HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2020/NQ-HĐTP | Hà Nội, ngày tháng năm 2020 |
DỰ THẢO 1 |
|
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại các chương XXV, XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự, các chương XX, XXI của Bộ luật Tố tụng dân sự, các chương XV, XVI của Luật Tố tụng hành chính.
1. Thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là văn bản tố tụng của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về việc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị kháng nghị.
2. Thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
a) Số, ngày, tháng, năm của thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị, thông báo, kiến nghị;
c) Ngày, tháng, năm gửi đơn đề nghị, văn bản thông báo, kiến nghị;
d) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị kháng nghị;
đ) Nhận xét, phân tích về từng vấn đề pháp lý trong bản án, quyết định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là có vi phạm, sai lầm cần phải xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; tình tiết mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là tình tiết mới cần phải xem xét theo thủ tục tái thẩm và nêu rõ lý do không kháng nghị.
3. Thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị, thông báo, kiến nghị.
Điều 3. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính quy định tại Điều 378 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 333 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 262 Luật Tố tụng hành chính.
2. Nhận định của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải chỉ ra những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Nhận định của người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm phải chỉ ra tình tiết mới được phát hiện và tác động của tình tiết đó dẫn đến sự thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Điều 4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính quy định tại Điều 394 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 348 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 277 Luật Tố tụng hành chính.
2. Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm phải đưa ra lập luận, phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; đường lối giải quyết lại vụ án trong trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm; lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 5. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kết luận của Tòa án không được khẳng định bằng các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa;
b) Hội đồng xét xử đã không xem xét chứng cứ có ảnh hưởng cơ bản đến kết luận trong bản án, quyết định;
Ví dụ 1: Vật chứng là tài sản thuộc sở hữu chung của người phạm tội và người khác. Tòa án không xem xét, làm rõ đồng sở hữu khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hay không mà đã tịch thu sung quỹ nhà nước toàn bộ tài sản là chưa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đồng sở hữu khác.
c) Còn tồn tại những chứng cứ mâu thuẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra phán quyết nhưng Tòa án chưa làm rõ các chứng cứ này đã chấp nhận một trong các chứng cứ đối lập mà không nêu ra những căn cứ của việc chấp nhận những chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác;
Ví dụ 2: A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định A có 02 giấy khai sinh khác nhau, trong đó có 01 giấy khai sinh xác định A 19 tuổi, 01 giấy khai sinh xác định A 17 tuổi. Cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được tuổi thật của A nhưng khi xét xử, Tòa án vẫn sử dụng giấy khai sinh xác định A 19 tuổi để xử lý hình sự. Trường hợp này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của A vì chưa xác định được đặc điểm quan trọng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (dẫn đến việc A có thể không được áp dụng các nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự). Lẽ ra Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để xác định chính xác tuổi của A mới có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự.
d) Thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án nhưng Tòa án không đề nghị bổ sung, làm rõ mà vẫn đưa ra quyết định;
Ví dụ 3: Bị hại yêu cầu bồi thường một khoản tiền, nhưng không cung cấp chứng cứ đầy đủ chứng minh về thiệt hại (chi phí sửa chữa nhà, phương tiện...), Tòa án đã không làm rõ tại phiên tòa, không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng vẫn buộc bị cáo bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bị hại.
đ) Kết luận trong bản án có mâu thuẫn cơ bản với tài liệu chứng cứ thu thập được của người bị kết án, người tham gia tố tụng khác và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự.
2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc quyết định về tội danh không đúng, hình phạt không đúng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; hạn chế hoặc tước một số quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại, đương sự; xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí, lệ phí không đúng quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
b) Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
đ) Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã hết thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
g) Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
h) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can;
i) Truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
k) Chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
l) Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt, người câm, người điếc, người mù hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt;
m) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
n) Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
o) Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
p) Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;
q) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
r) Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
s) Thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định;
t) Xét xử không đúng thẩm quyền;
u) Không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa;
v) Không tuyên phần kháng cáo; quyền viết đơn xin ân giảm đối với trường hợp bị cáo bị kết án tử hình;
x) Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét phần kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm;
y) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như hướng dẫn tại điểm a đến điểm y khoản này nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, nếu hủy bản án, quyết định để điều tra, xét xử lại cũng không thể khắc phục được thì không kháng nghị giám đốc thẩm.
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự và pháp luật có liên quan khác dẫn đến việc ra phán quyết không đúng với sự thật khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, đương sự trong vụ án hình sự.
Ví dụ 4: Trong quá trình giải quyết vụ án, A đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện thêm tội phạm mới. Khi xét xử, Tòa án chỉ cho A hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự là không đúng. Trường hợp này, A phải được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ 5: A lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cố ý phân phối hàng cứu trợ cho người không đúng đối tượng gây thất thoát tiền cứu trợ 200.000.000đ theo quy định tại khoản 1 Điều 231 của Bộ luật Hình sự về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Khi xét xử, Tòa án đã áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự đối với A là không đúng. Trường hợp này, A không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự vì đây là tình tiết định tội nên không được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điều 6. Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bao gồm:
a) Bản án sơ thẩm;
b) Bản án phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
d) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
đ) Quyết định bắt buộc chữa bệnh;
e) Quyết định buộc người được hưởng án treo chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;
g) Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
h) Quyết định miễn thi hành chấp hành án phạt tù;
i) Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
k) Quyết định giảm thời gian thử thách của án treo, cải tạo không giam giữ;
l) Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của người được tha tù trước hạn có điều kiện;
m) Quyết định miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án.
2.
Phương án 1.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ xem xét kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phương án 2.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì xem xét kháng nghị đối với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền kháng nghị đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Điều 7. Xác định thời hạn kháng nghị
1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị được xác định như sau:
a) Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày tiếp theo ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày tiếp theo ngày Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án, ra quyết định;
c) Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị một phần thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với phần không bị kháng cáo, kháng nghị được xác định như điểm a khoản 1 Điều này; đối với phần bị kháng cáo, kháng nghị được xác định như điểm b khoản 1 Điều này;
d) Trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày tiếp theo ngày Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương ra quyết định.
2. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị được xác định là ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc 24 giờ của ngày đó.
3. Kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Minh oan cho người bị kết án;
b) Xác định tội danh khác nhẹ hơn;
c) Giảm mức hình phạt (hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung);
d) Chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn;
đ) Cho người bị kết án được hưởng án treo;
e) Khắc phục việc áp dụng biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng không đúng quy định của pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án.
4. Thời hạn kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự (gồm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ hoàn trả) được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Chương III của Nghị quyết này.
Điều 8. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
1. Quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải có các nội dung như sau:
a) Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định;
c) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
d) Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
đ) Căn cứ, nội dung thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị;
e) Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
g) Yêu cầu của người kháng nghị.
2. Trường hợp thay đổi, bổ sung kháng nghị thì thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm quy định tại Điều 385 của Bộ luật Tố tụng hình sự được xác định lại kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị.
3. Người có thẩm quyền kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Trường hợp hết thời hạn kháng nghị nhưng việc bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì Tòa án vẫn xem xét, giải quyết.
4. Trường hợp rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm không ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm đối với phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã bị rút kháng nghị mà nhận định trong quyết định giám đốc thẩm.
Điều 9. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
1. Ngay sau khi ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
2. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung sau:
a) Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
b) Căn cứ ban hành quyết định;
c) Người có thẩm quyền ra quyết định;
d) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
e) Số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án;
g) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án;
h) Thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung;
i) Tên, địa chỉ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý;
k) Hiệu lực thi hành của quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị.
3. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ban hành cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Quyết định này không bị khiếu nại, kháng nghị.
4. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều 377 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 10. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi xét thấy kháng nghị không có căn cứ quy định tại Điều 371 của Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này và bản án, quyết định đó có căn cứ, đúng pháp luật.
2. Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại các điều 390, 391, 392 của Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
3. Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 393 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các điều kiện quy định tại Điều 393 của Bộ luật Tố tụng hình sự được hiểu như sau:
a) Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đã rõ ràng, đầy đủ là trường hợp không cần phải điều tra, bổ sung chứng cứ mà vẫn có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, bao gồm cả trường hợp người kháng nghị, người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị giám đốc thẩm cung cấp, bổ sung chứng cứ để làm rõ hơn tình tiết đã được Tòa án nhận định, đánh giá;
b) Không làm thay đổi bản chất của vụ án là trường hợp các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở để kết luận người bị kết án phạm tội đã bị Tòa án kết án hoặc tội danh khác tương ứng hoặc tội danh nhẹ hơn tội danh đã bị Tòa án kết án;
Ví dụ 6: A và B mâu thuẫn cá nhân. 8h ngày 01-01-2019, A gặp B trên đường, A cầm gậy vụt vào vai, lưng của B với mục đích dằn mặt và nói “Cho mày chết này” rồi bỏ chạy. B bị ngã xuống đường, sau đó tự đi về nhà. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, B có biểu hiện tức ngực, hoa mắt, đau đầu và được đưa vào viện cấp cứu, được xác định nguyên nhân chết do vỡ mạch máu, gây tụ máu não. A bị xét xử và kết án về tội giết người. Tuy nhiên, trường hợp này cần xác định A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
c) Không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án là trường hợp quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm về tội danh, hình phạt, xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí và các quyết định khác đối với người bị kết án bằng hoặc nhẹ hơn quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
d) Không gây bất lợi cho bị hại, đương sự là trường hợp quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và các quyết định khác có liên quan đến họ bằng hoặc có lợi hơn quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
4. Hội đồng giám đốc thẩm đình chỉ xét xử giám đốc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tại phiên tòa, người có thẩm quyền kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị giám đốc thẩm;
b) Người chấp hành án chết và có quyết định đình chỉ thi hành án, trừ trường hợp cần minh oan cho họ.
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. Đương sự có quyền gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đến người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp đương sự gửi đơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này nhưng hết thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân đó mới gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị và nêu rõ lý do cho đương sự.
Ngày gửi đơn đề nghị của đương sự là ngày đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát, ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi hoặc ngày gửi đơn đề nghị bằng phương tiện điện tử.
2. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” quy định tại khoản 2 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính gồm:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Tiếp công dân Trung ương;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là đương sự trong vụ án cho rằng họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng không được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng và cho rằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án mình, Tòa án nhân dân cấp cao nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án mình nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính.
1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Trường hợp đương sự gửi đơn đề nghị nhiều lần thì Tòa án, Viện kiểm sát chỉ cấp giấy xác nhận đã nhận đơn một lần đối với đơn đề nghị gửi lần đầu.
2. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đương sự gửi đơn đề nghị trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 của Nghị quyết này;
b) Đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 257 Luật Tố tụng hành chính.
3. Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà đương sự mới gửi đơn đề nghị hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 11 của Nghị quyết này mới chuyển đơn đề nghị của đương sự;
b) Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị;
c) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Điều 13. Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm
1.
Phương án 1.
Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a) Bản án sơ thẩm;
b) Bản án phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
d) Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
đ) Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
g) Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm;
h) Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;
i) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;
k) Quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự;
l) Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự;
m) Quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm;
n) Quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự;
o) Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự;
p) Các quyết định khác của Tòa án mà luật có quy định.
Phương án 2. Không hướng dẫn khoản này.
2.
Phương án 1.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ xem xét kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phương án 2.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì xem xét kháng nghị đối với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền kháng nghị đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
3.
Phương án 1.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ xem xét kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phương án 2.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì xem xét kháng nghị đối với quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn. Tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền kháng nghị đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn và bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc hủy quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn và bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Phương án 3.
Không hướng dẫn khoản này.
Điều 14. Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm
1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là trường hợp Tòa án không xem xét, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được; không căn cứ vào tài liệu, chứng cứ được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa dẫn đến kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ phản ánh sự thật khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, có thể gây thiệt hại cho họ về vật chất, tinh thần.
Ví dụ 7: Trong vụ án tranh chấp về di sản thừa kế, đương sự xuất trình di chúc hợp pháp của người để lại di sản thừa kế nhưng Tòa án nhận định di chúc đó không hợp pháp và giải quyết chia di sản thừa kế theo pháp luật.
2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xác định không đúng hoặc không đầy đủ tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng dẫn đến họ không thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình;
b) Không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vào tham gia tố tụng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
c) Nhập hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 35 Luật Tố tụng hành chính;
d) Không cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
đ) Không có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình hoặc người tham gia tố tụng khuyết tật nghe, nói;
e) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 52, 53, 54, 60, khoản 2 Điều 80, khoản 2 Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự, các điều 45, 46, 47, 50, khoản 3 Điều 63, khoản 3 Điều 64 Luật Tố tụng hành chính;
g) Việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;
h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
3. Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba là trường hợp Tòa án áp dụng không đúng quy định của pháp luật để giải quyết vụ án dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Ví dụ 8: Ngày 01-01-2019, ông A vay 1.000.000.000 đồng của bà B với lãi suất 30%/năm, thời hạn vay là 01 năm. Đến hạn trả nợ, ông A không trả được nợ gốc và lãi nên bà B khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu ông A trả nợ gốc và lãi trong hạn với mức lãi suất 30%/năm, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Việc giải quyết của Tòa án như trên là có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự thì “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Điều 15. Kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm
Phương án 1.
1. Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có quyền tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
b) Tài liệu, chứng cứ về những vi phạm của Tòa án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm làm căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
c) Tài liệu, chứng cứ khác mà người có thẩm quyền kháng nghị xét thấy cần thiết.
2. Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
d) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
e) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú (đối với vụ án dân sự);
g) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính do Chánh án Tòa án quyết định.
3. Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công thẩm tra hồ sơ vụ việc có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
c) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú (đối với vụ án dân sự).
Phương án 2. Không hướng dẫn điều này.
Điều 16. Hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định hành chính; yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm có dấu hiệu sai, nếu thi hành án có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
2. Đã có quyết định cưỡng chế hoặc thông báo cưỡng chế của Cơ quan thi hành án đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, bản án, quyết định hành chính mà nếu cưỡng chế thi hành án thì có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Có đơn đề nghị hoãn thi hành án của người phải thi hành án.
Trường hợp hết thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng có đủ các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự:
1. Đương sự có đơn đề nghị trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
2. Đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự;
3. Sau khi hết thời hạn 03 năm và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
4. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có một trong các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Điều 18. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
1.
Phương án 1.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 274 Luật Tố tụng hành chính để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Phương án 2.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 274 Luật Tố tụng hành chính để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
2. Trường hợp vụ việc do Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nhưng khi xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà có sự thay đổi của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính về thẩm quyền xét xử, dẫn đến thẩm quyền xét xử sơ thẩm lại là của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
3. Việc giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đương sự đã thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí Tòa án mà theo quyết định giám đốc thẩm, họ phải nộp số tiền ít hơn hoặc không phải nộp thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định cho họ nhận lại số tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ đã nộp vượt quá hoặc quyết định hoàn trả cho họ án phí, lệ phí Tòa án mà họ đã nộp;
b) Trường hợp đương sự đã thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ về tài sản đối với đương sự khác trong vụ án mà theo quyết định giám đốc thẩm, họ không phải thực hiện nghĩa vụ đó hoặc phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thấp hơn thì đương sự đã nhận tài sản phải hoàn trả cho đương sự đã thi hành án phần tài sản đã nhận chuyển giao hoặc nhận chuyển giao vượt quá;
c) Trường hợp đương sự đã thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ về tài sản đối với đương sự khác trong vụ án mà theo quyết định giám đốc thẩm, đương sự đã thi hành án là chủ sở hữu tài sản, nhưng tài sản đã được chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ ba ngay tình sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và trước khi có quyết định kháng nghị, thì đương sự được thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ ba phải hoàn trả giá trị tài sản cho chủ sở hữu tài sản theo quyết định giám đốc thẩm, theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ ba;
d) Việc giải quyết hậu quả của việc thi hành án phải được quyết định trong phần quyết định của quyết định giám đốc thẩm.
Điều 19. Thủ tục nhận và xử lý đơn đề nghị
1. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm của đương sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 257 Luật Tố tụng hành chính;
b) Người đề nghị gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh có tình tiết mới của vụ án kèm theo đơn đề nghị.
2. Trường hợp đương sự có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và đã có thông báo giải quyết đơn đề nghị nhưng sau đó đương sự lại gửi đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm thì Tòa án thụ lý đơn khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 281 Luật Tố tụng hành chính được hiểu như sau:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án là trường hợp tình tiết có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn vụ án tồn tại khách quan trong quá trình giải quyết vụ án nhưng đương sự không biết hoặc không thể biết trong quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ 9: Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, các đương sự có yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật vì lý do người để lại di sản thừa kế không có di chúc. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết chia thừa kế theo pháp luật. Sau khi có bản án phúc thẩm, một trong số các đồng thừa kế mới phát hiện được di chúc của người để lại di sản định đoạt toàn bộ di sản cho họ nên đã có đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp xác định bản di chúc đó là hợp pháp thì người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ quy định này để kháng nghị tái thẩm.
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ là trường hợp người giám định đưa ra kết luận giám định không trung thực, không có căn cứ, không phản ánh đúng sự thật khách quan của đối tượng giám định; người phiên dịch đưa ra lời dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa; tài liệu, chứng cứ mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án bị giả mạo.
Ví dụ 10: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, bà A (bị đơn) cho rằng mình không vay tiền của bà B (nguyên đơn), không thừa nhận chữ ký trong hợp đồng vay tài sản do bà B xuất trình là của mình nên bà B yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký đứng tên bà A trong hợp đồng vay tài sản. Mặc dù có đủ cơ sở khẳng định chữ ký đứng tên bà A trong hợp đồng vay tài sản (mẫu vật giám định) và chữ ký của bà A trong các mẫu so sánh là do cùng một người ký ra, nhưng người giám định lại đưa ra kết luận giám định là chữ ký tên bà A trong hợp đồng vay tài sản và chữ ký của bà A trong các mẫu so sánh không phải do cùng một người ký ra. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào kết luận giám định để bác yêu cầu khởi kiện của bà B. Sau khi có bản án phúc thẩm, tổ chức giám định tư pháp nơi người giám định làm việc phát hiện người giám định đã đưa ra kết luận giám định sai sự thật nên đã có văn bản thông báo, kèm theo tài liệu, chứng cứ về việc giám định sai sự thật của người giám định cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật là trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm cho nội dung của hồ sơ sau khi làm sai lệch không còn phù hợp với nội dung hồ sơ ban đầu; các tình tiết, tài liệu, chứng cứ của vụ án đã rõ ràng nhưng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vẫn cố ý đưa ra kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
4.
Phương án 1.
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ là trường hợp bản án, quyết định của Tòa án giải quyết một vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Tòa án căn cứ vào các tài liệu đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ trước hoặc trong quá trình giải quyết vụ án mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Ví dụ 11: Ngày 01-01-2018, ông M bị Tòa án nhân dân quận A, thành phố B (nơi ông M cư trú cuối cùng) tuyên bố là đã chết. Ngày 01-7-2019, ông M trở về và yêu cầu Tòa án nhân dân quận A, thành phố B ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông M là đã chết. Ngày 01-8-2019, Tòa án nhân dân quận A, thành phố B đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông M là đã chết. Tuy nhiên, ngày 01-6-2019, anh N là con của ông M đã căn cứ quyết định tuyên bố ông M là đã chết để khởi kiện vụ án tranh chấp về di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Q, yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của ông M tại huyện P, tỉnh Q do chị H (là một trong số các đồng thừa kế) đang trực tiếp quản lý, sử dụng. Do không biết được việc Tòa án nhân dân quận A, thành phố B đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông M là đã chết nên ngày 01-10-2019, Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Q đã ra bản án sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp về di sản thừa kế, chia thừa kế theo pháp luật di sản của ông M cho anh N và chị H. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, ông M có đơn đề nghị xét lại bản án này theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp này, căn cứ kháng nghị tái thẩm là quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Phương án 2.
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ là trường hợp bản án, quyết định của Tòa án giải quyết một vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Tòa án căn cứ vào các tài liệu đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ trước, trong hoặc sau khi giải quyết vụ án.
Ví dụ 11: Tòa án nhân dân quận X xét xử A về tội cố ý gây thương tích và tách phần bồi thường thiệt hại để giải quyết bằng một vụ án dân sự khác. Bản án hình sự có hiệu lực pháp luật. Sau đó, B là bị hại trong vụ án hình sự khởi kiện yêu cầu A bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Tòa án căn cứ vào bản án hình sự buộc A phải bồi thường thiệt hại cho B là 100.000.000 đồng. Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên sau đó bản án hình sự đã bị Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xét xử lại vụ án đã tuyên A không có tội. Do đó, bản án hình sự bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm là căn cứ kháng nghị tái thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm.
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày... tháng... năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày... tháng... năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị các Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: /2020/NQ-HĐTP | Hà Nội, ngày tháng năm 2020 |
DỰ THẢO 1 |
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ, BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại các chương XXV, XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự, các chương XX, XXI của Bộ luật Tố tụng dân sự, các chương XV, XVI của Luật Tố tụng hành chính.
1. Thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là văn bản tố tụng của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về việc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị kháng nghị.
2. Thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
a) Số, ngày, tháng, năm của thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị, thông báo, kiến nghị;
c) Ngày, tháng, năm gửi đơn đề nghị, văn bản thông báo, kiến nghị;
d) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị kháng nghị;
đ) Nhận xét, phân tích về từng vấn đề pháp lý trong bản án, quyết định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là có vi phạm, sai lầm cần phải xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; tình tiết mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là tình tiết mới cần phải xem xét theo thủ tục tái thẩm và nêu rõ lý do không kháng nghị.
3. Thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị, thông báo, kiến nghị.
Điều 3. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính quy định tại Điều 378 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 333 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 262 Luật Tố tụng hành chính.
2. Nhận định của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải chỉ ra những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Nhận định của người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm phải chỉ ra tình tiết mới được phát hiện và tác động của tình tiết đó dẫn đến sự thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Điều 4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải có các nội dung chính quy định tại Điều 394 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 348 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 277 Luật Tố tụng hành chính.
2. Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm phải đưa ra lập luận, phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; đường lối giải quyết lại vụ án trong trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm; lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
Chương II
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 5. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kết luận của Tòa án không được khẳng định bằng các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa;
b) Hội đồng xét xử đã không xem xét chứng cứ có ảnh hưởng cơ bản đến kết luận trong bản án, quyết định;
Ví dụ 1: Vật chứng là tài sản thuộc sở hữu chung của người phạm tội và người khác. Tòa án không xem xét, làm rõ đồng sở hữu khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hay không mà đã tịch thu sung quỹ nhà nước toàn bộ tài sản là chưa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đồng sở hữu khác.
c) Còn tồn tại những chứng cứ mâu thuẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra phán quyết nhưng Tòa án chưa làm rõ các chứng cứ này đã chấp nhận một trong các chứng cứ đối lập mà không nêu ra những căn cứ của việc chấp nhận những chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác;
Ví dụ 2: A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định A có 02 giấy khai sinh khác nhau, trong đó có 01 giấy khai sinh xác định A 19 tuổi, 01 giấy khai sinh xác định A 17 tuổi. Cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được tuổi thật của A nhưng khi xét xử, Tòa án vẫn sử dụng giấy khai sinh xác định A 19 tuổi để xử lý hình sự. Trường hợp này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của A vì chưa xác định được đặc điểm quan trọng về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (dẫn đến việc A có thể không được áp dụng các nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự). Lẽ ra Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để xác định chính xác tuổi của A mới có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự.
d) Thiếu những chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án nhưng Tòa án không đề nghị bổ sung, làm rõ mà vẫn đưa ra quyết định;
Ví dụ 3: Bị hại yêu cầu bồi thường một khoản tiền, nhưng không cung cấp chứng cứ đầy đủ chứng minh về thiệt hại (chi phí sửa chữa nhà, phương tiện...), Tòa án đã không làm rõ tại phiên tòa, không trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng vẫn buộc bị cáo bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bị hại.
đ) Kết luận trong bản án có mâu thuẫn cơ bản với tài liệu chứng cứ thu thập được của người bị kết án, người tham gia tố tụng khác và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự.
2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc quyết định về tội danh không đúng, hình phạt không đúng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; hạn chế hoặc tước một số quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại, đương sự; xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí, lệ phí không đúng quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
b) Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
đ) Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã hết thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
g) Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
h) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can;
i) Truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
k) Chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
l) Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt, người câm, người điếc, người mù hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt;
m) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
n) Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
o) Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
p) Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;
q) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
r) Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
s) Thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định;
t) Xét xử không đúng thẩm quyền;
u) Không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa;
v) Không tuyên phần kháng cáo; quyền viết đơn xin ân giảm đối với trường hợp bị cáo bị kết án tử hình;
x) Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét phần kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm;
y) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như hướng dẫn tại điểm a đến điểm y khoản này nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, nếu hủy bản án, quyết định để điều tra, xét xử lại cũng không thể khắc phục được thì không kháng nghị giám đốc thẩm.
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự và pháp luật có liên quan khác dẫn đến việc ra phán quyết không đúng với sự thật khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, đương sự trong vụ án hình sự.
Ví dụ 4: Trong quá trình giải quyết vụ án, A đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện thêm tội phạm mới. Khi xét xử, Tòa án chỉ cho A hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự là không đúng. Trường hợp này, A phải được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ 5: A lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cố ý phân phối hàng cứu trợ cho người không đúng đối tượng gây thất thoát tiền cứu trợ 200.000.000đ theo quy định tại khoản 1 Điều 231 của Bộ luật Hình sự về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Khi xét xử, Tòa án đã áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự đối với A là không đúng. Trường hợp này, A không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự vì đây là tình tiết định tội nên không được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điều 6. Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bao gồm:
a) Bản án sơ thẩm;
b) Bản án phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
d) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
đ) Quyết định bắt buộc chữa bệnh;
e) Quyết định buộc người được hưởng án treo chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;
g) Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
h) Quyết định miễn thi hành chấp hành án phạt tù;
i) Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
k) Quyết định giảm thời gian thử thách của án treo, cải tạo không giam giữ;
l) Quyết định rút ngắn thời gian thử thách của người được tha tù trước hạn có điều kiện;
m) Quyết định miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án.
2.
Phương án 1.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ xem xét kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phương án 2.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì xem xét kháng nghị đối với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền kháng nghị đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Điều 7. Xác định thời hạn kháng nghị
1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị được xác định như sau:
a) Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày tiếp theo ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày tiếp theo ngày Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án, ra quyết định;
c) Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị một phần thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với phần không bị kháng cáo, kháng nghị được xác định như điểm a khoản 1 Điều này; đối với phần bị kháng cáo, kháng nghị được xác định như điểm b khoản 1 Điều này;
d) Trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày tiếp theo ngày Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương ra quyết định.
2. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị được xác định là ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc 24 giờ của ngày đó.
3. Kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Minh oan cho người bị kết án;
b) Xác định tội danh khác nhẹ hơn;
c) Giảm mức hình phạt (hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung);
d) Chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn;
đ) Cho người bị kết án được hưởng án treo;
e) Khắc phục việc áp dụng biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng không đúng quy định của pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án.
4. Thời hạn kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự (gồm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ hoàn trả) được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Chương III của Nghị quyết này.
Điều 8. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
1. Quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải có các nội dung như sau:
a) Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định;
c) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
d) Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
đ) Căn cứ, nội dung thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị;
e) Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
g) Yêu cầu của người kháng nghị.
2. Trường hợp thay đổi, bổ sung kháng nghị thì thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm quy định tại Điều 385 của Bộ luật Tố tụng hình sự được xác định lại kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị.
3. Người có thẩm quyền kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Trường hợp hết thời hạn kháng nghị nhưng việc bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì Tòa án vẫn xem xét, giải quyết.
4. Trường hợp rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm không ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm đối với phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã bị rút kháng nghị mà nhận định trong quyết định giám đốc thẩm.
Điều 9. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
1. Ngay sau khi ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
2. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung sau:
a) Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
b) Căn cứ ban hành quyết định;
c) Người có thẩm quyền ra quyết định;
d) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
e) Số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án;
g) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án;
h) Thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung;
i) Tên, địa chỉ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý;
k) Hiệu lực thi hành của quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị.
3. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ban hành cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Quyết định này không bị khiếu nại, kháng nghị.
4. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều 377 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 10. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi xét thấy kháng nghị không có căn cứ quy định tại Điều 371 của Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này và bản án, quyết định đó có căn cứ, đúng pháp luật.
2. Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại các điều 390, 391, 392 của Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
3. Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 393 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các điều kiện quy định tại Điều 393 của Bộ luật Tố tụng hình sự được hiểu như sau:
a) Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đã rõ ràng, đầy đủ là trường hợp không cần phải điều tra, bổ sung chứng cứ mà vẫn có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, bao gồm cả trường hợp người kháng nghị, người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị giám đốc thẩm cung cấp, bổ sung chứng cứ để làm rõ hơn tình tiết đã được Tòa án nhận định, đánh giá;
b) Không làm thay đổi bản chất của vụ án là trường hợp các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở để kết luận người bị kết án phạm tội đã bị Tòa án kết án hoặc tội danh khác tương ứng hoặc tội danh nhẹ hơn tội danh đã bị Tòa án kết án;
Ví dụ 6: A và B mâu thuẫn cá nhân. 8h ngày 01-01-2019, A gặp B trên đường, A cầm gậy vụt vào vai, lưng của B với mục đích dằn mặt và nói “Cho mày chết này” rồi bỏ chạy. B bị ngã xuống đường, sau đó tự đi về nhà. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, B có biểu hiện tức ngực, hoa mắt, đau đầu và được đưa vào viện cấp cứu, được xác định nguyên nhân chết do vỡ mạch máu, gây tụ máu não. A bị xét xử và kết án về tội giết người. Tuy nhiên, trường hợp này cần xác định A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
c) Không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án là trường hợp quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm về tội danh, hình phạt, xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự, án phí và các quyết định khác đối với người bị kết án bằng hoặc nhẹ hơn quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
d) Không gây bất lợi cho bị hại, đương sự là trường hợp quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và các quyết định khác có liên quan đến họ bằng hoặc có lợi hơn quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
4. Hội đồng giám đốc thẩm đình chỉ xét xử giám đốc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tại phiên tòa, người có thẩm quyền kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị giám đốc thẩm;
b) Người chấp hành án chết và có quyết định đình chỉ thi hành án, trừ trường hợp cần minh oan cho họ.
Chương III
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ, LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Mục 1. Thủ tục giám đốc thẩm
Điều 11. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đương sự có quyền gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đến người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp đương sự gửi đơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này nhưng hết thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân đó mới gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị và nêu rõ lý do cho đương sự.
Ngày gửi đơn đề nghị của đương sự là ngày đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát, ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi hoặc ngày gửi đơn đề nghị bằng phương tiện điện tử.
2. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” quy định tại khoản 2 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính gồm:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Tiếp công dân Trung ương;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là đương sự trong vụ án cho rằng họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng không được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng và cho rằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án mình, Tòa án nhân dân cấp cao nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án mình nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính.
Điều 12. Thủ tục nhận và xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Trường hợp đương sự gửi đơn đề nghị nhiều lần thì Tòa án, Viện kiểm sát chỉ cấp giấy xác nhận đã nhận đơn một lần đối với đơn đề nghị gửi lần đầu.
2. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đương sự gửi đơn đề nghị trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 của Nghị quyết này;
b) Đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 257 Luật Tố tụng hành chính.
3. Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà đương sự mới gửi đơn đề nghị hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 11 của Nghị quyết này mới chuyển đơn đề nghị của đương sự;
b) Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị;
c) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Điều 13. Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm
1.
Phương án 1.
Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a) Bản án sơ thẩm;
b) Bản án phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
d) Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
đ) Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
g) Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm;
h) Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;
i) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;
k) Quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự;
l) Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự;
m) Quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm;
n) Quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự;
o) Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự;
p) Các quyết định khác của Tòa án mà luật có quy định.
Phương án 2. Không hướng dẫn khoản này.
2.
Phương án 1.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ xem xét kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phương án 2.
Trường hợp quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đúng nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì xem xét kháng nghị đối với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền kháng nghị đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
3.
Phương án 1.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ xem xét kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Phương án 2.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn nhưng bản án, quyết định sơ thẩm cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì xem xét kháng nghị đối với quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn. Tùy từng trường hợp, người có thẩm quyền kháng nghị đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn và bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc hủy quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn và bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Phương án 3.
Không hướng dẫn khoản này.
Điều 14. Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm
1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là trường hợp Tòa án không xem xét, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được; không căn cứ vào tài liệu, chứng cứ được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa dẫn đến kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ phản ánh sự thật khách quan của vụ án, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, có thể gây thiệt hại cho họ về vật chất, tinh thần.
Ví dụ 7: Trong vụ án tranh chấp về di sản thừa kế, đương sự xuất trình di chúc hợp pháp của người để lại di sản thừa kế nhưng Tòa án nhận định di chúc đó không hợp pháp và giải quyết chia di sản thừa kế theo pháp luật.
2. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xác định không đúng hoặc không đầy đủ tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng dẫn đến họ không thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình;
b) Không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vào tham gia tố tụng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
c) Nhập hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 35 Luật Tố tụng hành chính;
d) Không cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
đ) Không có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình hoặc người tham gia tố tụng khuyết tật nghe, nói;
e) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 52, 53, 54, 60, khoản 2 Điều 80, khoản 2 Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự, các điều 45, 46, 47, 50, khoản 3 Điều 63, khoản 3 Điều 64 Luật Tố tụng hành chính;
g) Việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;
h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
3. Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba là trường hợp Tòa án áp dụng không đúng quy định của pháp luật để giải quyết vụ án dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Ví dụ 8: Ngày 01-01-2019, ông A vay 1.000.000.000 đồng của bà B với lãi suất 30%/năm, thời hạn vay là 01 năm. Đến hạn trả nợ, ông A không trả được nợ gốc và lãi nên bà B khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu ông A trả nợ gốc và lãi trong hạn với mức lãi suất 30%/năm, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Việc giải quyết của Tòa án như trên là có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự thì “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Điều 15. Kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm
Phương án 1.
1. Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có quyền tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
b) Tài liệu, chứng cứ về những vi phạm của Tòa án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm làm căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
c) Tài liệu, chứng cứ khác mà người có thẩm quyền kháng nghị xét thấy cần thiết.
2. Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
d) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
e) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú (đối với vụ án dân sự);
g) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính do Chánh án Tòa án quyết định.
3. Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công thẩm tra hồ sơ vụ việc có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án;
c) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú (đối với vụ án dân sự).
Phương án 2. Không hướng dẫn điều này.
Điều 16. Hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định hành chính; yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm có dấu hiệu sai, nếu thi hành án có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
2. Đã có quyết định cưỡng chế hoặc thông báo cưỡng chế của Cơ quan thi hành án đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, bản án, quyết định hành chính mà nếu cưỡng chế thi hành án thì có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Có đơn đề nghị hoãn thi hành án của người phải thi hành án.
Điều 17. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại khoản 2 Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự
Trường hợp hết thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng có đủ các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự:
1. Đương sự có đơn đề nghị trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
2. Đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự;
3. Sau khi hết thời hạn 03 năm và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
4. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có một trong các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Điều 18. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
1.
Phương án 1.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 274 Luật Tố tụng hành chính để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Phương án 2.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 274 Luật Tố tụng hành chính để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
2. Trường hợp vụ việc do Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nhưng khi xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà có sự thay đổi của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính về thẩm quyền xét xử, dẫn đến thẩm quyền xét xử sơ thẩm lại là của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
3. Việc giải quyết hậu quả của việc thi hành án trong thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đương sự đã thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí Tòa án mà theo quyết định giám đốc thẩm, họ phải nộp số tiền ít hơn hoặc không phải nộp thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định cho họ nhận lại số tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ đã nộp vượt quá hoặc quyết định hoàn trả cho họ án phí, lệ phí Tòa án mà họ đã nộp;
b) Trường hợp đương sự đã thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ về tài sản đối với đương sự khác trong vụ án mà theo quyết định giám đốc thẩm, họ không phải thực hiện nghĩa vụ đó hoặc phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thấp hơn thì đương sự đã nhận tài sản phải hoàn trả cho đương sự đã thi hành án phần tài sản đã nhận chuyển giao hoặc nhận chuyển giao vượt quá;
c) Trường hợp đương sự đã thi hành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ về tài sản đối với đương sự khác trong vụ án mà theo quyết định giám đốc thẩm, đương sự đã thi hành án là chủ sở hữu tài sản, nhưng tài sản đã được chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ ba ngay tình sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và trước khi có quyết định kháng nghị, thì đương sự được thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ ba phải hoàn trả giá trị tài sản cho chủ sở hữu tài sản theo quyết định giám đốc thẩm, theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ ba;
d) Việc giải quyết hậu quả của việc thi hành án phải được quyết định trong phần quyết định của quyết định giám đốc thẩm.
Mục 2. Thủ tục tái thẩm
Điều 19. Thủ tục nhận và xử lý đơn đề nghị
1. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm của đương sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 257 Luật Tố tụng hành chính;
b) Người đề nghị gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh có tình tiết mới của vụ án kèm theo đơn đề nghị.
2. Trường hợp đương sự có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và đã có thông báo giải quyết đơn đề nghị nhưng sau đó đương sự lại gửi đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm thì Tòa án thụ lý đơn khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 281 Luật Tố tụng hành chính được hiểu như sau:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án là trường hợp tình tiết có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn vụ án tồn tại khách quan trong quá trình giải quyết vụ án nhưng đương sự không biết hoặc không thể biết trong quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ 9: Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, các đương sự có yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật vì lý do người để lại di sản thừa kế không có di chúc. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết chia thừa kế theo pháp luật. Sau khi có bản án phúc thẩm, một trong số các đồng thừa kế mới phát hiện được di chúc của người để lại di sản định đoạt toàn bộ di sản cho họ nên đã có đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp xác định bản di chúc đó là hợp pháp thì người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ quy định này để kháng nghị tái thẩm.
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ là trường hợp người giám định đưa ra kết luận giám định không trung thực, không có căn cứ, không phản ánh đúng sự thật khách quan của đối tượng giám định; người phiên dịch đưa ra lời dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa; tài liệu, chứng cứ mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án bị giả mạo.
Ví dụ 10: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, bà A (bị đơn) cho rằng mình không vay tiền của bà B (nguyên đơn), không thừa nhận chữ ký trong hợp đồng vay tài sản do bà B xuất trình là của mình nên bà B yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký đứng tên bà A trong hợp đồng vay tài sản. Mặc dù có đủ cơ sở khẳng định chữ ký đứng tên bà A trong hợp đồng vay tài sản (mẫu vật giám định) và chữ ký của bà A trong các mẫu so sánh là do cùng một người ký ra, nhưng người giám định lại đưa ra kết luận giám định là chữ ký tên bà A trong hợp đồng vay tài sản và chữ ký của bà A trong các mẫu so sánh không phải do cùng một người ký ra. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào kết luận giám định để bác yêu cầu khởi kiện của bà B. Sau khi có bản án phúc thẩm, tổ chức giám định tư pháp nơi người giám định làm việc phát hiện người giám định đã đưa ra kết luận giám định sai sự thật nên đã có văn bản thông báo, kèm theo tài liệu, chứng cứ về việc giám định sai sự thật của người giám định cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật là trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm cho nội dung của hồ sơ sau khi làm sai lệch không còn phù hợp với nội dung hồ sơ ban đầu; các tình tiết, tài liệu, chứng cứ của vụ án đã rõ ràng nhưng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vẫn cố ý đưa ra kết luận không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
4.
Phương án 1.
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ là trường hợp bản án, quyết định của Tòa án giải quyết một vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Tòa án căn cứ vào các tài liệu đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ trước hoặc trong quá trình giải quyết vụ án mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Ví dụ 11: Ngày 01-01-2018, ông M bị Tòa án nhân dân quận A, thành phố B (nơi ông M cư trú cuối cùng) tuyên bố là đã chết. Ngày 01-7-2019, ông M trở về và yêu cầu Tòa án nhân dân quận A, thành phố B ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông M là đã chết. Ngày 01-8-2019, Tòa án nhân dân quận A, thành phố B đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông M là đã chết. Tuy nhiên, ngày 01-6-2019, anh N là con của ông M đã căn cứ quyết định tuyên bố ông M là đã chết để khởi kiện vụ án tranh chấp về di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Q, yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của ông M tại huyện P, tỉnh Q do chị H (là một trong số các đồng thừa kế) đang trực tiếp quản lý, sử dụng. Do không biết được việc Tòa án nhân dân quận A, thành phố B đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông M là đã chết nên ngày 01-10-2019, Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Q đã ra bản án sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp về di sản thừa kế, chia thừa kế theo pháp luật di sản của ông M cho anh N và chị H. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, ông M có đơn đề nghị xét lại bản án này theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp này, căn cứ kháng nghị tái thẩm là quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Phương án 2.
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ là trường hợp bản án, quyết định của Tòa án giải quyết một vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Tòa án căn cứ vào các tài liệu đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ trước, trong hoặc sau khi giải quyết vụ án.
Ví dụ 11: Tòa án nhân dân quận X xét xử A về tội cố ý gây thương tích và tách phần bồi thường thiệt hại để giải quyết bằng một vụ án dân sự khác. Bản án hình sự có hiệu lực pháp luật. Sau đó, B là bị hại trong vụ án hình sự khởi kiện yêu cầu A bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Tòa án căn cứ vào bản án hình sự buộc A phải bồi thường thiệt hại cho B là 100.000.000 đồng. Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên sau đó bản án hình sự đã bị Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xét xử lại vụ án đã tuyên A không có tội. Do đó, bản án hình sự bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm là căn cứ kháng nghị tái thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày... tháng... năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày... tháng... năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị các Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
- 1Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Luật tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 201/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Luật tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 201/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Dự thảo Nghị quyết về Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Đang cập nhật