Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2011/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về thống kê về sử dụng năng lượng; cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam.
THỐNG KÊ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
Điều 3. Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng
Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được áp dụng thống nhất trong cả nước và cập nhật hàng năm, bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, khối lượng năng lượng sử dụng chia theo:
a) Ngành kinh tế.
b) Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
c) Mục đích sử dụng.
d) Loại năng lượng.
2. Chỉ tiêu về suất tiêu hao năng lượng chia theo một số sản phẩm chủ yếu.
3. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu,
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tổ chức chỉ đạo định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.
Điều 4. Trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê về sử dụng năng lượng
1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập báo cáo, gửi Bộ Công thương về thông tin thống kê sử dụng năng lượng thuộc ngành, lĩnh vực và đối tượng quản lý.
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia
1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.
b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.
c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.
d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.
CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM
Điều 6. Xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.
b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều 7. Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
1. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, lập danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
Điều 8. Mô hình quản lý năng lượng
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Mô hình quản lý năng lượng được thực hiện theo các nội dung chính sau đây:
1. Công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
3. Có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của cơ sở.
5. Thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng; đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
6. Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn cho người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
7. Có chế độ thưởng, phạt nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
1. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:
a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.
b) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
c) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
d) Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
đ) Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.
2. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.
Điều 10. Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
a) Kế hoạch năm được lập hàng năm.
b) Kế hoạch năm năm được lập cho từng giai đoạn năm năm.
2. Kế hoạch năm và năm năm gồm các phần chính sau:
a) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm trước (đối với kế hoạch năm); của năm năm trước (đối với kế hoạch năm năm).
b) Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của năm kế hoạch (đối với kế hoạch năm); của năm năm tới (đối với kế hoạch năm năm).
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 11. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị; tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, đơn vị thực hiện tiết kiệm năng lượng.
d) Thống kê và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hàng năm theo quy định tại khoản 1, Điều 13 Nghị định này.
đ) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; xử lý kịp thời các vi phạm quy định về sử dụng tiết kiệm năng lượng tại cơ quan, đơn vị.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định này.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất với Thủ tướng Chính phủ danh sách cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được khen thưởng hoặc xử lý vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 12. Mua sắm phương tiện, thiết bị của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
1. Khi thay thế hoặc mua sắm mới phương tiện, thiết bị, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải mua sắm các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc mua sắm phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm.
Điều 13. Báo cáo sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
1. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập báo cáo sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung báo cáo gồm:
a) Tên, địa chỉ.
b) Kế hoạch sử dụng năng lượng hàng năm; kế hoạch thay thế hoặc mua sắm mới, sửa chữa phương tiện, thiết bị; mục tiêu và giải pháp để tiết kiệm năng lượng hàng năm.
c) Tình hình sử dụng năng lượng; phương tiện, thiết bị được thay thế hoặc mua sắm mới, sửa chữa và các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện trong năm; so sánh với kế hoạch.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân cấp việc tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp thông tin các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi Bộ Công thương.
3. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu, thời hạn gửi báo cáo quy định tại Điều này.
DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.
Điều 15. Phân loại nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng gồm hai loại:
a) Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
b) Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng, Bộ Công thương quy định mức hiệu suất năng lượng trong nhãn so sánh và nhãn xác nhận.
Điều 16. Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng
Phòng thử nghiệm được cấp giấy xác nhận thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị để dán nhãn năng lượng khi có các điều kiện sau đây:
1. Phòng thử nghiệm chuyên ngành đã được công nhận theo tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm Việt Nam (VILAS) hoặc các phòng thử nghiệm đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau là Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế (ILAC) và Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC).
2. Phòng thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm Việt Nam nhưng có đủ năng lực thử nghiệm về hiệu suất năng lượng được Bộ Công thương kiểm tra, đánh giá và chỉ định thực hiện việc thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật đối với phương tiện, thiết bị thử nghiệm.
b) Có thiết bị thử nghiệm, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm.
3. Bộ Công thương công bố Danh mục các phòng thử nghiệm đạt chuẩn thực hiện việc thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
b) Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
c) Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
3. Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Điều 18. Thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng theo mẫu do Bộ Công thương quy định và được dán trên phương tiện, thiết bị.
Điều 19. Đình chỉ việc dán nhãn năng lượng và thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
1. Các trường hợp sau đây bị đình chỉ việc dán nhãn năng lượng:
a) Dán nhãn năng lượng giả.
b) Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã hết hạn, Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng bị tẩy xóa.
c) Nhãn năng lượng không đúng nội dung, quy cách do Bộ Công thương ban hành hoặc ghi sai thông số hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.
a) Có gian dối trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
b) Có kết quả thử nghiệm không đúng với hiệu suất năng lượng thực tế của phương tiện, thiết bị.
c) Bị xử phạt 02 lần do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Công thương hướng dẫn việc thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị đã bán.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
2. Sở Công thương tiếp nhận tổng hợp thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
3. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu báo cáo quy định tại Điều này.
1. Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị; nước sản xuất và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
d) Loại phương tiện, thiết bị có chứng chỉ về hiệu suất năng lượng đã được cấp tại nước sản xuất.
2. Sở Công thương tiếp nhận và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng, nguồn gốc phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo đề nghị của Bộ Công thương.
4. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu báo cáo quy định tại Điều này.
Điều 22. Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Hàng năm, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đã được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị có trách nhiệm thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 3 năm tiếp theo.
2. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị vi phạm các quy định về dán nhãn năng lượng bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm phương tiện, thiết bị để dán nhãn năng lượng tại các phòng thử nghiệm; kiểm tra hoạt động in, dán nhãn năng lượng; kiểm tra định kỳ hoặc bất thường phương tiện, thiết bị đã được dán nhãn năng lượng đang lưu thông trên thị trường.
Điều 23. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ
1. Căn cứ xác định phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ bao gồm:
a) Không đạt các quy chuẩn an toàn của phương tiện, thiết bị.
b) Hiệu suất sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
c) Phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Nghiêm cấm việc nhập khẩu, lưu thông các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Điều 24. Áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong sản xuất công nghiệp theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng theo quy định tại Điều 15 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong hoạt động giao thông vận tải theo quy định tại Điều 19 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1. Khuyến khích các cơ sở không thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm định kỳ tổ chức kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng.
Điều 26. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm các nội dung chính sau:
a) Hoàn thiện khung thể chế, cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Nghiên cứu, phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ.
d) Hỗ trợ dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Nguồn tài chính thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hình thành từ:
a) Ngân sách nhà nước dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không thuộc loại chi ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động khoa học, công nghệ.
b) Các quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước.
c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b) Thường trực cơ quan chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đặt tại Bộ Công thương. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng nội dung, nhiệm vụ, cơ chế quản lý của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương xây dựng cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
d) Căn cứ vào Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Các dự án đầu tư sản xuất phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng được hỗ trợ theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư và ưu đãi đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam được nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất.
2. Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, linh kiện tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo mà trong nước chưa sản xuất được thì được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế gồm:
a) Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ tiết kiệm năng lượng, các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các dự án điển hình sử dụng năng lượng tái tạo.
b) Phụ tùng, linh kiện để sản xuất: phương tiện, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
c) Sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, nhiên liệu sinh học trong nước chưa sản xuất được.
3. Hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng thực hiện lần đầu việc kiểm toán năng lượng.
4. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Danh mục chi tiết phương tiện, thiết bị, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều này Chính phủ ban hành.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện việc miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 29. Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng, động viên sự tham gia của nhân dân trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Các biện pháp nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:
a) Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý năng lượng cho các cơ sở, ngành và địa phương.
b) Phổ cập nội dung tiết kiệm năng lượng thông qua hệ thống giáo dục các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Đưa nội dung thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng vào hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật, tổ chức đoàn thể quần chúng.
d) Tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tổ chức các cuộc thi sáng tạo về tiết kiệm năng lượng.
KIỂM TRA, THANH TRA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Điều 30. Nội dung kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Chế độ, nội dung báo cáo, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
2. Hoạt động của các tổ chức tư vấn kiểm toán năng lượng.
3. Chế độ báo cáo, thống kê sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
4. Việc tuân thủ các quy định về hoạt động dán nhãn năng lượng.
5. Việc tuân thủ các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
6. Các nội dung quy định về các hành vi bị cấm tại Điều 8 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 31. Quyền hạn và trách nhiệm về kiểm tra, thanh tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý năng lượng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; kiểm tra hoạt động dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Đoàn thanh tra, thanh tra viên khi tiến hành thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra; không được gây phiền hà, sách nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng thanh tra.
b) Áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định.
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Đối tượng thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp cho đoàn thanh tra, thanh tra viên các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
2. Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ.
3. Chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên.
4. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Bộ Công thương:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định này, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Tổ chức và bố trí nguồn nhân lực phù hợp để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng đang được sử dụng phổ biến theo lộ trình dán nhãn năng lượng; tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng đối với kết cấu kiến trúc, vật liệu xây dựng, chiếu sáng, sưởi ấm, làm mát và mức cung cấp năng lượng cho các khu vực chủ yếu trong các tòa nhà; tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng trong cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tòa nhà và doanh nghiệp vận tải.
b) Phối hợp với các Bộ quản lý ngành liên quan xây dựng chính sách chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Bộ Xây dựng:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựng các công trình xây dựng, vật liệu xây dựng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong hoạt động xây dựng; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hoạt động xây dựng.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng.
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với một số loại phương tiện giao thông vận tải phù hợp với từng thời kỳ và tổ chức kiểm tra việc tuân thủ.
b) Ban hành quy định về quản lý kỹ thuật, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải xây dựng định ngạch và thực hiện công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ trong quá trình khai thác, sử dụng phương tiện giao thông vận tải nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong hoạt động giao thông, vận tải; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác tổ chức, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
d) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; nghiên cứu phát triển các dạng nhiên liệu, năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống sử dụng trong giao thông vận tải.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp, thủy lợi.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn và thủy lợi.
6. Bộ Tài chính:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hướng dẫn chi tiết về chính sách ưu đãi tài chính đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng; quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Bộ Công thương quy định các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về sử dụng năng lượng; tổ chức và chỉ đạo, định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức đưa nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hoạt động giáo dục, đào tạo phù hợp với từng cấp học.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương tổ chức và chỉ đạo các phương tiện truyền thông thực hiện các chương trình quảng bá, nâng cao nhận thức của xã hội về thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 34. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
3. Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp thông tin của các báo cáo và kế hoạch sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại địa phương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decision No. 04/2017/QD-TTg dated 09 month 03 year 2017, on the list of equipment and appliances to which the mandatory energy labeling and minimum energy efficiency standards are applied, and the roadmap to their implementation
- 2Circular No. 36/2016/TT-BCT dated December 28, 2016,
- 3Circular No. 02/2014/TT-BCT dated January 16, 2014, on solutions for economical and efficient use of energy in industries
- 4Circular No. 09/2012/TT-BCT of April 20, 2012, providing for elaboration of plans, report on implementation of plans on economical and efficient energy use; implementation of energy audit
- 5Circular No. 07/2012/TT-BCT of April 04, 2012, defining the energy labeling for means and equipment using energy
- 6Circular No. 64/2011/TT-BGTVT of December 26, 2011, providing for measures for economical and efficient use of energy in transport activities
- 7Law No. 50/2010/QH12 of June 17, 2010, on economical and efficient use of energy
- 8Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 21/2011/ND-CP of March 29, 2011, detailing the law on economical and efficient use of energy and measures for its implementation
- Số hiệu: 21/2011/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/03/2011
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra