Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2015/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO 1 |
|
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số Điều về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Bộ luật lao động và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 45/2013/NĐ-CP).
1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân có sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động), bao gồm:
a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
d) Hợp tác xã;
đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.
2. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động (sau đây gọi chung là người lao động).
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân được áp dụng các chế độ như đối với người lao động quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng đối tượng này có quy định khác.
Điều 3. Thỏa thuận làm thêm giờ
Người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về làm thêm giờ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Người sử dụng lao động chỉ được bố trí người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.
Điều 4. Nghỉ bù sau đợt làm thêm nhiều ngày
1.Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hằng tuần cố định, sau mỗi đợt làm thêm 07 ngày liên tục, người lao động phải được bố trí nghỉ vào ngày tiếp theo đợt làm thêm để bù cho ngày nghỉ hằng tuần đã không được nghỉ. Người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định Điều 97 Bộ luật lao động cho thời gian làm thêm, không phải trả lương ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần.
2. Trường hợp do chu kỳ lao động, người lao động không thể nghỉ hằng tuần cố định thì việc bố trí nghỉ bù sau đợt làm thêm nhiều ngày như sau:
a) Nếu đợt làm thêm 07 ngày liên tục trùng với ngày nghỉ trong tháng thì phải bố trí cho người lao động nghỉ bù như quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Nếu đợt làm thêm 07 ngày liên tục không trùng ngày nghỉ trong tháng thì người sử dụng lao động vẫn phải cho nghỉ vào ngày tiếp theo đợt làm thêm.Người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định Điều 97 Bộ luật lao động cho thời gian làm thêm, không phải trả lương ngày nghỉ bù.
Việc hoán đổi ngày nghỉ bù này với ngày nghỉ hàng tuần đã bố trí do người sử dụng lao động và người lao động thuận. Trường hợp không thỏa thuận hoán đổi, thì người sử dụng lao động vãn phải bố trí nghỉ đủ 4 ngày nghỉ hằng tuần trong tháng theo kế hoạch đã xây dựng, ngoài ngày nghỉ bù.
c) Đối với công có tính chất đặc biệt theo quy định tại Điều 117 Bộ luật lao động thì thực hiện theo hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật đặc thù.
Điều 5.Làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
1. Các trường hợp khác được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm để giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP là các trường hợp sau:
a) Giải quyết công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, phụ thuộc vào thời điểm các chủ hàng yêu cầu,bao gồm công việc sản xuất, lắp ráp linh kiện điển, điện tử;
b) Giải quyết công việc có tính chất thời vụ;
c) Giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước được như hậu quả thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; thiếu nguồn cung lao động; thiếu điện; nguyên liệu đầu vào không được cung cấp kịp thời theo kế hoạch.
2. Tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Thực hiện việc thỏa thuận làm thêm giờ theo quy định tại
b) Thông báo bằng văn bản về Sở lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện.
Điều 6. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hằng năm
Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 1 Điều 114 Bộ luật lao động trong các trường hợp sau đây:
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động;
2. Chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động.
Điều 7. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo ca thì được nghỉ trong ca ít nhất 30 phút liên tục; riêng người lao động làm việc trong ca liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP thì thời gian 30 phút nghỉ trong ca này được tính vào thời giờ làm việc.
2. Nếu ca làm việc có giờ làm việc ban đêm được quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động, thì người lao động được nghỉ trong ca ít nhất 45 phút liên tục, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, người lao động làm việc trong ca từ 10 giờ trở lên được nghỉ thêm ít nhất 30 phút liên tục tính vào giờ làm việc.
4. Người sử dụng lao động phải quy định các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. Nếu đợt nghỉ ngắn là thời gian quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP thì phải tính vào giờ làm việc.
5. Thời điểm nghỉ trong giờ lam việc cụ thể theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này tùy thuộc vào tổ chức lao động của cơ sở, không nhất thiết mọi người lao động phải nghỉ cùng lúc giữa ca; không được bố trí vào thời gian ngoài ca làm việc.
Ví dụ: Doanh nghiệp A bố trí cho người lao động làm việc 7 giờ 30 phút liên tục rồi mới cho nghỉ 30 phút là không đúng quy định của pháp luật.
6. Ngoài thời gian nghỉ trong ca làm việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, người sử dụng lao động phải bố trí thời gian nghỉ chế độ khác trong ca làm việc cho lao động nữ, người lao động cao tuổi và các lao động đặc thù khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 8. Thời gian học nghề, tập nghề được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm
Người lao động học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì thời gian học nghề, tập nghề được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính ngày nghỉ hằng năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP trừ các trường hợp:
1. Người lao động chấm dứt hợp đồng học nghề, tập nghề trước thời hạn;
2. Người lao động học nghề, tập nghề nhưng không tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Đưa các nội dung quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vào nội quy lao động, niêm yết công khai để người lao động biết và thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh sát với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, đơn vị để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng làm thêm giờ.
3. Đối với người lao động mà doanh nghiệp, đơn vị bố trí làm thêm nhiều giờ trong năm, thì doanh nghiệp, đơn vị phải có sự quan tâm chăm lo sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khoẻ lâu dài của người lao động.
4. Hằng năm, báo cáo tình hình thực hiện quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở chính.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn.
2. Tiếp nhận công văn thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm.
3. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tái phạm.
4. Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn.
1.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2015.
2. Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11 tháng 4 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Nghị định số 95/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 519/LĐTBXH-BHLĐ ngày 25/02/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- 2Công văn số 1098/LĐTBXH-BHLĐ ngày 10/04/2003 của Bộ lao động thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh
- 3Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Công văn số 519/LĐTBXH-BHLĐ ngày 25/02/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- 2Công văn số 1098/LĐTBXH-BHLĐ ngày 10/04/2003 của Bộ lao động thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh
- 3Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Bộ Luật lao động 2012
- 5Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra