Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2014/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2014 |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân hàng nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013; Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2013; Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2013; Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2013; Luật Thuế tài nguyên năm 2009; Pháp lệnh Phí, lệ phí năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ ban hành Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản.
Nghị định này quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
a) Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.
2. Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo.
a) Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng đối với các dự án do Bộ, ngành trung ương quản lý.
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương đối với các dự án do địa phương quản lý.
4. Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển bao gồm hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè.
5. Đối với kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư thủy sản nêu tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này do ngân sách địa phương đảm bảo, kể cả các dự án của Trung ương tại địa phương.
1. Chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu, bao gồm:
b) Điều kiện vay: Các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
c) Hạn mức vay, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất cụ thể như sau:
- Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa:
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
- Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản:
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400CV đến dưới 800CV: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 5%/năm.
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
- Đối với nâng cấp tàu vỏ gỗ có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên (phần máy bổ sung hoặc thay thế phải là máy mới 100%): Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp tàu, bao gồm cả chi phí gia cố vỏ tàu, chi phí mua trang thiết bị và ngư lưới cụ mới phục vụ khai thác hải sản (nếu có) với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
đ) Tài sản thế chấp: Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.
e) Ổn định mức lãi suất chủ tàu phải trả hàng năm theo quy định của Nghị định này. Mức lãi suất 7%/năm quy định tại Điều này thực hiện trong năm đầu tính từ ngày đối tượng ký kết vốn vay với ngân hàng thương mại. Khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm tương ứng. Trường hợp mặt bằng lãi suất cho vay tăng, xử lý theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này.
Các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu quy định tại Khoản 1 Điều này bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thì tùy theo mức độ bị thiệt hại được xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với chủ tàu
- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí sửa tàu.
- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể sử dụng khai thác, việc xử lý rủi ro do ngân hàng thương mại cho vay thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
b) Đối với ngân hàng thương mại cho vay.
- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời gian sửa chữa tàu.
- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể tiếp tục sử dụng khai thác, ngân hàng thương mại xử lý nợ theo thứ tự như sau:
+ Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
+ Sử dụng khoản dự phòng được trích lập đối với dư nợ cho vay chính con tàu trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp đã xử lý như trên nhưng vẫn chưa thu hồi đủ nợ gốc, ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.
3. Chính sách cho vay vốn lưu động
a) Đối tượng được vay vốn: Các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản.
b) Điều kiện vay: Là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể.
c) Hạn mức vay:
- Tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản.
- Tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản.
d) Lãi suất cho vay là 7%/năm trong năm đầu tính từ ngày đối tượng ký kết vốn vay với ngân hàng thương mại và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh đảm bảo lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cho vay thấp nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên:
1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.
2. Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:
a) 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV.
b) 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Điều 6. Chính sách ưu đãi thuế
1. Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
2. Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
5. Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:
a) Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.
b) Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.
7. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.
9. Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Điều 7. Một số chính sách khác
a) Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV đến 800CV; từ 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên; hỗ trợ tối đa 10 chuyến biển/năm.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên của tổ đội, hợp tác xã, doanh nghiệp khai thác hải sản;
- Đăng ký tàu dịch vụ khai thác hải sản thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản tại địa phương nơi đăng ký hoặc nơi cư trú;
- Có xác nhận tàu hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ của đơn vị bộ đội đóng trên đảo gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu dịch vụ khai thác hải sản bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng;
- Có xác nhận của chủ tàu khai thác hải sản xa bờ (số hiệu tàu, tên người mua, số lượng từng loại hàng hóa mua);
- Ghi và nộp nhật ký tàu dịch vụ từng chuyến biển cho cơ quan quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại địa phương nơi đăng ký hoặc cư trú.
Điều 8. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách
Điều 9. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
c) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định nêu tại Nghị định này, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
d) Chủ trì, phối hợp các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xác định các dự án ưu tiên đầu tư trong năm kế hoạch thuộc nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Chủ trì tổ chức thực hiện Nghị định này gắn với việc tổ chức lại sản xuất đối với ngành thủy sản để phát triển bền vững, hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, bảo đảm tập trung hoàn thành dứt điểm từng công trình.
a) Bố trí ngân sách thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này.
b) Hướng dẫn cơ chế cấp bù lãi suất thực hiện chính sách tín dụng quy định tại Điều 4 Nghị định này.
c) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối bố trí nguồn vốn và thực hiện cho vay phục vụ phát triển thủy sản theo quy định tại Nghị định này.
c) Đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này.
d) Trường hợp các ngân hàng thương mại gặp khó khăn về nguồn vốn cho vay để thực hiện các chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này hoặc khi mặt bằng lãi suất cho vay tăng, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển thủy sản quy định tại Nghị định này.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này tại địa phương.
3. Hướng dẫn giá bán (nhiên liệu; xăng dầu, đá bảo quản hải sản; vật tư sửa chữa nhỏ, tàu thuyền ngư lưới cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm thiết yếu) của tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ cho tàu khai thác hải sản xa bờ theo giá bán lẻ ở đất liền.
4. Bố trí ngân sách địa phương để hỗ trợ ngư dân và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản theo quy định tại Nghị định này.
5. Căn cứ yêu cầu và khả năng thực tế của địa phương được bố trí kinh phí và ban hành bổ sung, nâng mức hỗ trợ những chính sách để phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn ngoài những chính sách được quy định tại Nghị định này.
6. Căn cứ điều kiện của địa phương có thể thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển thủy sản quy định tại Nghị định này cho phù hợp; lựa chọn đối tượng làm thí điểm thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này và nhân rộng trên địa bàn.
Điều 11. Trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội thủy sản
1. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách theo quy định tại Nghị định này.
2. Hướng dẫn, vận động hội viên tuân thủ quy định pháp luật về thực hiện các chính sách phát triển thủy sản.
Điều 12. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ tàu
1. Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định của Nghị định này.
2. Tự quyết định việc vay vốn, lựa chọn mẫu tàu, máy móc trang thiết bị, ngư lưới cụ, cơ sở đóng tàu để đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.
3. Hoàn trả vốn vay và lãi vay để đóng mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quyết định mức và thời hạn vay thấp hơn quy định tại Điều 4 Nghị định này và được quyền trả nợ trước hạn.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2014.
2. Trong trường hợp một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ thì tổ chức, cá nhân thụ hưởng được lựa chọn một chính sách hỗ trợ cao nhất.
3. Các nội dung liên quan tại các quy định trước đây trái với Nghị định này hoặc mức ưu đãi của Nhà nước thấp hơn mức ưu đãi của Nghị định này thì thực hiện theo Nghị định này.
Điều 14. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch các Hội, Hiệp hội ngành hàng thủy sản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, thi hành Nghị định này.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Circular No. 115/2014/TT-BTC dated August 20, 2014, providing guidance on the insurance policy stipulated in Decree No. 67/2014/NĐ-CP on several policies on fishery development
- 2Decision No. 1445/QD-TTg dated August 16, 2013, Approval for Master Plan for Fisheries and aquaculture Development by 2020 and orientation towards 2030
- 3Law No. 31/2013/QH13 of June 19, 2013, on amendments to the Law on value-added tax
- 4Law No. 32/2013/QH13 of June 19, 2013, on the amendments to the Law on enterprise income tax
- 5Law No. 26/2012/QH13 of November 22, 2007, amending and supplementing a number of articles of the Law on personal income tax
- 6Law. No. 21/2012/QH13 of November 20, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Law on Tax Administration
- 7Law No: 61/2010/QH12 of November 24, 2010 admending and supplementing a number of article of the insurance business law
- 8Decision No. 1690/QD-TTg of September 16, 2010, approving Vietnam''s fisheries development strategy through 2020
- 9Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 10Law No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010, on credit institutions
- 11Law No. 45/2009/QH12 of November 25, 2009, on royalties
- 12Law No. 13/2008/QH12 of June 3, 2008, on value-added tax.
- 13Law No. 14/2008/QH12 of June 3, 2008, on enterprise income tax.
- 14Law No. 04/2007/QH12 of November 21, 2007 on personal income tax
- 15Law No. 78/2006/QH11 of November 29, 2006 on tax administration
- 16Law No. 17/2003/QH11 of November 26, 2003, on Fisheries.
- 17Law No.01/2002/QH11 of December 16, 2002 state budget Law
- 18Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 19Ordinance No. 38/2001/PL-UBTVQH10 of August 28, 2001 , on charges and fees.
- 20Law No.24/2000/QH10 of December 09, 2000 on insurance business
Decree No.67/2014/ND-CP dated July 07, 2014, several policies on fishery development
- Số hiệu: 67/2014/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/07/2014
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra