Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày        tháng 12 năm 2023

DỰ THẢO 2

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC CHI TRẢ KINH PHÍ TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi trả kinh phí tại Việt Nam thực hiện đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, như sau:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn chi trả kinh phí tại Việt Nam thực hiện đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng :

Thông tư này áp dụng đối với lưu học sinh được tuyển chọn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đi học trong các trường hợp sau đây:

- Theo các Hiệp định (hoặc thoả thuận) giữa Chính phủ Việt Nam và các nước hoặc giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là diện Hiệp định);

- Theo Đề án ”Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ” (sau đây gọi tắt là Đề án 322);

- Theo Đề án ”Đào tạo công dân Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn chuyển đổi nợ với Liên bang Nga ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phần do Việt Nam quản  lý (sau đây gọi tắt là Đề án chuyển đổi nợ Nga).

Điều 2: Chi trả kinh phí tại Việt Nam thực hiện đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước

Trường hợp cấp bách, bất khả kháng (chiến tranh, xung đột quốc tế, thiên tai, dịch bệnh[1]) hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác dẫn đến việc không thể chuyển tiền theo quy trình thông thường quy định tại Điểm 3 Phần II Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; trên cơ sở đề xuất của các Bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các đề án đào tạo tại nước ngoài theo quy định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính làm thủ tục chi trả kinh phí (bao gồm sinh hoạt phí và các chi phí khác theo quy định) cho lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm 2 Phần I Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước vào tài khoản đô la Mỹ của lưu học sinh mở tại các ngân hàng ở Việt Nam. Các Bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các đề án đào tạo tại nước ngoài có trách nhiệm chi trả kinh phí đúng đối tượng, theo dõi, quản lý số tiền chi trả đảm bảo không cấp trùng 2 lần và thực hiện giảm trừ tương ứng số tiền đã chi trả tại Việt Nam trong tổng số kinh phí của lưu học sinh được hưởng theo chế độ quy định.

Điều 3: Tổ chức thực hiện:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày      tháng      năm 2023.  Những nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 và Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước vẫn còn hiệu lực thi hành.

2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc của lưu học sinh đề nghị phản ảnh về Bộ Tài chính để tổng hợp, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại Giao để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (....).

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng