Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3949/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2011/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện và Thông tư số 133/2013/TT-BTC ngày 24/9/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 86/2013/TT-BTC;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN, ĐÁNH GIÁ LẠI, GIA HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3949/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Quy trình này quy định trình tự các bước thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (dưới đây viết tắt là DNƯT) theo quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện (dưới đây viết tắt là Thông tư 86).
Cục Kiểm tra sau thông quan, các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Quy trình này hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện các bước xử lý hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên của doanh nghiệp, các bước thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
MỤC 1. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
Điều 3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ
Cục Kiểm tra sau thông quan (Cục KTSTQ) là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Điều 4. Thẩm định các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên
1. Thẩm định hồ sơ
Cục KTSTQ thực hiện việc thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định hồ sơ là 15 ngày làm việc, trường hợp hết 15 ngày làm việc mà Cục KTSTQ chưa nhận được ý kiến đánh giá của cơ quan thuế thì được gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày làm việc. Thẩm định hồ sơ bao gồm các công việc sau:
- Căn cứ đơn đề nghị, hồ sơ của doanh nghiệp và Điều 2 Thông tư 86 xác định loại doanh nghiệp ưu tiên (nếu được công nhận) của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp: Căn cứ các quy định cụ thể về điều kiện doanh nghiệp ưu tiên quy định từ Điều 3 đến Điều 9 Thông tư 86.
- Sử dụng thông tin từ kết luận kiểm toán về hiệu quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp các báo cáo kiểm toán công ty cung cấp không có thông tin này thì yêu cầu doanh nghiệp đề nghị đơn vị kiểm toán đánh giá bổ sung.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu của ngành về kim ngạch và vi phạm của doanh nghiệp.
- Gửi văn bản tới Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp mở tờ khai đề nghị báo cáo số liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vi phạm (nếu có thì báo cáo rõ số lần, hành vi, mức độ), thông tin về các cuộc kiểm tra đã được tiến hành trước đó và đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý.
- Gửi văn bản xin ý kiến các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan (như dưới đây). Nội dung văn bản đề nghị đánh giá (Tài liệu gửi kèm như Mẫu số 01) cần tổng hợp đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp theo các tiêu chí, điều kiện nêu tại Thông tư 86:
+ Cục Giám sát quản lý về Hải quan đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
+ Cục Thuế xuất nhập khẩu đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Ban Quản lý rủi ro Hải quan trên cơ sở tổng hợp, phân tích thông tin về sự tuân thủ pháp luật, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp đang được xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và đại lý làm thủ tục hải quan mà doanh nghiệp này đang thuê (nếu có);
+ Cục Công nghệ Thông tin và thống kê Hải quan đánh giá về điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; đánh giá về điều kiện thực hiện thủ tục hải quan điện tử của doanh nghiệp;
+ Thanh tra Tổng cục Hải quan đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp qua kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có);
+ Vụ Pháp chế đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp qua kết quả xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
+ Cục Điều tra chống buôn lậu trên cơ sở hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, thông tin từ các cơ sở, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đang được xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm trả lời;
- Gửi văn bản xin ý kiến Cục Thuế tỉnh, thành phố (hoặc Chi cục Thuế) nơi quản lý doanh nghiệp để đánh giá, xác nhận việc tuân thủ pháp luật về thuế nội địa, việc thực hiện thủ tục thuế điện tử, thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế nội địa và việc hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế.
- Nếu doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ trình Lãnh đạo Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp chuẩn bị các thủ tục để thẩm định thực tế và thẩm định mã số hàng hóa:
+ Cục KTSTQ đề nghị doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính đề nghị thẩm định mã số hàng hóa doanh nghiệp đã và đang thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu theo loại hình không thuộc diện chịu thuế như nhập chế xuất, xuất chế xuất). Hồ sơ đề nghị thẩm định mã số bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị thẩm định mã số hàng hóa (Mẫu số 02): 01 bản chính;
(ii) Danh mục mã số các mặt hàng đã và đang thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu (Mẫu số 02): 01 bản có đóng dấu của doanh nghiệp;
(iii) Các tờ khai hải quan có liên quan đến mặt hàng cần xác định mã số mà doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp (Trường hợp một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua nhiều tờ khai thì nộp tờ khai gần nhất;).
+ Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định mã số của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm thẩm định danh mục mã số các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
Trường hợp cần thêm thời gian để thẩm định thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thể gia hạn thời gian thẩm định nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. Nếu hết thời gian gia hạn mà Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa thẩm định xong danh mục mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thì có báo cáo gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan).
+ Trường hợp chưa thống nhất hoặc cơ quan hải quan chưa đủ thông tin để thẩm định đối với mã số mặt hàng nào thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các tài liệu cần thiết khác để thực hiện thẩm định. Đối với các mặt hàng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thể xác định được mã số thì báo cáo (mô tả rõ hàng hóa), xin ý kiến Tổng cục Hải quan (Cục Thuế Xuất nhập khẩu) theo quy định;
+ Sau khi thẩm định danh mục mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi trả doanh nghiệp 01 bản; Cục KTSTQ 01 bản và lưu trữ 01 bản (Mẫu số 03);
+ Nếu doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng mới (sau khi đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định danh mục mã số hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu) hoặc Biểu thuế có sự thay đổi thì doanh nghiệp bổ sung danh mục và đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thẩm định, kết quả thẩm định gửi về Cục KTSTQ 01 bản để theo dõi.
2. Thẩm định thực tế
- Việc thẩm định thực tế do Cục KTSTQ trực tiếp thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp hoặc phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện. Thời gian thẩm định thực tế không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết, có thể gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày làm việc:
+ Trường hợp Cục KTSTQ trực tiếp thẩm định: Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp;
+ Trường hợp Cục KTSTQ phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định thì:
(i) Cục KTSTQ có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề nghị cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra của Cục KTSTQ; hoặc
(ii) Cục KTSTQ có văn bản đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp và Cục KTSTQ cử cán bộ tham gia cùng Đoàn kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
+ Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã đăng ký kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp có đơn đề nghị xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo Thông tư 86 thì Cục KTSTQ thực hiện theo quy định tại Khoản 2.2 Điều 12 Thông tư 86 (như nêu tại Khoản 2 Điều 4 Quy trình này), đồng thời có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố để điều chỉnh kế hoạch kiểm tra;
+ Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong giai đoạn thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên (2 năm gần nhất tính từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận DNƯT) trước khi doanh nghiệp có đơn đề nghị công nhận DNƯT, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm gửi báo cáo về kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra sau thông quan, quyết định ấn định thuế (nếu có), các quyết định xử phạt liên quan (nếu có) về Cục KTSTQ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục KTSTQ sẽ trình Lãnh đạo Tổng cục phương án, nội dung thẩm định thực tế cụ thể.
- Thẩm định thực tế phải thực hiện, làm rõ các nội dung sau:
+ Kiểm tra sau thông quan để đánh giá tính tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 Thông tư 86; Nguyên tắc, phạm vi kiểm tra thực hiện theo Điều 140, Điều 141 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính;
+ Đặc trưng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: mặt hàng, xuất xứ, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, tần suất làm thủ tục;
+ Đánh giá bộ máy kiểm soát nội bộ, cơ chế kiểm soát tài chính, quy trình tác nghiệp nội bộ (như quy trình mua, lưu kho, sản xuất, vận chuyển, giao nhận, bán hàng, lưu trữ sổ sách - chứng từ...) liên quan đến hoạt động, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
+ Đánh giá hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan, cơ quan thuế;
+ Thu thập thông tin từ doanh nghiệp để đánh giá điều kiện về độ tin cậy của doanh nghiệp theo Bộ tiêu chí đánh giá của Tổng cục Hải quan (Bộ tiêu chí này lưu hành, sử dụng trong nội bộ cơ quan hải quan). Trình tự, thủ tục đánh giá thực hiện theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp quy định tại Điều 8, Thông tư 86;
+ Đánh giá phần mềm quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để được áp dụng chế độ ưu tiên theo Khoản 3 Điều 18 Thông tư 86. Cụ thể:
(i) Phần mềm phải thực hiện, xử lý, kết nối một cách tự động các hoạt động: kế toán, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, quản lý sản xuất, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng... đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra của cơ quan hải quan và báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu nhập khẩu tại các thời điểm kiểm tra của cơ quan hải quan;
(ii) Phần mềm phải quản lý được hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện những bất cập, sơ hở trong quản lý liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và năng lực tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thì đưa ra khuyến nghị để doanh nghiệp có biện pháp cải tiến, điều chỉnh.
- Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế, Cục KTSTQ lập báo cáo tổng hợp (Mẫu số 04) trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt.
- Báo cáo tổng hợp trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn:
+ Hồ sơ, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp;
+ Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
+ Ý kiến đánh giá của các đơn vị, cơ quan trong, ngoài ngành;
+ Kết quả thẩm định thực tế;
+ Kết quả đánh giá về độ tin cậy theo Bộ tiêu chí do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
- Nếu kết quả thẩm định, doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chấp thuận, trong thời gian 05 ngày làm việc, Cục KTSTQ có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp tiến hành lập bản ghi nhớ (viết tắt là MOU) như quy định tại Điều 13 Thông tư 86.
- Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện bản ghi nhớ, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xem xét, ký bản ghi nhớ.
Sau khi MOU được ký, trong thời gian 5 ngày làm việc, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Nội dung của Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên: ngoài các nội dung theo mẫu tại Thông tư 86, ghi thêm nơi nhận là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã tham gia đánh giá, nhận xét doanh nghiệp để biết và phối hợp quản lý.
Tài liệu trình bao gồm:
- Bản ghi nhớ (MOU);
- Tờ trình của Cục KTSTQ;
- Báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp;
- Hồ sơ của doanh nghiệp;
- Dự thảo Giấy chứng nhận Doanh nghiệp ưu tiên;
- Dự thảo Quyết định công nhận Doanh nghiệp ưu tiên;
- Văn bản đánh giá của các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành;
- Các tài liệu, biên bản làm việc khác có liên quan.
Điều 8: Trao giấy công nhận công nhận DNƯT
Cục KTSTQ đề xuất Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về chương trình trao giấy chứng nhận doanh nghiệp ưu tiên cho doanh nghiệp.
MỤC 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ LẠI, GIA HẠN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
Điều 9. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn
Chậm nhất trong vòng 60 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ) có văn bản thông báo để doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đánh giá lại, gia hạn việc áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ đề nghị đánh giá lại, gia hạn gồm:
- Đơn đề nghị đánh giá lại, gia hạn việc áp dụng chế độ ưu tiên;
- Báo cáo kiểm toán (có thư kiểm toán), Kết luận thanh tra trong giai đoạn đánh giá.
- Bản tự đánh giá, gồm các nội dung:
+ Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu (Tổng số tờ khai, tổng số kim ngạch); Tình hình chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế kể từ khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên hoặc từ thời điểm được gia hạn chế độ ưu tiên gần nhất;
+ Phân tích tình hình tài chính, tình hình thực hiện các chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo các thay đổi trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát nội bộ, quy trình tác nghiệp nội bộ của doanh nghiệp trong giai đoạn đánh giá;
+ Báo cáo tự đánh giá việc thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót; khả năng sẵn sàng làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan hải quan; tình hình thực hiện các báo cáo, trách nhiệm theo quy định;
+ Báo cáo tình hình thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan (nếu có).
Điều 10. Cơ quan Hải quan đánh giá lại
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp đề nghị đánh giá, gia hạn, Cục KTSTQ theo nguyên tắc quản lý rủi ro thực hiện việc đánh giá lại. Thủ tục đánh giá lại như sau:
- Thẩm định hồ sơ: Thẩm định như Khoản 1 Điều 4 Quy trình này.
Riêng nội dung thẩm định mã số: Nếu danh mục mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp không thay đổi hoặc không phải điều chỉnh thì không phải thẩm định lại danh mục mã số.
- Thẩm định thực tế: Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả theo dõi, quản lý của Cục KTSTQ, Cục KTSTQ đề xuất Lãnh đạo Tổng cục phương án, nội dung thẩm định thực tế.
Điều 11. Quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên
- Nếu doanh nghiệp không được chấp nhận gia hạn chế độ ưu tiên, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ chế độ ưu tiên.
- Nếu doanh nghiệp được chấp nhận gia hạn, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định gia hạn (Quyết định gia hạn phải gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã tham gia đánh giá, nhận xét doanh nghiệp để phối hợp quản lý). Thời hạn ban hành Quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định. Tài liệu trình bao gồm:
+ Tờ trình của Cục KTSTQ về việc ký Quyết định gia hạn DNƯT đối với doanh nghiệp;
+ Bản báo cáo đánh giá lại về doanh nghiệp.
MỤC 3. CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
Điều 12: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ưu tiên
Trong quá trình áp dụng chế độ ưu tiên, nếu doanh nghiệp ưu tiên có yêu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Điều 2 Thông tư 86 và đáp ứng điều kiện về kim ngạch tương ứng quy định tại Điều 6 Thông tư 86 thì gửi đơn về Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.
Cục KTSTQ thực hiện đánh giá lại theo các bước nêu tại Điều 10 Quy trình này.
Nếu theo kết quả đánh giá lại, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên theo loại hình mới thì Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo loại mới.
MỤC 4. TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
Điều 13. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Căn cứ Điều 16 Thông tư 86, các báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thông tin vi phạm thu thập từ dữ liệu ngành, nếu doanh nghiệp vi phạm một trong các quy định tại Điều 3 hoặc không đáp ứng quy định tại Điều 8 Thông tư 86, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Thời gian tạm đình chỉ từ 60 đến 180 ngày. Trong trường hợp có lý do chính đáng (do nguyên nhân khách quan), hết thời hạn trên mà doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục xong sai sót thì được gia hạn thời hạn tạm đình chỉ một lần nhưng không quá 60 ngày. Cục KTSTQ tiến hành làm rõ các vi phạm theo các bước sau:
- Cục KTSTQ phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc cơ quan phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp có sai phạm xác minh, làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý.
- Trên cơ sở báo cáo đánh giá vi phạm của cơ quan hải quan, doanh nghiệp có văn bản giải trình, trong đó nêu rõ các biện pháp cải tiến, cách thức thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan.
- Sau khi tổng hợp, phân tích, xem xét báo cáo, thông tin của Hải quan địa phương hoặc cơ quan phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp có sai phạm, văn bản của doanh nghiệp và kết quả xác minh, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện chế độ ưu tiên hoặc sau khi các cơ quan chức năng liên quan đánh giá hành vi vi phạm của doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ trình Tổng cục trưởng ban hành Quyết định hủy Quyết định tạm đình chỉ.
Điều 14. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Trường hợp, doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86, Cục KTSTQ xin ý kiến 7 Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan (nêu tại Khoản 1 Điều 4 Quy trình này) để tổng hợp ý kiến trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
Điều 15. Cục Hải quan tỉnh, thành phố
1. Cục Hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp ưu tiên có trụ sở chính
- Tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu: cử cán bộ chuyên quản thuộc Đội thủ tục. Cán bộ này theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng ngày của doanh nghiệp để phát hiện các sai sót, những dấu hiệu bất thường trong khai báo của doanh nghiệp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Hàng tháng, báo cáo tình hình doanh nghiệp ưu tiên, khuyến nghị (nếu có) đối với doanh nghiệp (Mẫu số 05) về Chi cục Kiểm tra sau thông quan (gọi tắt là Chi cục KTSTQ).
- Tại Chi cục KTSTQ: phân công cán bộ chuyên quản hoặc bộ phận chuyên quản (tùy theo số lượng DNƯT thuộc địa bàn quản lý). Cán bộ (hoặc bộ phận) này tổng hợp dữ liệu (Mẫu số 06) từ các Chi cục Hải quan cửa khẩu, theo dõi, phân tích hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: mã số hàng hóa, số lượng, xuất xứ, chính sách mặt hàng, trị giá ... để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Định kỳ, ngày 05 hàng tháng, báo cáo (qua email) về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ) tình hình doanh nghiệp ưu tiên, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
- Trường hợp phát sinh hoặc phát hiện vướng mắc, sai sót, vi phạm, Chi cục Hải quan (nơi phát hiện hoặc phát sinh vấn đề) ngoài việc xử lý theo quy định hiện hành thì báo cáo nhanh, đề xuất biện pháp xử lý (qua email, fax) về Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Cục KTSTQ.
Nếu các phát sinh vượt thẩm quyền thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ).
- Hàng quý (trong vòng 5 ngày làm việc đầu tiên mỗi quý), Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo tổng hợp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, quá trình, kết quả xử lý các vấn đề vướng mắc, sai sót, vi phạm đã xảy ra bằng văn bản gửi về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ).
- Phối hợp làm việc với Cục KTSTQ khi có yêu cầu.
2. Cục Hải quan nơi doanh nghiệp ưu tiên mở tờ khai
- Tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu: cử cán bộ chuyên quản theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng ngày của doanh nghiệp để phát hiện các sai sót, những dấu hiệu bất thường trong khai báo của doanh nghiệp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Định kỳ ngày 05 hàng tháng, báo cáo tình hình doanh nghiệp ưu tiên, khuyến nghị (nếu có) đối với doanh nghiệp về Chi cục Kiểm tra sau thông quan để tổng hợp báo cáo về Cục KTSTQ (Mẫu số 05).
- Trường hợp phát sinh hoặc phát hiện vướng mắc, sai sót, vi phạm, Chi cục Hải quan (nơi phát hiện hoặc phát sinh vấn đề) ngoài việc xử lý theo quy định hiện hành thì báo cáo kịp thời, đề xuất biện pháp xử lý (qua email, fax) về Cục KTSTQ.
Nếu các phát sinh vượt thẩm quyền thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý bằng văn bản nhanh nhất về Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ).
- Chủ động làm việc với Cục KTSTQ khi có yêu cầu.
Điều 16. Cục Kiểm tra sau thông quan
- Hàng tháng, Cục KTSTQ thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngành (phần mềm STQ01), đầu mối phía DNƯT, các Chi cục Hải quan để lập báo cáo (Mẫu số 07) đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, các dấu hiệu, đề xuất (nếu có) để có biện pháp quản lý phù hợp.
Chủ động lập kế hoạch làm việc với các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các cơ quan hữu quan khác (nếu cần) để nắm tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các vấn đề khác (nếu cần) của doanh nghiệp.
- Hàng năm (chậm nhất là ngày 15/12), ngoài việc kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin do DNƯT gửi tới và các thông tin thu thập được, Cục KTSTQ khảo sát thực tế tại DNƯT đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan, biện pháp cải tiến, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tuân thủ pháp luật.
Lập báo cáo đánh giá các doanh nghiệp ưu tiên (dựa trên các tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp) đây là cơ sở, tài liệu để xem xét gia hạn chế độ ưu tiên của doanh nghiệp.
- Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện doanh nghiệp có vi phạm thì xử lý theo các bước tại Mục 4 Chương II Quy trình này.
- Phân loại DNƯT theo từng nhóm phù hợp để kiểm tra, khảo sát theo các chuyên đề, dấu hiệu,...
- Nghiên cứu xây dựng, phát triển các công cụ hỗ trợ quản lý, xếp loại doanh nghiệp ưu tiên.
Điều 17. Các Cục, Vụ khác thuộc Tổng cục Hải quan
Trường hợp các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan phát hiện ra các sai phạm hoặc các dấu hiệu sai phạm liên quan đến các doanh nghiệp đã được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, có trách nhiệm chuyển thông tin để Cục Kiểm tra sau thông quan phối hợp kiểm tra, xử lý.
1. Quy trình này thay thế Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-TCHQ ngày 07/11/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức đào tạo, tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài ngành về chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
3. Các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan; Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan quy định tại Quy trình này.
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ
Tên doanh nghiệp:
Tên giao dịch:
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Số Fax:
Website:
Tổng giám đốc/ Giám đốc:
Loại hình hoạt động chính:
Loại doanh nghiệp ưu tiên nếu được công nhận:
1. Điều kiện về tuân thủ pháp luật
Mô tả nguồn thông tin, đối chiếu với Điều 3 Thông tư 86, đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện không.
|
2. Điều kiện về thanh toán
Mô tả nguồn thông tin, đối chiếu với Điều 4 Thông tư 86, đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện không.
|
3. Điều kiện về kế toán, tài chính
Mô tả nguồn thông tin, đối chiếu với Điều 5 Thông tư 86, đưa ra kết luận về việc doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện không.
|
Tên công ty | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
|
Kính gửi: Cục Hải quan...
Căn cứ khoản 2.2 Điều 1, Điều 12 Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;
Căn cứ công văn số ……./ KTSTQ ngày ……./………/……..của Cục Kiểm tra sau thông quan về việc thông báo công ty thực hiện thủ tục thẩm định mã số HS để hoàn thiện hồ sơ công nhận Doanh nghiệp ưu tiên;
Căn cứ quy định trên, đề nghị Cục Hải quan tỉnh/ thành phố ………..thẩm định cho công ty mã số HS những hàng hóa chúng tôi đã và đang xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian 2 năm từ năm……. đến năm……. như bảng kê đính kèm.
| …, ngày…. tháng ….. năm… |
Mẫu bảng kê:
STT | Tên hàng nhập khẩu | Mã HS đã khai | Chi cục HQ đã làm thủ tục | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT | Tên hàng xuất khẩu | Mã HS đã khai | Chi cục HQ đã làm thủ tục | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
|
Kính gửi: | - Cục Kiểm tra sau thông quan |
Căn cứ khoản 2.2 Điều 11 Thông tư 86/2013/TT-BTC quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện
Căn cứ công văn số ……………… của công ty về việc đề nghị thẩm định mã HS
Cục Hải quan …………………….. đã thẩm định (số lượng) mã HS hàng hóa công ty đã xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể như bảng kê đính kèm.
| ..…, ngày…. tháng ….. năm…. |
Mẫu bảng kê:
STT | Tên hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu | Mã HS đã thẩm định | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TỔNG HỢP TRÌNH TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phê duyệt của Tổng cục trưởng
Phê duyệt của Phó tổng cục trưởng
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp:
Tên giao dịch:
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Số Fax:
Website:
Tổng giám đốc/ Giám đốc:
Loại hình hoạt động chính:
Loại doanh nghiệp ưu tiên nếu được công nhận:
II/ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
1. Điều kiện về tuân thủ pháp luật
Phân tích từ hồ sơ và thẩm định thực tế, từ đó đưa ra kết luận
|
III/ Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT CỦA CỤC KTSTQ
| Hà Nội, ngày…. tháng ….. năm ….. |
(Áp dụng cho chi cục nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan)
CỤC HẢI QUAN….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
- Thời gian báo cáo: từ ……/…../……. đến ……/…../…….
- Cán bộ hải quan được phân công theo dõi doanh nghiệp:
(Cung cấp tên và số điện thoại liên hệ)
- Nội dung báo cáo:
STT | Tên doanh nghiệp | Mã số thuế | Nhập khẩu | Xuất khẩu | Các vi phạm bị xử lý (nếu có). Nếu có gửi kèm biên bản, quyết định xử phạt | Ghi chú | ||||
Loại hình | Tổng số tờ khai | Tổng kim ngạch | Loại hình | Tổng số tờ khai | Tổng kim ngạch | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… | … | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng (từng doanh nghiệp) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các nội dung Chi cục Hải quan cửa khẩu khuyến nghị Chi cục Kiểm tra sau thông quan cần theo dõi, kiểm tra (nếu có):
| Chi cục trưởng |
(Áp dụng cho chi cục kiểm tra sau thông quan)
CỤC HẢI QUAN.... |
|
- Thời gian báo cáo: từ ……../……/…..đến .…./……./……
- Cán bộ hải quan cửa khẩu được phân công theo dõi doanh nghiệp:
(Cung cấp tên và số điện thoại liên hệ)
- Cán bộ hải quan thuộc chi cục KTSTQ được phân công theo dõi doanh nghiệp:
(Cung cấp tên và số điện thoại liên hệ)
- Nội dung báo cáo:
STT | Tên doanh nghiệp | Mã số thuế | Nhập khẩu | Xuất khẩu | Các vi phạm bị xử lý (nếu có). Nếu có gửi kèm biên bản, quyết định xử phạt | Ghi chú | ||||
Loại hình | Tổng số tờ khai | Tổng kim ngạch | Loại hình | Tổng số tờ khai | Tổng kim ngạch | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… | … | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng (từng doanh nghiệp) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các nội dung Chi cục Hải quan cửa khẩu khuyến nghị Chi cục Kiểm tra sau thông quan cần theo dõi, kiểm tra (nếu có):
- Thông tin do Chi cục kiểm tra sau thông quan nghiên cứu, phân tích:
- Thông tin từ các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh (nếu có):
| Chi cục trưởng |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
|
BÁO CÁO THÁNG CỦA TỔ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
Số liệu thống kê
STT | Tên doanh nghiệp | Mã số thuế | Tổng số tờ khai | Tổng kim ngạch | Các vi phạm bị xử lý (nếu có). Nếu có gửi kèm biên bản, quyết định xử phạt | Tên cán bộ chuyên quản tổ AEO | Ghi chú | ||
Xuất khẩu | Nhập khẩu | Xuất khẩu | Nhập khẩu | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Phân tích dấu hiệu (nếu có)
- Đề xuất (nếu có)
| Tổ trưởng Tổ quản lý doanh nghiệp ưu tiên |
- 1Decision No. 2495/QD-TCHQ of November 07, 2012, promulgation of process of assessment, recognition, extension and management of prioritized enterprises prescribed in Circular No. 63/2011/TT-BTC
- 2Decision No. 2495/QD-TCHQ of November 07, 2012, promulgation of process of assessment, recognition, extension and management of prioritized enterprises prescribed in Circular No. 63/2011/TT-BTC
- 1Circular No. 133/2013/TT-BTC of September 24, 2013, amending Clause 1 Article 15 and forms promulgated together with the Circular No. 86/2013/TT-BTC, providing the application of the priority regime in the state management of customs to eligible businesses
- 2Circular 128/2013/TT-BTC of September 10, 2013, on customs procedures, customs supervision and inspection; export tax, import tax, and administration of tax on exported goods and imported goods
- 3Circular No.106/2013/TT-BTC of August 09, 2013, amending the Circular No.176/2012/TT-BTC on the fee rate and the regime for collection, remittance, management, and use of the fees for enterprise registration, business household registration, and the charges for enterprise information provision
- 4Decree No. 83/2013/ND-CP of July 22, 2013, on the implementation of a number of articles of the Law on Tax administration and the Law on amendments to the Law on Tax administration
- 5Circular No. 86/2013/TT-BTC of June 27, 2013, providing the application of the priority regime in the state management of customs to eligible businesses
- 6Decision No. 02/2010/QD-TTg of January 15, 2010, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Customs under the Ministry of Finance
- 7Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005 on amendment of and addition to a number of articles of The Law on Customs
- 8Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001 promulgated by The National Assembly on Customs Law
Decision No. 3949/QD-TCHQ dated November 27, 2013, on the promulgation of procedures for assessment, recognition, reevaluation, extension, suspension, shut-down and management of prioritized enterprises
- Số hiệu: 3949/QD-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/11/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra