Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
LA HAYE 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC CON NUÔI QUỐC TẾ
Các quốc gia ký Công ước này,
Công nhận rằng để phát triển hài hoà và toàn diện nhân cách của mình, trẻ em cần phải được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông.
Nhắc lại rằng mỗi quốc gia cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình.
Công nhận rằng vấn đề con nuôi quốc tế có thể có lợi thế là đem lại một gia đình lâu dài cho những trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại Nước gốc của mình.
Tin tưởng vào sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp nhằm bảo đảm để thực hiện việc nuôi con nuô quốc tế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và để ngăn chặn việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em.
Mong muốn thiết lập các quy định chung vì mục đích đó, có tính đến các nguyên tắc được công nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20111989 và Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, Chỉ dẫn đặc biệt về việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài (Nghị quyết của Đại Hội đồng số 41/86 ngày 3121986).
Đã thoả thuận những điều khoản sau:
Những mục đích của Công ước này là:
a) Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế;
b) Thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các Nước ký kết để những đảm bảo trên được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em;
c) Đảm bảo tại các Nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành theo Công ước.
2. Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài.
NHỮNG YÊU CẦU VỚI VIỆC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ
a) Xác định rằng trẻ em có thể được nhận làm con nuôi;
b) Xác nhận việc nuôi con nuôi quốc tế là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các khả năng chăm sóc các em tại Nước gốc.
c) Đảm bảo rằng:
1. Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách mà việc nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến ở mức độ cần thiết và đã được thông báo kỹ lưỡng về những hệ quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại, đặc biệt là về việc vẫn giữ hay cắt đứt quan mối hệ pháp lý giữa trẻ em và gia đình gốc do việc nuôi con nuôi.
2. Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách nói trên đã đồng ý một cách tự nguyện theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi và những sự đồng ý này được thể hiện hoặc xác nhận bằng văn bản.
3. Không có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý này cũng như những sự đồng ý đó đã không bị rút lại, và
4. Sự đồng ý của người mẹ, nếu có yêu cầu, chỉ được đưa ra sau khi trẻ em đã được sinh ra; và
d) Sau khi đã tính đến tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em, đảm bảo:
1. Trẻ em đã được tham khảo ý kiến và đã được thông báo đầy đủ về những hệ quả của việc làm con nuôi và của việc các em đồng ý làm con nuôi, nếu đòi hỏi phải có sự đồng ý đó,
2. Đã xem xét những mong muốn và ý kiến của trẻ em,
3. Trẻ em đồng ý làm con nuôi, theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi và sự đồng ý đó được thể hiện hoặc xác nhận bằng văn bản, nếu đòi hỏi phải có sự đồng ý này.
4. Không có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý nói trên.
a) Xác nhận cha mẹ nuôi tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi.
b) Được đảm bảo rằng cha mẹ nuôi tương lai đã được tham vấn ở mức độ cần thiết.
c) Xác nhận trẻ em được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại quốc gia đó.
CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
2. Những Nước liên bang, những Nước có nhiều hệ thống pháp luật hay những Nước có các đơn vị lãnh thổ tự trị phải được tự do chỉ định nhiều Cơ quan Trung ương và xác định rõ phạm vi chức năng theo lãnh thổ cũng như theo cá nhân của các cơ quan đó. Ở những Nước đã chỉ định nhiều Cơ quan Trung ương phải chỉ định một Cơ quan Trung ương tiếp nhận bất kỳ thông tin nào có thể được gửi đến để chuyển những thông tin đó cho Cơ quan Trung ương thích hợp trong Nước đó.
2. Các Cơ quan Trung ương nói trên phải trực tiếp áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp nhằm:
a) Cung cấp các thông tin pháp luật về con nuôi của quốc gia mình và những thông tin chung khác như các số liệu thống kê và các biểu mẫu chuẩn;
b) Thông báo cho nhau về việc thực hiện Công ước và, trong chừng mực có thể được, loại bỏ bất kỳ các trở ngại nào đối với việc thực hiện Công ước.
a) Thu thập, lưu trữ và trao đổi những thông tin về tình trạng của trẻ em và của cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết để hoàn tất việc nuôi con nuôi;
b) Tạo điều kiện thuận lợi, theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi;
c) Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con nuôi và sau khi nhận nuôi;
d) Cung cấp cho nhau những báo cáo đánh giá tổng quát về kinh nghiệm trong lĩnh vực con nuôi quốc tế;
e) Đáp ứng những đề nghị có tính chất thông tin của các Cơ quan Trung ương hoặc các cơ quan công quyền khác về một tình trạng con nuôi cụ thể, trong phạm vi mà pháp luật của quốc gia họ cho phép.
Một tổ chức được chỉ định phải:
a) Theo đuổi chỉ những mục đích phi lợi nhuận theo những điều kiện và trong những giới hạn mà cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chỉ định xác lập.
b) Được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của những người đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn hoặc có kinh nghiệm để làm việc trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
c) Chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó về cơ cấu, hoạt động và tình trạng tài chính.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐỐI VỚI VIỆC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ
2. Cơ quan Trung ương của Nước nhận nói trên phải chuyển báo cáo cho Cơ quan Trung ương của Nước gốc.
1. Nếu Cơ quan Trung ương của Nước gốc thấy rằng trẻ em đó có thể làm con nuôi được thì phải:
a) Làm một báo cáo bao gồm những thông tin về nhân thân của trẻ em, về khả năng được cho làm con nuôi, tình trạng cá nhân, môi trường xã hội, lý lịch gia đình, lý lịch y tế bao gồm cả lý lịch y tế của gia đình trẻ em và về những nhu cầu đặc biệt của các em;
b) Xem xét một cách thoả đáng việc nuôi nấng trẻ em và đặc điểm về chủng tộc, tôn giáo và văn hoá của trẻ em;
c) Đảm bảo rằng đã đạt được những sự đồng ý theo Điều 4; và
d) Đặc biệt dựa trên cơ sở các báo cáo liên quan đến trẻ em và cha mẹ nuôi tương lai, xác nhận rằng việc cho trẻ em làm con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Cơ quan Trung ương của Nước gốc phải chuyển cho Cơ quan Trung ương của Nước nhận báo cáo về trẻ em, bằng chứng về những sự đồng ý cần thiết đã có được và những lý do xác nhận việc giới thiệu trẻ em, đồng thời tránh để lộ danh tính của cha mẹ, nếu danh tính của họ không thể được tiết lộ tại Nước gốc.
a) Cơ quan trung ướng có thẩm quyền của Nước đó được đảm bảo rằng cha mẹ nuôi tương lai đã đồng ý.
b) Cơ quan Trung ương của Nước nhận đã chấp thuận quyết định này nếu pháp luật của Nước nhận hoặc Cơ quan Trung ương của Nước gốc đòi hỏi điều đó.
c) Cơ quan Trung ương của cả hai quốc gia đã đồng ý cho tiến hành thủ tục nuôi con nuôi.
d) Việc cha mẹ nuôi tương lai đáp ứng các điều kiện và thích hợp cho việc nuôi con nuôi cũng như việc trẻ em được hoặc sẽ được nhập cảnh và thường trú tại Nước nhận đã được xác định theo Điều 5.
1. Việc đưa trẻ em đến Nước nhận chỉ được thực hiện nếu đã thoả mãn những điều kiện nói tại Điều 17.
2. Cơ quan Trung ương của hai Nước phải đảm bảo rằng việc đưa trẻ em đi làm con nuôi diễn ra an toàn, và trong các điều kiện thích hợp có sự đi cùng của cha mẹ nuôi hay cha mẹ nuôi tương lai nếu có thể.
3. Nếu việc đưa trẻ em đi làm con nuôi không được thực hiện thì các báo cáo nói tại các Điều 15 và 16 sẽ phải được gửi trả cho các cơ quan đã gửi những báo cáo đó.
a) Đưa các em ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi tương lai và thu xếp việc chăm sóc tạm thời cho các em.
b) Tham khảo ý kiến Cơ quan Trung ương của Nước gốc nhằm thu xếp không trì hoãn việc giới thiệu cho trẻ em được một gia đình khác chăm sóc với mục đích làm con nuôi, hoặc nếu không thích hợp thì thu xếp một sự chăm sóc thay thế lâu dài khác cho trẻ em. Việc làm con nuôi mới chỉ được tiến hành khi Cơ quan Trung ương của Nước gốc được thông báo một cách hợp thức về cha mẹ nuôi tương lai của trẻ em.
c) Thu xếp việc hồi hương cho các em như là cách cuối cùng nếu lợi ích của các em đòi hỏi như vậy.
2. Đặc biệt tính đến tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em, trẻ em phải được tham khảo ý kiến và trong trường hợp cần thiết, cần có sự đồng ý của trẻ em đối với các biện pháp được tiến hành quy định tại điều này.
2. Bất kỳ Nước ký kết nào cũng có thể thông báo cho cơ quan lưu chiểu Công ước việc các chức năng của Cơ quan Trung ương được quy định từ Điều 15 đến Điều 21 có thể được thực hiện trong phạm vi quy định của luật pháp và chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền bởi những tổ chức hoặc cá nhân ở quốc gia đó nếu:
a) Đáp ứng các điều kiện về đạo đức, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm và trách nhiệm theo yêu cầu của quốc gia đó; và b) Có đủ tư cách về đạo đức, được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
3. Nước ký kết có tuyên bố như quy định tại khoản 2 nói trên phải thông báo thường xuyên cho Ban Thư ký thường trực Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế tên và địa chỉ những tổ chức và cá nhân đó.
4. Bất kỳ Nước ký kết nào cũng có thể tuyên bố với cơ quan lưu chiểu Công ước rằng việc nhận nuôi trẻ em thường trú tại lãnh thổ Nước đó chỉ diễn ra nếu những chức năng của Cơ quan Trung ương được thực hiện phù hợp với khoản 1.
5. Mặc dù có bất kỳ tuyên bố nào phù hợp với khoản 2 nói trên được đưa ra, Cơ quan Trung ương hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo khoản 1 vẫn phải chịu trách nhiệm về những báo cáo nói tại các Điều 15 và 16 của Công ước trong mọi trường hợp.
CÔNG NHẬN VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI
2. Vào thời điểm ký, phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, mỗi Nước ký kết phải thông báo cho cơ quan lưu chiểu Công ước tên và chức năng của một hoặc những cơ quan của quốc gia đó có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Quốc gia đó cũng phải thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào trong việc chỉ định những cơ quan đó.
1. Việc công nhận nuôi con nuôi bao gồm việc công nhận:
a) Mối quan hệ pháp lý cha mẹ – con giữa trẻ em và cha mẹ nuôi;
b) Trách nhiệm cha mẹ của cha mẹ nuôi đối với trẻ em;
c) Việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ nếu việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại Nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi đó.
2. Nếu việc nuôi con nuôi dẫn đến việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ thì trẻ em phải được hưởng tại Nước nhận, và tại bất kỳ các Nước ký kết nào khác mà công nhận việc nuôi con nuôi đó, những quyền tương tự như những quyền phát sinh do việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại mỗi nước.
3. Những khoản trên không làm ảnh hưởng đến việc áp dụng bất kỳ một điều khoản nào có lợi hơn đối với trẻ em đang có hiệu lực tại Nước ký kết mà công nhận việc nuôi con nuôi đó.
a) Luật của Nước nhận cho phép như vậy; và
b) Những sự đồng ý nói tại các mục c) và d) Điều 4 đã hoặc được đưa ra vì mục đích nuôi con nuôi như vậy.
2. Điều 23 cũng áp dụng đối với quyết định chuyển đổi việc nuôi con nuôi.
2. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết phải đảm bảo để trẻ em hoặc người đại diện của trẻ em được tiếp cận những thông tin này theo sự hướng dẫn thích hợp trong phạm vi được pháp luật của Nước đó cho phép.
2. Chỉ có thể chi trả những phí tổn và chi phí bao gồm cả lệ phí chuyên môn vừa phải cho những người có liên quan vào việc nuôi con nuôi.
3. Những người lãnh đạo, người quản lý và nhân viên của những tổ chức có liên quan đến vấn đề con nuôi không được nhận thù lao cao hơn một cách bất hợp lý với công việc mà họ đã làm.
a) Khi nói đến nơi thường trú tại quốc gia đó có nghĩa là nói đến nơi thường trú tại đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó;
b) Khi nói đến pháp luật của quốc gia đó có nghĩa là nói đến luật pháp đang có hiệu lực tại một đơn vị lãnh thổ có liên quan;
c) Khi nói đến cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan công quyền của quốc gia đó có nghĩa là nói đến những cơ quan được phép hoạt động tại đơn vị lãnh thổ có liên quan;
d) Khi nói đến những tổ chức được chỉ định của quốc gia đó có nghĩa là nói đến những tổ chức được chỉ định tại đơn vị lãnh thổ có liên quan.
Không chấp nhận việc bảo lưu đối với Công ước.
2. Công ước phải được phê chuẩn, chấp thuận hoặc được phê duyệt và văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt phải được nộp lưu chiểu cho Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan là cơ quan lưu chiểu Công ước.
2. Văn kiện gia nhập phải được nộp cho cơ quan lưu chiểu.
3. Việc gia nhập chỉ có hiệu lực trong quan hệ giữa quốc gia gia nhập và những quốc gia ký kết không có ý kiến phản đối việc gia nhập của quốc gia đó trong vòng 6 tháng kể từ khi nhận được thông báo quy định tại mục b) Điều 48. Các quốc gia cũng có thể đưa ra tuyên bố phản đối như vậy vào thời điểm các quốc gia đó phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt Công ước sau khi đã có việc gia nhập. Tuyên bố phản đối phải được thông báo cho cơ quan lưu chiểu.
2. Những tuyên bố như vậy phải được nộp cho cơ quan lưu chiểu và phải nói rõ những đơn vị lãnh thổ mà Công ước được áp dụng.
3. Nếu một quốc gia không đưa ra tuyên bố theo quy định tại điều này thì Công ước sẽ được áp dụng đối với toàn bộ các đơn vị lãnh thổ quốc gia đó.
2. Sau đó, Công ước sẽ có hiệu lực:
a) Với mỗi quốc gia phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt Công ước sau, hoặc gia nhập vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 3 tháng kể từ khi nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập.
b) Đối với những đơn vị lãnh thổ mà Công ước áp dụng theo Điều 45, vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 3 tháng kể từ khi thông báo tại điều này.
2. Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 12 tháng kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo đó. Nếu trong thông báo nêu rõ việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một thời hạn dài hơn 12 tháng thì việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau khi chấm dứt thời hạn đó kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo.
a) Việc ký, phê chuẩn, chấp thuận và phê duyệt nói tại Điều 43;
b) Việc gia nhập và phản đối gia nhập quy định tại Điều 44;
c) Ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực theo Điều 46;
d) Những tuyên bố và chỉ định quy định tại các Điều 22, 23, 25 và 45;
e) Các thỏa thuận nói tại Điều 39;
f) Việc rút khỏi Công ước quy định tại Điều 47.
Để làm bằng, các đại diện ký tên dưới đây, được uỷ quyền hợp thức, đã ký Công ước này.
Làm tại La Hay, ngày 29 tháng 5 năm 1993 thành một bản duy nhất bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau và được gửi lưu chiểu tại cơ quan lưu trữ của Chính phủ Vương quốc Hà Lan. Một bản sao Công ước có chứng thực sẽ được gửi qua đường ngoại giao tới mỗi quốc gia thành viên Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế vào ngày diễn ra Khóa họp thứ 17 của Hội nghị và mỗi quốc gia khác đã tham dự Khóa họp đó.
Convention La Haye on protection of children and co-operation in respect of intercountry adoption in 1993
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Công ước
- Ngày ban hành: 29/05/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra