Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2007 |
VỀ VIỆC THU DỌN CÁC CÔNG TRÌNH CỐ ĐỊNH, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí tại Việt
Điều 2. Áp dụng Điều ước quốc tế và các thoả thuận trong hợp đồng dầu khí
1. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
2. Các quy định của Quyết định này được áp dụng cho cả các hợp đồng dầu khí đã ký kết. Đối với việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện theo quy định tại Chương IV Quyết định này, nếu trong các hợp đồng dầu khí đã ký kết có thoả thuận khác với quy định của Quyết định này thì thực hiện theo thoả thuận trong các hợp đồng dầu khí đó.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện theo kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Trường hợp Bộ Công nghiệp yêu cầu không thu dọn toàn bộ hoặc một phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện thì tổ chức, cá nhân thực hiện theo yêu cầu đó.
2. Việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ lòng đất, khôi phục trạng thái môi trường sinh thái, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển.
3. Công trình cố định, thiết bị và phương tiện phải được thiết kế để bảo đảm khả năng thu dọn được sau khi kết thúc hoạt động.
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công trình cố định” là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định, được sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí;
2. “Đường ống chôn ngầm” là đường ống được chôn sâu dưới hào theo thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
3. “Đoạn ống treo” là đoạn ống chôn ngầm, nhưng theo thời gian lớp phủ bị bào mòn làm cho đoạn ống lộ ra hoặc dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu;
4. “Kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện” là văn bản bao gồm những nội dung có liên quan đến giải pháp kỹ thuật, công nghệ, tổng chi phí, tiến độ có liên quan đến việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí;
5. “Khối chân đế của các công trình biển cố định" là các kết cấu thép, được cố định bằng các cọc thép hoặc bê tông, đóng sâu xuống đáy biển để đỡ khối thượng tầng;
6. “Khối thượng tầng” là phần trên cùng của công trình cố định, gồm các kết cấu và các thiết bị đặt trên chân đế;
7. “Thiết bị” là tổ hợp các linh kiện cơ khí, điện tử được lắp đặt và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.
CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC THU DỌN CÔNG TRÌNH CỐ ĐỊNH, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN
Điều 5. Thu dọn giếng khoan dầu khí
Việc thu dọn giếng khoan dầu khí phải tuân theo quy trình về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí do Bộ Công nghiệp quy định.
Điều 6.
Tổ chức, cá nhân phải thu dọn, đưa vào bờ khối thượng tầng và các thiết bị đi kèm của các công trình cố định để tái sử dụng hoặc thải đúng nơi quy định. Các chất thải, vật thải trước khi thải phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hàng hải, thuỷ sản.
Điều 7.
1. Khối chân đế của các công trình biển cố định và thiết bị đi kèm phải được thu dọn để tái sử dụng hoặc thải đúng nơi quy định.
2. Cọc, ống, kết cấu đóng xuống đáy biển phải được cắt sâu dưới mặt đáy biển tự nhiên sao cho không có phần nào nhô lên gây cản trở các hoạt động giao thông, đánh bắt thuỷ sản và các hoạt động khác.
Các phương tiện nổi, các kết cấu và thiết bị đi kèm phải được đưa ra khỏi vị trí đã sử dụng, chuyển tới nơi khác để tái sử dụng hoặc cất giữ hoặc thải theo quy định của pháp luật.
Điều 9.
1. Tổ chức, cá nhân phải tiến hành thu dọn toàn bộ đường ống nổi, đoạn ống treo. Việc thu dọn đường ống nổi, đoạn ống treo chỉ được tiến hành khi tổ chức, cá nhân đã làm sạch dầu, khí và các hoá chất trong đường ống đó.
2. Tổ chức, cá nhân không phải thu dọn đường ống chôn ngầm, nhưng phải làm sạch dầu, khí và các hoá chất trong đường ống đó.
1. Trong quá trình hoạt động dầu khí, tổ chức, cá nhân phải tiến hành ngay việc thu dọn từng phần hoặc toàn bộ công trình cố định, thiết bị và phương tiện nếu công trình cố định, thiết bị và phương tiện đó bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.
2. Khi tiến hành thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, nếu gặp phải nguyên nhân không lường trước được, làm cản trở công việc thu dọn dẫn đến việc không thể hoàn thành theo tiến độ thì tổ chức, cá nhân có thể lập kế hoạch điều chỉnh, trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.
Trước khi thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, tổ chức, cá nhân phải thu gom và xử lý chất thải rắn, lỏng gắn liền với công trình cố định, thiết bị và phương tiện đó theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
Điều 12. Yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường
1. Những nội dung về bảo đảm công tác an toàn và bảo vệ môi trường phải được thể hiện trong kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện.
2. Trước khi thực hiện việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện, tổ chức, cá nhân phải trình Bộ công nghiệp các tài liệu về an toàn theo quy định tại các Điều 4, 5 và Điều 39 Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí ban hành kèm theo Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chương trình quan trắc môi trường:
a) Trước khi thực hiện hoạt động thu dọn, tổ chức, cá nhân phải thực hiện quan trắc môi trường, lập Báo cáo quan trắc, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Mạng lưới các trạm quan trắc, các thông số phân tích và đánh giá môi trường được thực hiện tương tự như tổ chức quan trắc trong quá trình khai thác dầu khí;
c) Trong thời hạn 09 tháng, kể từ khi việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện kết thúc, tổ chức, cá nhân phải tổ chức quan trắc môi trường, lập Báo cáo quan trắc, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo quan trắc phải đánh giá được những tác động đã xảy ra qua quá trình thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện.
Điều 13.
Bộ Công nghiệp quy định cụ thể việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện trên đất liền.
Điều 14. Báo cáo về việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện
Trong thời hạn 09 tháng, kể từ khi kết thúc việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, tổ chức, cá nhân phải lập báo cáo hoàn thành việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt báo cáo. Trường hợp không đáp ứng các yêu cầu thu dọn theo kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện đã được phê duyệt, Bộ Công nghiệp có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu đó và bổ sung báo cáo để xem xét lại.
LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU DỌN CÔNG TRÌNH CỐ ĐỊNH, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN
Điều 15. Trình kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ khi khai thác thương mại, tổ chức, cá nhân phải lập kế hoạch thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện, trình Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt.
2. Đối với tổ chức, cá nhân đang tiến hành khai thác dầu khí nhưng chưa trình kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện thì phải lập kế hoạch, trình Bộ Công nghiệp phê duyệt theo quy định của Quyết định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 16. Kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện
1. Nội dung cơ bản của kế hoạch thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện bao gồm:
a) Giới thiệu về kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện;
b) Tóm tắt nội dung kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện; các giải pháp thực hiện việc thu dọn;
c)
d) Mô tả chi tiết các hạng mục công trình cố định, thiết bị và phương tiện cần thu dọn;
đ) Các phương án thu dọn;
e) Nội dung về an toàn và bảo vệ môi trường;
g) Thu dọn đường ống;
h)
i) Tổng chi phí thu dọn;
k) Tiến độ thực hiện;
l) Quản lý dự án và chế độ kiểm tra;
m) Các kết quả nghiên cứu hỗ trợ.
2. Kế hoạch điều chỉnh: Trong quá trình hoạt động dầu khí, nếu thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân có thể lập kế hoạch điều chỉnh, trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.
Điều 17. Thời hạn phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện hoặc kế hoạch điều chỉnh của tổ chức, cá nhân, Bộ Công nghiệp ra quyết định phê duyệt.
Trường hợp kế hoạch thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện hoặc kế hoạch điều chỉnh không được phê duyệt, Bộ Công nghiệp phải thông báo cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do về việc không phê duyệt.
BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CHO VIỆC THU DỌN CÔNG TRÌNH CỐ ĐỊNH, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN
Điều 18. Phương thức lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính
Việc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện được thực hiện theo phương thức lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính.
Điều 19. Thời điểm lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ thời điểm khai thác dòng dầu, khí đầu tiên, tổ chức, cá nhân phải lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện.
2. Đối với tổ chức, cá nhân đang tiến hành khai thác dầu khí nhưng chưa lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện thì phải lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực.
Điều 20. Nguyên tắc trích lập, điều chỉnh và quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính
1. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện được trích lập hàng năm theo quy định tại Điều 21 Quyết định này. Mức trích lập Quỹ của mỗi tổ chức, cá nhân tương xứng với tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân đó trong hợp đồng dầu khí và được tính vào chi phí thu hồi.
2. Trong thời hạn 01 năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí quy định trong kế hoạch phát triển mỏ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải đánh giá lại quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính trên cơ sở đánh giá lại tổng chi phí thu dọn và sản lượng khai thác trong khuôn khổ của hợp đồng dầu khí và trữ lượng có thể thu hồi tại thời điểm này.
Trường hợp số dư của Quỹ lớn hơn nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện thì khoản chênh lệch được chia lại cho tổ chức, cá nhân theo tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân trong hợp đồng dầu khí.
Nếu số dư của Quỹ không đủ so với nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện thì trong thời hạn 06 tháng trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí, tổ chức, cá nhân phải đóng góp theo tỷ lệ phần tham gia của tổ chức, cá nhân trong hợp đồng dầu khí.
3. Khi kết thúc việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện, tổ chức, cá nhân phải tiến hành quyết toán phù hợp với nguyên tắc kế toán đã thoả thuận trong hợp đồng dầu khí. Trường hợp quỹ không được sử dụng hết thì khoản dư đó sẽ được phân phối lại cho các tổ chức, cá nhân theo tỷ lệ chia lãi nếu khoản dư nằm trong số chi phí đã được thu hồi hoặc tỷ lệ góp vốn nếu khoản dư nằm trong số chi phí chưa được thu hồi.
Điều 21. Mức trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính
Mức trích lập Quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện hàng năm được xác định theo công thức sau:
Sản lượng khai thác trong năm x (Tổng chi phí thu dọn - Số dư đã trích cuối kỳ)
Mức trích lập = Trữ lượng có thể thu hồi còn lại
Điều 22. Quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính
1. Việc quản lý quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện do Tập đoàn Dầu khí Việt
2. Trong thời gian chưa sử dụng quỹ bảo đảm tài chính, Tập đoàn Dầu khí Việt
3. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính được sử dụng cho mục đích thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện. Tổ chức, cá nhân được sử dụng số tiền trong Quỹ để thực hiện nghĩa vụ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện theo kế hoạch thu dọn công trình, thiết bị và phương tiện đã được phê duyệt.
4. Đối với trường hợp không thu dọn toàn bộ hoặc một phần công trình cố định, thiết bị và phương tiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này thì quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính vẫn do Tập đoàn Dầu khí Việt
Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ
1. Bộ Công nghiệp
Chủ trì, phối hợp với các Bộ:
2. Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết việc quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện.
3. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng,
Điều 24. Trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt
1. Thực hiện việc theo dõi hoạt động thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện của tổ chức, cá nhân.
2. Quản lý quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả không điều kiện số tiền trong quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính, bao gồm cả lãi để tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện của mình.
3. Hàng năm, thông báo cho tổ chức, cá nhân về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính. Trao đổi và thống nhất với tổ chức, cá nhân về phương án sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính.
4. Chịu sự kiểm tra của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp trong việc quản lý quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quyết định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ Công nghiệp hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Decision No. 40/2007/QD-TTg of March 21, 2007, on clean-up of fixed works, equipment and facilities for oil and gas activity
- Số hiệu: 40/2007/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/03/2007
- Nơi ban hành: Phó Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra