Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 428/UBTVQH11 | Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2005 |
Kính gửi: Thủ Tướng Chính phủ
Chính phủ có Tờ trình số: 152/CP-NN ngày 20/10/2005 xin ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người (nếu xảy ra), sau khi xem xét, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có một số ý kiến sau:
1. Nhất trí với những nội dung của kế hoạch hành động khẩn cấp vì đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, độ lây lan nhanh, chưa rõ đường lây truyền và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thực tế ở nước ta những năm gần đây, bệnh cúm gia cầm và cúm A trên người đã xảy ra, năm 2003, 2004 và những tháng đầu năm 2005, chúng ta phải tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm, nhiều ca bệnh bị tử vong, gây thiệt hại lớn về người và của, khả năng xảy ra đại dịch là rất lớn, nếu không có biện pháp phòng chống mạnh mẽ, hữu hiệu.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc đối phó và hạn chế sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, cũng nhận thấy, việc xây dựng kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh nói chung, đặc biệt là dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người (nếu xảy ra), còn chậm và mang tính tình thế. Vì vậy, để chủ động hơn nữa trong việc đề phòng, phát hiện sớm và xử lý dịch (nếu xảy ra) có hiệu quả cũng như hạn chế thấp nhất khả năng bùng phát và tác hại của dịch bệnh này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với báo cáo của Chính phủ về kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người (nếu xảy ra). Đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề dưới đây:
(1)Cần tập trung tuyên truyền mạnh mẽ hơn bằng mọi phưong tiện thông tin đại chúng, để thay đổi nhận thức của người dân về đại dịch nguy hiểm liên quan tới ngành chăn nuôi có truyền thống của người dân.
(2)Sớm tổ chức lại công tác kiểm dịch động vật, thú y, xây dựng và các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
(3)Tăng cường trang bị thuốc cho các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh lây lan.
(4)Kiểm soát chặt chẽ kinh phí chống dịch, tránh sơ hở, lợi dụng để tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
2. Về nhu cầu kinh phí ứng phó khi xảy ra dịch bệnh: Trong Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2006 vừa được Quốc hội thông qua và ghi cụ thể nhiệm vụnày. Theo đó, đề nghị Chính phủ chủ động chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương sử dụng nguồn dự phòng ngân sách và nguồn vượt thu ngân sách ở các cấp, trường hợp đặc biệt thì sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác, huy động các nguồn lực trong xã hội để xử lý kịp thời, có kết quả dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người theo kế hoạch hành động khẩn cấp của Chính phủ.
Trên đây là ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “Kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N10 và đại dịch cúm ở người” do Chính phủ trình.
| T/M UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
Công văn số 428/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người
- Số hiệu: 428/UBTVQH11
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/11/2005
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Trương Quang Được
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra