NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1310/2001/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2001 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng.
| Lê Đức Thuý (Đã ký) |
VAY VỐN GIỮA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1310/ 2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Quy chế này quy định quan hệ cho vay, đi vay giữa các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, nhằm bảo đảm khả năng thanh toán và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.
Trong Quy chế này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng" là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của tổ chức tín dụng (bên cho vay) cho một tổ chức tín dụng khác (bên vay) theo quy định tại Điều 47 Luật các tổ chức tín dụng.
2. "Thời hạn cho vay" Là khoảng thời gian tính từ khi bên vay nhận tiền vay đến khi trả hết nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) cho bên cho vay. Các bên có thể thoả thuận chia thời hạn cho vay thành các kỳ hạn trả nợ khác nhau.
3. "Hạn mức tín dụng" là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay.
Các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động ở Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
1. Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Ngân hàng liên doanh.
3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
4. Quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 4. Nguyên tắc cho vay và đi vay
Khi thực hiện việc cho vay, đi vay các bên phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Bên vay phải hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) đúng hạn cho bên cho vay.
2. Việc cho vay, đi vay giữa các bên phải bảo đảm an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
1. Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng.
2. Cho vay trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
3. Cho vay dài hạn: từ trên 60 tháng.
1. Lãi suất cho vay do các bên thoả thuận, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng lãi suất quá hạn đối với số tiền vay không hoàn trả đúng hạn và không được bên cho vay gia hạn. Lãi suất quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
Các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay trong từng trường hợp cụ thể. Hình thức bảo đảm cho khoản vay bao gồm bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của một tổ chức tín dụng khác. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các bên thoả thuận áp dụng phương thức cho vay từng lần, theo hạn mức tín dụng hoặc các phương thức khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức tín dụng được thực hiện cho vay, đi vay lẫn nhau bằng ĐồngViệt Nam.
2. Tổ chức tín dụng được cho vay bằng ngoại tệ hoặc đi vay bằng ngoại tệ hoặc được thực hiện cả cho vay và đi vay bằng ngoại tệ, trên cơ sở phạm vi hoạt động ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
a. Yêu cầu bên vay cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến khoản vay; từ chối yêu cầu xin vay của bên vay nếu thấy không đủ điều kiện cho vay;
b. Có quyền yêu cầu bên vay có bảo đảm bằng tài sản đối với khoản cho vay;
c. Gia hạn khoản vay, điều chỉnh các kỳ hạn trả nợ; giảm lãi suất cho vay, chuyển nợ quá hạn;
d. Yêu cầu bên vay trả nợ trước hạn nếu các bên có thoả thuận về việc trả nợ trước hạn, các điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ phải trả nợ trước hạn của bên vay và bên vay vi phạm một trong các điều kiện đó;
đ. Khi đến hạn trả nợ mà bên vay, bên bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, nếu các bên không có thoả thuận nào khác, thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hoặc khởi kiện bên vay, bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
e. Thực hiện các cam kết đã thoả thuận với bên vay.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Trả nợ đầy đủ và đúng hạn cả gốc, lãi và các loại phí (nếu có) theo thoả thuận;
b. Cung cấp trung thực các thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của bên cho vay;
c. Có quyền trả nợ trước hạn nếu hai bên có thoả thuận hoặc khi được bên cho vay chấp thuận;
d. Thực hiện các cam kết khác đã thoả thuận với bên cho vay;
đ. Khởi kiện bên cho vay theo quy định của pháp luật nếu bên cho vay vi phạm các cam kết đã thoả thuận.
Điều 11. Chế độ thông tin báo cáo
Tổ chức tín dụng phải tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình thực hiện cho vay và đi vay với các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng căn cứ vào quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để hướng dẫn việc cho vay và đi vay đối với các tổ chức tín dụng khác, phù hợp với đặc điểm và mô hình tổ chức của tổ chức tín dụng.
Điều 13. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Circular No. 21/2012/TT-NHNN of June 18, 2012, regulation on operation of lending, borrowing; term purchase and sale of valuable papers with term among foreign credit institutions and bank branches
- 2Circular No. 21/2012/TT-NHNN of June 18, 2012, regulation on operation of lending, borrowing; term purchase and sale of valuable papers with term among foreign credit institutions and bank branches
Decision No. 1310/2001/QD-NHNN of October 15, 2001, on the issuance of the regulation on the borrowing between credit institutions
- Số hiệu: 1310/2001/QD-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2001
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/10/2001
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực