BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 929/LĐTBXH-CV | Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1995 |
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 929/LĐTBXH-CV NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1995 VỀ VIỆC "TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THEO CÔNG VĂN 190/TBXH"
Kính gửi: | - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh |
Ngày 3/7/1985, Bộ Thương binh và xã hội đã có công văn số 190/TBXH hướng dẫn vận dụng một số chính sách thương binh xã hội đối với đối tượng là dân tộc ít người ở Tây Nguyên và các huyện miền núi của các Tỉnh Khu 5 (cũ).
Đến nay, việc xác nhận và thực hiện chính sách đối với những anh, em nguyên là quân nhân tham gia hai cuộc kháng chiến đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, ở một số địa phương còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng dẫn đến vận dụng không đúng theo quy định, gây nên thắc mắc trong nhân dân, trong đối tượng chính sách. Để thống nhất việc giải quyết tồn đọng về chính sách đối với người dân tộc nguyên là quân nhân quy định tại Công văn số 190/BHXH trên đây, Bộ giải thích và hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
1- Đối tượng và điều kiện:
Những người nguyên là quân nhân thuộc dân tộc ít người đã phục vụ quân đội trong thời kỳ kháng chiến do hoàn cảnh đặc biệt của gia đình, do phong tục tập quán, điều kiện sức khoẻ v.v... đã về địa phương mà không có hồ sơ, quyết định phục viên, giấy chứng nhận gốc của đơn vị. Số anh chị em thuộc diện này nhập ngũ từ trước ngày 30/4/1975 và về địa phương trước ngày ban hành Luật nghĩa vụ quân sự (10/1/1982) và Luật sĩ quan (10/1/1982) do Hội đồng Nhà nước công bố.
2. Tổ chức thực hiện:
2.1- Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương tiến hành thẩm tra, xác minh tại cơ sở về quá trình tại ngũ; về thái độ chính trị, tình hình sức khoẻ từ sau ngày về địa phương.
Các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố căn cứ điều kiện của từng người, lập hồ sơ quân nhân và thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về 2 Bộ. Riêng những trường hợp ốm đau, bệnh tật từ ngày về địa phương có đủ điều kiện xét xác nhận là bệnh binh thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ phối hợp với ngành y tế dân y hoặc quân đội tổ chức giám định khả năng mất sức lao động cho phù hợp hoàn cảnh của anh em.
2.2- Những người nguyên là quân nhân thuộc dân tộc ít người nếu được kết luận mất sức lao động từ 41% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày Hội đồng giám định y khoa quyết định. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải gửi hồ sơ bệnh binh về Bộ xem xét kiểm tra trước khi thực hiện chế độ (thực hiện như quy định đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh).
2.3- Không giải quyết đối với những trường hợp dưới đây:
Người đã tham gia lực lượng phản động chống lại chính quyền và nhân dân hoặc vi phạm pháp luật sau khi về địa phương mà nhân dân không đồng tình.
Người đã về địa phương, sau đó lại thoát ly công tác cơ quan dân chính Đảng, Nhà nước từ cấp huyện trở lên.
Người đã được thực hiện chế độ phục viên xuất ngũ.
Người đã về địa phương từ khi ban hành Luật nghĩa vụ quân sự hoặc Luật sĩ quan.
Người Kinh cư trú làm ăn ở vùng đồng bào dân tộc.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các Sở báo cáo về Bộ để kịp thời chỉ đạo và giải quyết.
| Trịnh Tố Tâm (Đã ký) |
Công văn về việc tiếp tục thực hiện chính sách theo công văn số 190/TBXH
- Số hiệu: 929/LĐTBXH-CV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/03/1995
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Trịnh Tố Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/1995
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực