Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 601/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2013 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
Điều 2. Địa vị pháp lý của Quỹ
1. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại.
2. Tên gọi: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund (viết tắt là SMEDF).
3. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc thành lập văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Đối tượng và phạm vi hoạt động của Quỹ
1. Đối tượng của Quỹ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật trực tiếp đầu tư, sản xuất - kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ.
2. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
1. Nhiệm vụ của Quỹ
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, nguồn vốn ủy thác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua phương thức quy định tại Điều 6 của Quyết định này.
c) Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch hoạt động dài hạn và các tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
2. Quyền hạn của Quỹ
a) Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ theo đúng quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; ban hành các quy định thuộc thẩm quyền phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
b) Kiểm tra định kỳ và đột xuất ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ theo hợp đồng ủy thác; phối hợp với ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ giám sát và kiểm tra các dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh sử dụng vốn hỗ trợ, hoàn trả nợ của các khách hàng và giải quyết các khiếu nại, đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.
c) Yêu cầu ngân hàng nhận ủy thác đình chỉ việc hỗ trợ, thu hồi các khoản vốn đã hỗ trợ khi phát hiện các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước; tiến hành khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
d) Được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải bảo đảm an toàn.
đ) Được thực hiện và tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực cho Quỹ.
1. Vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 (hai nghìn) tỷ đồng. Ngân sách nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định thành lập, hai năm đầu tiên mỗi năm cấp 500 tỷ đồng, năm thứ ba cấp 1.000 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
2. Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ.
3. Vốn từ các nguồn: Đóng góp tự nguyện và ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Phương thức hỗ trợ tài chính của Quỹ
1. Quỹ ủy thác cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc các ngân hàng thương mại đủ điều kiện cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn đáp ứng quy định tại Điều 7 Quyết định này.
2. Nguyên tắc ủy thác: Các ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ thẩm định, quyết định cho vay các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh và chịu trách nhiệm rủi ro đối với dự án, phương án sản xuất - kinh doanh đã cho vay.
3. Các ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ được trích lập dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định.
4. Các nội dung liên quan đến ủy thác cho vay được quy định tại hợp đồng ủy thác theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Điều kiện cho vay của Quỹ
Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nếu có đủ các điều kiện sau:
1. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ.
2. Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh.
4. Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết.
5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.
Điều 8. Mức vốn, thời hạn và lãi suất cho vay
1. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng.
2. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy (07) năm. Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định thời hạn cho vay nhưng không quá mười (10) năm.
Căn cứ tình hình thị trường tín dụng, Bộ Tài chính quy định mức lãi suất cho vay của Quỹ theo từng thời kỳ để làm cơ sở cho Quỹ thực hiện nhưng không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại. Lãi suất cho vay được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực và đối tượng ưu tiên của Quỹ.
Lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở mức lãi suất cho vay bình quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 9. Phân loại nợ, trích, lập quỹ dự phòng rủi ro
Quỹ thực hiện phân loại nợ, trích, lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành Quỹ. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành Quỹ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ có sáu (06) thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ năm (05) năm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ban Kiểm soát Quỹ có ba (03) thành viên, gồm Trưởng ban và hai (02) thành viên do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ, Phó Giám đốc Quỹ. Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ phải là những người am hiểu các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và pháp luật, hoạt động chuyên trách theo nhiệm kỳ năm (05) năm.
Điều 13. Cơ quan điều hành Quỹ
1. Cơ quan điều hành của Quỹ gồm Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các đơn vị nghiệp vụ.
2. Giám đốc Quỹ là người đại diện theo pháp luật của Quỹ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng các đơn vị của Quỹ do Giám đốc Quỹ đề nghị và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, Phó giám đốc giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Quỹ.
4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định cơ cấu tổ chức của Quỹ. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị nghiệp vụ, văn phòng đại diện của Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 14. Nguyên tắc tài chính đối với hoạt động của Quỹ
1. Không vì mục đích lợi nhuận.
2. Bù đắp chi phí và bảo toàn vốn.
3. Công khai, minh bạch.
4. Tiết kiệm, hiệu quả.
5. Quỹ được miễn nộp các loại thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ, có trách nhiệm:
c) Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự của Quỹ.
d) Phê duyệt kế hoạch vốn, sử dụng vốn, báo cáo thu, chi tài chính hàng quý và hàng năm của Quỹ theo quy định của pháp luật.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ, đảm bảo Quỹ hoạt động đúng mục đích.
2. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính của Quỹ, có trách nhiệm:
b) Công bố mức lãi suất cho vay của Quỹ theo từng thời kỳ để làm cơ sở cho Quỹ thực hiện.
c) Hướng dẫn về việc lập quỹ dự phòng rủi ro cho Quỹ (nếu có).
d) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động tài chính đối với Quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
4. Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tiếp cận các hoạt động hỗ trợ của Quỹ.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Circular No. 13/2015/TT-BKHDT dated 28/10/2015, issuing the list of areas entitled to the prioritized assistance and criteria for selection of subjects entitled to the prioritized assistance of Development Fund for small and medium-sized enterprises
- 2Circular No. 119/2015/TT-BTC dated 12 August 2015, guiding the mechanism of financial management to the small and medium-sized enterprise development Fund
- 3Decision No. 1339/QD-BKHDT dated September 29, 2014,
- 4Decision No. 1231/QD-TTg of September 07, 2012, approving the plan for developing medium and small enterprises 2011 – 2015
- 5Decree No. 56/2009/ND-CP of June 30, 2009, on assistance to the development of small- and medium-sized enterprises
- 6Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decision No. 601/QD-TTg of April 17, 2013, to establish the medium and small enterprise development fund
- Số hiệu: 601/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/04/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra