- 1Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 2Law No. 16/2003/QH11 of November 26, 2003, on Construction.
- 3Law No. 30/2009/QH12 of June 17, 2009, on urban planning
- 4Law No. 38/2009/QH12 of June 19, 2009, amending and supplementing a number of articles of the Laws concerning capital construction investment
- 5Law No. 41/2009/QH12 of November 23, 2009, on telecommunications
- 1Circular No. 03/2013/TT-BXD of April 02, 2013, issuing contract form of technical infrastructure works commonly used and contract of management and operation of technical infrastructure works commonly used
- 2Joint circular No. 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT dated December 30, 2013, guiding the mechanism and principle of control of rents and method to determine rent rates of common technical infrastructure facilities
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2012 |
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và khuyến khích áp dụng đối với khu vực ngoài đô thị.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị phải tuân thủ theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật là việc các tổ chức, cá nhân bố trí, lắp đặt đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng (gọi chung là đường dây, cáp); đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng (gọi chung là đường ống) vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
2. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là các công trình được xây dựng để bố trí, lắp đặt đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: Cột ăng ten; cột treo cáp (dây dẫn); công cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị; hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.
3. Cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bao gồm thuyết minh, bản vẽ hoàn công; các dữ liệu về trang thiết bị, các thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và sử dụng chung.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được xác định trong quy hoạch; được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp và đường ống bố trí vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đã xây dựng theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp và đường ống lắp đặt mới có trách nhiệm bố trí vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đã xây dựng.
4. Việc lắp đặt, bố trí các đường dây, cáp và đường ống mới vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đã xây dựng phải có các giải pháp bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống đã có.
5. Các loại đường dây, cáp và đường ống bố trí, lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
6. Việc quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; các quy định về kỹ thuật; bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị và được thực hiện thông qua hợp đồng quy định tại Điều 16, Điều 17 của Nghị định này.
Điều 4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động có liên quan đến quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm tuân thủ theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cho phép áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước ngoài. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
2. Bộ Xây dựng và các Bộ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và ban hành theo thẩm quyền.
Điều 5. Kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện vi phạm về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong nghị định này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung không tuân thủ quy hoạch đô thị; không đúng giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng theo quy định.
2. Lắp đặt đường dây, cáp và đường ống vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung không theo quy định.
3. Cản trở việc tham gia sử dụng chung theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Vi phạm quy định về quản lý, khai thác sử dụng, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHUNG
Điều 7. Yêu cầu đối với công tác quy hoạch
1. Quy hoạch đô thị phải xác định công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (hướng tuyến, vị trí và quy mô) để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý đầu tư xây dựng.
2. Quy hoạch chung đô thị phải xác định hướng tuyến và quy mô các công trình cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật trên các đường trục chính đô thị.
3. Quy hoạch phân khu phải xác định vị trí, số lượng, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung từ đường chính khu vực trở lên và được thể hiện trên mặt cắt ngang điển hình.
4. Quy hoạch chi tiết phải xác định vị trí, số lượng, quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung từ cấp đường nội bộ trở lên và được thể hiện trên mặt cắt ngang điển hình.
5. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải xác định các hạng mục công trình theo lĩnh vực tham gia vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bảo đảm tính đồng bộ, làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Trong các quy hoạch quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này phải xác định số lượng, loại đường dây, cáp và đường ống tham gia lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
7. Đối với các đô thị đã có quy hoạch đô thị được phê duyệt nhưng chưa có các nội dung được quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 tại Điều này thì phải bổ sung ngay khi điều chỉnh quy hoạch. Trường hợp công trình hạ tầng sử dụng chung chưa có trong quy hoạch đô thị, khi đầu tư xây dựng phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch tại địa phương.
8. Đối với đô thị hiện hữu, trên cơ sở khảo sát đánh giá công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có, đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhằm bảo đảm tính kế thừa, đáp ứng nhu cầu sử dụng chung trong khu vực quy hoạch.
Điều 8. Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Đối với đô thị mới, khu đô thị mới, chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các đô thị hiện hữu, Ủy ban nhân dân các thành phố, thị xã, thị trấn theo phân cấp quản lý phải có kế hoạch từng bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
3. Đối với các khu vực khác, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung nhằm bảo đảm kết nối, khả năng khai thác, sử dụng thuận lợi và an toàn.
4. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo các hình thức đầu tư phù hợp và có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Vốn ngân sách nhà nước.
2. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
4. Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.
5. Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
6. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn.
Điều 10. Sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Ủy ban nhân dân các thành phố, thị xã, thị trấn theo phân cấp quản lý là chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bao gồm:
a) Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung sau khi hết thời hạn quản lý khai thác theo quy định.
2. Các tổ chức được giao quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là chủ sở hữu, quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho đến khi bàn giao cho địa phương theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đô thị mới, khu đô thị mới là chủ sở hữu, quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đến khi bàn giao theo quy định.
4. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do mình bỏ vốn đầu tư xây dựng đến khi bàn giao theo quy định.
5. Các chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải tuân thủ các quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
SỬ DỤNG CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống là các thông tin cơ bản được thể hiện thống nhất bằng các ký hiệu, màu sắc theo quy định để nhận biết, phân biệt được từng loại đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
2. Thông tin cơ bản của dấu hiệu nhận biết bao gồm chủ sở hữu; tính chất và chủng loại đường dây, cáp và đường ống.
3. Đơn vị có các đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung chịu trách nhiệm đánh dấu dấu hiệu nhận biết theo quy định.
4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về đấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 12. Sử dụng chung cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật
1. Loại công trình tham gia sử dụng chung cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng chung cống cáp bao gồm: Đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng;
b) Công trình sử dụng chung hào kỹ thuật: Đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng;
c) Công trình sử dụng chung tuy nen kỹ thuật: Đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng; đường ống thoát nước (nếu có).
2. Việc sử dụng chung cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành.
3. Các đường dây, cáp, đường ống phải lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo kết cấu và có dấu hiệu nhận biết theo quy định, đồng thời bảo đảm thuận tiện trong quá trình quản lý vận hành và bảo dưỡng.
1. Các công trình đường dây, cáp và đường ống; cột treo cáp (dây dẫn); cống cáp; hào, tuy nen kỹ thuật khi kết hợp sử dụng chung phải phù hợp với từng loại công trình đường đô thị; hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.
2. Việc thiết kế xây dựng đường đô thị; hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt phải tuân thủ quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và có giải pháp kỹ thuật phù hợp để bố trí, lắp đặt các đường dây, cáp và đường ống.
3. Sử dụng chung các công trình đường đô thị; hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt hiện có phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý công trình, đồng thời phải đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình và mỹ quan đô thị.
Điều 14. Sử dụng chung cột ăng ten, cột treo cáp (dây dẫn)
1. Loại công trình, thiết bị sử dụng chung cột ăng ten, cột treo cáp (dây dẫn):
a) Thiết bị sử dụng chung cột ăng ten bao gồm các thiết bị vô tuyến điện;
b) Công trình sử dụng chung cột treo cáp (dây dẫn) bao gồm: Đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng.
2. Việc sử dụng chung cột ăng ten, cột treo cáp (dây dẫn) phải đảm bảo chịu lực, an toàn, mỹ quan đô thị.
3. Các đường dây, cáp, thiết bị phải lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và có dấu hiệu nhận biết theo quy định.
Điều 15. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trực tiếp quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị quản lý vận hành thông qua hợp đồng quản lý vận hành được quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Điều 16. Hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Việc quản lý vận hành các công trình dưới đây được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý vận hành:
a) Cột ăng ten;
b) Cột treo cáp (dây dẫn);
c) Cống cáp;
d) Hào và tuy nen kỹ thuật.
2. Hợp đồng quản lý vận hành quy định tại Khoản 1 Điều này được ký kết giữa chủ sở hữu với đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 17. Hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Việc sử dụng chung các công trình dưới đây được thực hiện thông qua hợp đồng sử dụng:
a) Cột ăng ten;
b) Cột treo cáp (dây dẫn);
c) Cống cáp;
d) Hào và tuy nen kỹ thuật;
đ) Hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.
2. Hợp đồng sử dụng chung quy định tại Khoản 1 Điều này được ký kết giữa chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý vận hành được chủ sở hữu ủy quyền với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng.
3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
Điều 18. Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Nguyên tắc xác định giá
a) Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải được tính đúng, tính đủ các chi phí đầu tư xây dựng; chi phí quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng; chi phí khác theo quy định của pháp luật; gắn với chất lượng dịch vụ; phù hợp với các chế độ chính sách, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung để kinh doanh dưới hình thức cho thuê thì giá thuê được xác định trên công trình các chi phí theo quy định và lợi nhuận hợp lý.
2. Căn cứ xác định giá thuê.
a) Chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ;
b) Quan hệ cung cầu, giá thị trường;
c) Sự thay đổi, biến động về giá và cơ chế chính sách của Nhà nước;
d) Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3. Quản lý giá thuê:
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và phương pháp xác định giá thuê theo hướng dẫn của liên Bộ Xây dựng, Tài chính để quyết định giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước áp dụng thống nhất trên địa bàn;
c) Tổ chức, cá nhân căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và phương pháp xác định giá thuê theo hướng dẫn của liên Bộ Xây dựng, Tài chính để quy định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do mình đầu tư (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) và thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng; đồng thời thực hiện đăng ký giá theo quy định pháp luật về quản lý giá. Trường hợp các bên không thỏa thuận được giá thuê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá theo quy định pháp luật về quản lý giá.
Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu
1. Tổ chức, lựa chọn đơn vị quản lý vận hành và ký hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy định hiện hành.
2. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho đơn vị quản lý vận hành ký hợp đồng sử dụng với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Thực hiện quyền và trách nhiệm đối với đơn vị quản lý vận hành; với các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật theo hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng sử dụng đã ký kết.
4. Lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
5. Yêu cầu đơn vị quản lý vận hành xây dựng, quản lý công trình dữ liệu và cung cấp thông tin về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
6. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
7. Thực hiện chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý vận hành
1. Phải có đội ngũ cán bộ và công nhân đủ năng lực; trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý vận hành.
2. Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền của chủ sở hữu.
3. Thực hiện quyền và trách nhiệm đối với chủ sở hữu; với các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật theo hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng sử dụng đã ký kết.
4. Tuân thủ quy định về quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan. Xây dựng, ban hành cụ thể quy trình quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được giao quản lý.
5. Định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung. Xử lý sự cố đồng thời có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các bên liên quan để cùng phối hợp xử lý, khắc phục.
6. Thực hiện và thông báo cho các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
7. Xây dựng, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu. Báo cáo định kỳ tình hình quản lý vận hành cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền của tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng chung
1. Thực hiện quyền và trách nhiệm đối với chủ sở hữu hoặc với đơn vị quản lý vận hành theo hợp đồng sử dụng đã ký kết.
2. Thực hiện quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Cung cấp thông tin về đường ống, đường dây, cáp, thiết bị sử dụng chung và được cung cấp thông tin có liên quan về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy định.
4. Thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý vận hành khi phát hiện các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố, đồng thời phải có trách nhiệm phối hợp kịp thời với đơn vị quản lý vận hành, các đơn vị có liên quan tham gia xử lý và xử lý sự cố xảy ra.
5. Phối hợp với đơn vị quản lý vận hành tổ chức thực hiện việc tháo dỡ, di chuyển ra khỏi công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung các đường ống, đường dây, cáp và thiết bị cần nâng cấp hoặc bị hư hỏng phải thay thế.
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị trong phạm vi cả nước;
b) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng; các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định của Nghị định này.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật, giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, phân cấp trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các đô thị trên địa bàn.
2. Ban hành các văn bản quy định chi tiết về quản lý, phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo việc kết hợp sử dụng chung khi lập kế hoạch phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn quản lý.
4. Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
5. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức giải quyết các tranh chấp về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn tại địa phương
1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn có liên quan soạn thảo các văn bản quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền;
b) Tổng hợp, lưu trữ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật; báo cáo tình hình quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn khác tại địa phương: Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc quản lý nhà nước về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2012.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Joint circular No. 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT dated December 30, 2013, guiding the mechanism and principle of control of rents and method to determine rent rates of common technical infrastructure facilities
- 2Circular No. 03/2013/TT-BXD of April 02, 2013, issuing contract form of technical infrastructure works commonly used and contract of management and operation of technical infrastructure works commonly used
- 3Law No. 41/2009/QH12 of November 23, 2009, on telecommunications
- 4Law No. 38/2009/QH12 of June 19, 2009, amending and supplementing a number of articles of the Laws concerning capital construction investment
- 5Law No. 30/2009/QH12 of June 17, 2009, on urban planning
- 6Law No. 16/2003/QH11 of November 26, 2003, on Construction.
- 7Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 72/2012/ND-CP of September 24, 2012, on management and common-use of technical infrastructure works
- Số hiệu: 72/2012/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/09/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết