BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 35-KTCB-KT | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1959 |
ĐIỀU LỆ
CHO PHÉP CÁC CƠ QUAN CẤP PHÁT VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN LƯU HÀNH MỘT LOẠI SÉC RIÊNG
Điều 1. Cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản được phép cho lưu hành một loại Séc riêng để cho các đơn vị có tài khoản ở cơ quan Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản làm phương tiện giao dịch, thanh toán.
Điều 2. Séc của cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản chỉ được lưu hành ở những địa phương có cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản và Séc có cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản địa phương nào cho lưu hành thì phải thanh toán lại cơ quan cấp phát vốn kiếm thiết cơ bản ở địa phương ấy.
Điều 3. Tất cả những đơn vị có tài khoản ở cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản đều được cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản giao cho một quyển séc để dùng dần mỗi khi thanh toán một khoản giao dịch nào qua tài khoản của mình ở cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản. Mỗi một tài khoản được dùng một quyển Séc. Nếu một đơn vị có hai tài khoản thì được dùng hai quyển Séc và Séc thuộc tài khoản nào thì dùng vào tài khoản đó, không được dùng lẫn Séc thuộc tài khoản nọ cho tài khoản kia.
Điều 4. Séc chỉ được phát hành dưới hình thức có ghi tên người được hưởng. Người được hưởng phải mang Séc đến cơ quan cấp phát để thanh toán. Không được chuyển nhượng Séc cho người khác.
Điều 5. Séc chỉ được lưu hành trong một thời gian là 5 (năm) ngày kể từ sau ngày phát hành. Nếu ngày đến hạn là ngày nghỉ chính thức hoặc là ngày mà cơ quan cấp phát đóng cửa không tiếp khách thì ngày sau ngày đó mới là ngày đến hạn,
Điều 6. Séc phát hành trong năm nào thì phải thanh toán vào năm ấy. Năm sau không được thanh toán Séc của năm trước mặc dù chưa hết hạn 5 ngày.
Điều 7. Nếu đơn vị nào phát hành séc mà số dư về hạn mức cấp phát hoặc số dư về tiền gửi không có đi thì cơ quan cấp phát sẽ không thanh toán. Nếu xét thấy có dụng ý phát hành để lừa gạt thì hoặc cơ quan cấp phát, hoặc người được hưởng Séc có thể đưa vấn đề ra trước pháp luật.
Điều 8. Chữ viết trên Séc phải rõ ràng, cùng một thứ chữ cùng một thứ mực. Không được tẩy, hoặc viết chồng chữ nọ lên chữ kia trong Séc. Nếu cần phải sửa một chữ gì thì phải ký nhận thực ở bên dưới Séc, những chữ viết về số tiền và ngày phát hành thì không được sửa. Nếu viết sai số tiền hay ngày thì phải hủy Séc đi và viết Séc khác. Số tiền viết bằng chữ và bằng con số phải ăn khớp với nhau. Ngày ghi trên Séc phải là ngày phát hành, không được ghi ngày hôm trước hoặc ngày chưa đến. Chữ ký và dấu đóng trên Séc phải là chữ ký và dấu có mẫu gửi ở cơ quan Cấp phát.
Điều 9. Séc phải dùng lần lượt theo số thứ tự. Khi dùng hết một quyển thì mới được giao một quyển khác. Cuống quyển Séc cũ phải lưu trữ như các tài liệu kế toán khác để tiện việc tra cứu.
Điều 10. Séc của đơn vị này không được giao cho đơn vị khác mượn dùng. Khi khóa tài khoản mà còn Séc chưa dùng đến thì phải đưa đến cơ quan cấp phát để hủy bỏ.
Điều 11. Bản điều lệ này do Bộ Tài chính ban hành và sửa đổi nếu cần.
| BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Thông tư 23-TC-NHKT-1964 hướng dẫn thi hành Điều lệ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản theo Nghị định 64-CP-1960 do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 75-TTg năm 1960 về việc mở rộng diện cấp phát vốn kiến thiết cơ bản theo khối lượng công trình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 1Thông tư 23-TC-NHKT-1964 hướng dẫn thi hành Điều lệ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản theo Nghị định 64-CP-1960 do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 75-TTg năm 1960 về việc mở rộng diện cấp phát vốn kiến thiết cơ bản theo khối lượng công trình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật các Tổ chức tín dụng 1997
Điều lệ số Số: 35-KTCB-KT về việc cho phép các cơ quan cấp phát vốn kiến thiết cơ bản lưu hành một loại Séc riêng do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 35-KTCB-KT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/01/1957
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 22/01/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định