Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT LUẬT SƯ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư,
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư về cơ sở đào tạo nghề luật sư, trợ giúp pháp lý của luật sư, nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc của luật sư, quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật luật sư bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ giảng viên là các luật sư có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hành nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có uy tín và khả năng sư phạm;
b) Có tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, mô hình và chương trình đào tạo;
c) Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với Chương trình khung về đào tạo nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
d) Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập cho giảng viên và học viên.
3. Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;
b) Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư. Nội dung cơ bản của Đề án bao gồm sự cần thiết thành lập, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mô và mô hình đào tạo, tổ chức bộ máy, đội ngũ giảng viên kèm theo danh sách giảng viên dự kiến và trích yếu về kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô và mô hình đào tạo, kế hoạch và tiến độ thực hiện Đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ sở đào tạo nghề luật sư;
c) Dự thảo Điều lệ cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 3. Trợ giúp pháp lý của luật sư
1. Luật sư có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 21, Khoản 10 Điều 65 và Điểm đ Khoản 2 Điều 67 của Luật luật sư. Luật sư không được từ chối thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam hướng dẫn về thời gian, cách thức, hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý; hình thức xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ trợ giúp pháp lý; định kỳ hàng năm đánh giá về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, báo cáo Bộ Tư pháp.
Điều 4. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 21 của Luật luật sư.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 của Luật luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư;
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;
3. Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
4. Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
5. Đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết;
6. Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
7. Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
Điều 6. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
2. Địa chỉ trụ sở;
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
4. Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
5. Lĩnh vực hành nghề.
Điều lệ công ty luật gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Loại hình công ty luật;
3. Lĩnh vực hành nghề;
4. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
5. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;
6. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
7. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;
8. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
9. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
10. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.
Điều lệ công ty luật phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả luật sư thành viên.
Điều 8. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật luật sư.
2. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được làm thành 02 bản; một bản cấp cho tổ chức hành nghề luật sư, một bản lưu tại Sở Tư pháp.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở.
4. Tổ chức hành nghề luật sư phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 9. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Lĩnh vực hành nghề;
3. Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên.
Điều 10. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
1. Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật luật sư.
2. Khi đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp lệ phí đăng ký theo mức lệ phí đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
3. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
1. Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh phải là luật sư và là thành viên của công ty luật.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, phải gửi văn bản đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật và Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật luật sư.
2. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng luật sư, công ty luật.
Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật luật sư.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Hợp nhất công ty luật
1. Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn mới. Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới.
2. Hồ sơ hợp nhất công ty luật được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật hợp nhất đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật;
b) Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị hợp nhất;
c) Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị hợp nhất;
d) Điều lệ của công ty luật hợp nhất.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp nhất; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
4. Sau khi công ty luật hợp nhất được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật bị hợp nhất chấm dứt hoạt động. Công ty luật hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị hợp nhất.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp nhất, Sở Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của công ty luật bị hợp nhất về việc hợp nhất và gửi kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật hợp nhất để thực hiện việc xóa tên công ty luật bị hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động.
Điều 13. Sáp nhập công ty luật
1. Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác. Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể sáp nhập vào một công ty luật hợp danh khác.
2. Hồ sơ sáp nhập công ty luật được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật nhận sáp nhập đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;
b) Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị sáp nhập;
c) Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật nhận sáp nhập được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
4. Sau khi công ty luật nhận sáp nhập được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật bị sáp nhập chấm dứt hoạt động. Công ty luật nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị sáp nhập.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật nhận sáp nhập, Sở Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của công ty luật bị sáp nhập về việc sáp nhập và gửi kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật nhận sáp nhập để thực hiện việc xóa tên công ty luật bị sáp nhập khỏi danh sách đăng ký hoạt động.
Điều 14. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
2. Hồ sơ chuyển đổi công ty luật được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật chuyển đổi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
c) Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật được chuyển đổi;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của các luật sư thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật chuyển đổi;
đ) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
1. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ chuyển đổi văn phòng luật sư được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
c) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật chuyển đổi;
đ) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
Điều 16. Thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức hành nghề luật sư có thể ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam làm việc cho tổ chức mình. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài làm thuê cho tổ chức hành nghề luật sư được thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với Luật luật sư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động kèm theo hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi tổ chức hành nghề luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật luật sư;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
d) Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
đ) Hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật luật sư mà tổ chức hành nghề luật sư không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động.
2. Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và thực hiện việc theo dõi, giám sát tổ chức hành nghề luật sư trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 của Luật luật sư.
THÙ LAO LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Điều 18. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
1. Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.
2. Khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách.
1. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
2. Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:
a) Thời gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
b) Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa;
c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu;
d) Thời gian tham gia phiên tòa;
đ) Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.
3. Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên tòa và các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư được thanh toán chi phí tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định về thù lao và các khoản chi phí nêu tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
5. Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.
TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ,Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam có ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư.
Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
1. Nội dung phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư bao gồm:
a) Kết quả bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
3. Kết quả bầu cử bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Quy trình, thủ tục bầu cử không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Chức danh lãnh đạo được bầu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
4. Nghị quyết Đại hội bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Quy trình, thủ tục thông qua Nghị quyết không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về việc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức lại Đại hội để thực hiện việc bầu cử, việc thông qua, sửa đổi Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
6. Trong trường hợp tổ chức Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư thực hiện việc báo cáo kết quả Đại hội theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư
1. Hàng năm, Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam, đồng gửi Sở Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.
Ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Đoàn luật sư báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
1. Đoàn luật sư bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ ba luật sư thành viên của Đoàn luật sư;
b) Không tổ chức lại Đại hội theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 của Nghị định này;
c) Hoạt động của Đoàn luật sư vi phạm nghiêm trọng pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Trong trường hợp Đoàn luật sư bị giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Việc thành lập lại Đoàn luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật luật sư.
MỤC 2. LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Điều 24. Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam được thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị phê duyệt Điều lệ. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Điều lệ;
b) Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ;
c) Báo cáo kết quả Đại hội; kết quả bầu Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam bị từ chối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, Luật luật sư, các luật, bộ luật, pháp lệnh có liên quan và Nghị định này;
b) Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam bị từ chối phê duyệt thì Hội đồng luật sư toàn quốc phải tổ chức thực hiện việc sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để thông qua Điều lệ theo quy định của pháp luật.
5. Khi có sự sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo Điều lệ sửa đổi, bổ sung; biên bản thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung, Nghị quyết Đại hội.
Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều này.
Điều 25. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của luật sư, Đoàn luật sư trong phạm vi toàn quốc và Liên đoàn luật sư Việt Nam. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.
Ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ; báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 26. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
1. Tên gọi của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Chi nhánh", tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được phép đặt chi nhánh.
2. Tên gọi của công ty luật 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn" và tên của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
3. Tên gọi của công ty luật liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn".
4. Tên gọi của công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật hợp danh".
Điều 27. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
2. Tên gọi của chi nhánh;
3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh;
4. Thời hạn hoạt động của chi nhánh;
5. Nơi đặt trụ sở của chi nhánh;
7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
8. Dự kiến kế hoạch hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 28. Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
2. Tên gọi của công ty luật nước ngoài;
3. Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;
4. Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;
5. Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;
6. Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc công ty luật nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
8. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 29. Ngôn ngữ sử dụng và hợp pháp hóa lãnh sự
1. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 30. Đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương trong ba số liên tiếp; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam về các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
2. Lĩnh vực hành nghề;
3. Họ tên của Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài.
1. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật luật sư, trong đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được:
a) Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp;
b) Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam;
c) Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực hiện.
2. Luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 32. Hợp nhất công ty luật nước ngoài
1. Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài mới.
Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh mới.
Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
2. Hồ sơ hợp nhất công ty luật được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật;
b) Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị hợp nhất;
c) Giấy phép thành lập của các công ty luật bị hợp nhất;
d) Điều lệ công ty luật hợp nhất.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc hợp nhất dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài hợp nhất; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập công ty luật nước ngoài hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật luật sư và Điều 30 của Nghị định này.
4. Sau khi công ty luật nước ngoài hợp nhất được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật nước ngoài bị hợp nhất chấm dứt hoạt động. Công ty luật hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị hợp nhất.
Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
1. Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác.
Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh khác.
Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận sáp nhập vào một công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam khác.
2. Hồ sơ sáp nhập công ty luật được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;
b) Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị sáp nhập;
c) Giấy phép thành lập của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sáp nhập công ty luật nước ngoài hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập không phải đăng ký hoạt động mà chỉ làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 80 của Luật luật sư.
4. Công ty luật nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị sáp nhập.
1. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chi nhánh cũ.
Hồ sơ xin chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, trong đó nêu rõ cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các chi nhánh được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;
c) Bản sao Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các chi nhánh được chuyển đổi;
d) Danh sách luật sư dự kiến làm việc tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;
đ) Bản sao giấy tờ chúng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật luật sư và Điều 30 của Nghị định này.
Điều 35. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam
1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài) có thể chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài.
Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 34 của Luật luật sư và không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.
2. Hồ sơ xin chuyển đổi công ty luật nước ngoài được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi của công ty luật nước ngoài;
b) Thỏa thuận chuyển đổi giữa công ty luật nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó nêu rõ cam kết của bên Việt Nam về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi;
c) Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật Việt Nam; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật Việt Nam;
đ) Giấy phép thành lập của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận việc chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp, công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải làm thủ tục đăng ký việc chuyển đổi tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty luật nước ngoài đăng ký hoạt động.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp;
c) Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật Việt Nam chuyển đổi.
5. Công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động kể từ khi công ty luật Việt Nam được chuyển đổi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
6. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
Điều 36. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi gồm có:
a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;
b) Bản sao Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;
c) Văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động bằng cách cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 37. Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Giấy tờ chứng minh trụ sở của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 38. Tạm ngừng hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 02 năm.
2. Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:
a) Tên chi nhánh, công ty luật;
b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật;
c) Địa chỉ trụ sở;
d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;
đ) Lý do tạm ngừng hoạt động;
e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác của chi nhánh, công ty luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
4. Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh của công ty luật đó cũng phải tạm ngừng hoạt động.
Điều 39. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.
Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, Bộ Tư pháp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy phép thành lập quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
d) Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
đ) Hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Nghị định này mà chi nhánh, công ty luật nước ngoài không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động.
2. Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
3. Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài và theo dõi, giám sát chi nhánh, công ty luật nước ngoài trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này.
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
a) Không đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thôi hành nghề luật sư tại Việt Nam theo nguyện vọng.
2. Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.
1. Khi phát hiện luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nơi cử luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tuyển dụng luật sư đó.
2. Luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp xem xét thu hồi hoặc không gia hạn Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài.
1. Điều lệ Đoàn luật sư được phê duyệt theo quy định của Luật luật sư số 65/2006/QH11 tiếp tục được áp dụng cho đến khi Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định tại Điều 67 của Luật luật sư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ những nội dung trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Chương trình khung đào tạo nghề luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BTP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được tiếp tục áp dụng đến khi Chương trình khung mới theo quy định tại Điều 12 của Luật luật sư được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; những người tập sự hành nghề luật sư tham gia khóa đào tạo nghề luật sư theo Chương trình khung đào tạo nghề luật sư 06 tháng phải tập sự hành nghề luật sư 18 tháng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư, Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành các quy định của Luật luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và Điều 3, Điều 5 của Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều 4, Điều 22 và Điều 25 của Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree of Government No.28/2007/ND-CP of February 26, 2007 detailing and guiding the implementation of a number of articles of The Law on Lawyers
- 2Decree No. 131/2008/ND-CP of December 31, 2008, guiding the implementation of the Law on Lawyers regarding lawyers'' socio-professional organizations.
- 3Decree No. 05/2012/ND-CP of February 02, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Decrees on secured transaction registration, legal aid, lawyers and legal counseling
- 4Decree No. 137/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendments to Decree No. 123/2013/ND-CP on guidelines for the Law on Lawyers
- 5Decree No. 137/2018/ND-CP dated October 8, 2018 on amendments to Decree No. 123/2013/ND-CP on guidelines for the Law on Lawyers
- 1Circular No. 10/2014/TT-BTP dated April 07th, 2014, obligation of lawyers to take refresher courses
- 2Decree No. 137/2013/ND-CP of October 21, 2013, detailing implementation of the Electricty Law and the Law on amending the Electricity Law
- 3Law No. 20/2012/QH13 of November 20, 2012, amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers
- 4Law No. 65/2006/QH11 of June 29, 2006 on lawyers
- 5Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 123/2013/ND-CP of 14 October 2013, detailing and implementation measures of the Law on lawyers
- Số hiệu: 123/2013/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/10/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra