Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2018/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2018 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là Điều ước quốc tế.
1. Quyết định này quy định thủ tục ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chủ tịch nước quyết định việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là Điều ước quốc tế; quy định việc tổ chức thực hiện các thỏa thuận này.
2. Các thỏa thuận quy định tại Khoản 1 Điều này có các đặc trưng sau đây:
a) Nội dung thể hiện ý định, cam kết, nhận thức chung, sự nhất trí về hợp tác và có thể dẫn chiếu Điều ước quốc tế và văn kiện quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
b) Không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, chương trình, kế hoạch hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi riêng của Điều ước quốc tế (công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định).
3. Quyết định này không áp dụng đối với thỏa thuận vay nợ, viện trợ không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài với một hoặc nhiều bên nước ngoài.
Điều 2. Nguyên tắc ký, thông qua và thực hiện thỏa thuận
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của luật pháp quốc tế.
3. Phù hợp với Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ, cơ quan, tổ chức, công dân của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.
1. Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.
2. Cơ quan được lấy ý kiến theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.
3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở các góp ý theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận nhân danh Nhà nước.
4. Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, cơ quan đề xuất tổ chức việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.
1. Văn bản đề nghị cho ý kiến.
2. Dự thảo tờ trình đề xuất việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận, trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích; nội dung chính của thỏa thuận (trường hợp yêu cầu giấy ủy quyền, thì phải ghi rõ trong văn bản đề xuất); đánh giá tác động về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và các tác động khác; đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Quyết định này.
3. Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài.
1. Tờ trình đề xuất việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quyết định này.
2. Ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan và kiến nghị biện pháp xử lý.
3. Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài;
Điều 6. Áp dụng thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận nhân danh Chính phủ trong trường hợp đáp ứng các Điều kiện như sau:
1. Việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận phù hợp với chủ trương, đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cấp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại.
3. Bên hoặc các bên nước ngoài không yêu cầu giấy ủy quyền cho việc ký thỏa thuận.
1. Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.
2. Hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho ý kiến, trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận; nội dung chính của thỏa thuận; đánh giá tác động về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và các tác động khác; đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Quyết định này; lý do đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn.
b) Tài liệu chứng minh được áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 6 của Quyết định này.
c) Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài.
3. Cơ quan được lấy ý kiến theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.
4. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm tổ chức ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận phù hợp với đề án, chủ trương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quyết định này.
Điều 8. Trách nhiệm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Quyết định này, cơ quan đề xuất có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất và cơ quan được lấy ý kiến về sự cần thiết ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Quyết định này; việc áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 6 của Quyết định này, cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ quyết định. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 5 của Quyết định này.
Điều 9. Lưu trữ bản gốc và gửi bản sao thỏa thuận
Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lưu trữ bản gốc và gửi bản sao thỏa thuận cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan để thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện thỏa thuận
Cơ quan đề xuất hoặc cơ quan khác được Thủ tướng Chính phủ phân công có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc là văn bản mật.
b) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc tự mình tiến hành biện pháp chỉ đạo, Điều hành hoặc biện pháp khác để thực hiện thỏa thuận.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cách hiểu và áp dụng quy định của thỏa thuận trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng quy định đó.
d) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp thỏa thuận bị vi phạm.
đ) Xây dựng báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận thuộc phạm vi Điều chỉnh của Quyết định này gửi Bộ Ngoại giao chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, để tổng hợp đưa vào Báo cáo về tình hình công tác Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ; xây dựng báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đề xuất hoặc cơ quan khác được Thủ tướng Chính phủ phân công thực hiện thỏa thuận.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
Decision No. 36/2018/QD-TTg dated August 24, 2018
- Số hiệu: 36/2018/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/08/2018
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra