Hội thi trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Điều 3. Các cấp tổ chức Hội thi
1. Hội thi bao gồm cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
a) Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, do nhà trường tổ chức;
b) Hội thi cấp huyện được tổ chức 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức;
c) Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
2. Số lượng và cơ cấu danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp do hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; trưởng phòng giáo dục và đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của địa phương hàng năm và theo đúng quy định tại Quy định này.
Điều 4. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi
1. Thời gian tổ chức Hội thi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của học sinh và do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định).
2. Địa điểm tổ chức Hội thi do do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định). Tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.
Điều 5. Công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
Giáo viên tham gia đủ các nội dung của Hội thi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp quy định tại Điều 19 của Thông tư này được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi.
NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆNTHAM DỰ HỘI THI
Điều 6. Nội dung, điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non
1. Nội dung thi:
a) Thực hành một hoạt động giáo dục cụ thể đối với giáo viên mầm non theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Các hoạt động thực hành tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng trẻ em của lớp. Không được dạy thử hoạt động thực hành tham gia Hội thi ở bất cứ đâu trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho hoạt động giáo dục trong thời gian không quá 03 ngày trước thời điểm thi dạy;
b) Trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút. Biện pháp được báo cáo trực tiếp trước Ban giám khảo và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
2. Điều kiện tham gia Hội thi:
a) Cấp trường: Giáo viên cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia Hội thi), trong đó có các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt mức tốt;
b) Cấp huyện: Giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện phải được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường 02 năm liên tục, trong đó năm thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
c) Cấp tỉnh: Giáo viên tham gia Hội thi cấp tỉnh phải được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện 02 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
Điều 7. Nội dung, điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông
1. Nội dung thi:
a) Thực hành dạy học một tiết dạy theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi.Tiết thực hành tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp. Không được dạy thử tiết học tham gia Hội thi ở bất cứ đâu trong năm học tổ chức hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 03 ngày trước thời điểm thi dạy;
b) Trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong hoạt động dạy học của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút. Biện pháp được báo cáo trực tiếp trước Ban giám khảo và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
2. Điều kiện tham dự Hội thi:
a) Cấp trường: Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia Hội thi), trong đó có các tiêu chí được quy định tại Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;
b) Cấp huyện: Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường 02 năm liên tục, trong đó năm thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
c) Cấp tỉnh: Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện 02 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở) và cấp trường 02 lần trong 04 năm liền kề, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với giáo viên trung học phổ thông).
Điều 8. Nội dung và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp học phổ thông
1. Nội dung thi:
a) Thực hành một tiết tổ chức hoạt động trải nghiệm (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm hoặc hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp). Tiết thực hành tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp. Không được tổ chức thử tiết thực hành tham gia Hội thi ở bất cứ đâu trong năm học diễn ra hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết thực hành trong thời gian không quá 03 ngày trước thời điểm thi tiết thực hành;
b) Trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong công tác giáo dục học sinh của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút. Biện pháp được báo cáo trực tiếp trước Ban giám khảo và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
2. Điều kiện tham dự Hội thi:
a) Cấp trường: Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia Hội thi), trong đó có các tiêu chí tại Tiêu chuẩn 3, Tiêu chuẩn 4 (Tiêu chuẩn: Xây dựng môi trường giáo dục và Tiêu chuẩn: Phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;
b) Cấp huyện: Giáo viên được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường 02 năm liên tục, trong đó năm thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện;
c) Cấp tỉnh: Giáo viên được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện 02 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở) và cấp trường 02 lần trong 04 năm liền kề, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh (đối với giáo viên trung học phổ thông).
THẨM QUYỀN TỔ CHỨC HỘI THI, BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO HỘI THI
Hội thi cấp trường do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp trường theo quy định và thông báo kế hoạch tổ chức đến giáo viên ít nhất 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.
Hội thi cấp huyện do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức theo thẩm quyền. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp huyện theo quy định và thông báo bằng văn bản đến các trường ít nhất là 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.
Hội thi cấp tỉnh do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp tỉnh theo quy định và thông báo bằng văn bản đến phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông trực thuộc ít nhất là 02 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.
Điều 12. Kế hoạch Hội thi, hồ sơ đăng ký dự thi
1. Kế hoạch Hội thi do cấp tổ chức Hội thi quy định, bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu của Hội thi;
b) Đối tượng và điều kiện đăng ký dự thi;
c) Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi;
d) Cơ cấu giải thưởng của Hội thi và các quy định khác để đáp ứng yêu cầu của Hội thi.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Cấp trường: Kết quả đạt chuẩn nghề nghiệp (bao gồm các minh chứng xác nhận điều kiện tham gia Hội thi) theo điểm a khoản 2 Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định; bản cam kết của giáo viên về việc biện pháp của cá nhân được vận dụng có hiệu quả và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó cùng với minh chứng xác thực về việc giúp học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác dạy học, giáo dục học sinh;
b) Cấp huyện, tỉnh: Danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp huyện do cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gửi lên; danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp tỉnh do phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông trực thuộc gửi lên. Danh sách gửi kèm theo các minh chứng chứng xác nhận điều kiện tham dự Hội thi theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này; bản cam kết của giáo viên về việc biện pháp của cá nhân được vận dụng có hiệu quả và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó cùng với minh chứng xác thực về việc giúp học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác dạy học, giáo dục học sinh.
3. Hồ sơ được gửi về các cấp quản lý tổ chức Hội thi để triển khai theo Kế hoạch.
Điều 13. Tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi
1. Thủ trưởng của đơn vị tổ chức Hội thi theo thẩm quyền, ra quyết định thành lập Ban Tổ chức, gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên (là cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm, giáo viên cốt cán có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt).
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết, nội qui và các quy định khác của Hội thi;
b) Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thi;
c) Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo quy định;
d) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan.
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Tổ chức Hội thi
Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, ra quyết định thành lập Ban Giám khảo và các ban, tiểu ban phục vụ Hội thi (nếu cần thiết). Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban Tổ chức.
Điều 15. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi
1. Thành phần:
a) Ban Giám khảo bao gồm: Trưởng ban giám khảo (là Trưởng Ban Tổ chức hoặc Phó Trưởng Ban tổ chức Hội thi); Phó trưởng Ban và các thành viên.
Thành viên ban giám khảo là các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên cốt cán các cấp học đã được công nhận có năng lực tốt trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong giảng dạy, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh; có uy tín với đồng nghiệp. Thành viên ban giám khảo có thể là giảng viên chính trở lên trong các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cấp học tương ứng với Hội thi.
b) Các tiểu ban: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên ban giám khảo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên ban giám khảo:
a) Kiểm tra hồ sơ điều kiện tham dự Hội thi;
b) Dự giờ, trao đổi, nhận xét, đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên;
c) Dự buổi báo cáo, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác dạy học, giáo dục học sinh.
3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban Giám khảo:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động kiểm tra hồ sơ điều kiện tham dự Hội thi và chấm thi;
b) Liên hệ thường xuyên với Trưởng Ban Tổ chức Hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh;
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng tiểu ban:
a) Điều khiển các hoạt động của tiểu ban theo quy định;
b) Liên hệ với Trưởng Ban Giám khảo để giải quyết các vấn đề liên quan;
c) Theo dõi hoạt động của tiểu ban để phản ánh kịp thời và đề xuất với Trưởng Ban Giám khảo những kiến nghị và những điều chỉnh cần thiết về chuyên môn trong quá trình Hội thi;
d) Tổ chức cho các thành viên trong tiểu ban trao đổi, nhận xét đánh giá hồ sơ tham dự Hội thi và giờ dạy, giờ tổ chức hoạt động giáo dục, buổi báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, trong công tác dạy học, giáo dục học sinh của giáo viên tham dự Hội thi.
Điều 16. Tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi
1. Tổ chức thi: Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi, thông báo lịch thi cho các đơn vị tham gia, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự giờ giảng dạy và hoạt động giáo dục tại Hội thi.
2. Đánh giá các nội dung thi:
a) Đối với bài thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục: Bài thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 02 thành viên Ban giám khảo đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định hiện hành. Điểm kết luận của tiết thi thực hành dạy hoặc tổ chức hoạt động giáo dục là điểm trung bình cộng của giám khảo. Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, tổ chức hoạt động, Ban Giám khảo gặp gỡ với giáo viên dự thi và cán bộ quản lý giáo dục để trao đổi, nhận xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của hoạt động dạy học, giáo dục theo yêu cầu cơ bản của phiếu đánh giá hoạt động giáo dục. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đối với báo cáo biện pháp: Mỗi báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, trong công tác dạy học, giáo dục học sinh có từ 02 giám khảo trở lên đánh giá theo mức (gồm mức đạt và mức chưa đạt, do Ban tổ chức quy định và đảm bảo là biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc).
Điều 17. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau:
1. Điểm kết luận tiết thi giảng hoặc tổ chức hoạt động giáo dục đạt loại giỏi, trong đó đảm bảo không có thành viên Ban giám khảo nào đánh giá tiết dạy hoặc tổ chức hoạt động giáo dục đạt trung bình hoặc yếu.
2. Báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, trong công tác dạy học, giáo dục học sinh được trên 50% thành viên Ban giám khảo đánh giá đạt mức đạt.
Điều 18. Tổng kết và công bố kết quả Hội thi
1. Kết quả Hội thi được công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được gửi đến các đơn vị dự thi.
2. Báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Điều 19. Sử dụng kết quả Hội thi
1. Kết quả Hội thi là minh chứng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân.
2. Giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi có trách nhiệm dạy lại tiết dạy, tiết hoạt động trải nhiệm hoặc báo cáo lại chuyên đề trong phạm vi cấp trường, liên trường trên địa bàn để chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức trẻ em, học sinh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2019/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÔNG NHẬN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CÁC CẤP HỌC MẦM NON, PHỔ THÔNG
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày tháng năm 2019 và thay thế cho Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non; Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26 tháng 11 năm 2012 ban hành điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Điều 3. Các Ông (bà) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
CÔNG NHẬN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CÁC CẤP HỌC MẦM NON, PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2019)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Việc công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông thông qua Hội thi bao gồm: Nội dung, điều kiện tham dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; thẩm quyền tổ chức Hội thi; Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và tổ chức Hội thi.
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); giáo viên đang giảng dạy trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích và nguyên tắc của Hội thi
1. Mục đích Hội thi:
a) Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp mầm non, phổ thông và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành;
b) Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học và sáng tạo; khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức trẻ em, học sinh.
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên nguyện vọng tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng và khách quan;
c) Nghiêm cấm tổ chức Hội thi trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Điều 3. Các cấp tổ chức Hội thi
1. Hội thi bao gồm cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
a) Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, do nhà trường tổ chức;
b) Hội thi cấp huyện được tổ chức 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức;
c) Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
2. Số lượng và cơ cấu danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp do hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; trưởng phòng giáo dục và đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của địa phương hàng năm và theo đúng quy định tại Quy định này.
Điều 4. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi
1. Thời gian tổ chức Hội thi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của học sinh và do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định).
2. Địa điểm tổ chức Hội thi do do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định). Tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.
Điều 5. Công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
Giáo viên tham gia đủ các nội dung của Hội thi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp quy định tại Điều 19 của Thông tư này được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi.
Chương II
NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆNTHAM DỰ HỘI THI
Điều 6. Nội dung, điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non
1. Nội dung thi:
a) Thực hành một hoạt động giáo dục cụ thể đối với giáo viên mầm non theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Các hoạt động thực hành tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng trẻ em của lớp. Không được dạy thử hoạt động thực hành tham gia Hội thi ở bất cứ đâu trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho hoạt động giáo dục trong thời gian không quá 03 ngày trước thời điểm thi dạy;
b) Trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút. Biện pháp được báo cáo trực tiếp trước Ban giám khảo và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
2. Điều kiện tham gia Hội thi:
a) Cấp trường: Giáo viên cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia Hội thi), trong đó có các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt mức tốt;
b) Cấp huyện: Giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện phải được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường 02 năm liên tục, trong đó năm thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
c) Cấp tỉnh: Giáo viên tham gia Hội thi cấp tỉnh phải được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện 02 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
Điều 7. Nội dung, điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông
1. Nội dung thi:
a) Thực hành dạy học một tiết dạy theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi.Tiết thực hành tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp. Không được dạy thử tiết học tham gia Hội thi ở bất cứ đâu trong năm học tổ chức hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 03 ngày trước thời điểm thi dạy;
b) Trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong hoạt động dạy học của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút. Biện pháp được báo cáo trực tiếp trước Ban giám khảo và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
2. Điều kiện tham dự Hội thi:
a) Cấp trường: Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia Hội thi), trong đó có các tiêu chí được quy định tại Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;
b) Cấp huyện: Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường 02 năm liên tục, trong đó năm thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
c) Cấp tỉnh: Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện 02 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở) và cấp trường 02 lần trong 04 năm liền kề, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với giáo viên trung học phổ thông).
Điều 8. Nội dung và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp học phổ thông
1. Nội dung thi:
a) Thực hành một tiết tổ chức hoạt động trải nghiệm (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm hoặc hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp). Tiết thực hành tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp. Không được tổ chức thử tiết thực hành tham gia Hội thi ở bất cứ đâu trong năm học diễn ra hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết thực hành trong thời gian không quá 03 ngày trước thời điểm thi tiết thực hành;
b) Trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong công tác giáo dục học sinh của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng báo cáo không quá 30 phút. Biện pháp được báo cáo trực tiếp trước Ban giám khảo và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
2. Điều kiện tham dự Hội thi:
a) Cấp trường: Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia Hội thi), trong đó có các tiêu chí tại Tiêu chuẩn 3, Tiêu chuẩn 4 (Tiêu chuẩn: Xây dựng môi trường giáo dục và Tiêu chuẩn: Phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;
b) Cấp huyện: Giáo viên được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường 02 năm liên tục, trong đó năm thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện;
c) Cấp tỉnh: Giáo viên được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện 02 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở) và cấp trường 02 lần trong 04 năm liền kề, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh (đối với giáo viên trung học phổ thông).
Chương III
THẨM QUYỀN TỔ CHỨC HỘI THI, BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO HỘI THI
Điều 9. Hội thi cấp trường
Hội thi cấp trường do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp trường theo quy định và thông báo kế hoạch tổ chức đến giáo viên ít nhất 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.
Điều 10. Hội thi cấp huyện
Hội thi cấp huyện do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức theo thẩm quyền. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp huyện theo quy định và thông báo bằng văn bản đến các trường ít nhất là 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.
Điều 11. Hội thi cấp tỉnh
Hội thi cấp tỉnh do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp tỉnh theo quy định và thông báo bằng văn bản đến phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông trực thuộc ít nhất là 02 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.
Điều 12. Kế hoạch Hội thi, hồ sơ đăng ký dự thi
1. Kế hoạch Hội thi do cấp tổ chức Hội thi quy định, bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu của Hội thi;
b) Đối tượng và điều kiện đăng ký dự thi;
c) Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi;
d) Cơ cấu giải thưởng của Hội thi và các quy định khác để đáp ứng yêu cầu của Hội thi.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Cấp trường: Kết quả đạt chuẩn nghề nghiệp (bao gồm các minh chứng xác nhận điều kiện tham gia Hội thi) theo điểm a khoản 2 Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định; bản cam kết của giáo viên về việc biện pháp của cá nhân được vận dụng có hiệu quả và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó cùng với minh chứng xác thực về việc giúp học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác dạy học, giáo dục học sinh;
b) Cấp huyện, tỉnh: Danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp huyện do cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gửi lên; danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp tỉnh do phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông trực thuộc gửi lên. Danh sách gửi kèm theo các minh chứng chứng xác nhận điều kiện tham dự Hội thi theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này; bản cam kết của giáo viên về việc biện pháp của cá nhân được vận dụng có hiệu quả và chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó cùng với minh chứng xác thực về việc giúp học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác dạy học, giáo dục học sinh.
3. Hồ sơ được gửi về các cấp quản lý tổ chức Hội thi để triển khai theo Kế hoạch.
Điều 13. Tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi
1. Thủ trưởng của đơn vị tổ chức Hội thi theo thẩm quyền, ra quyết định thành lập Ban Tổ chức, gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên (là cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm, giáo viên cốt cán có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt).
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết, nội qui và các quy định khác của Hội thi;
b) Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thi;
c) Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo quy định;
d) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan.
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Tổ chức Hội thi
Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, ra quyết định thành lập Ban Giám khảo và các ban, tiểu ban phục vụ Hội thi (nếu cần thiết). Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban Tổ chức.
Điều 15. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi
1. Thành phần:
a) Ban Giám khảo bao gồm: Trưởng ban giám khảo (là Trưởng Ban Tổ chức hoặc Phó Trưởng Ban tổ chức Hội thi); Phó trưởng Ban và các thành viên.
Thành viên ban giám khảo là các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên cốt cán các cấp học đã được công nhận có năng lực tốt trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong giảng dạy, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh; có uy tín với đồng nghiệp. Thành viên ban giám khảo có thể là giảng viên chính trở lên trong các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cấp học tương ứng với Hội thi.
b) Các tiểu ban: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên ban giám khảo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên ban giám khảo:
a) Kiểm tra hồ sơ điều kiện tham dự Hội thi;
b) Dự giờ, trao đổi, nhận xét, đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên;
c) Dự buổi báo cáo, trao đổi, nhận xét và đánh giá kết quả báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác dạy học, giáo dục học sinh.
3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban Giám khảo:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động kiểm tra hồ sơ điều kiện tham dự Hội thi và chấm thi;
b) Liên hệ thường xuyên với Trưởng Ban Tổ chức Hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh;
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng tiểu ban:
a) Điều khiển các hoạt động của tiểu ban theo quy định;
b) Liên hệ với Trưởng Ban Giám khảo để giải quyết các vấn đề liên quan;
c) Theo dõi hoạt động của tiểu ban để phản ánh kịp thời và đề xuất với Trưởng Ban Giám khảo những kiến nghị và những điều chỉnh cần thiết về chuyên môn trong quá trình Hội thi;
d) Tổ chức cho các thành viên trong tiểu ban trao đổi, nhận xét đánh giá hồ sơ tham dự Hội thi và giờ dạy, giờ tổ chức hoạt động giáo dục, buổi báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, trong công tác dạy học, giáo dục học sinh của giáo viên tham dự Hội thi.
Chương IV
TỔ CHỨC HỘI THI
Điều 16. Tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi
1. Tổ chức thi: Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi, thông báo lịch thi cho các đơn vị tham gia, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự giờ giảng dạy và hoạt động giáo dục tại Hội thi.
2. Đánh giá các nội dung thi:
a) Đối với bài thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục: Bài thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 02 thành viên Ban giám khảo đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định hiện hành. Điểm kết luận của tiết thi thực hành dạy hoặc tổ chức hoạt động giáo dục là điểm trung bình cộng của giám khảo. Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, tổ chức hoạt động, Ban Giám khảo gặp gỡ với giáo viên dự thi và cán bộ quản lý giáo dục để trao đổi, nhận xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của hoạt động dạy học, giáo dục theo yêu cầu cơ bản của phiếu đánh giá hoạt động giáo dục. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đối với báo cáo biện pháp: Mỗi báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, trong công tác dạy học, giáo dục học sinh có từ 02 giám khảo trở lên đánh giá theo mức (gồm mức đạt và mức chưa đạt, do Ban tổ chức quy định và đảm bảo là biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc).
Điều 17. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau:
1. Điểm kết luận tiết thi giảng hoặc tổ chức hoạt động giáo dục đạt loại giỏi, trong đó đảm bảo không có thành viên Ban giám khảo nào đánh giá tiết dạy hoặc tổ chức hoạt động giáo dục đạt trung bình hoặc yếu.
2. Báo cáo biện pháp đã thực hiện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, trong công tác dạy học, giáo dục học sinh được trên 50% thành viên Ban giám khảo đánh giá đạt mức đạt.
Điều 18. Tổng kết và công bố kết quả Hội thi
1. Kết quả Hội thi được công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được gửi đến các đơn vị dự thi.
2. Báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Điều 19. Sử dụng kết quả Hội thi
1. Kết quả Hội thi là minh chứng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân.
2. Giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi có trách nhiệm dạy lại tiết dạy, tiết hoạt động trải nhiệm hoặc báo cáo lại chuyên đề trong phạm vi cấp trường, liên trường trên địa bàn để chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức trẻ em, học sinh.
- 1Thông tư 25/2012/TT-BGDĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 6922/BGDĐT-GDTH về tổ chức Liên hoan Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học toàn quốc năm 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 558/BGDĐT-NGCBQLCSGD năm 2016 về lưu ý vấn đề liên quan đến tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư 25/2012/TT-BGDĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 6922/BGDĐT-GDTH về tổ chức Liên hoan Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học toàn quốc năm 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 558/BGDĐT-NGCBQLCSGD năm 2016 về lưu ý vấn đề liên quan đến tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Dự thảo Thông tư quy định về công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Đang cập nhật