- 1Quyết định 507-TC/ĐTXD năm 1986 ban hành Chế độ quản lý, khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 317-CT năm 1990 về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các cơ sở kinh tế quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định liên bộ 110-QĐ/LB năm 1991 về hệ số trượt giá dùng để tính toán đơn giá tiền lương trong sản xuất kinh doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 16-TT-LB năm 1990 hướng dẫn Quyết định 317-CT về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 33-TC/CN năm 1990 quy định chế độ khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 789-TC/TCT | Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1991 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 789-TC/TCT NGÀY 14-6-1991 VỀ VIỆC TÍNH CHI PHÍ HỢP LÝ, HỢP LỆ ĐỂ TÌM LỢI TỨC CHỊU THUẾ
Tiếp theo Thông tư số 47-TC/TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành luật thuế lợi tức, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số điểm về tính chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế như sau:
1. Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Việc thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định vẫn được áp dụng theo Thông tư số 33-TC/CN ngày 31-7-1990 của Bộ Tài chính.
a) Đối với tài sản cố định mua sắm, công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng sau 1-1-1990 được tính theo giá thực tế hợp lý.
Riêng tài sản cố định tự làm không được tính tiền thưởng và lãi vào giá trị tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng phải thấp hơn hoặc bằng giá thị trường.
b) Đối với những tài sản cố định xí nghiệp muốn tăng tỉ lệ khấu hao cao hơn quy định trong Quyết định số 507-TC/ĐTXD ngày 22-6-1987 của Bộ Tài chính phải theo đúng những thủ tục quy định sau đây:
+ Đơn vị sản xuất kinh doanh có công văn đề nghị gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu. Trong đơn trình bày những căn cứ kinh tế - kỹ thuật để tính tăng tỉ lệ khấu hao và bản giải trình hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Cơ quan thuế kiểm tra, phân tích làm rõ ảnh hưởng của việc trích chi phí khấu hao cơ bản theo tỉ lệ đơn vị đề nghị đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh (lợi nhuận còn lại, giá cả hàng hoá... ) sau khi tính đủ các loại thuế gián thu, các chi phí và tỉ lệ khấu hao tăng nếu còn lợi nhuận hợp lý thì có thể chấp nhận được.
+ Thẩm quyền quyết định:
- Đối với xí nghiệp quốc doanh Trung ương, Trung ương, Cục thuế tỉnh, thành phố sau khi kiểm tra, có ý kiến đề nghị gửi lên Tổng cục thuế xem xét quyết định.
- Đối với xí nghiệp quốc doanh địa phương do Cục thuế phối hợp với Sở Tài chính quyết định.
- Các trường hợp khác (HTX, tổ sản xuất, xí nghiệp tư nhân...) do Chi cục thuế quyết định.
Khi xác định lợi tức chịu thuế chỉ được tính vào chi phí những tài sản cố định chưa khấu hao hết và thực tế có sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
2. Chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu...
(Gọi chung là chi phí vật tư)
a) Giá vật tư:
- Đối với vật tư Nhà nước thống nhất quản lý thì tính theo giá Nhà nước quy định.
- Vật tư mua ở thị trường tự do thì căn cứ vào giá mua ghi trên chứng từ, nhưng không được cao hơn giá thị trường trung bình cùng thời điểm.
b) Mức tiêu hao vật tư:
Nguyên tắc là tính mức tiêu hao thực tế so với định mức, có so sánh với chi phí thực tế kỳ trước:
- Các sản phẩm, dịch vụ có định mức của Nhà nước hoặc ngành chủ quản thì đối chiếu thực tế tiêu hao với định mức của Nhà nước hay ngành chủ quản quy định.
- Các sản phẩm, dịch vụ không có trong danh mục định mức Nhà nước hoặc ngành chủ quản quy định, đơn vị sản xuất kinh doanh phải tự xây dựng định mức, cơ quan thuế sẽ xem xét chấp thuận.
Định mức tiêu hao vật tư đơn vị sản xuất kinh doanh tự xây dựng phải trên cơ sở tham khảo định mức của các sản phẩm tương đương và mức tiêu hao thực tế của các kỳ trước.
- Đối với các đơn vị đưa gia công, chi phí vật tư có thể căn cứ vào công thức gia công ghi trong hợp đồng hoặc định mức.
Cơ quan thuế phải phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để chấp nhận mức tiêu hao vật tư hợp lý để trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
Quản lý chi phí vật tư để tính đúng khi xác định lợi tức chịu thuế là công việc rất phức tạp, trong quá trình quản lý cơ quan thuế phải nắm chắc.
+ Chủng loại vật tư cần thiết liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, loại trừ những chi phí về vật tư không liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.
+ Nguồn gốc của từng loại vật tư để kiểm tra, tính đúng giá vật tư.
+ Định mức tiêu hao: cần theo dõi liên tục mức tiêu hao vật tư thực tế các kỳ trước để khi tính tiêu hao thực tế tính thuế có cơ sở so sánh, đối chiếu, đảm bảo tính đúng chi phí thực tế hợp lý.
Ngày 1-9-1990 Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 317-CT về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các xí nghiệp quốc doanh, liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Thông tư số 16-TTLB ngày 5-11-1990 hướng dẫn thi hành.
+ Khi tính chi phí tiền lương được trừ, cơ quan thuế phải căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:
- Đối với những sản phẩm do Nhà nước định giá, đơn giá tiền lương do Nhà nước quy định.
- Đối với các sản phẩm khác do ngành địa phương duyệt hay đơn vị sản xuất kinh doanh tự xây dựng nhưng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan thuế.
+ Mỗi khi có trượt giá, Hội đồng Bộ trưởng hay Liên Bộ tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố hệ số trượt giá để tính phụ cấp lương. Vì vậy, các hệ số trượt giá do ngành hay địa phương quy định là không đúng và không được chấp nhận.
Trong năm 1991 theo Quyết định số 110-QĐ/LB ngày 3-4-1991 của Liên Bộ tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội, thì hệ số trượt giá áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh trong năm 1991 là 100%.
+ Đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ được chi lương trong phạm vi định mức và hệ số trượt giá quy định.
Trong quá trình quản lý; cơ quan thuế cần chủ động đôn đốc các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng định mức tiền lương, phối hợp với các ngành liên quan tham gia duyệt định mức làm cơ sở cho việc tính chi phí. Khi duyệt định mức tiền lương cần chú ý là: mức tăng tiền lương phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động của đơn vị.
+ Tiền lương trả cho lao động phải lấy từ định mức quy định (bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp). Mọi khoản chi lương vượt quá định mức và hệ số trượt giá hoặc lấy từ nguồn khác để chi đều không coi là chi phí hợp lý, hợp lệ và không được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
+ Đối với các xí nghiệp quốc doanh, công ty cổ phần, các cổ đông có trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh cũng được trừ tiền lương như những lao động khác.
+ Đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (HTX, tổ sản xuất, xí nghiệp tư nhân, hộ cá thể...) tiền lương của lao công không theo quy định áp dụng đối với các xí nghiệp quốc doanh mà do đại hội xã viên quyết định hay là sự thoả thuận giữa người lao động và người chủ.
Để bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý, Cục thuế tỉnh, thành phố có thể căn cứ vào chế độ tiền lương áp dụng đối với xí nghiệp quốc doanh, tình hình giá cả để tính thành một tỉ lệ % trên doanh thu hay số tuyệt đối trên từng loại doanh thu và từng ngành nghề trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thời gian cụ thể.
4. Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
Ngoài những khoản chi phí nói ở Điểm 4 phần b Thông tư số 47-TC/TCT, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm một số khoản sau đây: cũng được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
- Các loại thuế doanh thu, tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên, tiền thu về sử dụng vốn, các loại phí: giao thông, trước bạ...
- Các loại khoản chi của đơn vị nộp lên cấp trên (Liên hiệp xí nghiệp, công ty) theo chế độ, nếu đơn vị được giao kế hoạch và được cơ quan tài chính chấp thuận, bao gồm:
+ Chi về đào tạo: Nếu các liên hiệp xí nghiệp, công ty có mở các lớp đào tạo công nhân mới, kèm cặp, bồi dưỡng tay nghề cho đơn vị sản xuất kinh doanh... theo kế hoạch được duyệt.
+ Chi về y tế: nếu liên hiệp xí nghiệp, công ty có các bệnh viện, viện điều dưỡng trực thuộc có khám, chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên của đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc liên hiệp xí nghiệp công ty...
+ Các khoản chi khác phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh chung của Liên hiệp xí nghiệp, công ty;
- Các khoản chi cho CBCNV tạm nghỉ việc để giải quyết chế độ: chờ làm thủ tục thôi việc, nghỉ hưu, mất sức, liên hệ chuyển công tác.
Hàng năm, đơn vị sản xuất kinh doanh căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tình hình giá cả hàng hoá và mức chi phí hành chính và chi phí quản lý chung năm trước. Phải xây dựng định mức chi phí hành chính cho năm thực hiện để cơ quan tài chính và cơ quan thuế xem xét chấp thuận. Mức tăng chi hành chính phải phù hợp với mức tăng của giá cả và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Cơ quan thuế, phối hợp với cơ quan tài chính, ngành chủ quản sau khi xem xét chấp thuận làm cơ sở cho việc tính chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế.
Trong quá trình quản lý, cơ quan thuế phải theo dõi liên tục mới chi phí hành chính để phân tích, có ý kiến với đơn vị mỗi khi thấy chi tiêu không hợp lý, chi tiêu quá định mức, đồng thời làm cơ sở cho việc duyệt định mức chi hành chính hàng năm.
Đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ được chi hành chính và chi quản lý chung trong phạm vi định mức đã được cơ quan thuế chấp thuận, nếu chi vượt định mức thì số vượt không được hạch toán vào giá thành, không được trừ khi xác định lợi tức thuế, mà đơn vị sản xuất kinh doanh phải lấy từ nguồn lợi nhuận để lại (sau khi đã nộp đủ thuế lợi tức) để chi.
Ngoài những khoản quy định tại Điểm 5, phần B Thông tư số 47-TC/TCT, các khoản sau đây cũng không được tính trừ:
- Tiền thuế lợi tức;
- Tiền thuế bị truy thu do vi phạm + chế độ kê khai (man khai, lậu thuế), vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ vận chuyển do cơ quan thuế phát hiện;
- Các khoản chi về đào tạo không nằm trong kế hoạch được duyệt. Trường hợp đơn vị sản xuất kinh doanh mở rộng hiện đại hoá thì chi về đào tạo CBCNV đi theo công trình cũng không được trừ.
- Các khoản chi về y tế lấy từ nguồn quỹ phúc lợi;
- Chi phí cho CBCNV đi tham quan, nghỉ mát;
- Chi phí bồi dưỡng CBCNV luyện tập quân sự;
- Chi phí cho quân nhân dự bị là CBCNV của đơn vị khi tập trung huấn luyện theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng;
- Các khoản chi cho nhà ăn tập thể dùng từ nguồn quỹ phúc lợi;
- Các khoản chi về trợ cấp khó khăn thường xuyên và khó khăn đột xuất;
- Chi về xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh, phí tổn nguyên vật liệu dùng vào việc chế tạo tài sản cố định để tự trang bị, chi phí chuyên gia thuộc các công trình xây dựng cơ bản. Vì các khoản chi phí này được hạch toán chung vào giá trị tài sản cố định để tính chi phí khấu hao.
- Các khoản thiệt hại do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ xử lý theo chế độ hiện hành, chỉ được hạch toán vào giá thành chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn...
- Các khoản chi không liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh khác như ủng hộ địa phương, ủng hộ các đoàn thể, các khoản chi về hiếu, hỷ...
Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn vướng mắc thì báo cáo về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn thêm.
| Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
- 1Quyết định 507-TC/ĐTXD năm 1986 ban hành Chế độ quản lý, khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Thuế Lợi tức 1990
- 3Quyết định 317-CT năm 1990 về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các cơ sở kinh tế quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định liên bộ 110-QĐ/LB năm 1991 về hệ số trượt giá dùng để tính toán đơn giá tiền lương trong sản xuất kinh doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư liên tịch 16-TT-LB năm 1990 hướng dẫn Quyết định 317-CT về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 33-TC/CN năm 1990 quy định chế độ khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 47-BTC năm 1990 hướng dẫn thi hành Luật thuế lợi tức do Bộ Tài chính ban hành
Công văn về việc tính chi phí hợp lý, hợp lệ để tìm lợi tức chịu thuế
- Số hiệu: 789-TC/TCT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/06/1991
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/1991
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực