Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: /202.../QH15 |
|
DỰ THẢO |
|
DỰ ÁN
LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013;
Quốc hội ban hành Luật Chuyển đổi giới tính.
QUY ĐỊNH CHUNG
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận là người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, tự thấy mình có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính.
2. Người chuyển đổi giới tính là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này.
3. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là việc một người sử dụng nội tiết tố sinh dục và/hoặc phẫu thuật ngực và/hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục với mong muốn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ cơ thể đang có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ.
4. Giới tính sinh học hoàn thiện là giới tính khi sinh của một người đã được xác định là nam hay nữ dựa trên sự hoàn chỉnh về cả nhiễm sắc thể, cơ quan sinh dục trong và bộ phận sinh dục ngoài.
5. Nhận diện giới (hay còn gọi là bản dạng giới) là việc tự cảm nhận của một người về việc họ là nam hay nữ.
6. Phiền muộn giới là sự không thoải mái hay lo âu gây ra bởi sự khác nhau giữa nhận diện giới của một người với giới tính khi sinh ra của họ.
7. Nội tiết tố sinh dục là nội tiết tố nam do tinh hoàn tiết ra (androgen) và nữ là do buồng trứng tiết ra (estrogen).
8. Người độc thân là người hiện đang không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính
1. Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn.
2. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
3. Không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ.
4. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính
5. Việc chỉnh sửa thông tin hộ tịch của người chuyển đổi giới tính sau khi được công nhận giới tính mới sẽ không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó có trước khi chỉnh sửa thông tin, cũng như những quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
1. Quyền của người chuyển đổi giới tính
a) Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
b) Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;
d) Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
đ) Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
e) Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;
g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
h) Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
a) Tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
b) Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính.
2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác.
4. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý.
5. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính.
6. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý.
7. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện
8. Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CAN THIỆP Y HỌC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Điều 6. Điều kiện đối với người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện.
2. Có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có.
3. Từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
4. Là người độc thân.
5. Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục.
Điều 7. Điều kiện đối với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, và 4 Điều 6 Luật này.
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong thời gian 01 năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.
4. Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục.
Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính, bao gồm:
a) Đơn đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính.
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân.
c) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính:
a) Người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tại Bệnh viện đã được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính.
b) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bệnh viện thực hiện khám sức khỏe để xác định người đó có giới tính sinh học hoàn thiện, có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục, thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện có giới tính khác giới tính hiện có.
c) Sau khi xác định người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điểm b Khoản này, Bệnh viện thực hiện việc điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị. Trường hợp không thể điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị, Bệnh viện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính;
b) Các giấy tờ quy định tại điểm b và
c) Giấy xác nhận đã điều trị nội tiết tố sinh dục trong thời gian liên tục 01 năm của Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.
2. Thủ tục đề nghị phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính:
a) Người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tại Bệnh viện đã được phép phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
b) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bệnh viện thực hiện việc khám sức khỏe để xác định người đề nghị có giới tính sinh học hoàn thiện, có đủ sức khỏe và không có chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục, thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện về giới tính khác giới tính hiện có.
c) Sau khi xác định người đề nghị đủ các điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản này, Bệnh viện thực hiện việc phẫu thuật cho người đó. Trường hợp không thể phẫu thuật, Bệnh viện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Chương III
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH TÂM LÝ, CAN THIỆP Y HỌC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Điều 10. Điều kiện đối với bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Là bệnh viện chuyên khoa nội, nội tiết, sản khoa hoặc nam học; bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nội, nội tiết, sản hoặc nam học; bệnh viện chuyên khoa nhi đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến điều trị nội tiết tố và đã được đào tạo chuyên về điều trị nội tiết tố để chuyển đổi giới tính.
Điều 11. Điều kiện đối với bệnh viện được phép phẫu thuật để chuyển đổi giới tính
1. Bệnh viện được phép phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ; bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
b) Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính.
2. Bệnh viện được phép phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là bệnh viện có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu hoặc nội tiết, sản hoặc nam học đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
c) Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cho phép Bệnh viện được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính;
b) Bản sao Giấy phép hoạt động của Bệnh viện;
c) Bản kê khai nhân sự của Bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
2. Thủ tục cho phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính:
a) Bệnh viện đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định hồ sơ và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho Bệnh viện. Trường hợp không cho phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi thẩm định hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục, phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Điều 13. Quy định chuyên môn để nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có ít nhất 02 trong các dấu hiệu tâm lý nhận diện người có giới tính khác giới tính hiện có sau đây:
a) Sự không thống nhất đặc trưng giữa trải nghiệm, thể hiện giới và các đặc điểm giới tính chính (bộ phận sinh dục) hoặc phụ (các bộ phận khác trừ cơ quan sinh dục);
b) Mong muốn mạnh mẽ để thoát khỏi đặc điểm giới tính;
c) Mong muốn mạnh mẽ về các đặc điểm của giới tính khác;
d) Mong muốn mạnh mẽ được đối xử như người có giới tính khác;
g) Có niềm tin mãnh liệt về cảm xúc và phản ứng điển hình của một giới tính khác;
h) Có bức bối giới hoặc phiền muộn giới do nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có.
2. Bệnh viện được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải thành lập Hội đồng xác định giới tính để nhận diện người đề nghị chuyển đổi giới tính có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Thành phần của Hội đồng tối thiểu là 02 người, bao gồm bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, ngoài ra có thể có mời thêm chuyên gia có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
Hội đồng phải bảo đảm có khả năng sử dụng tiêu chuẩn ICD phiên bản hiện hành để chẩn đoán; có khả năng chẩn đoán các vấn đề tâm thần và phân biệt với phiền muộn giới; có kiến thức và kỹ năng về tham vấn và trị liệu tâm lý; có kiến thức về nhận diện giới, phiền muộn giới liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
3. Hội đồng xác định giới tính đánh giá tâm lý người đề nghị chuyển đổi giới tính và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng, xác nhận người có đề nghị chuyển đổi giới tính có hoặc không có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
4. Sau 06 tháng, Bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính xác nhận người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về Hội đồng xác định giới tính; nội dung đánh giá tâm lý xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác giới tính hiện có trước khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; tư vấn tâm lý trước, trong và sau khi can thiệp để chuyển đổi giới tính.
Điều 14. Quy định chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Việc điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ theo các bước sau đây:
a) Trao đổi với người đề nghị chuyển đổi giới tính về mục tiêu muốn đạt được, tiền sử sức khoẻ của người đó.
b) Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính bảo đảm sức khoẻ và không có chống chỉ định với điều trị nội tiết tố sinh dục.
c) Tư vấn cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính về các thay đổi tích cực và tiêu cực trong quá trình điều trị, đặc biệt về sức khoẻ sinh sản; các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình điều trị; hướng dẫn lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với sức khỏe và mong muốn của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
d) Lập hồ sơ điều trị để theo dõi liên tục các về sức khoẻ qua các lần thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ để đánh giá hiệu quả và theo dõi tác dụng phụ.
đ) Trao đổi với chuyên gia tâm lý, bác sỹ phẫu thuật về liệu pháp nội tiết tố sinh dục đang sử dụng trên người đề nghị chuyển đổi giới tính để điều chỉnh liều dùng phù hợp.
2. Bác sỹ chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị chuyển đổi giới tính tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng nội tiết tố sinh dục của người điều trị. Nội tiết tố sinh dục được kê đơn phải được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định của pháp luật về dược. Việc điều trị theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị, người đề nghị chuyển đổi giới tính phải tới khám kiểm tra tại Bệnh viện đang điều trị nội tiết tố sinh dục để bảo đảm cơ thể đáp ứng và có tiến triển với việc điều trị. Bệnh viện phải ghi đầy đủ các lần và kết quả điều trị vào hồ sơ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành các khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 15. Quy định chuyên môn về phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Việc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
a) Giải thích cho người đề nghị chuyển đổi giới tính về các phương pháp phẫu thuật, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp; hiệu quả và các rủi ro, biến chứng của từng phương pháp;
b) Lập hồ sơ bệnh án, kế hoạch điều trị, tái khám và theo dõi định kỳ trong tương lai;
c) Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính đủ sức khoẻ bảo đảm phẫu thuật và chống chỉ định với phẫu thuật;
d) Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ: Điều trị nội tiết tố sinh dục 01 (một) năm rồi mới phẫu thuật ngực bằng biện pháp đặt túi ngực hoặc cấy ghép mỡ tự thân; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ dương vật, cắt bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo, âm vật, âm hộ;
đ) Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam: Phẫu thuật ngực bằng biện pháp cắt ngực, tạo hình khuôn ngực nam giới; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, tái tạo niệu đạo kết hợp với tăng kích thước dương vật, phẫu thuật cắt bỏ âm đạo, tạo hình bìu, cấy ghép mô nhân tạo gây cương cứng hay tinh hoàn nhân tạo.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Chăm sóc sức khỏe cho người chuyển đổi giới tính sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
1. Bệnh viện đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người chuyển đổi giới tính hoặc chuyên gia tâm lý đáp ứng điều kiện quy định tại Luật này thực hiện tư vấn tâm lý cho người đã chuyển đổi giới tính.
2. Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thực hiện tái khám định kỳ để kiểm tra và theo dõi kết quả phẫu thuật, sức khoẻ tổng quát, chăm sóc chuyên khoa tiết niệu và sản phụ khoa, tầm soát ung thư nếu cần.
3. Người đã chuyển đổi giới tính được tiếp tục duy trì điều trị nội tiết tố sinh dục sau khi đã chuyển đổi giới tính tại các bệnh viện đã được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Chương IV
CÔNG NHẬN LÀ NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH ĐỂ THAY ĐỔI GIẤY TỜ HỘ TỊCH
Điều 17. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
PA1: 1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.
2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Điều 18. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện;
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
Điều 19. Hồ sơ, thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính;
b) Giấy tờ chứng minh đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính đối với trường hợp quy định tại
2. Thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính:
a) Người đề nghị chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Bệnh viện đã được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị (sau đây viết tắt là Bệnh viện).
b) Bệnh viện tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
c) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại
d) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 2 và
đ) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Mẫu Đơn đề nghị công nhận và Mẫu Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 20. Đăng ký hộ tịch và thay đổi các giấy tờ pháp lý có liên quan cho người chuyển đổi giới tính
1. Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính là căn cứ để người chuyển đổi giới tính đề nghị cơ quan hộ tịch thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính.
3. Việc thay đổi giấy tờ pháp lý có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Lộ trình thực hiện
1. Chậm nhất đến năm 2025, nội dung đào tạo tâm lý về người chuyển đổi giới tính được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có mã ngành đào tạo về tâm lý.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày ….. tháng … năm 202....
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính:
a) Thành lập Hội đồng xác định giới tính, xác nhận tâm lý về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính và chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận tâm lý.
b) Cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính và chịu trách nhiệm về việc cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính do cơ sở mình cấp.
c) Bảo đảm quyền của người chuyển đổi giới tính về không kỳ thị, phân biệt đối xử, được giữ bí mật riêng tư và các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định tại Luật này.
2. Trách nhiệm của Bộ Y tế:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ về y tế cho người chuyển đổi giới tính;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên toàn quốc;
c) Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác các nội dung liên quan đến chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính để tránh kỳ thị, phân biệt đối xử. Bảo đảm người chuyển đổi giới tính được tiếp cận với các thông tin, các dịch vụ y tế phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
d) Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo đội ngũ chuyên gia tâm lý để hỗ trợ tư vấn tâm lý cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính và triển khai các chương trình an toàn tình dục cho người chuyển đổi giới tính.
3. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp: Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn về đăng ký thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính và chỉ đạo triển khai thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đăng ký thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính.
4. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng chính sách bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề chuyển đổi giới tính.
Điều 24. Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Bộ trưởng các Bộ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và các biện pháp thi hành.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ … thông qua ngày … tháng …. năm 202...
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: /202.../QH15 |
|
DỰ THẢO |
|
DỰ ÁN
LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013;
Quốc hội ban hành Luật Chuyển đổi giới tính.
QUY ĐỊNH CHUNG
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận là người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, tự thấy mình có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính.
2. Người chuyển đổi giới tính là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này.
3. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là việc một người sử dụng nội tiết tố sinh dục và/hoặc phẫu thuật ngực và/hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục với mong muốn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ cơ thể đang có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ.
4. Giới tính sinh học hoàn thiện là giới tính khi sinh của một người đã được xác định là nam hay nữ dựa trên sự hoàn chỉnh về cả nhiễm sắc thể, cơ quan sinh dục trong và bộ phận sinh dục ngoài.
5. Nhận diện giới (hay còn gọi là bản dạng giới) là việc tự cảm nhận của một người về việc họ là nam hay nữ.
6. Phiền muộn giới là sự không thoải mái hay lo âu gây ra bởi sự khác nhau giữa nhận diện giới của một người với giới tính khi sinh ra của họ.
7. Nội tiết tố sinh dục là nội tiết tố nam do tinh hoàn tiết ra (androgen) và nữ là do buồng trứng tiết ra (estrogen).
8. Người độc thân là người hiện đang không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản của chuyển đổi giới tính
1. Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính mà họ mong muốn.
2. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên cơ sở tự nguyện của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
3. Không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính và gia đình họ.
4. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền của người chuyển đổi giới tính
5. Việc chỉnh sửa thông tin hộ tịch của người chuyển đổi giới tính sau khi được công nhận giới tính mới sẽ không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó có trước khi chỉnh sửa thông tin, cũng như những quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
1. Quyền của người chuyển đổi giới tính
a) Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
b) Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;
d) Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
đ) Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
e) Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;
g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
h) Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
a) Tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
b) Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính.
2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác.
4. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý.
5. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính.
6. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý.
7. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện
8. Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CAN THIỆP Y HỌC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Điều 6. Điều kiện đối với người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện.
2. Có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có.
3. Từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
4. Là người độc thân.
5. Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục.
Điều 7. Điều kiện đối với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, và 4 Điều 6 Luật này.
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong thời gian 01 năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.
4. Có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục.
Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính, bao gồm:
a) Đơn đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính.
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân.
c) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính:
a) Người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tại Bệnh viện đã được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính.
b) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bệnh viện thực hiện khám sức khỏe để xác định người đó có giới tính sinh học hoàn thiện, có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục, thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện có giới tính khác giới tính hiện có.
c) Sau khi xác định người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điểm b Khoản này, Bệnh viện thực hiện việc điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị. Trường hợp không thể điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị, Bệnh viện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính;
b) Các giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật này, trừ trường hợp đã điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điểm c Khoản này;
c) Giấy xác nhận đã điều trị nội tiết tố sinh dục trong thời gian liên tục 01 năm của Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.
2. Thủ tục đề nghị phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính:
a) Người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tại Bệnh viện đã được phép phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
b) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bệnh viện thực hiện việc khám sức khỏe để xác định người đề nghị có giới tính sinh học hoàn thiện, có đủ sức khỏe và không có chống chỉ định phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục, thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện về giới tính khác giới tính hiện có.
c) Sau khi xác định người đề nghị đủ các điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản này, Bệnh viện thực hiện việc phẫu thuật cho người đó. Trường hợp không thể phẫu thuật, Bệnh viện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Chương III
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH TÂM LÝ, CAN THIỆP Y HỌC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Điều 10. Điều kiện đối với bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Là bệnh viện chuyên khoa nội, nội tiết, sản khoa hoặc nam học; bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nội, nội tiết, sản hoặc nam học; bệnh viện chuyên khoa nhi đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến điều trị nội tiết tố và đã được đào tạo chuyên về điều trị nội tiết tố để chuyển đổi giới tính.
Điều 11. Điều kiện đối với bệnh viện được phép phẫu thuật để chuyển đổi giới tính
1. Bệnh viện được phép phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ; bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
b) Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật ngực để chuyển đổi giới tính.
2. Bệnh viện được phép phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là bệnh viện có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu hoặc nội tiết, sản hoặc nam học đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
c) Có bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cho phép Bệnh viện được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính;
b) Bản sao Giấy phép hoạt động của Bệnh viện;
c) Bản kê khai nhân sự của Bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
2. Thủ tục cho phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính:
a) Bệnh viện đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định hồ sơ và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho Bệnh viện. Trường hợp không cho phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi thẩm định hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phải điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Mẫu đơn đề nghị cho phép điều trị nội tiết tố sinh dục, phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Điều 13. Quy định chuyên môn để nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có ít nhất 02 trong các dấu hiệu tâm lý nhận diện người có giới tính khác giới tính hiện có sau đây:
a) Sự không thống nhất đặc trưng giữa trải nghiệm, thể hiện giới và các đặc điểm giới tính chính (bộ phận sinh dục) hoặc phụ (các bộ phận khác trừ cơ quan sinh dục);
b) Mong muốn mạnh mẽ để thoát khỏi đặc điểm giới tính;
c) Mong muốn mạnh mẽ về các đặc điểm của giới tính khác;
d) Mong muốn mạnh mẽ được đối xử như người có giới tính khác;
g) Có niềm tin mãnh liệt về cảm xúc và phản ứng điển hình của một giới tính khác;
h) Có bức bối giới hoặc phiền muộn giới do nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có.
2. Bệnh viện được phép can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải thành lập Hội đồng xác định giới tính để nhận diện người đề nghị chuyển đổi giới tính có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có. Thành phần của Hội đồng tối thiểu là 02 người, bao gồm bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, ngoài ra có thể có mời thêm chuyên gia có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
Hội đồng phải bảo đảm có khả năng sử dụng tiêu chuẩn ICD phiên bản hiện hành để chẩn đoán; có khả năng chẩn đoán các vấn đề tâm thần và phân biệt với phiền muộn giới; có kiến thức và kỹ năng về tham vấn và trị liệu tâm lý; có kiến thức về nhận diện giới, phiền muộn giới liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
3. Hội đồng xác định giới tính đánh giá tâm lý người đề nghị chuyển đổi giới tính và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng, xác nhận người có đề nghị chuyển đổi giới tính có hoặc không có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
4. Sau 06 tháng, Bệnh viện được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính xác nhận người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về Hội đồng xác định giới tính; nội dung đánh giá tâm lý xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác giới tính hiện có trước khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; tư vấn tâm lý trước, trong và sau khi can thiệp để chuyển đổi giới tính.
Điều 14. Quy định chuyên môn về điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Việc điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ theo các bước sau đây:
a) Trao đổi với người đề nghị chuyển đổi giới tính về mục tiêu muốn đạt được, tiền sử sức khoẻ của người đó.
b) Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính bảo đảm sức khoẻ và không có chống chỉ định với điều trị nội tiết tố sinh dục.
c) Tư vấn cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính về các thay đổi tích cực và tiêu cực trong quá trình điều trị, đặc biệt về sức khoẻ sinh sản; các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình điều trị; hướng dẫn lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với sức khỏe và mong muốn của người đề nghị chuyển đổi giới tính.
d) Lập hồ sơ điều trị để theo dõi liên tục các về sức khoẻ qua các lần thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ để đánh giá hiệu quả và theo dõi tác dụng phụ.
đ) Trao đổi với chuyên gia tâm lý, bác sỹ phẫu thuật về liệu pháp nội tiết tố sinh dục đang sử dụng trên người đề nghị chuyển đổi giới tính để điều chỉnh liều dùng phù hợp.
2. Bác sỹ chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục cho người đề nghị chuyển đổi giới tính tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng nội tiết tố sinh dục của người điều trị. Nội tiết tố sinh dục được kê đơn phải được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định của pháp luật về dược. Việc điều trị theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị, người đề nghị chuyển đổi giới tính phải tới khám kiểm tra tại Bệnh viện đang điều trị nội tiết tố sinh dục để bảo đảm cơ thể đáp ứng và có tiến triển với việc điều trị. Bệnh viện phải ghi đầy đủ các lần và kết quả điều trị vào hồ sơ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành các khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 15. Quy định chuyên môn về phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính
1. Việc phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính phải được thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
a) Giải thích cho người đề nghị chuyển đổi giới tính về các phương pháp phẫu thuật, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp; hiệu quả và các rủi ro, biến chứng của từng phương pháp;
b) Lập hồ sơ bệnh án, kế hoạch điều trị, tái khám và theo dõi định kỳ trong tương lai;
c) Khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính đủ sức khoẻ bảo đảm phẫu thuật và chống chỉ định với phẫu thuật;
d) Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ: Điều trị nội tiết tố sinh dục 01 (một) năm rồi mới phẫu thuật ngực bằng biện pháp đặt túi ngực hoặc cấy ghép mỡ tự thân; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ dương vật, cắt bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo, âm vật, âm hộ;
đ) Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam: Phẫu thuật ngực bằng biện pháp cắt ngực, tạo hình khuôn ngực nam giới; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, tái tạo niệu đạo kết hợp với tăng kích thước dương vật, phẫu thuật cắt bỏ âm đạo, tạo hình bìu, cấy ghép mô nhân tạo gây cương cứng hay tinh hoàn nhân tạo.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Chăm sóc sức khỏe cho người chuyển đổi giới tính sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
1. Bệnh viện đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người chuyển đổi giới tính hoặc chuyên gia tâm lý đáp ứng điều kiện quy định tại Luật này thực hiện tư vấn tâm lý cho người đã chuyển đổi giới tính.
2. Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thực hiện tái khám định kỳ để kiểm tra và theo dõi kết quả phẫu thuật, sức khoẻ tổng quát, chăm sóc chuyên khoa tiết niệu và sản phụ khoa, tầm soát ung thư nếu cần.
3. Người đã chuyển đổi giới tính được tiếp tục duy trì điều trị nội tiết tố sinh dục sau khi đã chuyển đổi giới tính tại các bệnh viện đã được phép điều trị nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính.
Chương IV
CÔNG NHẬN LÀ NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH ĐỂ THAY ĐỔI GIẤY TỜ HỘ TỊCH
Điều 17. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
PA1: 1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.
2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Điều 18. Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện;
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
Điều 19. Hồ sơ, thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính
1. Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính;
b) Giấy tờ chứng minh đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này (trừ trường hợp người đã phẫu thuật để chuyển đổi giới tính trước ngày Luật này có hiệu lực).
2. Thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính:
a) Người đề nghị chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Bệnh viện đã được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị (sau đây viết tắt là Bệnh viện).
b) Bệnh viện tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
c) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật này: Bệnh viện thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có của họ và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng. Sau 06 tháng, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
d) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Luật này: Bệnh viện căn cứ vào đơn đề nghị và hồ sơ đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị để cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
đ) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này: Ngay sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của người đề nghị, Bệnh viện thực hiện khám kiểm tra lại để xác định người đề nghị đã thực hiện hay chưa thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trên cơ sở kết quả khám kiểm tra lại và xác định người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác nhận người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Mẫu Đơn đề nghị công nhận và Mẫu Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 20. Đăng ký hộ tịch và thay đổi các giấy tờ pháp lý có liên quan cho người chuyển đổi giới tính
1. Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính là căn cứ để người chuyển đổi giới tính đề nghị cơ quan hộ tịch thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính.
3. Việc thay đổi giấy tờ pháp lý có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Lộ trình thực hiện
1. Chậm nhất đến năm 2025, nội dung đào tạo tâm lý về người chuyển đổi giới tính được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có mã ngành đào tạo về tâm lý.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày ….. tháng … năm 202....
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính:
a) Thành lập Hội đồng xác định giới tính, xác nhận tâm lý về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính và chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận tâm lý.
b) Cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính và chịu trách nhiệm về việc cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính do cơ sở mình cấp.
c) Bảo đảm quyền của người chuyển đổi giới tính về không kỳ thị, phân biệt đối xử, được giữ bí mật riêng tư và các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định tại Luật này.
2. Trách nhiệm của Bộ Y tế:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ về y tế cho người chuyển đổi giới tính;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trên toàn quốc;
c) Tổ chức, cung cấp thông tin khoa học, chính xác các nội dung liên quan đến chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính để tránh kỳ thị, phân biệt đối xử. Bảo đảm người chuyển đổi giới tính được tiếp cận với các thông tin, các dịch vụ y tế phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
d) Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo đội ngũ chuyên gia tâm lý để hỗ trợ tư vấn tâm lý cho cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính và triển khai các chương trình an toàn tình dục cho người chuyển đổi giới tính.
3. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp: Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn về đăng ký thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính và chỉ đạo triển khai thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đăng ký thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính.
4. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng chính sách bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề chuyển đổi giới tính.
Điều 24. Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Bộ trưởng các Bộ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và các biện pháp thi hành.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ … thông qua ngày … tháng …. năm 202...
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 4870/BYT-BM-TE năm 2021 về đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2021 về Danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 4870/BYT-BM-TE năm 2021 về đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2021 về Danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra