Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG THI ĐUA
KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 67/TĐKT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2002

 

Kính gửi:

 

- Hội đồng TĐKT các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW,
- Hội đồng TĐKT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ,
- Hội đồng TĐKT cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Hội đồng TĐKT các tổng công ty 91

HƯỚNG DẪN
Nội dung tổng kết chỉ thị 35-CT/TW của bộ chính trị về đổi mới công tácthi đua-khen thưởng trong giai đoạn mới

căn cứ thông báo số 81/TB-TW của Ban Bí thư trung ương Đảng và kế hoạch triển khai tổng kết chỉ thị 35-CT/TW của Thủ tướng Chính phủ chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương;
Hội đồng TĐKT Trung ương hướng dẫn nội dung tổng kết cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG TỔNG KẾT.

Về nội dung tổng kết cần đánh giá, kiểm điểm sâu sắc và toàn diện những vấn đề cơ bản đã được nêu trong Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị, cụ thể trên các mặt sau:

1. Sự chuyển biến nhận thức về vị trí, vai trò và tác dụng của công tác Thi đua- Khen thưởng trong tình hình mới; trong quá trình tổng kết cần rút ra những vấn đề lý luận và các bài học kinh nghiệm thực tiễn cuả công tác TĐKT trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Nêu những điểm khác so với trước khi có Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị.

2. Đánh giá ưu, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,chính quyền, đoàn thể,các cơ quan, đơn vị từ cơ sở đến Trung ương:

+ Công tác triển khai quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị: Nêu các chủ trương, biện pháp của tỉnh uỷ, Thành uỷ, Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương, của các cấp uỷ Đảng (Ban hành Chỉ thị, Nghị quyết, triển khai bằng hội nghị...). Thống kê được số liệu cụ thể kết quả phổ biến chỉ thị 35/TW đến các chi bộ, Đảng bộ cơ sở.

+ Kiểm điểm đánh giá chương trình, hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện công tác TĐKT 5 năm qua, chú ý cả hai mặt nhận thức và triển khai thực hiện hay mới dừng ở chuyển biến về nhận thức.

3. Đánh giá ưu, khuyết điểm trong việc đổi mới nội dung, hình thức biện pháp tổ chức các phong trào thi đua.

+ Trong 5 năm qua, địa phương và ngành tổ chức được các phong trào thi đua nào (nêu cụ thể các phong trào thi đua trong các lĩnh vực và trong các ngành nghề). Trong đó có các phong trào thi đua nào mới, xét thấy có kết quả, hiệu quả mà các năm trước đây chưa tổ chức thực hiện được.

+ Địa phương, Bộ, ngành có mô hình điển hình nào mang sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong trào thi đua của địa phương, của Bộ, ngành mình trong 5 năm qua (nêu danh sách cụ thể ).

+ Đánh giá nội dung đổi mới về việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua của tưng năm, cũng như các đợt thi đua ngắn hạn, từ cơ sở đến huyện,Tỉnh, ngành thuộc địa phương và Trung ương có thiết thực và bao quát được các ngành nghề, các lĩnh vực, các vùng miền không? Đánh giá kết quả phong trào thi đua gắn với việc thực hiện chính trị, theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các ngành nghề và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của tình hình trong lĩnh vực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thi đua.

4. Đánh giá ưu, khuyết điểm trong việc đổi ,mới về đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng, quy trình phát hiện xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.

+ Các hình thức khen thưởng như danh hiệu thi đua, cờ thi đua các tỉnh, thành phố, Bộ, ngành Trung ương, cờ thi đua Chính phủ, giấy khen, bằng khen các cấp, Huân chương các loại về thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội thường xuyên hàng năm, danh hiệu Anh hùng từ các quy định của Nhị định 56/CP của Chính phủ đến việc triển khai thực hiện của các địa phương, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có gì đổi mới về đối tượng, tiêu chuẩn về hình thức khen thưởng.

+ Báo cáo số liệu tổng cộng của cả 4 năm (1999-2002) của mỗi một loại hình thức đã được khen thưởng để phân tích cơ cấu: đơn vị cơ sở, trên cơ sở, cá nhân trong đó người lao động trực tiếp, cá nhân lãnh đạo từ Giám đốc doanh nghiệp trở lên, khen cho người làm công tác Đảng, Đoàn thể... Đối với các tỉnh, Thành phố phân tích thêm số liệu bằng khen của tỉnh, thành phố, bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động các hạng trong 4 năm qua (1999-2002), phân chia theo các ngành kinh tế: nông lân, ngư nghiệp; công nghiệp; giao thông, xây dựng, bưu điện, thương mại, du lịch, y tế, văn hoá, giáo dục, tài chính ngân hàng, Đảng, Đoàn thể...

Phân tích cơ cấu khen thưởng nêu trên, trong 4 năm qua so với 4 năm trước có chuyển biến ưu, khuyết điểm cụ thể.

+ Quy trình phát hiện xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân để đề nghị các cấp khen thưởng, kể cả thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng. Quy định của nghị định 56/CP của Chính phủ và tổ chức triển khai của địa phương, của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương trong 4 năm qua nêu ưu, khuyết điểm và những kiến nghị.

+ Ngoài các hình thức khen thưởng của nhà nước đã quy định; Tỉnh, Thành phố, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương còn quy định thêm hình thức khen thưởng gì. Nêu cụ thể như: Kỷ niệm chương, Huy chương; Giải thưởng như: Giải thưởng Thăng long (của Hà Nội), giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm (của Hải Phòng)...Trong mỗi hình thức khen thưởng nêu trên, khen cho tập thể, cá nhân được bao nhiêu và nêu cụ thể hình thức thưởng vật chất kèm theo.

+ Đánh giá về khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, khen thưởng cho cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945 theo thông tri 38/TTg của Ban Bí thư, thống kê kết quả cụ thể. Số còn tồn đọng, nguyên nhân và những kiến nghị với Đảng và Nhà nước (nêu cụ thể).

+ Kết quả khen đối ngoại 4 năm qua (1999-2002), bằng khen các cấp, Huân, Huy chương Hữu nghị, Huân chương Lao động các hạng, CSTĐ toàn quốc, danh hiệu Anh hùng...và nhận khen thưởng của nước ngoài (chủ yếu là của bạn Lào, Cu Ba) về đối tượng tiêu chuẩn, hình thức và quy trình thủ tục khen thưởng có ưu, khuyết điểm gì?

Nhận xét ưu, khuyết điểm trong công tác khen thưởng 4 năm qua, phân tích nguyên nhân của tình hình.

5. Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, Bộ văn hoá- Thông tin đánh giá sự chỉ đạo về công tác tuyên truyền cho công tác TĐKT trong 5 năm qua, nhất là tuyên truyền thường xuyên, kịp thời, thông tin về đổi mới các hoạt động TĐKT và nêu gương những điển hình tiên tiến, các mô hình mới, hoạt động có hiệu quả theo tinh thần chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị.

6. Kiểm điểm việc kiện toàn và đổi mới tổ chức cán bộ của cơ quan tham mưu TĐKT các cấp trong 5 năm qua.

+ Việc củng cố, kiện toàn Hội đồng TĐKT ở Trung ương và ở các cấp, các ngành.

Số lượng và cơ cấu hội đồng TĐKT các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, Ngành, đoàn thể Trung ương và ở các cấp, các ngành hiện nay.

Tình hình cán bộ chuyên trách làm công tác TĐKT cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương, Tổng công ty 91/TTg và ở các ngành, các cấp thuộc tỉnh, Thành phố và thuộc Bộ, ngành hiện nay mỗi nơi có bao nhiêu cán bộ. hình thức tổ chức là tổ công tác, hay phòng, ban đầu mối trực thuộc, cần được nêu cụ thể. Vấn đề bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách TĐKT các cấp.

+ Ưu khuyết điểm hoạt động của Hội đồng và cơ quan chuyên trách về công tác TĐKT các cấp, các ngành, nguyên nhân của tình hình.

II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NỘI DUNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TĐKT TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá các ưu khuyết điểm, nguyên nhân của tình hình trên, các lĩnh vực như các nội dung đã nêu ở trên. các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương xây dựng phương hướng, nhiệm vụ đổi mới công tác TĐKT trong thời gian tới, theo các nội dung sau đây:

1. Lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể các cấp.

2. Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác TĐKT trong thời gian tới. Phương hướng nâng cao nhận thức lý luận về TĐKT trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua.

4. Đổi mới đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng, quy trình phát hiện xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.

5. Đổi mới về tuyên truyền nhân tố mới, tổng kết điển hình và nhân rộng điển hình.

6. Kiện toàn và tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác TĐKT các cấp.

Thông qua tổng kết đề xuất các kiến nghị với Đảng, nhà nước, Hội đồng TĐKT Trung ương, và đề xuất về các nội dung mới cần nghiên cứu để đưa vào dự thảo Luật Thi đua- Khen thưởng.

Qua tổng kết các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đề nghị Chính phủ xét thưởng bằng khen Thủ tướng Chính phủ, huân chương lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác TĐKT 5 năm qua, và lãnh đạo tổ chức việc tổng kết 5 thực hiện chỉ thị đạt kết quả thiết thực.

(trình danh sách cụ thể có tóm tắt thành tích kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành một số công việc sau:

+ Thường trực Hội đồng TĐKT các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và

thường trực Hội đồng TĐKT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chuẩn bị nội dung các báo cáo ý kiến chỉ đạo cụ thể của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Ban cán sự Đảng Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

+ Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương các Tỉnh, Thành phố lập kế hoạch tổng kết chi tiết, mở hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW Bộ Chính trị. Chủ yếu mở Hội nghị tổng kết ở Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương các Tổng công ty 91. Không mở Hội nghị tổng kết ở tất cả các Tổng Công ty, công ty, cấp quận, huyện, ngành, nghề địa phương và đơn vị cơ sở. Chú trọng việc chỉ đạo điểm đại diện cho các cấp, ngành và các lĩnh vực.

ở những đơn vị không mở hội nghị tổng kết nhất thiết các lãnh đạo chủ chốt phải họp kiểm điểm và phải có báo cáo đánh giá thực hiện những việc làm được, chưa làm được, đề ra phương hướng trong thời gian tới.

+ Tiến hành tổng hợp tình hình, kết hợp với quá trình theo dõi chỉ đạo việc thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong những năm qua để xây dựng báo cáo tổng kết; khảo sát ở một số cơ sở, chú trọng cả cơ sở khá, trung bình, yếu kém để nắm thực chất về nhận thức và phương hướng tổ chức thi đua, có thể tổ chức hội thảo với quy mô nhỏ để lấy thêm ý kiến phục vụ cho yêu cầu tổng kết có chất lượng, hiệu quả.

2. Cấp Trung ương.

+ Hội đồng TĐKT Trung ương có kế hoạch nắm tình hình kiểm tra ở một số địa phương, ngành, cơ sở đại diện ở một số địa bàn, vùng, miền kết hợp với việc tổng hợp báo cáo định kỳ của các Bộ, ngành, địa phương.

+ Các thành viên Hội đồng TĐKT Trung ương có trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát đánh giá công tác TĐKT thuộc lĩnh vực phụ trách và có trách nhiệm tham gia vào chương trình công tác chung của Hội đồng TĐKT Trung ương.

Trên cơ sở đó, Hội đồng TĐKT Trung ương tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị.

Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành tổng kết trong quý II/2003.

Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương các Tỉnh, THành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn này để có kế hoạch cụ thể triển khai, thực hiện và báo cáo kết quả về Hội đồng TĐKT Trung ương.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc già cần báo cáo cho Hội đồng TĐKT Trung ương biết để kịp thời giải quyết.

 

TM. HỘI ĐỒNG TĐKT TRUNG ƯƠNG
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Văn Tư

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 67/TĐKT ngày 12/12/2002 của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn nội dung tổng kết Chỉ thị 35/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua-khen thưởng trong giai đoạn mới

  • Số hiệu: 67/TĐKT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 12/12/2002
  • Nơi ban hành: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
  • Người ký: Nguyễn Văn Tư
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản