Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Bổ sung khoản 14 vào Điều 3 của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa như sau:

“14. Bản sao là:

a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính);

b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);

c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Bổ sung Điều 3a sau Điều 3 như sau:

“Điều 3a. Giải thích từ ngữ

Bản sao các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh là:

a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính);

b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);

c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).”

2. Sửa đổi điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 5 như sau:

a) Thay thế cụm từ “Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận” thành “Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam”;

b) Sửa đoạn “Các giấy tờ quy định tại điểm b và c khoản 1, điểm b, c và d khoản 2 Điều này” thành “Các giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1, điểm b và d khoản 2 Điều này”.

3. Bổ sung vào Điều 5, Điều 10, Điều 12, Điều 14 đối với quy định về hồ sơ phải nộp như sau:

“Số bộ hồ sơ phải nộp là một (01) bộ.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại

1. Sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau:

“4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo Sở Công Thương báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại trên địa bàn về Bộ Công Thương.”

2. Bổ sung Điều 17a sau Điều 17 như sau:

“Điều 17a. Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền

1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

a) Nhượng quyền trong nước;

b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.”

3. Bãi bỏ điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 18.

4. Sửa đổi khoản 4 Điều 19 như sau:

“4. Các giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Điều 4. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

1. Bãi bỏ điểm b và d khoản 1 Điều 4; khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; điểm d khoản 1 Điều 19 và Điều 22 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP.

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 4 như sau:

“3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân đăng ký kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.”

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Decree No. 120/2011/ND-CP of December 16, 2011, amending and supplementing administrative procedures provided in a number of Decrees detailing the Commercial Law

  • Số hiệu: 120/2011/ND-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 16/12/2011
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/02/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản