Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1488/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển:

a) Về đầu tư:

Đầu tư phát triển công nghiệp xi măng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Ưu tiên các dự án xi măng đầu tư ở các tỉnh phía Nam; các dự án đầu tư mở rộng; các dự án công suất lớn, công nghệ hiện đại, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp. Các dự án xi măng thuộc danh mục đầu tư kèm theo Quyết định này, chỉ được phép đầu tư xây dựng công đoạn nghiền xi măng có công suất tương ứng với năng suất lò nung clanhke; không đầu tư các trạm nghiền độc lập, riêng lẻ.

b) Về công nghệ:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất. Lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải trong các nhà máy xi măng để phát điện, cụ thể:

+ Các dự án xi măng đầu tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị từ ngày Quyết định này có hiệu lực) có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây chuyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đang triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải hoàn thành đầu tư hạng mục này trước năm 2015.

+ Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clanhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.

- Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay.

c) Về quy mô công suất:

Phát triển các nhà máy có quy mô công suất lớn, các dự án đầu tư mới, công suất tối thiểu 2.500 tấn clanhke/ngày. Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa và các dự án chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay có thể áp dụng quy mô công suất phù hợp.

Khuyến khích hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn từ các dự án hiện có bằng các hình thức phù hợp.

d) Về bố trí quy hoạch:

Ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông.

Hạn chế đầu tư các dự án xi măng ở những vùng có khó khăn về nguyên liệu, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, phát triển du lịch.

2. Mục tiêu phát triển:

Phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch:

a) Về nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu cho các dự án xi măng phải được xác định trong Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng có trữ lượng đảm bảo đủ cho sản xuất liên tục ít nhất 30 năm.

Sử dụng triệt để tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu, theo hướng: khai thác sử dụng tận thu khoáng sản, khai thác âm, khai thác theo công nghệ khoan hầm; có phương án hoàn nguyên mỏ sau khai thác và đảm bảo cảnh quan môi trường.

b) Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Các nhà máy xi măng phải đáp ứng yêu cầu về công nghệ, với mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao; chi phí nhân công thấp; tiêu hao điện năng, nhiên liệu thấp; phát thải bụi thấp và tiết kiệm nguyên liệu.

Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tiêu hao nhiệt năng: ≤ 730 Kcal/kg clanhke;

- Tiêu hao điện năng: ≤ 90 Kwh/tấn xi măng;

- Nồng độ bụi phát thải: ≤ 30 mg/Nm3.

c) Yêu cầu đối với chủ đầu tư:

- Có năng lực về tài chính (yêu cầu vốn tự có tối thiểu = 20% tổng mức đầu tư), có bộ máy đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện dự án bảo đảm tiến độ.

- Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định chung và các tiêu chí về dự án theo quy hoạch được duyệt.

- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án hàng năm với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng.

d) Nhu cầu và danh mục các dự án:

- Dự báo nhu cầu:

Năm

Nhu cầu xi măng
(Triệu tấn)

2011

54 - 55

2015

75 - 76

2020

93 - 95

2030

113 - 115

- Danh mục các dự án xi măng dự kiến vận hành trong giai đoạn 2011 - 2015 và các dự án dự kiến đầu tư từ năm 2016 đến năm 2030 được nêu trong Phụ lục I kèm theo.

4. Giải pháp:

Kết hợp đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành và các lĩnh vực như: cơ khí, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng hạ tầng, … để đáp ứng phát triển ngành công nghiệp xi măng, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành khác.

Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển công nghiệp xi măng. Trước mắt, sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn, các chi tiết, phụ tùng thay thế phục vụ việc sửa chữa, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tiến tới nghiên cứu chế tạo các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền xi măng.

Bố trí nguồn vốn khoa học hợp lý cho việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử những thiết bị mới, các dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, các thiết bị, phụ tùng thay thế; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị thay thế hàng nhập khẩu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Xây dựng:

- Công bố, phổ biến, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Hàng năm, căn cứ tình hình kinh tế xã hội, tình hình cung - cầu của thị trường, thực tế triển khai ở các dự án trong quy hoạch, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: các cơ chế, chính sách; các giải pháp kích cầu, bình ổn thị trường; điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án bảo đảm tính khả thi và phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng; rà soát, điều chỉnh tiến độ các dự án trong quy hoạch được duyệt bảo đảm cân đối cung cầu;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí yêu cầu về môi trường trong sản xuất xi măng, hạn chế ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái; đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, khoáng sản;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; ban hành các định mức về nguyên liệu, các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường; kiểm tra các tiêu chí về công nghệ của các dự án xi măng bảo đảm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

- Chủ trì rà soát Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung; có kế hoạch điều tra, nghiên cứu khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ yêu cầu phát triển công nghiệp xi măng;

- Đôn đốc việc chuyển đổi công nghệ sản xuất ở các nhà máy xi măng lò đứng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra các tiêu chí yêu cầu về môi trường trong sản xuất xi măng và khai thác mỏ;

- Cấp phép hoạt động khoáng sản cho các dự án phù hợp với tiến độ, giai đoạn sản xuất; có giải pháp yêu cầu các đơn vị khai thác mỏ nguyên liệu xi măng áp dụng, tuân thủ kỹ thuật khai thác tiên tiến, tận thu, an toàn và bảo vệ môi trường, cảnh quan.

3. Bộ Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo triển khai chương trình cơ khí để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị, phụ tùng thay thế, các thiết bị phi tiêu chuẩn trong các dây chuyền sản xuất xi măng.

4. Bộ Giao thông vận tải:

- Rà soát, điều chỉnh và có kế hoạch triển khai quy hoạch giao thông tại các khu vực có nhiều nhà máy xi măng, cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng bốc xếp clanhke và xi măng cho phù hợp;

- Chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai thực hiện việc sử dụng xi măng làm đường giao thông; xây dựng ban hành theo thẩm quyền, hoặc đề nghị ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đường bê tông xi măng áp dụng cho các dự án thi công đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường cao tốc.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo các chuyên ngành: silicát, vật liệu xây dựng, cơ khí vật liệu xây dựng, tự động hóa phục vụ yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp xi măng và các ngành khác.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Công Thương xây dựng các đề án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất xi măng theo hướng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, tận dụng phế thải và bảo vệ môi trường;

- Phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung hoàn thiện bộ tiêu chuẩn xi măng phù hợp với yêu cầu phát triển.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp xi măng.

8. Bộ Tài chính:

- Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền, hoặc đề xuất ban hành các cơ chế chính sách về thuế nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên, khoáng sản;

- Trình Chính phủ cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi: về tín dụng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà máy khi đầu tư hạng mục hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện và sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải làm nhiên liệu sản xuất xi măng.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại xem xét thu xếp vốn cho các dự án xi măng nằm trong quy hoạch được duyệt và vốn của chủ đầu tư đáp ứng 20% tổng mức đầu tư của dự án; không xem xét các dự án xi măng không có trong quy hoạch.

10. Hiệp hội Xi măng Việt Nam:

Tập hợp, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước những giải pháp, chính sách về công nghệ, về bảo vệ môi trường, về thương mại … để phát triển ngành công nghiệp xi măng đáp ứng những mục tiêu đề ra.

11. Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam:

- Giữ vai trò chính trong việc ổn định sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước;

- Thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ về bình ổn thị trường xi măng trong cả nước.

12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc quản lý, triển khai các dự án đầu tư xi măng trên địa bàn theo đúng các nội dung quy hoạch được phê duyệt: cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư đúng tiến độ, theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục pháp lý khác về đầu tư cho các dự án xi măng theo đúng quy hoạch được duyệt;

- Khi chấp thuận dự án đầu tư xi măng mới tại địa phương, phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Xây dựng);

- Phối hợp với Bộ Xây dựng chỉ đạo việc triển khai thực hiện các dự án xi măng trên địa bàn theo các nội dung quy định tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM;
- Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam;
- Hiệp hội Xi măng Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN XI MĂNG DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Địa chỉ

Chủ đầu tư (1)

Công suất XM tấn/năm (chỉ tính lò quay)

Thời gian hoàn thành

 

Tính đến 31/12/2010, có 59 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay đang hoạt động (chi tiết tại Phụ lục II) với tổng công suất thiết kế là:

62.560.000

 

 

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH NĂM 2011 (8 dự án)

6.920.000

 

Lũy kế: 69.480.000

1

Tân Quang

Tỉnh Tuyên Quang

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

910.000

Quý I

2

Quán Triều

Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều

600.000

Quý II

3

Hệ Dưỡng 1 (chuyển đổi)

Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Công ty cổ phần Xi măng Hệ Dưỡng

1.800.000

Quý IV

4

Hà Tiên 2 - 2

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2

1.400.000

Quý IV

5

X18 (chuyển đổi)

Huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Công ty cổ phần Xi măng X18

350.000

Quý IV

6

Áng Sơn 2

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi

600.000

Quý IV

7

Mai Sơn

Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Công ty cổ phần Xi măng Mai Sơn

910.000

Quý IV

8

Hương Sơn (chuyển đổi)

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Công ty cổ phần Xi măng Hương Sơn

350.000

Quý IV

 

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH NĂM 2012 (8 dự án)

7.570.000

 

Lũy kế: 77.050.000

9

Lạng Sơn (chuyển đổi)

Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Công ty cổ phần Xi măng Lạng Sơn

350.000

Quý I

10

12/9 Nghệ An (chuyển đổi)

Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Công ty cổ phần Xi măng dầu khí 12/9

600.000

Quý I

11

Trung Sơn

Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh

910.000

Quý I

12

Hệ Dưỡng II

Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Công ty cổ phần Xi măng Hệ Dưỡng

1.800.000

Quý II

13

Ngọc Hà

TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Công ty cổ phần Xi măng Hà Giang

600.000

Quý IV

14

Đồng Lâm

Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm

1.800.000

Quý IV

15

Xuân Thành 1

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Công ty TNHH ĐT & PT Xuân Thành

910.000

Quý IV

16

VINAFUJI Lào Cai (chuyển đổi)

Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Công ty cổ phần Xi măng VINAFUJI

600.000

Quý IV

 

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH NĂM 2013 (6 dự án)

9.110.000

 

Lũy kế: 86.160.000

17

Công Thanh 2

Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh

3.600.000

Quý II

18

Quảng Phúc

Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Công ty TNHH VLXD Việt Nam

1.800.000

Quý II

19

Hà Tiên - Kiên Giang

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Công ty cổ phần clanhke Hà Tiên

600.000

Quý IV

20

Mỹ Đức

Huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội

Công ty cổ phần Xi măng Mỹ Đức

1.600.000

Quý IV

21

Thanh Sơn

Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Công ty cổ phần Xi măng Thanh Sơn

910.000

Quý IV

22

Trường Sơn - Rô Li

Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Công ty cổ phần Xi măng Roli

600.000

Quý IV

 

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH NĂM 2014 (5 dự án)

4.320.000

 

Lũy kế: 90.480.000

23

Hợp Sơn (chuyển đổi)

Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Công ty cổ phần Xi măng Hợp Sơn

350.000

Quý IV

24

Tân Thắng

Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng

1.800.000

Quý IV

25

Thanh Trường (chuyển đổi)

Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Công ty cổ phần Xi măng Thanh Trường

350.000

Quý IV

26

VisaiHanam

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

 

910.000

Quý IV

27

Đô Lương

Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Công ty cổ phần Xi măng Đô Lương

910.000

Quý IV

 

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH NĂM 2015 (5 dự án)

3.760.000

 

Lũy kế: 94.240.000

28

Tân Phú Xuân (chuyển đổi)

Huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Công ty cổ phần XM Tân Phú Xuân

910.000

Quý IV

29

Sơn Dương

Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng

350.000

Quý IV

30

Quang Minh

Huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

XN tập thể Thương binh Quang Minh

350.000

Quý IV

31

Nam Đông

Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Công ty cổ phần đầu tư xi măng Nam Đông Việt Song Long

1.800.000

Quý IV

32

Cao Bằng (chuyển đổi)

Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Công ty cổ phần Xi măng Cao Bằng

350.000

Quý IV

 

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (22 dự án)

36.330.000

 

Lũy kế: 129.520.000

33

Xuân Thành 2

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Công ty TNHH ĐT & PT Xuân Thành

2.300.000

 

34

Thăng Long 2

Tỉnh Quảng Ninh

Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long 2

2.300.000

 

35

Cao Dương (chuyển đổi)

Huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Công ty CP Xi măng Lương Sơn

910.000

 

36

Minh Tâm

Huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Công ty cổ phần Xi măng Minh Tâm

1.800.000

 

37

Tây Ninh 2

Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Công ty cổ phần Xi măng FICO Tây Ninh

1.400.000

 

38

Liên Khê

Huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Công ty cổ phần Xi măng Bạch Đằng

1.200.000

 

39

Sông Gianh 2

Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Công ty cổ phần Xi măng Sông Gianh

1.400.000

 

40

Hoàng Mai 2

Tỉnh Nghệ An

Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai

4.500.000

 

41

Bỉm Sơn (chuyển đổi công nghệ ướt sang khô)

Tỉnh Thanh Hóa

Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (tổng công suất 2.000.000, công suất tăng thêm 1.400.000)

1.400.000

 

42

Hà Tiên 2 - 1 (chuyển đổi công nghệ ướt sang khô)

Tỉnh Kiên Giang

Công ty CP Xi măng Hà Tiên (tổng công suất 1.400.000, công suất tăng thêm 1.160.000)

1.160.000

 

43

Việt Đức

Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Công ty cổ phần phát triển CN IDC

910.000

 

44

An Phú

Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước

Công ty cổ phần Xi măng An Phú

1.800.000

 

45

Yến Mao (thay thế Hữu nghị 1, 2, 3)

Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Công ty cổ phần Phát triển Hùng Vương

910.000

 

46

Phú Sơn

Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Công ty cổ phần Xi măng Phú Sơn

1.200.000

 

47

Long Thọ 2 (chuyển đổi)

Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng

910.000

 

48

Trường Thịnh

Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Công ty TNHH XD Trường Thịnh

1.800.000

 

49

Thạnh Mỹ

Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Tập đoàn Xuân Thành

1.200.000

 

50

Tân Tạo

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Công ty cổ phần đầu tư CN Tân Tạo

910.000

 

51

Bình Phước 2

Tỉnh Bình Phước

Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên

4.500.000

 

52

Chợ Mới

Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn

910.000

 

53

Hạ Long 2

Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Công ty CP Xi măng Hạ Long

2.000.000

 

54

Sài Gòn Tân Kỳ

Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Tập đoàn đầu tư Sài Gòn

910.000

 

 

CÁC DỰ ÁN ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 (6 dự án)

9.820.000

 

Lũy kế: 139.340.000

55

Tân Lâm

Tỉnh Quảng Trị

Công ty cổ phần Xi măng Tân Lâm

1.200.000

 

56

Ngân Sơn

Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Công ty cổ phần Trường Sơn

910.000

 

57

Holcim 2

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Công ty liên doanh Holcim Việt Nam

3.600.000

 

58

Yên Bình 2

Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Công ty CP Xi măng Yên Bình

910.000

 

59

Hòa Phát 2

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Công ty cổ phần Xi măng Hòa Phát

1.800.000

 

60

Hoàng Sơn

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Sơn

1.400.000

 

Ghi chú:

(1) Trong bảng này Chủ đầu tư là dự kiến, trừ những trường hợp đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

(2) Tiến độ cụ thể của các dự án định hướng đầu tư giai đoạn 2016 - 2030 sẽ được điều chỉnh căn cứ tình hình triển khai ở các dự án.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG LÒ QUAY HIỆN CÓ ĐẾN 31/12/2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên nhà máy

Địa điểm

Công suất (tấn/năm)

1

Điện Biên

TP Điện Biên, TP Điện Biên

350.000

2

La Hiên 1

Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

250.000

3

La Hiên 2

Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

600.000

4

Quang Sơn

Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

1.500.000

5

Tuyên Quang

TX Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

270.000

6

Hữu Nghị 1

TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

250.000

7

Hữu Nghị 2

TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

350.000

8

Hữu Nghị 3

TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

450.000

9

Sông Thao

Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

910.000

10

Thanh Ba

Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

350.000

11

Yên Bình

Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

910.000

12

Yên Bái

Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

350.000

13

Đồng Bành

Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

910.000

14

Hòa Bình

Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

350.000

15

Nam Sơn

Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

350.000

16

Hoàng Thạch 1

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

1.100.000

17

Hoàng Thạch 2

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

1.200.000

18

Hoàng Thạch 3

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

1.300.000

19

Phúc Sơn

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

1.800.000

20

Thành Công 3

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

350.000

21

Phúc Sơn 2

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

1.800.000

22

Phú Tân

Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

350.000

23

Hải Phòng

Huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

1.400.000

24

Chinh phong 1

Huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

1.400.000

25

Chinh phong 2

Huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

1.400.000

26

Cẩm Phả

TX Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.300.000

27

Thăng Long

Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.300.000

28

Lam Thạch 1

TX Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

450.000

29

Lam Thạch 2

TX Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

450.000

30

Hạ Long

Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.000.000

31

Bút Sơn

Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

1.400.000

32

Bút Sơn 2

Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

1.600.000

33

Kiện Khê

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

120.000

34

X 77

Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

120.000

35

Hoàng Long

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

350.000

36

Thanh Liêm

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

450.000

37

Hòa Phát

Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

910.000

38

Tam Điệp

TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

1.400.000

39

Vinakansai

Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

910.000

40

Duyên Hà 1

Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

600.000

41

Duyên Hà 2

Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

1.800.000

42

Hướng Dương

TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

910.000

43

Hướng Dương 2

TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

910.000

44

Visai

Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

1.800.000

45

Bỉm Sơn

TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

1.850.000

46

Bỉm Sơn 2

TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.000.000

47

Công Thanh

Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

910.000

48

Nghi Sơn

Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

2.150.000

49

Nghi Sơn 2

Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

2.150.000

50

Hoàng Mai

Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

1.400.000

51

Sông Gianh

Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

1.400.000

52

Áng Sơn

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

350.000

53

Luksvasi 1, 2

Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

600.000

54

Luksvasi 3

Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

650.000

55

Luksvasi 4

Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.200.000

56

Tây Ninh

Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

1.500.000

57

Bình Phước 1

Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước

2.300.000

58

Hà Tiên 2

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

1.310.000

59

Holcim

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

1.760.000

 

Tổng cộng

 

62.560.000

Ghi chú: Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng lò đứng đến năm 2010 là 3 triệu tấn. Các dây chuyền Hữu Nghị 1, 2, 3 sẽ được thay thế bởi dự án Yến Mao trong Phụ lục I.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Decision No. 1488/QD-TTg dated August 29, 2011, ratifying the cement industry development plan in Vietnam for the period 2011 - 2020 with vision to 2030

  • Số hiệu: 1488/QD-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/08/2011
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản