Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/2024/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2024 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CƯ TRÚ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Căn cước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú:
1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển.
2. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú.
3. Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân.
4. Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; một số nội dung đăng ký, quản lý cư trú.
5. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú.
6. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú.
7. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về cư trú và thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
…………………
Nội dung văn bản bằng File Word (đang tiếp tục cập nhật)
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2024/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
DỰ THẢO 1 |
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Căn cước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú về:
1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển.
2. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú.
3. Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân.
4. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú.
5. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú.
6. Xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
NƠI CƯ TRÚ, ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ, ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ
Điều 3. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển
1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển, được dùng để ở (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ trừ trường hợp đã đăng ký nơi cư trú khác theo quy định của Luật Cư trú. Trường hợp, nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú là nơi phương tiện thường xuyên đậu đỗ.
2. Nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện là địa điểm thực tế được phép đậu, đỗ mà phương tiện đó đậu, đỗ nhiều nhất trong 12 tháng liên tục do chủ phương tiện tự xác định và đã đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi phương tiện đó đậu, đỗ.
3. Hồ sơ đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện gồm:
a) Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, Hộ chiếu còn hạn sử dụng của chủ phương tiện;
d) Hợp đồng thuê bến bãi cho phương tiện (nếu có).
Công dân có thể cung cấp bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính hoặc bản điện tử của giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký để đơn vị tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu trừ trường hợp thông tin đã được khai thác trong các cơ sở dữ liệu hoặc Kho dữ liệu điện tử hoặc hệ thống thông tin khác kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xem xét, xác nhận vào Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện cho chủ phương tiện.
5. Chủ phương tiện sử dụng Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện đã được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xác nhận để đăng ký thường trú, tạm trú cho bản thân mình hoặc người khác sinh sống, làm nghề lưu động trên phương tiện nếu chưa có nơi thường trú, tạm trú nào khác.
6. Trường hợp chủ phương tiện thay đổi nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện thì phải đăng ký lại nơi thường xuyên đậu, đỗ theo quy định tại Điều này và thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú mới theo quy định của Luật Cư trú.
Điều 4. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Trường hợp đã có nơi thường trú nhưng nơi thực tế sinh sống chưa đủ điều kiện để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì khai báo thông tin về nơi ở hiện tại với cơ quan đăng ký cư trú nơi đang thực tế sinh sống để cập nhật thông tin nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.
2. Việc khai báo thông tin về cư trú được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến qua dịch vụ công, ứng dụng định danh và xác thực điện tử nếu công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ khai báo thông tin về cư trú gồm Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú và giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
3 2. Trường hợp, người khai báo thông tin về cư trú không có giấy tờ tùy thân, Cơ quan đăng ký cư trú phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của người khai báo.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin người khai báo thông tin về cư trú đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú có văn bản từ chối tiếp nhận khai báo thông tin về cư trú và đề nghị người đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh theo quy định (trừ trường hợp thông tin người khai báo lại đúng với kết quả đã xác minh trước đó). Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.
Qua kiểm tra, xác minh mà nếu có căn cứ xác định người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà người đó khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành cập nhật thông tin người đó vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định để đề nghị cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xác lập, cấp số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
4 3. Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
54. Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
Điều 5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Công dân khi đăng ký thường trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng);
c) Hợp đồng mua, bán, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
d) Hợp đồng mua nhà ở, hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
h) Giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng; giấy tờ mua bán viết tay, cam kết về việc không có tranh chấp;
i) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và không thuộc địa điểm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
k) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện;
l) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Cư trú;
m) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú
a) Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a khoản này;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp chứng minh là chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú hoặc được chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật;
d) Công dân được đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình mà không phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý nếu thuộc trường hợp được quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú. Trường hợp công dân đề nghị đăng ký vào hộ gia đình tạm trú đã có phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ, thời hạn tạm trú bằng thời hạn tạm trú của hộ gia đình.
3 2. Trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú gồm: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở trog tương lai và các giấy tờ khác có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng; hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Kho dữ liệu điện tử, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, tích hợp trên thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử hoặc có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh.
Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân
1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
a) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con; thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
a) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; thẻ căn cước; thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Kho dữ liệu điện tử; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
e) Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước điện tử; Hộ chiếu; Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
đ) Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;
e) Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước điện tử; Hộ chiếu; Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
3. Trường hợp thông tin chứng minh quan hệ nhân thân của công dân có thể kiểm tra, xác minh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc khai thác từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.
Điều 7. Đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh
1. Nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi thường trú khác nhau thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha hoặc mẹ mà trẻ em mới sinh thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi do cha, mẹ thỏa thuận.
2. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú phải thực hiện đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho trẻ;
Điều 8. Một số nội dung đăng ký, quản lý cư trú
1. Trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp không phải của mình không phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi có ý kiến đồng ý của chủ sở hữu theo điểm a khoản 2 điều 20 Luật Cư trú thì lấy ý kiến của đại diện chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp;
2. Ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu, cha, mẹ, người giám hộ được lấy bằng hình thức trực tiếp ký vào vào Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú hoặc bằng văn bản đồng ý hoặc xác thực ý kiến đồng ý qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử hoặc qua xác minh của cơ quan đăng ký cư trú;
3. Trường hợp công dân sinh sống trên tàu, thuyền, phương tiện khác qua đêm thì chủ phương tiện phải thực hiện thông báo lưu trú cho người cư trú qua đêm trên phương tiện với cơ quan đăng ký cư trú nơi phương tiện đăng ký hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ nếu phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký không trùng với nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ;
4. Trường hợp cả hộ gia đình hoặc một số thành viên trong hộ gia đình cùng đăng ký thường trú tới nơi ở mới thì điều kiện đăng ký thường trú của hộ gia đình là điều kiện của chủ hộ.
Điều 9. Hủy đăng ký thường trú, tạm trú
1. Việc hủy đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là việc hủy kết quả giải quyết các thủ tục làm thay đổi thông tin đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trước đó, do cơ quan đăng ký cư trú giải quyết không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật Cư trú;
2. Cơ quan có thẩm quyền hủy kết quả giải quyết đăng ký đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Trường hợp, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện việc giải quyết đăng ký không đúng thẩm quyền, đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật Cư trú thì tiến hành hủy kết quả giải quyết thủ tục thực hiện không đúng, trường hợp phức tạp báo cáo cấp trên trực tiếp về việc hủy kết quả đăng ký.
Điều 10. Điều 7. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú
1. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khai tử; quyết định tuyên bố chết, mất tích của Tòa án; thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ.
3. Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký thường trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân; số Căn cước công dân, số căn cước hoặc Chứng minh nhân dân của người cần xóa đăng ký thường trú; lý do đề nghị xóa đăng ký thường trú.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trước khi thực hiện việc xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều này trừ trường hợp không liên hệ được với công dân hoặc đại diện hộ gia đình.
Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký thường trú sau khi đã thực hiện.
Điều 11. Điều 8. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú
1. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khai tử; quyết định tuyên bố chết, mất tích của Tòa án; thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú thì người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký tạm trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
3. Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký tạm trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân, số Căn cước công dân, số căn cước hoặc Chứng minh nhân dân của người cần xóa đăng ký tạm trú; lý do đề nghị xóa đăng ký tạm trú.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký tạm trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều này trừ trường hợp không liên hệ được với công dân hoặc đại diện hộ gia đình.
Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký tạm trú sau khi đã thực hiện.
Chương III
CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CƯ TRÚ
Điều 12. Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm:
1. Số hồ sơ cư trú.
2. Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
3. Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
4. Tình trạng khai báo tạm vắng, đối tượng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng, nơi đến trong thời gian tạm vắng;
5. Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
6. Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
7. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
8. Quan hệ với chủ hộ.
9. Số định danh cá nhân.
10. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
11. Ngày, tháng, năm sinh.
12. Giới tính.
13. Nơi đăng ký khai sinh.
14. Quê quán.
15. Dân tộc.
16. Tôn giáo.
17. Quốc tịch.
18. Tình trạng hôn nhân.
19. Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
19. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.
20. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
21. Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước.
22. Họ, chữ đệm và tên gọi khác.
23. Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).
24. Tiền án.
25. Tiền sự.
26. Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
27. Người giám hộ.
28. Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).
29. Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
30. Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.
32. Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.
Điều 13. Điều 10. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý, được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Nâng cấp hạ tầng mạng;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký cư trú;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Điều 11. Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
3. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú theo thứ tự như sau:
a) Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân;
b) Trường hợp các nguồn thu thập tại điểm a khoản này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Điều 15. Điều 12. Cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm tổ chức cập nhật thông tin về cư trú của công dân đăng ký thường trú, tạm trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu.
3. Nguyên tắc chỉnh sửa thông tin về công dân:
a) Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Phải có văn bản của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Chỉ người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân.
4. Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó.
Điều 16. Điều 13. Kết nối, chia sẻ, cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Cơ sở dữ liệu về cư trú được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân. Căn cứ theo số định danh cá nhân của công dân, các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
a) Nơi thường trú;
b) Nơi tạm trú;
c) Tình trạng khai báo tạm vắng;
d) Nơi ở hiện tại;
đ) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
e) Thông tin chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;
g) Thông tin thay đổi về hộ tịch được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú qua thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
2. Cơ sở dữ liệu về cư trú được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu khác do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu đó.
Cơ quan đề nghị kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về cư trú có văn bản đề nghị gửi Bộ Công an, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phạm vi, mục đích, thông tin cần chia sẻ.
3. Các trường hợp được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu cư trú để phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Công dân được cung cấp, trao đổi thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
d) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản này có nhu cầu cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân khác phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi công dân đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú đồng ý cho phép cung cấp, trao đổi thông tin.
4. Thủ tục cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có nhu cầu cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải có văn bản đề nghị nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này phải có thêm văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi công dân được đề nghị cung cấp thông tin đăng ký thường trú hoặc tạm trú xem xét, quyết định cho phép cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.
Điều 17. Điều 14. Sử dụng, sao lưu, phục hồi dữ liệu về cư trú
1. Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về cư trú của công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc giải quyết thủ tục hành chính.
2. Sao lưu dữ liệu về cư trú là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về cư trú để bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu cư trú trên hệ thống.
3. Phục hồi dữ liệu cư trú là quá trình khôi phục lại dữ liệu về thời điểm dữ liệu trước khi bị lỗi, hư hỏng hoặc điều chỉnh không đúng quy định. Dữ liệu cư trú được phục hồi khi dữ liệu bị phá hủy, tấn công mạng, truy nhập trái phép.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày tháng năm 2024 và thay thế Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.
Điều 19. Điều 16. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú
- 2Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú; Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư 57/2021/TT-BCA quy định về quy trình đăng ký cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 3Quyết định 947/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1568/UBDT-PC năm 2023 đề nghị báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Ủy ban Dân tộc ban hành
Dự thảo nghị định hướng dẫn luật cư trú
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra