Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ Y
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật;
b) Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
c) Vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y;
đ) Vi phạm quy định về hành nghề thú y.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực thú y không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Chứng chỉ hành nghề thú y; Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận vệ sinh thú y); Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y GMP (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận GMP); Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;
c) Buộc thực hiện việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đúng cửa khẩu;
d) Buộc tạm dừng giết mổ động vật;
đ) Buộc giết mổ bắt buộc động vật; buộc xử lý nhiệt sản phẩm động vật; buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
e) Buộc xử lý sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;
g) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật;
h) Buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
i) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
k) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế;
l) Buộc dán nhãn thuốc thú y theo đúng quy định.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Tiểu mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;
b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
b) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y;
d) Sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế.
Tịch thu Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Tiểu mục 3. VI PHẠM VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Điều 9. Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 2. VI PHẠM VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
a) Không đúng chủng loại động vật, sản phẩm động vật;
b) Nguồn gốc xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật, mục đích sử dụng;
d) Kết quả xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch không đúng với lô hàng động vật, sản phẩm động vật.
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 13. Vi phạm quy định chung về thủ tục kiểm dịch đông vật, sản phẩm động vật
a) Số lượng, khối lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Điều 14. Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển.
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu;
d) Không chấp hành thời hạn theo dõi cách ly kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm không được đóng gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
c) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm động vật để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tạp nhiễm với sản phẩm của loài động vật khác.
a) Nhập khẩu động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
b) Tự ý bốc dỡ động vật, sản phẩm động vật trước khi kiểm dịch;
c) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc đi đúng cửa khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Tiểu mục 3. VI PHẠM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 18. Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Tịch thu các loại Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tịch thu các loại Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật trong trường hợp không tái xuất được buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y;
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9 và khoản 11 Điều này;
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 23. Vi phạm vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bằng phương tiện không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Vật dụng chứa đựng, bảo quản sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Điều 24. Vi phạm vệ sinh thú y đối với chợ kinh doanh, thu gom động vật
a) Địa điểm không theo quy định về khoảng cách đối với khu dân cư, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 71 của Luật thú y;
b) Không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
a) Địa điểm không theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định.
Điều 25. Vi phạm vệ sinh thú y đối với kinh doanh sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không thực hiện vệ sinh vật dụng trước và sau khi bán hoặc không khử trùng, tiêu độc định kỳ.
Điều 26. Vi phạm vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;
b) Không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật.
Đình chỉ hoạt động cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 27. Vi phạm về Giấy chứng nhận vệ sinh thú y
a) Không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
Tịch thu Giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 4. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y
Tiểu mục 1. VI PHẠM VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM NGHIỆM THUỐC THÚ Y
Điều 28. Vi phạm về thủ tục khảo nghiệm thuốc thú y
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y;
b) Sử dụng Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y hết hiệu lực.
Tịch thu Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm về điều kiện khảo nghiệm thuốc thú y
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Không có đủ diện tích chuồng, ao, bể nuôi để bố trí động vật bảo đảm kết quả khảo nghiệm;
đ) Không có đủ loại động vật, đủ số lượng đáp ứng được việc khảo nghiệm;
e) Không có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm.
Đình chỉ hoạt động của cơ sở khảo nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 30. Vi phạm về điều kiện kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không cách biệt khu dân cư, công trình công cộng;
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm;
c) Không có khu thử cường độc riêng biệt đối với vắc xin, vi sinh vật;
đ) Không có trang thiết bị chuyên dùng giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Tiểu mục 2. VI PHẠM VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Điều 31. Vi phạm về thủ tục trong sản xuất thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ lô sản xuất.
Tịch thu các loại giấy tờ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 32. Vi phạm về điều kiện trong sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận GMP;
b) Giấy chứng nhận GMP hết hiệu lực.
Tịch thu Giấy chứng nhận GMP đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có hoạt chất không đúng theo hồ sơ đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không có hoạt chất hoặc thiếu hoạt chất chính ghi trên nhãn;
c) Bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
d) Vắc xin thú y không bảo đảm một trong ba tiêu chuẩn vô trùng hoặc thuần khiết, an toàn, hiệu lực.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất mỗi loại thuốc thú y trên dây chuyền GMP chưa được cấp phép;
b) Sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích.
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 34. Vi phạm về thủ tục trong buôn bán thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng;
b) Không niêm yết giá bán thuốc thú y.
Điều 35. Vi phạm về điều kiện trong buôn bán thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đủ điều kiện về địa điểm, kho chứa, trang thiết bị bảo quản thuốc thú y;
a) Không có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn;
b) Không có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản;
c) Sử dụng phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin không đủ điều kiện bảo quản theo quy định;
d) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán hết hiệu lực.
Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 36. Vi phạm về chất lượng trong buôn bán thuốc thú y
a) Có hoạt chất không đúng theo hồ sơ đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không có hoạt chất hoặc thiếu hoạt chất chính ghi trên nhãn;
c) Bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
d) Vắc xin thú y không đảm bảo một trong ba tiêu chuẩn vô trùng hoặc thuần khiết, an toàn, hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y cho cơ sở không đủ điều kiện theo quy định;
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 37. Vi phạm về thủ tục trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không lưu giữ tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc thú y theo quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Nhập khẩu mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y không có giấy phép của Cục Thú y;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; trong trường hợp không tái xuất được buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y.
Điều 38. Vi phạm về điều kiện trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đủ điều kiện về địa điểm theo quy định;
b) Người quản lý không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực;
c) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin không đủ điều kiện bảo quản theo quy định;
đ) Không có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y hết hiệu lực.
Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 39. Vi phạm về chất lượng trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y
Đình chỉ việc nhập khẩu thuốc thú y từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp không tái xuất được, buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y.
Điều 40. Vi phạm về nhãn sản phẩm thuốc thú y
2. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Buộc thu hồi thuốc thú y, ghi nhãn sản phẩm không đúng nội dung đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 5. VI PHẠM VỀ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 41. Vi phạm về thủ tục trong hành nghề thú y
Tịch thu các loại hồ sơ, giấy tờ, Chứng chỉ hành nghề thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Điều 42. Vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề không đúng ngành nghề, phạm vi chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
b) Hành nghề không đúng địa điểm ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định;
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tiêu hủy động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 43. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền của thanh tra
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 45. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 46. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 47. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 6; điểm b khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 7; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 8; điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 11; khoản 2 Điều 12; Điều 17; khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 27; khoản 7 và khoản 8 Điều 33; khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 36 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 6; điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 8; Điều 14; khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 15; Điều 16, Điều 18 và Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 5 Điều 6; khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 8; khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 11; Điều 14; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 15; Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 6; khoản 5 và khoản 7 Điều 7; Điều 8, Điều 11, Điều 12 và Điều 17; khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều 20; Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và Điều 40; khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Điều 51. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 43 đến Điều 49 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Kiểm dịch viên động vật, Trưởng trạm, Phó trưởng trạm có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y, công chức, viên chức ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
2. Nghị định này bãi bỏ quy định sau đây:
a) Bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 1; điểm a, điểm b, điểm đ và điểm g khoản 3 Điều 3; Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
b) Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20, khoản 21, khoản 22, khoản 23, khoản 24, khoản 25, khoản 26, khoản 27, khoản 28, khoản 29, khoản 30, khoản 31 và khoản 32 Điều 2 của Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
1. Các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree No. 48/2018/ND-CP dated March 21, 2018
- 2Decree No. 104/2017/ND-CP dated September 14, 2017 penalties for administrative violations against regulations on disaster preparedness, operation and protection of hydraulic structures and flood control systems
- 3Decree No. 58/2015/ND-CP dated June 16, 2015,
- 1Decree No. 119/2013/ND-CP of October 09, 2013, on sanctioning of administrative violations in the domains of veterinary medicine, livestock breeds, and livestock feeds
- 2Decree No. 41/2017/ND-CP dated April 05, 2017, amendment and supplementation to a number of articles of the decree on administrative penatiles for violations in fields of aquaculture, veterinary , animal breeds, animal feed; forest management, development and protection, and forestry product managment
- 3Decree No. 04/2020/ND-CP dated January 03, 2020 amendments to Government’s Decree No. 31/2016/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine, and Government’s Decree No. 90/2017/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on veterinary medicine
- 4Decree No. 04/2020/ND-CP dated January 03, 2020 amendments to Government’s Decree No. 31/2016/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine, and Government’s Decree No. 90/2017/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on veterinary medicine
- 1Decree No. 48/2018/ND-CP dated March 21, 2018
- 2Decree No. 104/2017/ND-CP dated September 14, 2017 penalties for administrative violations against regulations on disaster preparedness, operation and protection of hydraulic structures and flood control systems
- 3Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 4Law No. 79/2015/QH13 dated June 19th, 2015, on veterinary medicine
- 5Decree No. 58/2015/ND-CP dated June 16, 2015,
- 6Law No. 15/2012/QH13 of June 20, 2012, on handling administrative violations
Decree No. 90/2017/ND-CP dated July 31, 2017, penalties for administrative violations agaisnt regulations on veterinary medicine
- Số hiệu: 90/2017/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/07/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra