Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1152-TC/TCT
Về việc tính thuế lợi tức đối với liên doanh
 

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 1991

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1152-TC/TCT NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1991VỀ VIỆC TÍNH THUẾ LỢI TỨC ĐỐI VỚI LIÊN DOANH

Căn cứ Luật thuế lợi tức được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá VIII.

Căn cứ Nghị định số 28-HĐBT ngày 22-3-1989 của HĐBT ban hành Điều lệ xí nghiệp liên doanh và Nghị định số 28-HĐBT ngày 6-2-1991 của HĐBT quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Để bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các tổ chức kinh tế có hoạt động liên doanh và tránh tinh thuế trùng, Bộ Tài chính hướng dẫn tính thuế lợi tức đối với các tổ chức kinh tế trong nước có lợi tức hoạt động liên doanh như sau:

1. Các tổ chức kinh tế góp vốn thành lập xi nghiệp liên doanh, theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nếu được chia lợi tức từ hoạt động liên doanh phải kê khai số lợi tức được chia và không phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.

2. Đối với các tổ chức kinh tế trong nước góp vốn, thành lập xi nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, nếu được chia lợi tức từ hoạt động liên doanh vẫn phải kê khai, nhưng không coi là lợi tức phụ, không phải cộng vào lợi tức chịu thuế của đơn vị để tính thuế lần nữa .

3. Đối với các tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài theo hợp đồng.

Theo quy định tại điểm a Điều 19 Nghị định số 28-HĐBT ngày 6-2-1991 của HĐBT quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: Lợi tức được chia phải kê khai, nộp thuế lợi tức theo Luật thuế áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước,

Vì vậy, các tổ chức kinh tế trong nước có hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với nước ngoài phải kê khai và nộp thuế lợi tức theo suất quy định trong luật thuế lợi tức.

4. Trường hợp các tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với nhau trên cơ sở hợp đông thì thuế lợi tức được tính trên toàn bộ kết quả Tài chính và do đơn vị đứng ra lấy danh nghĩa giao dịch (dấu, tài khoản...)chịu trách nhiệm kê khai và nộp cho cơ quan thuế Sở tại trước khi phân chia lợi tức.

Sau khi đã nộp thuế lợi tức, tổ chức kinh tế được chia lợi tức liên doanh vẫn phải kê khai với cơ quan thuế nhưng không coi là lợi tức phụ để tính thuế lợi tức của cả đơn vị.

5. Tổ chức kinh tế có tham gia các hoạt động liên doanh phải khai báo với cơ quan thuế về số vốn góp liên doanh, ngành nghề liên doanh, mở và giữ sổ sách kế toán theo dõi các hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động liên doanh phải xuất trình những sổ sách, tài liệu liên quan khi cơ quan thuế yêu cầu.

Những quy định này được thi hành từ 1-1-1991.

Trong quá trình thực hiện, nếu vướng mắc thì phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn thêm.

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn về việc tính thuế lợi tức đối với liên doanh

  • Số hiệu: 1152-TC/TCT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 22/08/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Phan Văn Dĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/08/1991
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản