TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216-TC/TCT/DT | Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 1991 |
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 216-TC/TCT/DTNGÀY 02-4-1991 VỀ VIỆCTHU THUẾ CƯỚC ĐỐI VỚI TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI
Thi hành Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 4 tháng 1 năm 1991 của Bộ Tài chính về việc thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng hoá tại các cảng biển Việt Nam, Tổng cục thuế hướng dẫn và bổ sung một số Điểm như sau:
Đối tượng nộp thuế cước được quy định cụ thuể trong Thông tư số 03-TC/GTBĐ ngày 4 tháng 1 năm 1991 của Bộ Tài chính. Tạm thời chưa thu thuế cước đối với tàu biển vận chuyển hàng nhập khẩu vào cảng Việt Nam.
II- CĂN CỨ TÍNH THUẾ - THUẾ SUẤT
a) Căn cứ tính thuế là tiền cước vận chuyển hàng hoá từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước các lô hàng phải chuyển tải qua sigapore, Hồng Kông...).
b) Loại tiền nộp thuế cước là loại tiền mà chủ tầu thu cước vận chuyển; trường hợp chủ tầu nộp tiền thuế cước bằng loại ngoại tệ tự do khác phải được sự thoả thuận của cơ quan trực tiếp thu thuế cước.
Thuế suất được quy định là 3% trên tổng số tiền cước vận chuyển mà chủ tầu thu được của từng chuyến (1).
1. Miễn thuế
Các đối tượng được miễn nộp thuế cước gồm:
- Các tàu biển Việt Nam treo cờ nước ngoài trong kinh doanh vận tải đã nộp thuế doanh thu cho Nhà nước Việt Nam.
- Các tàu biển mà chủ tầu là các công ty liên doanh hoạt động và nộp thuế theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Các tàu biển vận chuyển hàng xuất khẩu nằm trong danh Mục thuộc Hiệp định trao đổi hàng hoá giữa hai Nhà nước có ghi rõ là hàng được miễn thu thuế cước.
Các đối tượng được miễn nộp thuế phải có đầy đủ tài liệu chứng minh thuộc diện được miễn nộp thuế trình bày với cơ quan trực tiếp thu thuế theo từng chuyến hàng. Cơ quan trực tiếp thu thuế có trách nhiệm lưu giữ các tài liệu này.
2. Giảm thuế
- Các tàu biển nước ngoài vận chuyển dầu thô được giảm 60% thuế suất theo quy định (2).
1. Bộ Tài chính uỷ quyền cho các cảng biển và đại lý hàng hải Việt Nam trực tiếp thu thuế cước. Cơ quan được uỷ quyền có trách nhiệm thu đúng, thu đủ theo chế độ quy định; mở sổ sách theo dõi riêng về tiền thuế cước.
Tiền thuế cước của từng chuyến vận chuyển được tiến hành thu cùng với tiền cảng phí và đại lý phí. Số tiền thuế cước thu được, cơ quan được uỷ quyền thu thuế cước phải nộp ngay vào ngân sách Nhà nước (tài Khoản quỹ ngoại tệ tập trung Nhà nước) theo đúng từng loại tiền thu được.
Cơ quan được uỷ quyền thu thuế cước ở Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được hưởng 1% tổng số tiền thu cước thu được, ở các địa phương khác được hưởng 3% tổng số tiền thuế cước thu được.
2. Các chủ tầu, chủ hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chứng từ để làm cơ sở tính thuế cước (hợp đồng vận chuyển, vận tải đơn và các chứng từ liên quan khác).
Trường hợp chủ tầu, chủ hàng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu làm cơ sở tính thuế cước, cơ quan trực tiếp thu thuế có quyền ấn định số thuế chủ tầu phải nộp dựa trên bản lược khai hàng hoá, biểu giá cước quốc tế hoặc các chứng từ liên quan khác.
Mọi thiệt hại kinh tế trong thời gian tàu nằm tại cảng do không chấp nhận nộp thuế cước đều do chủ tàu chịu. Ngoài ra chủ tàu còn phải nộp thêm tiền cảng phí và các Khoản tiền liên quan khác cho số ngày tàu nằm chờ tại cảng theo quy định hiện hành.
3. Cục thuế các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thu thuế cước.
Liên hiệp hàng hải Việt Nam dịch công văn này ra tiếng Anh thông báo cho các hãng tàu nước ngoài biết để thực hiện.
Công văn hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1991.
(2). Đã sửa đổi theo công văn số 922-TC/TCT ngày 11-7-1991; công văn này có hiệu lực từ 15-7-1991
| Phan Văn Dĩnh (Đã ký)
|
Công văn về việc thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài
- Số hiệu: 216-TC/TCT/DT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/04/1991
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/1991
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực