Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 107/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2005 

Chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thông tin đại chúng, thanh niên và thể thao giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại Công quốc Lúc-xăm-bua có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2005./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

CHƯƠNG TRÌNH

TRAO ĐỔI VĂN HÓA, GIÁO DỤC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG, THANH NIÊN VÀ THỂ THAO GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ ĐẠI CÔNG QUỐC LUXEMBOURG CHO CÁC NĂM 2006 - 2010

Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Luxembourg được thành lập theo Hiệp định Hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại Công quốc Luxembourg trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thông tin đại chúng, thanh niên và thể thao được ký tại Luxembuorg vào ngày 21 tháng 05 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 06 tháng 6 năm 2005, nhằm tăng cường mối liên kết giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, truyền thông đại chúng, thanh niên và thể thao, đã đồng ý chương trình sau đây cho các năm từ 2006 đến 2010

I. VĂN HÓA

Các Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật nhằm góp phần nâng cao kiến thức về văn hóa và những thành tựu trong các lĩnh vực này của hai nước.

Điều 1:

Vì mục đích này, các bên ký kết sẽ khuyến khích:

a) Trực tiếp liên lạc, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm và phát triển giữa các tổ chức và viện văn hóa và nghệ thuật hoạt động trong các lĩnh vực này;

b) Hợp tác trên các lĩnh vực sân khấu, âm nhạc, nhạc kịch, ba lê và trên các lĩnh vực nghệ thuật khác, cũng như tạo điều kiện phát triển các hoạt động và những chuyến viếng thăm lẫn nhau;

c) Tổ chức các triển lãm về nghệ thuật đương đại và truyền thống;

d) Trao đổi các nghệ sĩ và các nhóm biểu diện thuộc nhiều lĩnh vực âm nhạc;

e) Hợp tác trong lĩnh vực điện ảnh và tăng cường liên lạc giữa các viện và cơ quan sản xuất phim;

f) Hợp tác giữa các viện có liên quan nhằm thực hiện các nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và lịch sử;

g) Các viện liên quan tham gia các hội chợ sách và trao đổi các ấn phẩm định kỳ và các tài liệu khoa học khác;

h) Hợp tác trên các lĩnh vực bảo tồn và gìn giữ các di sản văn hóa và lịch sử theo các Công ước liên quan của UNESCO và các thỏa thuận quốc tế khác mà hai bên đã ký kết;

i) Hợp tác ngăn chặn xuất, nhập khẩu trái phép và chuyển nhượng các tác phẩm nghệ thuật, di vật và di sản văn hóa;

j) Hợp tác giữa các viện bảo tàng, viện lưu trữ, thư viện và trao đổi các xuất bản phẩm và tài liệu khoa học;

k) Hợp tác bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền; trao đổi thông tin, xuất bản phẩm và tài liệu liên quan tới pháp chế và thông lệ trong việc giải quyết tranh chấp về vấn đề sở hữu trí tuệ và bản quyền;

l) Tạo điều kiện cho các nhà khảo cổ của hai nước đi tham quan, giúp họ có thêm kinh nghiệm về khai quật, gìn giữ và trưng bày các phát hiện khảo cổ, và phục vụ mục đích đào tạo, đồng thời nhằm trao đổi mẫu vật hoặc mẫu vật đúc.

Điều 2:

Bên Luxembourg trao cho bên Việt Nam cuốn sách “Chỉ dẫn Văn hóa Luxembourg” (bằng tiếng Anh và tiếng Pháp), liệt kê trong 500 trang sách là một laọt các bài báo và thông tin thiết thực toàn diện về khảo cổ học, di sản của chế độ phong kiến, di sản tôn giáo, nông thôn, công nghiệp, cảnh quan, lịch sử tự nhiên, văn học, sân khấu, âm nhạc, bảo tàng, phòng trưng bày, xưởng vẽ của các nghệ sỹ, kiến trúc, điện ảnh, nhiếp ảnh, lịch sử quân sự, tuyến hành trình văn hóa.

Về phía Luxembourg, Bộ Văn hóa, Giảng dạy đại học và Nghiên cứu: ww.mcesr.public.lu khuyến khích liên lạc trực tiếp với các viện văn hóa thuộc Bộ:

- Viện Lưu trữ Quốc gia Luxembourg: trao đổi xuất bản phẩm, tiếp cận các kho lưu trữ, tiếp nhận nghiên cứu sinh; www.etat.lu/AN

- Thư viện Quốc gia Luxembourg: trao đổi xuất bản phẩm, tiếp cận các kho lưu trữ, tiếp nhận nghiên cứu sinh; www.bnl.lu

- Casino, Diễn dàn Nghệ thuật Đương đại: chức danh tại trường đại học hay viện nghiên cứu của các nghệ sỹ đương đại; www.casino-Luxembourg.lu/

- Trung tâm Nghe nhìn Quốc gia: hội thảo về hoạt động nhiếp ảnh và làm phim; www.cna.public.lu

- Trung tâm Văn học Quốc gia; www.etat.lu/CNL/

- Bảo tàng Lịch sử và Nghệ thuật Quốc gia; www.mnha.lu

- Bảo tàng Khoa học Quốc gia; www.mnhn.lu/

- Vụ Di sản Quốc gia; christiane.steinmetzer@ssmn.etat.lu

+ Trung tâm Văn hóa Quốc tế, Tu viện Neumunster; www.ccrn.lu

+ Viện Văn hóa Pháp - Đức - Luxembourg Pierre Werner; www.ipw.lu

+ Viện Hành trình Văn hóa châu Âu (Hội đồng Châu Âu); www.culture-routes.lu

+ Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Đại Công tước Jean; www.mudam.lu

+ Bảo tàng Pháo đài; www.in-visible.lu/fort (sẽ mở cửa vào giữa năm 2006)

+ Dàn nhạc Giao hưởng Phiharmonie của Luxembourg; www.opl.lu

+ Phiharmonie, Phòng Hòa nhạc Đại Công nương Joséphine-Charlotte; www.phiharmonie.lu

+ Phòng Hòa nhạc Thanh niên: Trung tâm Âm nhạc Khuếch đại Rockhal; www.rockhal.lu

+ Quỹ Điện ảnh Quốc gia; www.filmfund.lu

+ Kênh Phát thanh Văn hóa - xã hội 100,7; www.100komma7.lu

+ Cơ quan Hợp tác Luxembourg; jean-reitz@ci.culture.lu

+ Luxembourg và Vùng lớn [Luxembourg, Saarland, Rhineland-Palatinate, Lorraine, vùng Wallonia (cộng đồng người Pháp của Bỉ và cộng đồng nói tiếng Đức của Bỉ)], Thủ đô Văn hóa của Châu Âu 2007: www.Luxembourg2007.org

Điều 3:

Bên Việt Nam trao cho bên Luxembourg Danh mục Văn hóa Việt Nam cũng như danh sách các viện văn hóa sau:

1. Cục Di sản Văn hóa

Bộ Văn hóa – Thông tin

Địa chỉ: 51-53 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84-4) 943-8025; Fax: (+84-4) 943-9929

Emai: nchdvn@hn.vnn.vn < mailto:nchdvn@hn.vnn.vn>

2. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Địa chỉ: 10 Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84-4) 825-2853; Fax: (+84-4) 825-2853

3. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84-4) 756-2193 - Fax: (+84-4) 836-0351

Email: vme18@hn.vnn.vn

4. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Địa chỉ: 66 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84-4) 823-3084/733-2136; Fax: (+84-4) 734-1427

Email: binhtruong451@hn.vnn.vn

5. Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84-8) 829-4441/822-2441

Fax: (+84-8) 821-3508

6. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Địa chỉ: 23 Tống Duy Tân, Thành phố Huế, Việt Nam

Điện thoại: (+84-54) 523-012/523-237/529-208; Fax: (+84-54) 526-083

Email: huemonuments@dng.vnn.vn

7. Bảo tàng Nghệ thuật Cung đình Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Địa chỉ: 23 Tống Duy Tân, Thành phố Huế, Việt Nam

Điện thoại: (+84-54) 523-012/523-237/529-208; Fax: (+84-54) 526-083

Email: huemonuments@dng.vnn.vn

8. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di tích Hội An

Địa chỉ: 47 Trần Hưng Đạo, thị xã Hội An, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Điện thoại: (+84-510) 862-946; Fax: (+84-510) 861-779

Email: ttvhtt@hoianworldheritage.org

9. Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Địa chỉ: Số 1, Phố 2/9, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: (+84-511) 821-951

Địa chỉ thư tín: Bảo tàng Đà Nẵng, 78 Lê Duẫn, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: (+84-511) 822-343/822-390; Fax: (+84-511) 887-638

Email: btdn@dng.vnn.vn

10. Viện Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa – Thông tin

Địa chỉ: 489 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84-4) 854-4418/854-8610

Fax: (+84-4) 854-4418

Email: trungtu@hn.vnn.vn

Sân khấu

Điều 4:

Bên Việt Nam đề xuất bên Luxembourg giúp đỡ gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống “Chèo”. Bên Luxembourg sẽ đề nghị Trung tâm Nghe nhìn Quốc gia hỗ trợ về một số mặt hậu cần nhằm tiến hành thống kê và giúp bên Việt Nam liên hệ với một học giả của Trường Đại học Luxembourg. Bước thứ ba, bên Luxembourg sẽ đề nghị Quỹ Điện ảnh Quốc gia phân tích khả năng hợp tác thực hiện một dự án làm phim tài liệu - DVD.

Âm nhạc

Điều 5:

Bên Luxembourg cung cấp địa chỉ liên lạc với các viện sau trên lĩnh vực âm nhạc:

+ Thư viện của Học viện Âm nhạc thành phố Luxembourg (Bảo tàng các loại nhạc cụ cổ).

+ CEDOM (Trung tâm Tư liệu Âm nhạc) (tại Thư viện Quốc gia)

+ Hiệp hội Âm nhạc Đương đại mới

Bên Việt Nam đề nghị bên Luxembourg mua một số dụng cụ âm nhạc cho Nhạc viện Hà Nội. Bên Luxembourg sẽ kiểm tra việc này và làm hết sức mình để gửi những nhạc cụ đó sang Hà Nội.

Điều 6:

Dàn nhạc Giao hưởng Luxembourg (OPL) (đã nói đến trong Điều 2) quan tâm tới việc thiết lập quan hệ cho các khả năng trao đổi với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO). Đồng thời dàn nhạc OPL cho phép các nhạc sỹ Việt Nam thực tập nội trú và đề nghị tổ chức một hội thảo về nhạc cổ điển của hai nước. Các buổi hòa nhạc có thể được tổ chức tại phòng hòa nhạc mới mang tên Nữ Công tước Joséphine-Charlotte, tại “Phiharmonie”; các hội thảo tại Trung tâm Văn hóa Quốc tế ở tu viện cũ Neumunster. Bên Việt Nam cũng có những suất thực tập nội trú tương tự tại VNSO cho các nhạc sĩ trẻ.

Hai bên sẽ tìm kiếm khả năng tổ chức một chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng OPL ở Châu Á trong thời gian hiệu lực của chương trình: một phần của chuyến lưu diễn này sẽ là buổi biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Văn học - Phim tài liệu

Điều 7:

Bên Việt Nam dự định xuất bản một tác phẩm chuyên đề về các dân tộc thiểu số Việt Nam và gửi bản kế hoạch chi tiết cho bên Luxembourg phân tích khả năng tham gia về mặt hậu cần và tài chính. Bên Luxembourg đồng ý cử một chuyên gia nhân chủng học tới Hà Nội để gặp gỡ các học giả Việt Nam và thảo luận chi tiết hơn về dự án này. Tiếp theo, bên Luxembourg sẽ phân tích khả năng giúp đỡ về mặt tài chính cho việc dịch cuốn sách tài liệu khoa học này sang tiếng Anh.

Một triển lãm ảnh về văn hóa và di sản của các dân tộc thiểu số Việt Nam có thể được tổ chức kèm theo hoạt động xuất bản cuốn sách, trước hết ở Hà Nội, sau đó ở Luxembourg.

Các cuộc triển lãm

Điều 8:

Hai bên khuyến khích trao đổi triển lãm về lịch sử, mỹ thuật hoặc kiến trúc trong suốt thời gian hiệu lực của chương trình này.

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Luxembourg mang tên Đại Công tước John, sẽ chính thức mở cửa vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, đề xuất chương trình trao đổi triển lãm như sau:

+ “Fashion Victms” (Tzusuki) (Nạn nhân thời trang)

+ Pierre-Olivier Deschamp

+ Quá trình thành lập Viện bảo tàng (ảnh)

+ Buổi biểu diễn của các nghệ sỹ Luxembourg hiện đại “Made in Luxembourg”: Tina Gillen, Bert Theis, Vera Weisgerber, Jill Mercedes, Su Tei Tse, Simone Decker, Christian Aschman, Antonie Prum, Jean-Marie Biwe, và Michel Majerus.

Bên Việt Nam sẽ gửi thêm thông tin về các nghệ sĩ Việt Nam cũng như các cuộc triển lãm qua kênh ngoại giao.

Cả hai bên sẵn sàng cùng tiếp đón các phụ trách bảo tàng để thảo luận thêm.

Di sản

Điều 9:

Bên Việt Nam gửi bên Luxembourg kế hoạch bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong khuôn khổ xây dựng các công trình thủy điện ở vùng miền núi. Bên Luxembourg sẵn sàng phân tích phương thức để các chuyên gia thuộc lĩnh vực văn hóa và giáo dục có thể hỗ trợ những dự án như vậy. Bên Việt Nam sẽ cung cấp bản yêu cầu về những lĩnh vực chuyên môn cần giúp đỡ cho bên Luxembourg.

Điều 10:

Bên Luxembourg và bên Việt Nam thông báo cho nhau về những dự án hành trình văn hóa lịch sử và đa dạng của mình mà Vụ Di sản Quốc gia Luxembourg và Cục Di sản Văn hóa Việt Nam đã thiết lập.

Hai bên thể hiện sự quan tâm hợp tác với “Viện Hành trình Văn hóa châu Âu của Hội đồng châu Âu”, được thành lập tại Đại công quốc Luxembourg nhằm tổ chức các hoạt động và hội thảo khác nhau, cũng như cung cấp các xuất bản phẩm liên quan tới các tuyến hành trình văn hóa; trang web: www.culture-routes.lu.

Chương trình hợp tác sẽ được thiết lập trực tiếp giữa Viện và các đối tác tương ứng phiá Việt Nam.

Khoa học tự nhiên

Điều 11:

Bên Luxembourg đề nghị hợp tác giữa Viện Bảo tàng Khoa học Tự nhiên với Ban quản lý dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhằm nâng cao hiểu biết về giới động, thực vật để xây dựng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Hai viện cũng có thể thảo luận về việc trao đổi mẫu vật và đào tạo nghiên cứu sinh về lĩnh vực này.

Điều 12:

Hai bên nhất trí về các sáng kiến liên quan tới việc tăng cường hiểu biết và trao đổi giữa các viện bảo tàng, viện lưu trữ và thư viện, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý sưu tầm, (ngân hàng dữ liệu) và bảo tồn.

Bên Luxembourg sẵn sàng tiếp đón hai chuyên gia trùng tu hoặc chuyên gia bảo tồn sang thăm trong thời gian hai tuần để nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế về bảo tồn của Luxembourg. Bên Việt Nam đề xuất tổ chức một khóa đào tạo kéo dài hai tuần về trùng tu và bảo tồn có sự tham gia của bên Luxembourg.

Pháp chế

Điều 13:

Hai bên nhất trí trao đổi kinh nghiệm và thông tin về pháp chế liên quan tới vị thế của các nghệ sỹ chuyên nghiệp làm việc tự do cũng như những quy định liên quan tới các nghệ sỹ biểu diễn.

Điều 14:

Hai bên hợp tác trên các khía cạnh xác định, đăng ký và bảo vệ văn hóa phẩm của phía bên kia. Việc liên lạc sẽ được thực hiện thông qua các kênh ngoại giao.

Các bên tư vấn cho nhau và trao đổi thông tin về pháp chế và thông lệ trong lĩnh vực bảo hộ văn hóa phẩm và sở hữu trí tuệ, đặc biệt chú ý tới việc ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp các tác phẩm nghệ thuật.

Phim ảnh

Điều 15:

Hai bên khuyến khích liên lạc và hợp tác giữa các nhà làm phim và các viện phim. Bên Luxembourg thông báo cho bên Việt Nam về các hoạt động của Quỹ Điện ảnh Quốc gia, www.filmfund.lu, vốn ủng hộ việc đồng sản xuất quốc tế.

Trong thời gian hiệu lực của chương trình, bên Việt Nam đề xuất tổ chức Tuần phim Việt Nam. Bên Việt Nam sẵn sàng mời Giám đốc Trung tâm Nghe nhìn Quốc gia cũng như các nhà làm phim Luxembourg sang thăm Việt Nam để thảo luận khả năng tổ chức một tuần lễ tương tự như vậy ở các nhà hát - rạp chiếu bóng ở Luxembourg. Bên Luxembourg vẫn sẽ tiếp tục gửi các phim của Luxembourg hoặc các phim đồng sản xuất tham gia Liên hoan Phim châu Âu tại Việt Nam.

II. GIÁO DỤC

Điều 16:

Các bên ký kết tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì mục đích này, các bên tham gia thỏa thuận khuyến khích:

a) Các viện nghiên cứu và đào tạo thiết lập mối liên hệ và hợp tác trực tiếp;

b) Trao đổi giáo viên, viện sĩ và chuyên gia về lĩnh vực phương pháp luận và công nghệ giáo dục ở mọi cấp độ;

c) Các trường phổ thông, trường đại học, viện nghiên cứu và viện chuyên ngành thiết lập mối quan hệ chặt chẽ;

d) Các viện giáo dục trao đổi thông tin, kiến thức chuyên sâu và tất cả hình thức tư liệu tương ứng nhằm bảo đảm sự hiểu biết lẫn nhau;

e) Trao đổi thông tin, tài liệu pháp lý và tài liệu mô tả tương ứng, các bằng chứng về bằng cấp, chứng chỉ, danh hiệu và chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp theo pháp luật, để xem xét trong điều kiện nào và tới mức độ nào thì được chấp thuận là có giá trị tương đương;

f) Các chuyên gia, học giả tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên đề quốc tế, hội nghị học thuật quốc tế, v.v…

g) Trao đổi học bổng đại học và sau đại học hay nghiên cứu cao học trong các viện giáo dục đại học và các khoá học ngôn ngữ ngắn hạn.

h) Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và chuyên gia của hai bên tham quan, du lịch nghiên cứu và tư vấn;

i) Hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật/hướng nghiệp và trao đổi kinh nghiệm quản lý.

Điều 17:

Hai bên củng cố và thúc đẩy hợp tác trực tiếp giữa các cơ quan và việc giáo dục - đào tạo tương ứng ở mọi cấp.

Điều 18:

Bên Việt Nam xem xét khả năng cấp một số học bổng hàng năm cho các nghiên cứu sinh hoặc chuyến đi chuyên môn trong thời gian ngắn về những lĩnh vực mà bên Luxembourg quan tâm. Các lĩnh vực nghiên cứu sẽ được thỏa thuận qua kênh ngoại giao.

Điều 19:

Bên Luxembourg tiếp tục giành 10 (mười) suất học bổng mỗi suất kéo dài 24 tháng, hai năm một lần cho các thí sinh tham dự những khóa học chuyên môn về quản lý khách sạn, kinh doanh du lịch tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn Alexis Heck, tại thành phố Diekirch trong khuôn khổ chương trình PIC. Các thí sinh sẽ được lựa chọn cùng với bên Luxembourg nhằm bảo đảm rằng họ thông thạo kỹ năng đọc viết tiếng Pháp và có trình độ tiếng Anh căn bản.

Điều 20:

Hai bên sử dụng những kỹ thuật mới  về thông tin và truyền thông để kết nối các trường trung học. Đồng thời, hai bên cùng nhau phân tích khả năng thiết lập một mạng lưới đào tạo ảo trong các lĩnh vực thương mại và hành chính. Người liên lạc bên Luxembourg là ông Lucien Clement: clement@men.lu và ông Gilbert Engle: engel@men.lu. Người liên lạc phía Việt Nam là ông Tiến sỹ Quách Tuấn Ngọc.

Điều 21:

Trong suốt thời gian hiệu lực của chương trình, bên Luxembourg cấp 06 (sáu) học bổng/tháng cho các khóa học hè hàng năm tại:

- Trung tâm Truyền bá Nghệ thuật châu Âu (“Cercle Européen pour la Propagation des Arts” [CEPA]);

- Các hội thảo quốc tế về âm nhạc do các nhạc viện tổ chức.

Bên Luxembourg sẽ gửi thông tin, tài liệu về những suất học bổng này.

Điều 22:

Hai bên khuyến khích trao đổi kinh nghiệm về phát triển và duy trì chất lượng tại các trường tiểu học và trung học, từ đó khuyến khích hợp tác giữa các viện trong công tác nghiên cứu về đổi mới và sư phạm. Việc trao đổi kinh nghiệm sẽ do hai bên tổ chức thông qua hai chuyến thăm, nghiên cứu ngắn hạn.

Điều 23:

Hai bên khuyến khích hợp tác trao đổi các thư mục sách liên quan tới hệ thống giáo dục của hai nước và các chuyến thăm quan dành cho 2 - 3 viên chức trong thời gian không quá một tuần, nhằm nghiên cứu về hệ thống giáo dục của nhau.

Điều 24:

Hai bên khuyến khích các viện giáo dục, ví dụ như các trường đại học, trực tiếp liên lạc với nhau. Bên đối tác Luxembourg sẽ là “Université du Luxembourg” (Đại học Luxembourg): www.uni.lu. Bên Việt Nam sẽ cung cấp danh mục các trường đại học ở Việt Nam cho bên Luxembourg.

Trong bối cảnh này, cả hai bên nhất trí hợp tác ở cấp độ giáo dục đại học và nghiên cứu, đặc biệt liên quan tới lĩnh vực kinh tế và quản trị ngân hàng.

Điều 25:

Hai bên khuyến khích hợp tác trên lĩnh vực giáo dục trong khuôn khổ UNESCO và Liên minh châu Âu nhằm trao đổi thông tin và thực thi các dự án liên kết, nếu khả thi.

III. KHOA HỌC

Điều 26:

Các bên ký kết sẽ khuyến khích và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Các bên tham gia thỏa thuận sẽ cùng nhau lựa chọn các khía cạnh và chủ đề chuyên môn làm cơ sở hợp tác. Việc lựa chọn các khía cạnh và chủ đề phải tính đến vấn đề ưu tiên và năng lực của hai bên tham gia thỏa thuận về nghiên cứu khoa học và công nghệ. Vì mục đích này, các bên tham gia thỏa thuận khuyến khích:

a) Các học viên và tổ chức nghiên cứu tương ứng liên lạc với nhau;

b) Cùng thực hiện các chương trình, nghiên cứu và hoạt động khác;

c) Trao đổi các nhà khoa học và chuyên gia trong khuôn khổ những chương trình nghiên cứu chung;

d) Trao đổi thông tin về các đại hội, hội nghị chuyên đề và những sự kiện khác, và khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của hai bên tham gia những sự kiện này;

e) Trao đổi các xuất bản phẩm, kết quả các dự án nghiên cứu hoặc hội nghị quốc tế.

Điều 27:

Bên Luxembourg thông báo cho bên Việt Nam về khả năng trao đổi các nhà khoa học, chuyên gia và kết quả nghiên cứu của họ cũng như khả năng tổ chức các dự án nghiên cứu chung. Những cơ quan nghiên cứu có thể bao gồm:

- Centre de Recherche Public Gabriel-Lippmann:

+ CREBS: Cellule de Recherche en Environement et Biotechnologies

+ CREDI: Cellule de Recherche, d’Etude et de Développement en Informatique

+ LAM: Laboratoire d’ Analyse des Matières (renseignements au: www.crpgl.lu)

- Centre de Recherche Public Henri-Tudor:

+ technologies de I’information et de la communication

+ technologies industrielles et matériaux

+ technologies pour I’environement

+ technologies pour la santé

+ veilla technologique et normative

+ innovation par la formation

+ esprit d’entreprendre et innovation

 (renseignements au: www.crpht.lu)

- Centre de Recherche Public de la Santé:

+ Laboratoire de Biologie Moléculaire

+ Laboratoire de Rétrovirologie

+ Laboratoire StraLux d’Immunogénétique-Allergologie et de Biologie Moléculaire Végétale

+ Laboratoire de Toxicologie - Laboratoire National de la Santé

+ Département d’Immunologie du Laboratoire National de Santé

+ Laboratoire d’Héma-Cancérologie expérimentale

+ Laboratoire de Recherche Cardio-vasculaire

 (renseignements au: www.crp-sante.lu)

Hai bên phân tích khả năng ký kết những thỏa thuận riêng về hợp tác trên lĩnh vực khoa học, đồng thời thường xuyên triệu tập các Ủy ban chung, bao gồm các trung tâm nghiên cứu và Bộ Khoa học và Công nghệ tương ứng của hai nước, trong đó sẽ xác định ưu tiên trao đổi khoa học trong tương lai.

IV. THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Điều 28:

Các bên ký kết khuyến khích hợp tác giữa các tập đoàn truyền thông của hai nước và cố gắng thể hiện những khía cạnh khác nhau về cuộc sống và văn hóa của hai nước thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình và báo chí. Với mục tiêu này, các bên ký kết khuyến khích trao đổi các chương trình truyền thanh và truyền hình được sản xuất hoặc truyền phát ở hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Điều 29:

Các bên ký kết cam kết nỗ lực hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho luồng thông tin miễn phí và phổ biến rộng rãi về tất cả lĩnh vực và trong sự liên kết này nhằm khuyến khích và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực báo chí và truyền thông, bao gồm cả những cơ hội từ các phương tiện truyền thông hiện đại như cáp và vệ tinh.

V. THANH NIÊN VÀ THỂ THAO

Điều 30:

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thanh niên nhận thức được rằng kiến thức về lịch sử thế giới là một trong những điều kiện thiết yếu cho một thế giới hòa bình, trong đó không có phân biệt chủng tộc hay định kiến. Để đạt được mục tiêu này, các bên khuyến khích thanh niên gặp gỡ với mục đích củng cố hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị, quyền con người, đa dạng văn hóa, lòng khoan dung và phi bạo lực.

Điều 31:

Các bên tham gia thỏa thuận công nhận tầm quan trọng của trao đổi về thanh niên và thể thao như một phương tiện củng cố và thúc đẩy nền văn hóa hòa bình, tình anh em và tình hữu nghị giữa các dân tộc nói chung và thanh niên nói riêng. Đồng thời hai bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục, xã hội và giải trí của thể thao, cũng như đóng góp cụ thể của nó đối với sức khỏe cộng đồng.

Điều 32:

Trong khía cạnh này, các bên tham gia thỏa thuận khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức và liên đoàn thanh niên và thể thao tương ứng của hai nước bằng cách:

a) Trao đổi các đoàn đại biểu chính thức của Chính phủ chịu trách nhiệm về công tác thanh niên và các đoàn lãnh đạo và cán bộ công nhân viên nhằm chia sẽ kinh nghiệm về quản lý thể thao;

b) Mời tham dự các hội thảo, hội nghị, quốc tế về các vấn đề thanh niên được tổ chức ở mỗi nước;

c) Trao đổi các tài liệu in ấn, phim ảnh, kinh nghiệm và những thông tin khác liên quan tới thể thao, các hoạt động và chính sách về thanh niên của hai nước;

d) Tham gia các lễ hội thanh niên và những sự kiện khác được tổ chức ở mỗi nước;

e) Trao đổi các đội, huấn luyện viên thể thao tham gia các sự kiện thể thao quốc tế và trao đổi các trọng tài tới các hội thảo, hội nghị về thể thao được tổ chức tại hai nước.

Điều 33:

Hai bên thúc đẩy liên lạc trực tiếp giữa các Văn phòng thanh niên quốc gia, chẳng hạn như Ủy ban Thanh niên Việt Nam và Bộ Thanh niên Luxembourg. Trong lĩnh vực hợp tác thể thao, hai bên nhất trí thúc đẩy liên lạc trực tiếp giữa Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam và Bộ Thể thao Luxembourg. Hai bên ủng hộ và phát triển tính năng động của thanh niên.

Điều 34:

Bên Luxembourg đề xuất bên Việt Nam hỗ trợ dự án Caritas - Tổ chức phi chính phủ Hướng đạo sinh - Hướng dẫn viên Luxembourg ở xã An Phú, với mục tiêu xây dựng điều kiện sống bền vững cho những người và cộng đồng cư dân nghèo nhất ở xã An Phú thông qua việc tăng cường hướng tiếp cận bình đẳng tới tài sản, kiến thức và cơ hội. Dự án sẽ được thực hiện vào tháng 4 năm 2006.

Một nhóm khoảng 30 thanh niên (trong độ tuổi từ 18 đến 25) và năm trưởng nhóm thanh niên của Tổ chức Hướng đạo sinh - Hướng dẫn viên Luxembourg sẽ đến xã An Phú trong khoảng hai tuần vào mùa xuân năm 2006. Trong thời gian ở lại, họ sẽ đóng góp công lao động cùng với dân làng để xây dựng Trạm Phụ sản ở làng Dong Chiem, và sơn lại Trường Dong Chiem.

Bên Việt Nam đánh giá tích cực về dự án này và mong muốn có thêm thông tin về tính thực tiễn của chương trình trao đổi này. Đơn vị để liên lạc sẽ là Trung tâm Phát triển Hợp tác Thanh niên Quốc tế trực thuộc Ủy ban Thể dục Thể thao: cydeco@hn.vnn.vn

VI. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Bên gửi sẽ thanh toán các chi phí đi lại từ thủ đô nước này tới thủ đô nước kia.

Bên nhận sẽ thanh toán các khoản chi phí đi lại trong lãnh thổ của mình.

Trao đổi những người nhận học bổng

Điều 35:

Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, từng bên phải gửi cho bên kia danh sách các thí sinh được lựa chọn để trao đổi học bổng, đồng thời cung cấp hồ sơ thông tin hoàn chỉnh về từng ứng cử viên. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin học bổng và sơ yếu lý lịch

- Chương trình giảng dạy khoa học

- Chương trình nghiên cứu/học tập (ghi rõ tổ chức, học viện sẽ tới thăm hoặc theo học, và chương trình nghị sự)

- Danh sách xuất bản phẩm (nếu có)

Bên nhận sẽ thông báo cho bên gửi quyết định của mình trước ngày 01 tháng 7 hàng năm.

Hai bên gửi cho nhau các mẫu đơn.

Điều 36: Học bổng

Bên Luxembourg cung cấp:

- Học bổng hàng tháng 700 Euro

- Nơi ăn ở miễn phí (có thể ở trong ký túc xá sinh viên)

- Hỗ trợ y tế miễn phí trong trường hợp cấp cứu

Bên Việt Nam cung cấp:

- Học bổng theo quy định hiện hành, bao gồm cả nơi ăn ở

- Hỗ trợ y tế miễn phí tại các bệnh viện và viện y học quốc gia trong trường hợp cấp cứu.

Điều 37: Các khóa học hè và chuyến thăm ngắn hạn (không quá một tháng)

Bên Luxembourg cung cấp:

a) Chuyến thăm ngắn hạn:

+ Học bổng 50 Euro một ngày

+ Nơi ăn ở miễn phí hoặc tổng số tiền tương đương (đối với chuyến thăm ngắn hạn)

+ Hỗ trợ y tế miễn phí trong trường hợp cấp cứu.

b) Các khóa học hè (tinh thông âm nhạc)

+ Tổng số tiền 200 Euro

+ Học phí miễn phí

+ Nơi ăn ở miễn phí

+ Hỗ trợ y tế miễn phí trong trường hợp cấp cứu.

c) Các khóa học hè (CEPA):

+ Tổng số tiền 700 Euro

+ Học phí miễn phí cho hai khóa học

+ Nơi ăn ở miễn phí

+ Hỗ trợ y tế miễn phí trong trường hợp cấp cứu.

Theo quy định hiện hành, bên Việt Nam cung cấp:

+ Nơi ăn ở miễn phí

+ Học phí miễn phí (đối với các khóa học hè)

+ Hỗ trợ y tế miễn phí trong trường hợp cấp cứu.

Điều 38: Trao đổi các nhóm nghệ thuật

Các điều khoản cho những trao đổi này sẽ được thỏa thuận trực tiếp giữa các bên đối tác, và nếu cần, sẽ có sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa hai nước.

Điều 39: Trao đổi triển lãm

Việc sắp xếp sẽ được thảo luận và thông qua trên cơ sở từng trường hợp, và thông thường những điều khoản sau sẽ được áp dụng:

Trách nhiệm của bên gửi:

- Đề nghị kế hoạch triển lãm chi tiết, bao gồm tất cả dữ liệu kỹ thuật, được gửi đi không muộn quá 12 (mười hai) tháng trước ngày dự kiến khai mạc triển lãm;

- Vận chuyển quốc tế tới địa điểm đầu tiên ở nước nhận và vận chuyển quốc tế từ địa điểm cuối cùng tới nước gửi hoặc tới một nước khác;

- Bảo hiểm từ nơi này đến nơi khác, bao gồm cả vận chuyển;

- Các tư liệu sử dụng làm danh mục triển lãm bằng ngôn ngữ của nước nhận, (văn bản, ảnh chụp, giấy trong, v.v…) phải được gửi đi không muộn quá 06 (sáu) tháng trước ngày dự kiến khai mạc triển lãm;

- Các chi phí đi lại cho 01 (một) đại diện đi theo đoàn triển lãm để giám sát việc lên khung và/hoặc tháo dỡ, đóng gói và/hoặc dỡ các vật triển lãm.

Trách nhiệm của bên nhận:

- Cung cấp mặt bằng triển lãm phù hợp với cơ sở hạ tầng đảm bảo an ninh cần thiết (điều kiện khí hậu, bảo vệ, v.v…);

- Cung cấp nguồn nhân lực cần thiết để bốc dỡ, đóng gói và tháo dỡ, lên khung hoặc tháo khung phục vụ triển lãm;

- Bảo hiểm triển lãm trong suốt thời gian triển lãm trên lãnh thổ của bên nhận;

- In ấn danh mục triển lãm, áp phích quảng cáo, giấy mời, nếu cần thiết;

- Tổ chức giới thiệu quảng bá về triển lãm và lễ khai mạc triển lãm;

- Chi phí ăn ở cho một chuyên gia đi cùng triển lãm và giám sát việc lên khung và/hoặc tháo dỡ; thời gian của bất kỳ chuyến viếng thăm nào cũng sẽ được nhất trí thông qua trước đó;

- Cung cấp cho bên gửi bản sao tất cả tư liệu xuất bản liên quan đến triển lãm (danh mục triển lãm, áp phích quảng cáo, giấy mời, tạp chí, v.v…)

Trong trường hợp có thiệt hại, bên nhận không được tiến hành công việc phục chế tác phẩm nếu không có sự chấp thuận trước đó của bên gửi, và cung cấp các tư liệu có liên quan và hỗ trợ giúp bên gửi tiến hành đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm có liên quan.

Điều 40:

Tất cả các điều kiện khác sẽ được thỏa thuận trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

VII. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 41:

Chương trình này giữ nguyên hiệu lực cho tới khi một chương trình mới được thông qua. Ngày họp tới của hai bên sẽ được nhất trí thông qua các kênh ngoại giao.

Điều 42:

Chương trình này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Văn bản này được ký tại Hà Nội ngày 01 tháng 12 năm 2005, gồm hai bản gốc: một bản bằng tiếng Anh và một bản bằng tiếng Việt. Cả hai bản đều có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ ĐẠI CÔNG QUỐC LUXEMBOURG
TỔNG VỤ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA, GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU





Guy Dockendorf

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN





Trần Chiến Thắng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Điều ước số 107/2005/LPQT về chương trình trao đổi văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thông tin đại chúng, thanh niên và thể thao giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại Công quốc Lúc-xăm-bua

  • Số hiệu: 107/2005/LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 01/12/2005
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Người ký: Trần Chiến Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 7 đến số 8
  • Ngày hiệu lực: 01/12/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản