Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THANH TRA NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 503-CV-TTCB | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1991 |
CÔNG VĂN
CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC SỐ 503-CV-TTCB TTR NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 1991 VỀ VIỆC BỔ NHIỆM THANH TRA VIÊN
Kính gửi: | - Thanh tra Bộ, Uỷ ban Nhà nước cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng. |
Để nắm và vận dụng đúng Quy chế Thanh tra viên và các văn bản hướng dẫn kèm theo, Thanh tra Nhà nước yêu cầu Thanh tra Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan thuộc HĐBT (gọi tắt là Thanh tra Bộ), thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Thanh tra tỉnh) lưu ý một số điểm sau đây:
1. Trước hết Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh rà soát lại các tổ chức thanh tra hiện có ở ngành, cấp mình; những nơi nào theo quy định phải thành lập tổ chức thanh tra Nhà nước mà chưa thành lập thì đề nghị cấp có thẩm quyền khẩn trương thành lập và kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ lãnh đạo. Cần phân biệt rõ những tổ chức thanh tra Nhà nước với tổ chức kiểm tra, thanh tra theo chế độ thủ trưởng ở các cơ quan sự nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào các nguyên tắc chung quy định tại Thông tư số 03 ngày 22-1-1991 của Thanh tra Nhà nước để xác định đúng đối tượng xét bổ nhiệm Thanh tra viên.
2a. Những người được xét bổ nhiệm Thanh tra viên phải thuộc các tổ chức TTNN; chuyên trách làm công tác thanh tra bao gồm những người trực tiếp đi thanh tra, xét khiếu tố, tiếp dân, nhận đơn, nghiên cứu, tổng hợp và những người đang giữ chức vụ quản lý ở các tổ chức thanh tra Nhà nước từ cấp phó trưởng phòng trở lên.
2b. Không xét bổ nhiệm Thanh tra viên:
- Người chưa đủ thời gian công tác thanh tra theo quy định tại điều 3 của quy chế Thanh tra viên;
- Những người có quyết định hoặc thông báo nghỉ hưu trước ngày 01-4-1992;
- Người kiêm nhiệm công tác thanh tra;
- Người bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa xoá kỷ luật, người có sai phạm còn trong thời gian xét kỷ luật hoặc điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Những người thuộc các tổ chức thanh tra Nhà nước nhưng không thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ở mục 2a.
3. Sau khi xác định đúng đối tượng được xét bổ nhiệm Thanh tra viên, Chánh thanh tra phổ biến cho đối tượng được xét bổ nhiệm Thanh tra viên nắm được các quy định về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ. Trường hợp các Bộ chưa xây dựng được tiêu chuẩn nghiệp vụ Thanh tra viên ở các tổ chức thanh tra Nhà nước thuộc Bộ thì tạm thời áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ chung của từng cấp Thanh tra viên quy định tại quyết định 134-QĐ-TTNN ngày 9-11-1991 của Tổng Thanh tra Nhà nước. Khi áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ cần tính đến yêu cầu xây dựng đội ngũ Thanh tra viên trong thời gian dài với tình hình hiện tại của đội ngũ cán bộ thanh tra. Vì vậy cần tránh khuynh hướng sau: Chỉ chú trọng đến yêu cầu trình độ được đào tạo, bồi dưỡng mà ít chú ý đến năng lực thực tiễn của cán bộ hoặc chỉ chú ý đến mức lương đang hưởng để chuyển sang ngạch Thanh tra viên mà không căn cứ vào năng lực thực tế và trình độ được đào tạo, bồi dưỡng. Khi đề nghị bổ nhiệm đối với người chưa tốt nghiệp đại học, chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, chưa được học ở các trường lý luận chính trị trung, cao cấp hoặc khi đề nghị bổ nhiệm đối với người đang hưởng mức lương thấp vào cấp Thanh tra viên có mức lương cao hơn, cần có nhận xét chi tiết, cụ thể kết quả công việc đã và đang làm từ khi về công tác ở các tổ chức thanh tra Nhà nước. Nếu thời gian công tác thanh tra dài, số lượng công việc đảm nhận nhiều thì nêu những việc chủ yếu nhằm khẳng định được năng lực của cán bộ.
4. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh xem xét từng trường hợp cụ thể, bảo đảm tính khách quan công khai, dân chủ làm văn bản đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Thanh tra viên cấp 1; giúp Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh làm thủ tục đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên cấp 2, cấp 3 của các tổ chức thanh tra Nhà nước thuộc Bộ, tỉnh. Trước khi đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên cấp 1 ở các tổ chức thanh tra quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; Thanh tra sở và thanh tra ở cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ thì Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bộ cần trao đổi ý kiến với Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan có tổ chức Thanh tra Nhà nước. Danh sách đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên phải thông báo công khai trước khi làm văn bản đề nghị bổ nhiệm.
5. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên gồm có:
a. Phiếu Thanh tra viên do người được xét bổ nhiệm Thanh tra viên ghi, cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ ký xác nhận. Góc bên trái và bên phải vế phía trên phiếu Thanh tra viên có dán 2 ảnh kiểu 3x4 (một ảnh dùng để dán vào thẻ Thanh tra viên) sau ảnh có ghi họ tên và đơn vị công tác.
Phần chức vụ ghi thống nhất (kể cả cán bộ quản lý) là cán bộ thanh tra.
(Có mẫu kèm theo)
b. Bản nhận xét cán bộ:
Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ để nhận xét cán bộ kể cả người giữ chức vụ quản lý cũng nhận xét theo năng lực quản lý.
Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh ký bản nhận xét Thanh tra viên cấp I.
Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng ký bản nhận xét Thanh tra viên cấp 2, cấp 3.
c. Công văn đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên (Thẩm quyền ký như ký bản nhận xét cán bộ).
Công văn đề nghị hoặc danh sách cán bộ đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên kèm theo đều thống nhất ghi chức danh hiện nay là cán bộ thanh tra như phần ghi chức vụ trong phiếu Thanh tra viên.
Riêng hồ sơ bổ nhiệm thanh tra viên cấp 3 được lập thành 2 bộ giống nhau. Hồ sơ bổ nhiệm Thanh tra viên cấp 3 (2 bộ) thanh tra viên cấp 2 và phiếu Thanh tra viên cấp 1 gửi về Thanh tra Nhà nước (Vụ Tổ chức cán bộ).
6. Căn cứ vào số lượng Thanh tra viên đã được bổ nhiệm, Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh lập danh sách đề nghị Thanh tra Nhà nước cấp phù hiệu, biển hiệu, thẻ Thanh tra viên theo mẫu dưới đây:
TT | Họ và tên | Chức vụ đơn vị công tác (tên tổ chức thanh tra) | Số quyết định và ngày... tháng... năm ký quyết định |
1 |
|
|
|
Phù hiệu, biển hiệu, thẻ Thanh tra viên được cấp trực tiếp cho Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh. Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm cấp và quản lý việc sử dụng phù hiệu, biển hiệu, thẻ Thanh tra viên ở các tổ chức Thanh tra Nhà nước thuộc Bộ, tỉnh. Trường hợp phù hiệu, biển hiệu thẻ Thanh tra viên bị mất thì Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh làm văn bản đề nghị Thanh tra Nhà nước cấp bổ sung phù hiệu, biển hiệu, thẻ Thanh tra viên. Thủ tục đề nghị cấp bổ sung gồm có:
a. Đơn đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu, thẻ T.T.V (do T.T.V viết và ký tên).
b. Xác nhận của cơ quan Công an về việc mất phù hiệu, biển hiệu, thẻ Thanh tra viên.
c. Một ảnh kiểu 3x4.
d. Công văn đề nghị (do Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bộ ký).
7. Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra tỉnh căn cứ vào quy chế Thanh tra viên và các văn bản hướng dẫn kèm theo, làm các thủ tục đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên và tổng hợp kết quả bổ nhiệm Thanh tra viên theo mẫu dưới đây:
Tổ chức thanh tra | Tổng số CBCNV trong đơn vị | Tổng số thuộc đối tượng được xét bổ nhiệm T.T.V | Tổng số đã được bổ nhiệm | Tổng số chưa được bổ nhiệm | Ghi chú |
1. Tỉnh (Bộ) |
|
| CI CII CIII |
|
|
2. Sở |
|
|
|
|
|
3. Huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kèm theo biểu báo cáo tổng hợp có nhận xét khái quát tình hình triển khai quy chế Thanh tra viên, những điểm còn tồn tại và hướng giải quyết.
| Nguyễn Văn Liêm (Đã ký) |