Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/1997/CT-NHV | Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 1997 |
CHỈ THỊ
"TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TỔNG CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ VIỆT NAM"
Trong những năm qua, ngoài vốn được cấp, Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn để mở rộng kinh doanh vàng bạc, đá quý, thực hiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Hoạt động của Tổng Công ty nhìn chung có hiệu quả, đã làm tốt nhiệm vụ bình ổn giá vàng, thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, đảm bảo ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng hoạt động kinh doanh còn thấp. Trong hoạt động kinh doanh còn xảy ra tình trạng mất an toàn vốn nhất là kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nhiều nơi cầm đồ không quản lý vật cầm, tài sản cầm cố giá trị thấp hơn so với số tiền cho khách hàng vay, trong đó có nhiều khoản khó thu hồi vốn. Một số vụ việc tiêu cực gây thất thoát vốn đã xảy ra ở một số nơi. Tình hình yếu kém nói trên, do những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Nhiều Công ty thành viên chưa chấp hành nghiêm túc các chế độ, thể lệ và các quy định hiện hành về kinh doanh dịch vụ cầm đồ, mua bán vàng bạc, đá quý.
- Một số Công ty bố trí nhân sự, bổ nhiệm Cửa hàng trưởng không đủ tiêu chuẩn, chưa quan tâm đầy đủ đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cán bộ. Một số cán bộ thoái hoá biến chất đã bị kẻ xấu lợi dụng dẫn đến tham ô, cố ý làm trái, vụ lợi, không kịp thời phát hiện, thay thế.
- Công tác kiểm tra của Tổng Công ty trong lĩnh vực này chưa được coi trọng, một số đoàn kiểm tra của Tổng Công ty đi cơ sở chưa sâu sát, làm việc không cụ thể, hiệu quả kém, khi phát hiện những biểu hiện tiêu cực chưa có giải pháp xử lý nghiêm túc, dứt điểm để kịp thời ngăn chặn.
Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của hệ thống Tổng Công ty vàng bạc, đá quý, nhất là kinh doanh dịch vụ cầm đồ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thủ trưởng các đơn vị Ngân hàng Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty vàng bạc, đá quý Việt Nam, Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Tăng cường củng cố hệ thống kiểm soát của Hội đồng quản trị, ban điều hành Tổng Công ty, các Công ty thành viên. Chọn những cán bộ có đức có năng lực bố trí trong hệ thống kiểm soát và tập trung kiểm soát mọi hoạt động tại Văn phòng Tổng Công ty. Công ty thành viên và các Cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý.
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các Công ty thành viên để kịp thời phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh và có giải pháp xử lý, nâng cao năng lực kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả.
Nội dung công tác kiểm soát, kiểm tra, thanh tra cần đánh giá đúng thực trạng năng lực điều hành của Hội đồng quản trị, Ban điều hành Tổng Công ty, Giám đốc các Công ty thành viên và Cửa hàng trưởng các Cửa hàng để kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, thoái hoá biến chất năng lực điều hành kém.
Qua kiểm tra, thanh tra phát hiện những cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái quy định, nhất là dịch vụ cầm đồ dẫn đến thất thoát vốn phải có hình thức kỷ luật nghiêm minh. Những trường hợp gây thất thoát vốn lớn phải thông báo cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm pháp làm mất vốn.
3. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn, giúp đỡ Tổng Công ty kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tại Tổng Công ty và các Công ty thành viên. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, tiến hành thanh tra định kỳ, trọng điểm, thanh tra vụ việc đối với các đơn vị thuộc hệ thống vàng bạc, đá quý kiến nghị Hội đồng quản trị, Tổng Công ty có giải pháp chấn chỉnh hoạt động, từng bước lập lại kỷ cương trong kinh doanh, nhất là kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
4. Qua kiểm soát, kiểm tra, thanh tra phát hiện dấu hiệu hoạt động chưa an toàn vốn trong nghiệp vụ cầm đồ, cầm thế bất động sản phải có biện pháp xử lý ngay để đảm bảo ổn định hoạt động. Những trường hợp bố trí, sử dụng vốn có nguy cơ thất thoát vốn, cần thực hiện ngay các biện pháp thu hồi vốn, chủ động phối hợp cơ quan pháp luật để xử lý, phát mại vật cầm, tài sản của người vay và có hình thức kỷ luật nghiêm minh đối với người làm sai.
5. Cùng với việc tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra và thanh tra đối với hệ thống Tổng Công ty vàng bạc, đá quý, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc có kế hoạch cụ thể từng bước chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp này:
a/ Những Công ty hoạt động kém, liên tục thua lỗ, vốn thất thoát nhiều, sau khi thực hiện các biện pháp củng cố tổ chức, tinh giản biên chế, tổ chức lại sản xuất - kinh doanh mà vẫn không cải thiện được thì các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải cùng với Tổng công ty vàng bạc đá quý đề xuất biện pháp xử lý.
b/ đối với những Công ty vàng bạc đá quý tỉnh, thành phố không đủ điều kiện duy trì hoạt động, không có môi trường hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản và phối hợp với Tổng Công ty vàng bạc đá quý để xử lý theo hướng cho thanh lý, giải thể theo quy định.
6. Tổng Công ty vàng bạc đá quý và các Công ty thành viên phải tiến hành rà soát và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, cán bộ kiểm soát, cán bộ kế toán, nhất là cửa hàng trưởng. Những cán bộ này phải có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Tổng Công ty vàng bạc đá quý phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ về phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực điều hành công việc, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý, để họ yên tâm làm việc có trách nhiệm đối với việc quản lý tài sản.
7. Chấp hành đúng các quy định của Nhà nước và của ngành trong hoạt động kinh doanh. Cần chấn chỉnh các sai phạm trong kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cầm đồ nhất thiết phải trực tiếp quản lý vật cầm; mua bán vàng bạc, đá quý phải lập hoá đơn đúng quy định của Bộ Tài chính. Nếu phát hiện có vi phạm, cần lập biên bản xử lý và có hình thức kỷ luật, kể cả buộc thôi việc. Nơi nào còn dư nợ cầm thế quá hạn trên 1 năm phải có biện pháp tích cực cùng với người vay, xử lý dứt điểm để thu hồi vốn, kể cả việc phát mại tài sản, số tiền phát mại tài sản không đủ giá trị vật cầm tiền vay, người vay phải sử dụng nguồn vốn khác để trả nợ.
8. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty vàng bạc đá quý, Giám đốc Công ty thành viên để xẩy ra sai sót, thất thoát vốn phải kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm chỉ đạo và khuyết điểm của mình, tự nhận hình thức kỷ luật về Đảng, về chính quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm cán bộ đó.
9. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có kế hoạch cụ thể triển khai chỉ thị này và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về thực trạng của Công ty vàng bạc đá quý, xin ý kiến chỉ đạo theo hướng củng cố hoạt động hay thanh lý, giải thể.
Các thủ trưởng đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty vàng bạc đá quý có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
10. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và các Vụ trưởng Vụ chức năng có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả việc kiểm tra, thanh tra với hệ thống Tổng Công ty vàng bạc đá quý theo Chỉ thị này, định kỳ hàng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
| Đỗ Quế Lượng (Đã ký)
|
- 1Thông báo 275/TB-NHNN năm 2009 ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị Tổng Giám đốc các Ngân hàng thương mại bàn về công tác tín dụng và đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN
- 2Thông báo 1622/TB-VPQH năm 2013 kết luận Hội nghị triển khai chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2014
- 1Quyết định 137/1997/QĐ-NH3 về Quy chế giám sát từ xa đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông báo 275/TB-NHNN năm 2009 ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị Tổng Giám đốc các Ngân hàng thương mại bàn về công tác tín dụng và đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN
- 3Thông báo 1622/TB-VPQH năm 2013 kết luận Hội nghị triển khai chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2014
Công văn về tăng cường chỉ đạo công tác giám sát từ xa của Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
- Số hiệu: 424-CV/NH3
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/06/1997
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Đỗ Quế Lượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/06/1997
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra