Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2019/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ,
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi tắt là hàng hóa nhóm 2) nhập khẩu; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công bố hợp quy; các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa (sau đây gọi chung là người nhập khẩu);
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động chứng nhận (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký) theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).
2. Tổ chức chứng nhận, giám định thực hiện hoạt động chứng nhận, giám định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận sản phẩm nhóm 2 sản xuất trong nước phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
5. Lô hàng là tập hợp một chủng loại hàng hóa được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ và thuộc cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
6. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra).
7. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý.
8. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa (chủ hàng) hoặc tổ chức, cá nhân, đại lý được ủy quyền nhập khẩu của chủ hàng (người được ủy quyền).
9. Chứng chỉ chất lượng lô hàng bao gồm một trong những tài liệu sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là kết quả tự đánh giá);
b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
10. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/văn bản quy phạm pháp luật;
- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Điều 4. Áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn
1. Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá, nếu phát hiện chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, nhập khẩu thì khi đó sản phẩm sản xuất, nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần đầu của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
Hàng hóa nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
2. Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, nhập khẩu thì khi đó sản phẩm sản xuất, nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần thứ hai của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu sau 06 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Xử lý hàng nhập khẩu không hoàn thành hồ sơ theo thời hạn quy định
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu chưa nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá theo quy định thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu (nếu có), quyết định việc kéo dài thời gian nộp kết quả tự đánh giá hoặc áp dụng ngay việc kiểm tra trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN), Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN) và tại cơ sở của người nhập khẩu.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật:
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu chưa nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định) theo quy định thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu (nếu có), quyết định việc kéo dài thời gian nộp chứng chỉ chất lượng hoặc áp dụng ngay việc kiểm tra trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và tại cơ sở của người nhập khẩu.
Trường hợp tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định có văn bản khẳng định hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, người nhập khẩu nộp văn bản này cho cơ quan kiểm tra để lưu hồ sơ nhập khẩu và không phải nộp chứng chỉ chất lượng.
Điều 6. Hướng dẫn áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, định kỳ 03 tháng (trước ngày 25 của tháng cuối quý), người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm. Báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp bao gồm các nội dung sau:
1. Tên người nhập khẩu.
2. Ngày nhập khẩu, cửa khẩu nhập (tên và địa chỉ).
3. Các thông tin về hàng hóa nhập khẩu:
- Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật;
- Xuất xứ, nhà sản xuất;
- Số lượng, khối lượng nhập khẩu; đơn vị tính;
- Kết quả đánh giá sự phù hợp (ngày đánh giá, kết quả đánh giá, tổ chức/đơn vị đánh giá, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng/văn bản quy phạm pháp luật).
4. Cam kết chất lượng hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng/văn bản quy phạm pháp luật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và kết quả đánh giá sự phù hợp khai báo nêu trên.
Điều 7. Nguyên tắc quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít
Đối với trường hợp hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thử nghiệm theo quy định, căn cứ nhu cầu quản lý và yêu cầu đối với từng loại hàng hóa, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Trường hợp chưa có hướng dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, doanh nghiệp có văn bản gửi các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để được hướng dẫn hoặc xem xét miễn kiểm tra lô hàng nhập khẩu.
1. Ngay sau khi có kết quả đánh giá sự phù hợp không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu xử lý như sau:
a) Thống kê số lượng hàng hóa còn tồn tại kho, cửa hàng của người nhập khẩu và cửa hàng của người kinh doanh.
b) Tiến hành thu hồi các hàng hóa không đạt chất lượng; niêm phong số lượng hàng hóa này.
c) Có văn bản báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt chất lượng, số lượng hàng hóa còn tồn và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Sau khi nhận được văn bản báo cáo của người nhập khẩu, căn cứ vào khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và kết quả đánh giá sự phù hợp, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét, quyết định biện pháp xử lý (tiêu hủy, tái xuất, tái chế) và thông báo cho người nhập khẩu biết, tổ chức thực hiện.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu vào Việt Nam được quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các hàng hóa khác có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phóng xạ, sản phẩm có phóng xạ, thực hiện theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thực hiện.
Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật.
Điều 11. Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thép (trừ thép làm cốt bê tông), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định thép nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Thép nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong, áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu sau 06 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được kiểm tra theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn và chuyển về áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ thấp hơn đối với hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Chỉ đạo, xử lý các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), dầu nhờn động cơ đốt trong và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo từ các cơ quan kiểm tra ở Trung ương, các tỉnh, thành phố để tổng hợp trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ 6 tháng, 1 năm. Số liệu tính đến ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo trước ngày 20 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Điều 15. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này) tại các cửa khẩu trên địa bàn. Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra và người nhập khẩu trong thời hạn tối đa 07 ngày, kể từ ngày lấy mẫu đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu hoặc kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận, tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu ngay sau khi có kết quả đánh giá sự phù hợp để bảo đảm trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp kết quả đánh giá sự phù hợp này cho cơ quan kiểm tra.
Trường hợp vì lý do kỹ thuật hoặc lý do khách quan phải kéo dài thời gian đánh giá sự phù hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo ngay bằng văn bản lý do và thời hạn trả kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu để báo cáo cơ quan kiểm tra.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định có văn bản gửi người nhập khẩu để nộp cho cơ quan kiểm tra lưu hồ sơ nhập khẩu và không phải nộp chứng chỉ chất lượng.
2. Phối hợp với cơ quan kiểm tra khi có yêu cầu liên quan đến đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu.
3. Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Báo cáo kịp thời cho cơ quan kiểm tra khi phát hiện sai phạm của người nhập khẩu.
1. Người nhập khẩu có trách nhiệm:
a) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra;
b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định tái xuất hoặc tiêu hủy đối với hàng hóa bị buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy.
Đối với lô hàng được tái chế, người nhập khẩu chịu trách nhiệm tái chế và thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế;
c) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy lô hàng hóa đó thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra có vi phạm về chất lượng cho cơ quan hải quan nơi tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu để xử lý theo thẩm quyền;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp xử lý tái chế thì người nhập khẩu đề xuất phương án tái chế để cơ quan kiểm tra báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định xử lý. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHÓM 2 SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thép (trừ thép làm cốt bê tông), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Trường hợp nếu phát hiện sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, khi đó cơ quan kiểm tra sẽ xem xét, quyết định thép sản xuất trong nước sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Thép sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần đầu của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong, áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nếu phát hiện sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, thiết bị điện và điện tử, dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất trong nước sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần thứ hai của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
3. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
4. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được thực hiện theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2019.
2. Các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người nhập khẩu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2019/TT-BKHCN ngày ... tháng…năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-….. | …., ngày tháng năm 20… |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Số liệu 6 tháng năm 20…. hoặc năm 20…. tính từ ngày …. đến ngày…….)
Kính gửi:
1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra: …………………….lô, trong đó:
- Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu:………………………… lô (chi tiết xem bảng 1)
- Số lô không đạt yêu cầu: ………………………………… lô (chi tiết xem bảng 2)
- Số lô trốn tránh kiểm tra:……………………………………lô (chi tiết xem bảng 3)
2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình khiếu nại và giải quyết...)
3. Kiến nghị:
BẢNG 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.
Số TT | Tên, nhóm hàng hóa (thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN) | Tổng số (lô) | Đõn vị tính | Khối lượng | Nguồn gốc, xuất xứ | Chi cục kiểm tra1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
BẢNG 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.
Số TT | Số hồ sơ | Tên Người NK | Địa chỉ ĐT/Fax | Tên & nhóm hàng hóa NK | Số lượng | Xuất xứ | Lý do không Đạt | Các biện pháp Đã Được xử lý | Chi cục xử lý2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
____________________
1 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ thì không cần phải ghi cột này.
2 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ thì không cần phải ghi cột này.
BẢNG 3. Các doanh nghiệp không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Số TT | Giấy Đăng ký kiểm tra số | Tên Người NK | Địa chỉ ĐT/Fax | Tên & nhóm hàng hóa NK | Số lượng | Tờ khai HHNK số | Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: /2019/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 74/2018/NĐ-CP NGÀY 15/5/2018 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2018/NĐ-CP NGÀY 09/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi tắt là hàng hóa nhóm 2) nhập khẩu; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công bố hợp quy; các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa (sau đây gọi chung là người nhập khẩu);
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động chứng nhận (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký) theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).
2. Tổ chức chứng nhận, giám định thực hiện hoạt động chứng nhận, giám định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận sản phẩm nhóm 2 sản xuất trong nước phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
5. Lô hàng là tập hợp một chủng loại hàng hóa được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ và thuộc cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
6. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra).
7. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý.
8. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa (chủ hàng) hoặc tổ chức, cá nhân, đại lý được ủy quyền nhập khẩu của chủ hàng (người được ủy quyền).
9. Chứng chỉ chất lượng lô hàng bao gồm một trong những tài liệu sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là kết quả tự đánh giá);
b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
10. Kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/văn bản quy phạm pháp luật;
- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Điều 4. Áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn
1. Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá, nếu phát hiện chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, nhập khẩu thì khi đó sản phẩm sản xuất, nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần đầu của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
Hàng hóa nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
2. Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, nhập khẩu thì khi đó sản phẩm sản xuất, nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần thứ hai của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu sau 06 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu thì sẽ chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Xử lý hàng nhập khẩu không hoàn thành hồ sơ theo thời hạn quy định
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu chưa nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá theo quy định thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu (nếu có), quyết định việc kéo dài thời gian nộp kết quả tự đánh giá hoặc áp dụng ngay việc kiểm tra trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN), Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN) và tại cơ sở của người nhập khẩu.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật:
Trường hợp quá thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu chưa nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định) theo quy định thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Cơ quan kiểm tra căn cứ văn bản của người nhập khẩu (nếu có), quyết định việc kéo dài thời gian nộp chứng chỉ chất lượng hoặc áp dụng ngay việc kiểm tra trên thị trường theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và tại cơ sở của người nhập khẩu.
Trường hợp tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định có văn bản khẳng định hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, người nhập khẩu nộp văn bản này cho cơ quan kiểm tra để lưu hồ sơ nhập khẩu và không phải nộp chứng chỉ chất lượng.
Điều 6. Hướng dẫn áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, định kỳ 03 tháng (trước ngày 25 của tháng cuối quý), người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm. Báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp bao gồm các nội dung sau:
1. Tên người nhập khẩu.
2. Ngày nhập khẩu, cửa khẩu nhập (tên và địa chỉ).
3. Các thông tin về hàng hóa nhập khẩu:
- Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật;
- Xuất xứ, nhà sản xuất;
- Số lượng, khối lượng nhập khẩu; đơn vị tính;
- Kết quả đánh giá sự phù hợp (ngày đánh giá, kết quả đánh giá, tổ chức/đơn vị đánh giá, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng/văn bản quy phạm pháp luật).
4. Cam kết chất lượng hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng/văn bản quy phạm pháp luật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và kết quả đánh giá sự phù hợp khai báo nêu trên.
Điều 7. Nguyên tắc quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít
Đối với trường hợp hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thử nghiệm theo quy định, căn cứ nhu cầu quản lý và yêu cầu đối với từng loại hàng hóa, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Trường hợp chưa có hướng dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, doanh nghiệp có văn bản gửi các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để được hướng dẫn hoặc xem xét miễn kiểm tra lô hàng nhập khẩu.
Điều 8. Nguyên tắc xử lý, thu hồi sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng
1. Ngay sau khi có kết quả đánh giá sự phù hợp không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu xử lý như sau:
a) Thống kê số lượng hàng hóa còn tồn tại kho, cửa hàng của người nhập khẩu và cửa hàng của người kinh doanh.
b) Tiến hành thu hồi các hàng hóa không đạt chất lượng; niêm phong số lượng hàng hóa này.
c) Có văn bản báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt chất lượng, số lượng hàng hóa còn tồn và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Sau khi nhận được văn bản báo cáo của người nhập khẩu, căn cứ vào khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và kết quả đánh giá sự phù hợp, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét, quyết định biện pháp xử lý (tiêu hủy, tái xuất, tái chế) và thông báo cho người nhập khẩu biết, tổ chức thực hiện.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 9. Đối tượng kiểm tra
1. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu vào Việt Nam được quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các hàng hóa khác có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là chất phóng xạ, sản phẩm có phóng xạ, thực hiện theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thực hiện.
Điều 10. Căn cứ kiểm tra
Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật.
Điều 11. Quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thép (trừ thép làm cốt bê tông), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định thép nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Thép nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong, áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông; thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu sau 06 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động nhập khẩu, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được kiểm tra theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn và chuyển về áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ thấp hơn đối với hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Chỉ đạo, xử lý các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), dầu nhờn động cơ đốt trong và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo từ các cơ quan kiểm tra ở Trung ương, các tỉnh, thành phố để tổng hợp trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ 6 tháng, 1 năm. Số liệu tính đến ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo trước ngày 20 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Điều 15. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này) tại các cửa khẩu trên địa bàn. Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra và người nhập khẩu trong thời hạn tối đa 07 ngày, kể từ ngày lấy mẫu đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của người nhập khẩu hoặc kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận, tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu ngay sau khi có kết quả đánh giá sự phù hợp để bảo đảm trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp kết quả đánh giá sự phù hợp này cho cơ quan kiểm tra.
Trường hợp vì lý do kỹ thuật hoặc lý do khách quan phải kéo dài thời gian đánh giá sự phù hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo ngay bằng văn bản lý do và thời hạn trả kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu để báo cáo cơ quan kiểm tra.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định có văn bản gửi người nhập khẩu để nộp cho cơ quan kiểm tra lưu hồ sơ nhập khẩu và không phải nộp chứng chỉ chất lượng.
2. Phối hợp với cơ quan kiểm tra khi có yêu cầu liên quan đến đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu.
3. Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Báo cáo kịp thời cho cơ quan kiểm tra khi phát hiện sai phạm của người nhập khẩu.
Điều 17. Trách nhiệm các bên liên quan trong việc xử lý hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng
1. Người nhập khẩu có trách nhiệm:
a) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra;
b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định tái xuất hoặc tiêu hủy đối với hàng hóa bị buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy.
Đối với lô hàng được tái chế, người nhập khẩu chịu trách nhiệm tái chế và thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế;
c) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy lô hàng hóa đó thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra có vi phạm về chất lượng cho cơ quan hải quan nơi tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu để xử lý theo thẩm quyền;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp xử lý tái chế thì người nhập khẩu đề xuất phương án tái chế để cơ quan kiểm tra báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định xử lý. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHÓM 2 SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Điều 18. Quy định về công bố hợp quy đối với sản phẩm nhóm 2 sản xuất trong nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thép (trừ thép làm cốt bê tông), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Trường hợp nếu phát hiện sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về nội dung khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, khi đó cơ quan kiểm tra sẽ xem xét, quyết định thép sản xuất trong nước sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Thép sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần đầu của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá.
2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong, áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nếu phát hiện sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, thiết bị điện và điện tử, dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất trong nước sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất trong nước khi bị áp dụng biện pháp quản lý ở mức độ chặt hơn (công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật), nếu kết quả đánh giá giám sát lần thứ hai của tổ chức chứng nhận khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường và trong thời gian này không có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất, khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định việc chuyển về áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
3. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước là xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), áp dụng biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
4. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước khác có khả năng gây mất an toàn sẽ được thực hiện theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, trong đó quy định cụ thể một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2019.
2. Các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người nhập khẩu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục
(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2019/TT-BKHCN ngày ... tháng…năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-….. | …., ngày tháng năm 20… |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Số liệu 6 tháng năm 20…. hoặc năm 20…. tính từ ngày …. đến ngày…….)
Kính gửi:
1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra: …………………….lô, trong đó:
- Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu:………………………… lô (chi tiết xem bảng 1)
- Số lô không đạt yêu cầu: ………………………………… lô (chi tiết xem bảng 2)
- Số lô trốn tránh kiểm tra:……………………………………lô (chi tiết xem bảng 3)
2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình khiếu nại và giải quyết...)
3. Kiến nghị:
BẢNG 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.
Số TT | Tên, nhóm hàng hóa (thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN) | Tổng số (lô) | Đõn vị tính | Khối lượng | Nguồn gốc, xuất xứ | Chi cục kiểm tra1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
BẢNG 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.
Số TT | Số hồ sơ | Tên Người NK | Địa chỉ ĐT/Fax | Tên & nhóm hàng hóa NK | Số lượng | Xuất xứ | Lý do không Đạt | Các biện pháp Đã Được xử lý | Chi cục xử lý2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
____________________
1 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ thì không cần phải ghi cột này.
2 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ thì không cần phải ghi cột này.
BẢNG 3. Các doanh nghiệp không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Số TT | Giấy Đăng ký kiểm tra số | Tên Người NK | Địa chỉ ĐT/Fax | Tên & nhóm hàng hóa NK | Số lượng | Tờ khai HHNK số | Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | CƠ QUAN KIỂM TRA |
- 1Công văn 1123/TCTS-NTTS năm 2015 về tăng cường quản lý chất lượng vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản và an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 2319/QĐ-BCT năm 2016 Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Công văn 1123/TCTS-NTTS năm 2015 về tăng cường quản lý chất lượng vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản và an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 2319/QĐ-BCT năm 2016 Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2018/NĐ-CP và 154/2018/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra