CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2014/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014 |
VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Nghị định này quy định về dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, hạch toán kế toán, báo cáo và công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước.
Điều 2. Cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (sau đây gọi là dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;
b) Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Các nguồn ngoại hối khác.
2. Dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
3. Bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước là bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được phê duyệt.
4. Thanh khoản dự trữ ngoại hối nhà nước là khả năng sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
5. Sinh lời là có chênh lệch dương giữa tổng thu nhập trừ chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong năm tài khóa.
6. Đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là việc Ngân hàng Nhà nước gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng; mua, bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; ủy thác đầu tư và thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
7. Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm: Tỷ lệ của các loại ngoại tệ và khối lượng vàng; tỷ lệ đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ, chứng khoán, các loại giấy tờ có giá và các hình thức đầu tư khác trong dự trữ ngoại hối chính thức và mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
8. Tiêu chuẩn đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Mức xếp hạng tín nhiệm của đối tác được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, loại chứng khoán, giấy tờ có giá được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
9. Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là mức ngoại hối tối đa được phép đầu tư theo đối tác và hình thức đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
10. Can thiệp thị trường trong nước là việc Ngân hàng Nhà nước mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và vàng và thực hiện các hình thức can thiệp khác trên thị trường trong nước.
Điều 4. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
4. Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
5. Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
Điều 5. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.
2. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
3. Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
4. Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Ngoại hối từ các nguồn khác.
Điều 6. Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
2. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:
a) Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;
b) Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.
3. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
a) Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;
b) Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;
c) Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
d) Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.
4. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư:
a) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;
c) Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.
5. Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Điều 7. Loại ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
Ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Điều 8. Kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
Hằng năm, Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Nghị định này.
QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CHÍNH THỨC
Điều 9. Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo toàn.
2. Thanh khoản.
3. Sinh lời.
Điều 10. Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Can thiệp thị trường trong nước.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
5. Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Điều 11. Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
3. Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
4. Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
Điều 12. Xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng
1. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và chuyển đổi vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Mục 2: QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
Điều 13. Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối
Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
3. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
4. Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng,
5. Sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
Điều 14. Hoán đổi ngoại hối Quỹ dự trữ ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng nhằm mục đích bảo đảm tuân thủ cơ cấu đầu tư đã được phê duyệt của Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng mà không làm thay đổi số dư của hai Quỹ được quy đổi ra đô la Mỹ tại thời điểm hoán đổi.
Điều 15. Sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trường hợp sử dụng ngoại hối để tạm ứng và cho vay, Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi và hoàn trả theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối.
Mục 3: QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG
Điều 16. Phạm vi sử dụng Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng
Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được sử dụng để:
1. Can thiệp thị trường ngoại tệ và vàng trong nước.
2. Đầu tư trên thị trường quốc tế, không bao gồm hoạt động ủy thác đầu tư.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối.
5. Bán hoặc tạm ứng ngoại tệ cho các nhu cầu ngoại hối phát sinh từ các nghiệp vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
6. Bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước theo phương án cân đối ngoại tệ đã được phê duyệt.
1. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trong nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối khi số dư Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Trong trường hợp số dư ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp thị trường trong nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
Điều 18. Can thiệp thị trường trong nước
1. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia và tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế can thiệp thị trường trong nước trong từng thời kỳ.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp cụ thể, bao gồm:
a) Thời điểm can thiệp;
b) Loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ và khối lượng vàng can thiệp;
c) Tỷ giá và giá vàng can thiệp;
d) Hình thức can thiệp bao gồm mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và vàng;
đ) Đối tác thực hiện can thiệp;
e) Việc chuyển đổi từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại khi cần thiết;
g) Các nội dung khác có liên quan,
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hình thức can thiệp khác ngoài các hình thức can thiệp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.
Điều 19. Mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước
1. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, nhu cầu vàng để can thiệp thị trường trong từng thời kỳ, khối lượng vàng đã sử dụng can thiệp, yêu cầu an ninh quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường vàng trong nước.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.
3. Thanh khoản.
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác thông qua nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Tiền mặt tại quỹ hoặc lưu kho.
3. Các nghiệp vụ quản lý khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Thu nhập và chi phí phát sinh trong quá trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và chi phí phát sinh khi thực hiện mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng và các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khác là thu nhập và chi phí phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và vàng.
1. Định kỳ 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về diễn biến quy mô và tình hình sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước, đồng gửi Bộ Tài chính.
2. Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và dự kiến mức dự trữ ngoại hối nhà nước, hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong năm tiếp theo, đồng gửi Bộ Tài chính.
Điều 24. Công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Dự trữ ngoại hối nhà nước được quy đổi ra đô la Mỹ để phục vụ công tác thống kê, thông tin quản lý và công bố số liệu. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá và giá vàng để quy đổi các loại ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sang đô la Mỹ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Circular No. 03/2016/TT-NHNN dated February 26, 2016, providing several instructions on foreign exchange administration in respect of enterprise’s foreign borrowing and foreign debt repayment of enterprises
- 2Circular No. 37/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, on guiding foreign exchange control against offshore loans and collection of guaranteed debts from non-residents
- 3Circular No. 32/2013/TT-NHNN of December 26, 2013, guiding the implementation of regulations on restricting the use of foreign exchange in the territory of Vietnam
- 4Circular No.17/2013/TT-NHNN of July 16, 2013, guiding the foreign exchange control with regard to the issuance of international bonds by enterprises that are not guaranteed by the Government
- 1Circular No. 03/2016/TT-NHNN dated February 26, 2016, providing several instructions on foreign exchange administration in respect of enterprise’s foreign borrowing and foreign debt repayment of enterprises
- 2Circular No. 37/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, on guiding foreign exchange control against offshore loans and collection of guaranteed debts from non-residents
- 3Circular No. 32/2013/TT-NHNN of December 26, 2013, guiding the implementation of regulations on restricting the use of foreign exchange in the territory of Vietnam
- 4Circular No.17/2013/TT-NHNN of July 16, 2013, guiding the foreign exchange control with regard to the issuance of international bonds by enterprises that are not guaranteed by the Government
- 5Ordinance No. 06/2013/UBTVQH13 of March 18, 2013, amending and supplementing a number of articles of the ordinance on foreign exchange control
- 6Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 7Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
- 8Law No.01/2002/QH11 of December 16, 2002 state budget Law
- 9Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 50/2014/ND-CP dated May 20, 2014, management of state foreign exchange reserves
- Số hiệu: 50/2014/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/05/2014
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực