THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 735/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.
b) Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
c) Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam theo quy luật, chuẩn mực và hội nhập với thị trường thế giới.
d) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa các cơ hội để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.
a) Mục tiêu chung
Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ vào năm 2020 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015:
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm.
- Đến năm 2020:
Tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm có đủ năng lực hợp tác với các đối tác nước ngoài, tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo công nghệ.
Một số kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Việt Nam xác lập được vị trí trong thị trường khu vực và thế giới.
a) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý:
- Liên kết với các đối tác có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ của nước ngoài triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên để hình thành các nhóm, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, có thể tổ chức và tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế;
- Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế;
- Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam;
- Tạo điều kiện để cán bộ khoa học và công nghệ tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các hiệp hội chuyên ngành khu vực và quốc tế;
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
b) Huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ:
- Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ để hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
- Huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam;
- Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với thông lệ quốc tế; hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao.
c) Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ:
- Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả mạng VINAREN nhằm chia sẻ, cập nhật kiến thức về khoa học và công nghệ, sử dụng và khai thác có hiệu quả các phương tiện phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Kết nối mạng VINAREN với các mạng thông tin quốc tế về khoa học và công nghệ lớn như GLORIAD, APAN … với băng thông rộng và hiệu năng cao;
- Hỗ trợ các thư viện điện tử trong nước liên kết với các thư viện điện tử của các trường đại học, các viện nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo;
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài.
d) Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm quốc gia:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mua bản quyền sáng chế trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm để nghiên cứu, làm chủ, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới;
- Tổ chức chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đào tạo quản trị công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên, chuyên gia được hợp tác, làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty, tập đoàn của nước ngoài;
- Nghiên cứu, thu thập thông tin công nghệ ở nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội;
- Thu hút các chuyên gia công nghệ đến Việt Nam làm việc;
- Mua bí quyết công nghệ và chuyển giao công nghệ nước ngoài trong một số lĩnh vực Việt Nam cần tập trung phát triển.
đ) Xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Việt Nam:
- Đẩy mạnh các hoạt động triển lãm, diễn đàn khoa học và công nghệ, các loại hình chợ công nghệ, các trung tâm giao dịch công nghệ, giới thiệu các thành tựu khoa học và công nghệ mới, tiên tiến của các nước và Việt Nam;
- Xúc tiến thành lập Trung tâm chuyển giao công nghệ ASEAN+3, Trung tâm chuyển giao công nghệ trong APEC tại Việt Nam.
e) Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Về sở hữu trí tuệ:
Rà soát các quy định pháp luật liên quan để sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Triển khai việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thiết lập mạng thông tin quốc gia về hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt đào tạo cho cán bộ trong các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ và cơ quan quản lý có liên quan.
Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích và nghĩa vụ của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Tăng cường hợp tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với một số nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Á và ASEAN.
- Về tiêu chuẩn đo lường chất lượng:
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tham gia có hiệu quả các chương trình hợp tác khu vực về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong khuôn khổ ASEAN/ACCSQ; APEC/SCSC, ASEM/TF/SCA và các tổ chức chuyên môn khu vực về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Tham gia các hiệp định, thỏa thuận lẫn nhau trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, CIMP và các hiệp định, thỏa thuận song phương với các đối tác có tiềm năng. Hợp tác với các tổ chức công nhận quốc gia của các nước SAEN trong việc tham gia các chương trình đánh giá khu vực và quốc tế nhằm nâng cao năng lực của hệ thống công nhận của Việt Nam.
Tham gia tích cực và có hiệu quả vào hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ISO, IEC, CODEX).
4. Một số chương trình thực hiện các nhiệm vụ của Đề án
a) Chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về khoa học và công nghệ.
b) Chương trình tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
c) Chương trình tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công nghệ nước ngoài về Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án:
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về khoa học và công nghệ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục triển khai Chương trình tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng phê duyệt Chương trình tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công nghệ nước ngoài về Việt Nam;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
b) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể cơ chế tài chính cho hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự toán kinh phí của các Chương trình thực hiện Đề án;
- Bảo đảm phân bổ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ cho các Chương trình thực hiện Đề án.
c) Các Bộ, ngành, địa phương:
- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan thuộc các Chương trình thực hiện Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Hằng năm đánh giá kết quả, thông báo Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án
a) Từ năm 2011 đến năm 2015:
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế tài chính phục vụ đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án theo các mục tiêu, nội dung và tiến độ đã được phê duyệt;
- Tổng kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Đề án, đề xuất, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Từ năm 2016 đến năm 2020:
- Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án đã được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kết quả đánh giá giữa kỳ;
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Kinh phí thực hiện:
a) Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ ở trung ương và địa phương;
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác
b) Kinh phí thực hiện các Chương trình của Đề án do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ ở trung ương để thực hiện các Chương trình thực hiện Đề án. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ ở địa phương mình để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tại địa phương mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Decision No. 735/QD-TTg of May 18, 2011, approving the scheme on international integration in science and technology through 2020
- Số hiệu: 735/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/05/2011
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/05/2011
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết