Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thu thập thông tin, khai báo y tế, giám sát, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam và thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; giám sát bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ hàng là người sở hữu hàng hóa hoặc được ủy quyền chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu.
2. Chủ phương tiện vận tải là người sở hữu phương tiện hoặc người quản lý, người thuê, người khai thác phương tiện hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm đối với phương tiện khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu.
3. Giấy chứng nhận xử lý y tế là văn bản xác nhận đã áp dụng các biện pháp xử lý y tế do tổ chức kiểm dịch y tế biên giới cấp, bao gồm các giấy chứng nhận về: tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng; kiểm tra và xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải; miễn hoặc đã xử lý vệ sinh tàu thuyền; kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt, tro cốt; kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người.
4. Hàng hóa là các sản phẩm hữu hình có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian truyền bệnh được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu kể cả bưu phẩm, bưu kiện, hành lý, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.
5. Hành lý là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân hoặc cho mục đích chuyến đi của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
6. Khu vực cửa khẩu là nơi hành khách, phương tiện vận tải và hàng hóa được nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh; là nơi thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người được vận chuyển qua biên giới Việt Nam đồng thời là nơi cung cấp dịch vụ cho hành khách, chủ phương tiện vận tải, chủ hàng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI
Mục 1. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI
Điều 3. Thu thập thông tin và xử lý thông tin
1. Nguồn thông tin:
a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
b) Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
c) Y tế tại cảng, cửa khẩu;
d) Hãng vận tải, chủ phương tiện, người trực tiếp điều khiển phương tiện;
e) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
2. Nội dung thông tin cần thu thập:
a) Thông tin về chung tình trạng sức khỏe hành khách;
b) Thông tin từ tờ khai y tế của hành khách nhập cảnh được quy định tại Phụ lục 3 của Nghị định này;
c) Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở hành khách được quy định tại
d) Thông tin về hàng hóa hành khách có khả năng phơi nhiễm được quy định tại
đ) Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe hành khách (nếu có).
3. Xử lý thông tin:
a) Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại
- Người xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch;
- Người xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
- Người xuất phát hoặc đi qua vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Người đi cùng phương tiện có nguy cơ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 11 hoặc hàng hóa có nguy cơ theo quy định Điểm a Khoản 4 Điều 19 Nghị định này;
- Người đi cùng người nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm;
- Người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
- Người có phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
b) Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát theo quy định tại
Điều 4. Giám sát người
Kiểm dịch viên y tế tiến hành giám sát bằng việc quan sát thể trạng và giám sát thân nhiệt của người xuất, nhập cảnh, quá cảnh. Trường hợp phát hiện người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc thân nhiệt cao thì tiến hành kiểm tra y tế theo quy định tại
Điều 5. Kiểm tra y tế đối với người
1. Các bước và nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế đưa người có khả năng nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm đến khu vực quy định để tránh nguy cơ lây nhiễm (nếu có) và thực hiện:
a) Phỏng vấn, khai thác tiền sử;
b) Kiểm tra tờ khai y tế theo quy định tại
c) Kiểm tra giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có);
d) Khám lâm sàng đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
e) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
2. Sau khi kiểm tra, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại
- Bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
- Xuất phát hoặc đi qua vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng nhưng hết hiệu lực đối với người xuất phát từ vùng có dịch bệnh hoặc đến vùng có dịch bệnh mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng.
b) Kết thúc quy trình kiểm dịch y tế và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị kiểm tra nếu người bị kiểm tra không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Việc kiểm tra thực tế đối với một người phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 02 giờ làm việc tính từ thời điểm hoàn thành xong việc kiểm tra khai báo y tế đối với người đó.
Điều 6. Xử lý y tế đối với người
1. Các biện pháp xử lý:
a) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh;
b) Chuyển đến khu vực cách ly tại khu vực cửa khẩu;
c) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử trùng tẩy uế;
d) Khám sơ bộ, điều trị ban đầu hoặc chuyển về cơ sở y tế theo quy định.
2. Xử lý với người bị phơi nhiễm bởi yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe:
Đối với người xuất phát hoặc đi qua vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy theo tình hình thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng thêm biện pháp khử trùng, tẩy uế để loại bỏ yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Xử lý với người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 và
Kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại và địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Áp dụng các biện pháp dự phòng;
b) Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh;
c) Lập phương án theo dõi người tiếp xúc phù hợp.
4. Xử lý y tế đối với người không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng nhưng hết hiệu lực:
Kiểm dịch viên y tế thực hiện việc áp dụng biện pháp dự phòng phù hợp với quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
Mục 2. KHAI BÁO Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI
Điều 7. Điều kiện công bố thời điểm bắt đầu, hạn chế, chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
1. Điều kiện công bố thời điểm bắt đầu áp dụng việc khai báo y tế:
a) Quyết định công bố dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Văn bản thông báo về bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cần giám sát do Bộ Y tế ban hành.
2. Điều kiện áp dụng hạn chế khai báo y tế:
a) Áp dụng trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vẫn đang xảy ra nhưng đã được khống chế về phạm vi hoặc đối tượng;
b) Có văn bản thông báo dịch bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được khống chế do Bộ Y tế ban hành.
3. Điều kiện công bố thời điểm chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế:
a) Quyết định công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Văn bản thông báo bệnh truyền nhiễm xảy ra ở nước ngoài hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được loại trừ do Bộ Y tế ban hành.
Điều 8. Nội dung của văn bản công bố thời điểm bắt đầu, hạn chế, chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
1. Nội dung của văn bản công bố thời điểm bắt đầu áp dụng việc khai báo y tế:
a) Tên bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cần phải áp dụng việc khai báo y tế;
b) Đối tượng phải khai báo y tế;
c) Thời điểm bắt đầu áp dụng việc khai báo y tế.
2. Nội dung của văn bản công bố thời điểm hạn chế áp dụng việc khai báo y tế:
a) Tên bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được khống chế cần phải hạn chế khai báo y tế;
b) Đối tượng phải tiếp tục thực hiện khai báo y tế;
c) Đối tượng được miễn thực hiện khai báo y tế;
d) Thời điểm hạn chế áp dụng việc khai báo y tế.
3. Nội dung của văn bản công bố thời điểm cần chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế:
a) Tên bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cần phải chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế;
b) Thời điểm chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.
Điều 9. Nội dung, hình thức và ngôn ngữ trong khai báo y tế
1. Nội dung khai báo y tế được quy định tại mẫu số 11 Phụ lục I ban hành theo Nghị định này.
2. Khai báo y tế có thể được thực hiện theo hình thức giấy hoặc theo hình thức điện tử.
3. Ngôn ngữ trong tờ khai y tế:
Ngôn ngữ trong tờ khai y tế được sử dụng dưới dạng song ngữ, gồm ít nhất một trong các loại sau:
a) Tiếng Việt và tiếng Anh;
b) Tiếng Việt và tiếng Trung Quốc;
c) Tiếng Việt và tiếng Campuchia;
d) Tiếng Việt và tiếng Lào.
Điều 10. Thực hiện khai báo y tế
1. Đối với người phải khai báo y tế:
a) Nhận tờ khai y tế trên tàu bay, tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở trong nước và nước ngoài; tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt Nam hoặc tại các cửa khẩu nước xuất cảnh;
b) Lấy mẫu tờ khai y tế điện tử được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền;
c) Thực hiện việc khai báo y tế theo các nội dung trong tờ khai y tế khi đến cửa khẩu Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 07 ngày;
d) Nộp tờ khai y tế cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Tờ khai chỉ có giá trị cho một lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được lưu trữ trong thời gian 03 tháng.
2. Đối với tổ chức kiểm dịch y tế và các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu:
a) Thông báo về thời điểm bắt đầu, hạn chế, chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cửa khẩu khi nhận được thông báo của Bộ Y tế;
b) Niêm yết công khai thời điểm bắt đầu, hạn chế, chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế tại khu vực cửa khẩu; đồng thời tổ chức hướng dẫn cho người khai báo y tế thực hiện việc khai báo y tế;
c) In, quản lý, hướng dẫn và phát hành miễn phí tờ khai y tế để đáp ứng đủ yêu cầu cho người khai báo y tế;
d) Kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu kiểm tra nội dung khai báo y tế và đóng dấu xác nhận đã kiểm tra trước khi người khai báo y tế làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Trường hợp phát hiện tờ khai y tế bị tẩy xóa hoặc ghi chép không đúng quy định thì phải yêu cầu người đó thực hiện lại việc khai báo y tế;
đ) Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trong khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải kiểm tra xác nhận của kiểm dịch viên y tế tại phần hướng dẫn dành cho người khai báo y tế.
Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị định này mà không có dấu xác nhận của kiểm dịch viên y tế thì lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế mới cho nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
Chương III
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Điều 11. Thu thập thông tin và xử lý thông tin
1. Các nguồn thông tin cần thu thập:
a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
b) Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
c) Y tế tại cảng, cửa khẩu;
d) Hãng vận tải, chủ phương tiện, người trực tiếp điều khiển phương tiện;
e) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
2. Nội dung thông tin cần thu thập:
a) Số hiệu hoặc biển số của phương tiện;
b) Lộ trình của phương tiện trước khi nhập cảnh, quá cảnh hoặc xuất cảnh;
c) Số lượng và thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải;
d) Các thông tin cần thiết khác.
3. Khai báo y tế với phương tiện vận tải:
Chủ phương tiện vận tải phải khai báo y tế phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh:
a) Đối với tàu bay:
- Khai Tờ khai chung hàng không theo mẫu số 2 Phụ lục I Nghị định này khi tàu bay dừng ở vị trí đỗ;
- Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại mẫu số 2 Phụ lục I Nghị định này, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc bằng vô tuyến điện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay hạ cánh.
b) Đối với tàu thuyền:
- Khai báo y tế hàng hải theo mẫu số 3 Phụ lục I Nghị định này trước khi tàu thuyền đến vùng đón, trả hoa tiêu ít nhất 02 giờ;
- Trong trường hợp hành khách hoặc thuyền viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại mẫu số 3 Phụ lục I Nghị định này, thuyền trưởng hoặc sĩ quan được ủy quyền trên tàu thuyền phải liên lạc bằng vô tuyến điện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu thuyền cập cảng; treo tín hiệu kiểm dịch y tế biên giới quy định tại
c) Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt:
Khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt theo mẫu số 4 Phụ lục I Nghị định này khi phương tiện vào khu vực cửa khẩu.
4. Xử lý thông tin:
Kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không (sau đây gọi tắt là phương tiện) nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tiến hành việc xử lý thông tin, phân loại nguy cơ đối với phương tiện vận tải như sau:
a) Phương tiện có yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Phương tiện xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch;
- Phương tiện đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát.
- Phương tiện chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
- Phương tiện xuất phát hoặc đi qua vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Phương tiện chở hàng hóa xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Phương tiện chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
- Phương tiện có trung gian truyền bệnh.
b) Phương tiện không có yếu tố nguy cơ là phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh theo quy định tại
c) Trường hợp phương tiện có nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra phương tiện theo quy định tại
Điều 12. Giám sát phương tiện
1. Nội dung giám sát:
a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện;
b) Giám sát nguy cơ bị ô nhiễm bởi các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe;
c) Giám sát việc bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa;
2. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại
a) Phương tiện có yếu tố nguy cơ theo quy định tại
b) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung.
3. Trường hợp phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch.
Điều 13. Kiểm tra y tế đối với phương tiện
1. Kiểm dịch viên y tế hướng dẫn phương tiện vào khu vực kiểm tra để cách ly và thực hiện các nội dung kiểm tra như sau:
a) Kiểm tra giấy khai báo y tế đối với phương tiện;
b) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện;
c) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
d) Kiểm tra yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
e) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Sau khi kiểm tra, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại
- Xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;
- Mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc truyền nhiễm thuộc nhóm A, bao gồm: chở người bệnh hoặc người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm truyền nhiễm thuộc nhóm A; chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Xuất phát hoặc đi qua vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
- Tàu thuyền không có Giấy chứng nhận miễn hoặc đã xử lý vệ sinh tàu thuyền.
b) Kết thúc quy trình kiểm dịch y tế và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho phương tiện đó nếu phương tiện bị kiểm tra y tế không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Việc kiểm tra thực tế đối với một phương tiện vận tải phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 01 giờ làm việc tính từ thời điểm hoàn thành xong việc kiểm tra khai báo y tế đối với phương tiện vận tải đó.
Điều 14. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải
1. Các biện pháp xử lý y tế:
a) Đối với phương tiện vận tải:
- Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh.
- Loại bỏ, tiêu hủy chất thải rắn, chất thải của người hoặc động vật, khử trùng phương tiện; xử lý nước thải sinh hoạt, nước dằn tàu.
b) Đối với người trên phương tiện vận tải, việc thực hiện xử lý y tế theo quy định tại
c) Đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải, việc thực hiện xử lý y tế theo quy định tại
2. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp Giấy chứng nhận xử lý y tế đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, tàu bay theo mẫu số 5 Phụ lục I Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận xử lý vệ sinh đối với tàu thuyền theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định này và kết thúc quy trình kiểm dịch.
3. Việc áp dụng các biện pháp xử lý y tế theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay và tối đa là 06 giờ làm việc đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. Riêng đối với việc xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột đối với tàu thuyền, thời gian tối đa cho phép là 12 giờ. Trước khi hết thời gian quy định 10 phút mà vẫn không hoàn thành xong việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ phương tiện vận tải. Thời gian gia hạn không được quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay và không được quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Điều 15. Quy định tín hiệu kiểm dịch y tế biên giới cho tàu thuyền khi nhập cảnh
1. Ban ngày tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
a) Treo một cờ loại “Q” báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II Nghị định này;
b) Treo hai cờ loại“Q” báo hiệu tàu thuyền nghi có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II Nghị định này;
c) Treo cờ loại “QL" báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II Nghị định này.
2. Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 2 m theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
a) Một đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh;
b) Hai đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Một đèn đỏ và một đèn trắng báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm dịch y tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, người trên tàu thuyền không được lên hay xuống, hàng hóa không được bốc dỡ hay tiếp nhận trừ trường hợp tàu thuyền đang gặp tai nạn.
Điều 16. Kiểm dịch y tế đối với tàu bay, tàu thuyền chuyển cảng nội địa
1. Tàu bay, tàu thuyền đã làm thủ tục kiểm dịch y tế khi nhập cảnh ở cảng đầu tiên sau đó chuyển đến các cảng nội địa khác thì không phải làm thủ tục kiểm dịch y tế.
2. Căn cứ vào hồ sơ chuyển cảng, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cảng đến thực hiện việc giám sát theo quy định tại
Điều 17. Kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải quá cảnh
1. Phương tiện vận tải quá cảnh mà người, hàng hóa không di chuyển ra khỏi phương tiện vận tải đó thì không thực hiện kiểm dịch y tế.
2. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc giám sát phương tiện vận tải theo quy định tại
Chương IV
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Điều 18. Phạm vi kiểm dịch y tế đối với hàng hóa
Thực hiện kiểm dịch y tế đối với tất cả các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 19. Thu thập thông tin và xử lý thông tin
1. Các nguồn thông tin:
a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
b) Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
c) Y tế tại cảng, cửa khẩu;
d) Hãng vận tải, chủ phương tiện, người trực tiếp điều khiển phương tiện;
e) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
2. Các thông tin cần thu thập:
a) Thông tin về vùng hàng hóa được xuất phát hoặc quá cảnh;
b) Thông tin về chủng loại, số lượng, bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
3. Khai báo y tế đối với hàng hóa:
Chủ hàng phải khai báo y tế đối với hàng hóa theo mẫu số 4 Phụ lục I Nghị định này khi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện
4. Xử lý thông tin:
Kiểm dịch viên y tế căn cứ trên thông thu thập được về hàng hóa và phân loại nguy cơ đối với hàng hóa như sau:
a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ gồm:
- Hàng hóa xuất phát, đi qua vùng có dịch;
- Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
- Hàng hóa xuất phát, đi qua vùng bị ảnh hưởng bởi bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
- Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ;
- Hàng hóa đi cùng người đi qua vùng bị ảnh hưởng bởi bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
- Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh.
b) Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế theo quy định tại
c) Trường hợp hàng hóa có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm:
- Thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng và cần hỗ trợ;
- Thực hiện kiểm tra y tế đối với hàng hóa theo quy định tại
Điều 20. Giám sát hàng hóa
1. Trong thời gian hàng hóa chờ nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh, kiểm dịch viên y tế thực hiện các biện pháp sau:
a) Kiểm tra giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;
b) Giám sát trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập hàng hóa;
c) Giám sát các yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng sức khỏe làm ô nhiễm hàng hóa.
2. Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu trước khi được chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu vẫn cần thực hiện giám sát theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại
a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ theo quy định tại
b) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung.
4. Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra và kết thúc quy trình kiểm dịch.
Điều 21. Kiểm tra đối với hàng hóa
1. Đối với hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 19 và
a) Kiểm tra giấy khai báo y tế hàng hóa;
b) Kiểm tra nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
c) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung;
d) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe;
đ) Kiểm tra quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, ghi trên nhãn và điều kiện vận chuyển đối với hàng hóa;
e) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
g) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại
2. Kiểm dịch viên y tế chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại
a) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Hàng hóa bị ô nhiễm bởi yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe;
3. Hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.
Điều 22. Xử lý y tế đối với hàng hóa
1. Đối với hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A phải được xử lý y tế như sau:
a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh và trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
2. Đối với hàng hóa bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe:
a) Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể loại bỏ được yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa và kết thúc quy trình kiểm dịch.
Chương V
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ VÀ GIÁM SÁT CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG KHU VỰC CỬA KHẨU
Mục 1. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT
Điều 23. Thu thập thông tin và xử lý thông tin
1. Khi vận chuyển thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt) qua biên giới, người chịu trách nhiệm vận chuyển phải khai báo y tế theo Mẫu số 7 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, xuất trình Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của tổ chức y tế nơi xuất phát và Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao
2. Kiểm dịch viên y tế thu thập Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt, Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của tổ chức y tế nơi xuất phát và Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam.
3. Xử lý thông tin:
a) Sau khi thu thập đủ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Kiểm dịch viên thực việc kiểm tra y tế theo quy định tại
b) Không được vận chuyển qua biên giới thi thể, hài cốt chưa được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt.
Điều 24. Kiểm tra y tế đối với thi thể, hài cốt, tro cốt
1. Kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp kiểm tra y tế sau đây:
a) Kiểm tra Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt;
b) Kiểm tra Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của tổ chức y tế nơi xuất phát;
c) Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam;
d) Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt, tro cốt theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp thi thể, hài cốt có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế đồng thời bảo đảm về vệ sinh và điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt theo mẫu số 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và kết thúc quy trình kiểm dịch.
3. Trường hợp thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế hoặc không bảo đảm về vệ sinh và điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại
Điều 25. Xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt
1. Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc:
a) Yêu cầu người vận chuyển thi thể, hài cốt qua biên giới thực hiện các biện pháp vệ sinh phù hợp;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt sau khi đã hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.
2. Việc xử lý y tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 01 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nhận được đầy đủ hồ sơ. Trước khi hết thời gian quy định 10 phút mà vẫn không hoàn thành xong việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người chịu trách nhiệm vận chuyển thi thể, hài cốt qua biên giới. Thời gian gia hạn không được quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Mục 2. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Điều 26. Thu thập thông tin
1. Người vận chuyển mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người phải khai báo y tế theo mẫu số 9 Phụ lục I Nghị định này.
2. Sau khi thu thập Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, kiểm dịch viên thực việc kiểm tra y tế theo quy định tại
3. Không cho phép vận chuyển qua biên giới đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người chưa có giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể .
Điều 27. Kiểm tra đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người.
1. Kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp kiểm tra y tế sau đây:
a) Kiểm tra giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định.
2. Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người bảo đảm điều kiện bảo quản và điều kiện vận chuyển, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người theo mẫu số 10 Phụ lục 1 Nghị định này và kết thúc quy trình kiểm dịch.
3. Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không bảo đảm điều kiện bảo quản hoặc điều kiện vận chuyển, kiểm dịch viên y tế chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại
Điều 28. Xử lý y tế
1. Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc:
a) Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.
2. Việc kiểm tra và xử lý y tế đối với một mẫu vi sinh y học hoặc một sản phẩm sinh học hoặc một mô hoặc một bộ phận cơ thể người phải hoàn thành trong thời gian tối đa là 01 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nhận được đầy đủ hồ sơ. Trước khi hết thời gian quy định 10 phút mà vẫn không hoàn thành xong việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người chịu trách nhiệm vận chuyển mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người qua biên giới. Thời gian gia hạn không được quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
Mục 3. PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG KHU VỰC CỬA KHẨU
Điều 29. Nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu
1. Giám sát bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Mục 3 Chương II của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
2. Giám sát các điều kiện vệ sinh trong khu vực cửa khẩu.
3. Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các chất bị ô nhiễm khác trong khu vực cửa khẩu.
4. Các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Điều 30. Trách nhiệm phòng chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu
1. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại khu vực cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu, trừ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị đầu mối về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong khu vực cửa khẩu.
Chương VI
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
Điều 31. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu:
a) Cơ sở vật chất phải có tối thiểu các phòng, khu vực sau:
- Có phòng làm việc để thực hiện hoạt động hành chính;
- Có khu vực cách ly y tế đối với người trong đó phải có phòng để khám sàng lọc và phòng cách ly y tế. Trường hợp đối tượng phải cách ly y tế vượt quá khả năng thu dung của phòng cách ly y tế phải bố trí khu vực để cách ly tạm thời;
- Khu vực cách ly để kiểm tra, xử lý phương tiện vận tải, hàng hóa.
b) Có các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế;
3. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và tiêu chuẩn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quy định tại Điều này.
4. Tổ chức kiểm dịch y tế được bố trí ở vị trí đầu tiên trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu.
Điều 32. Con dấu, biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ và trang phục kiểm dịch viên y tế
1. Con dấu kiểm dịch y tế:
a) Dấu kiểm dịch y tế là dấu nghiệp vụ bằng tiếng Anh theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
b) Dấu kiểm dịch y tế chỉ được sử dụng bởi tổ chức kiểm dịch y tế để xác nhận kết quả kiểm dịch y tế tại các biểu mẫu ban hành tại Nghị định này;
c) Số lượng con dấu kiểm dịch y tế được cấp tại một địa phương bằng tổng số cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm dịch y tế và trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế;
d) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế chịu trách nhiệm về việc khắc dấu, sử dụng, bảo quản, quản lý mẫu con dấu; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng con dấu và lập sổ lưu mẫu con dấu theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
đ) Tổ chức kiểm dịch y tế chỉ được khắc dấu tại các cơ sở sản xuất con dấu có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định.
e) Tổ chức kiểm dịch y tế phải báo cáo bằng văn bản tới Bộ Y tế sau khi khắc dấu mới, khắc lại con dấu, thu hồi, hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu và mất con dấu.
g) Tổ chức kiểm dịch y tế khi khắc dấu mới, khắc lại con dấu phải lập hồ sơ lưu ít nhất gồm: Văn bản gửi cơ sở sản xuất con dấu đề nghị làm mới, làm lại con dấu; Giấy giới thiệu cán bộ của tổ chức kiểm dịch y tế tới làm việc với cơ sở sản xuất con dấu; bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của cán bộ được giới thiệu làm thủ tục khắc dấu mới, khắc lại con dấu; Văn bản báo cáo Bộ Y tế được quy định tại Điểm e Khoản này.
2. Biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế và trang phục dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới được quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Điều 33. Nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm dịch y tế
1. Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
a) Đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm dịch y tế;
b) Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động kiểm dịch y tế, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động kiểm dịch y tế;
Điều 34. Giá dịch vụ kiểm dịch y tế
1. Giá dịch vụ kiểm dịch y tế được tính dựa trên các yếu tố sau đây:
a) Giá mua vật tư, trang thiết bị;
b) Chi phí dịch vụ kiểm dịch y tế.
2. Chi phí dịch vụ kiểm dịch y tế được tính theo từng loại dịch vụ, số lần thực hiện dịch vụ và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
a) Tiền công thực hiện dịch vụ;
b) Tiền vật tư tiêu hao;
c) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
d) Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ kiểm dịch y tế (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
đ) Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 35. Trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu
1. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai việc kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc;
b) Thực hiện việc công bố thời điểm bắt đầu, hạn chế, chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế, chỉ đạo triển khai việc thực hiện khai báo y tế trên phạm vi toàn quốc;
2. Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới để thực hiện việc kiểm dịch y tế theo quy định tại Nghị định này;
b) Bảo đảm các điều kiện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới triển khai hoạt động.
Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu
1. Trưởng ban quản lý cửa khẩu hoặc người đứng đầu đơn vị được giao phụ trách quản lý cơ sở vật chất của cửa khẩu, trưởng ga, giám đốc cảng vụ có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc, nơi đặt thiết bị kiểm dịch, phòng khám, phòng cách ly, khu vực cách ly tạm thời tại cửa khẩu để tổ chức kiểm dịch y tế biên giới triển khai hoạt động.
2. Cơ quan hải quan, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế theo đề nghị của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới khi kiểm tra thực tế đối với hàng hóa là động vật, thực vật, thực phẩm xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc nghi ngờ hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Cơ quan biên phòng, công an, cơ quan cảng vụ, cơ quan hải quan chỉ được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với người và phương tiện vận tải; nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa; vận chuyển qua biên giới đối với thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đã hoàn thành việc kiểm dịch y tế quy định tại Nghị định này.
Điều 37. Trách nhiệm của kiểm dịch viên y tế
1. Thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế quy định tại Nghị định này.
2. Mang sắc phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có quyền vào những nơi có đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, trừ những nơi hạn chế ra vào vì lý do an ninh, quốc phòng, kiểm dịch viên y tế phải thực hiện các quy định của cơ quan chủ quản.
4. Có quyền ký xác nhận vào các mẫu giấy, sử dụng dấu tiếng Anh theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng
1. Khai báo đầy đủ và chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định tại Nghị định này và không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo.
2. Chấp hành việc kiểm tra y tế và xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới quy định tại Nghị định này.
3. Chi trả dịch vụ kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm 2018.
2. Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 40. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT/BNN-BYT hướng dẫn thi hành điều 4, điều 51 Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước CHXHCN Việt Nam kèm theo Nghị định 41/1998/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 232/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 51/2016/TT-BYT quy định giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT/BNN-BYT hướng dẫn thi hành điều 4, điều 51 Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước CHXHCN Việt Nam kèm theo Nghị định 41/1998/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế ban hành
- 2Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 3Thông tư 232/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Thông tư 51/2016/TT-BYT quy định giá cụ thể đối với dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Dự thảo Nghị định quy định về kiểm dịch y tế biên giới
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra